TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN X

THÀNH PHỐ HCM

 

Bản án số: 10/2012/KDTM-ST Ngày: 28/8/2012

V/v: “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

NHÂN DANH

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN X- TP. HCM

Vi thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:

Thẩm phán- Chủ tọa phiên tòa:         1. Ông Nguyễn Văn T

Các Hội thẩm nhân dân:                    2. Ông Trần Viết D

3. Bà Cao Kim H

Thư ký Toà án ghi biên bản phiên toà: Ông Nguyễn Đức K- Cán bộ Tòa án nhân dân

Quận X

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Quận X không tham gia phiên toà.

Ngày 28 tháng 8 năm 2012 tại trụ sở Tòa án nhân dân Quận X xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 117/2012/TLST-KDTM ngày 01/06/2012 về việc “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 504/2012/QĐST-KDTM ngày 09 tháng 8 năm 2012, giữa các đương sự:

Nguyên đơn:

NĐ_Công ty Cổ phần Salana

Địa chỉ: 44 LTK, Phường T, quận TB, TP.HCM

Ông Phan Văn Kiệt đại diện theo ủy quyền.

Bị đơn:

BĐTổng Công ty Cổ phần VN (nay là BĐ_Tổng Công ty HKT)

Trụ sở chính: 154 NTH, phường KM, quận BĐ, HN.

Địa chỉ chi nhánh: 17 HBT, phường ĐK, Quận X, TP.HCM Ông Trần Thái Hiệp đại diện theo ủy quyền.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn:

Ông Tô Đình V- Luật sư Văn phòng luật sư GP thuộc Đoàn Luật sư Thành phố HCM. Ông Kiệt, ông Hiệp, ông Huy có mặt.

NHẬN THẤY:

Trong đơn khởi kiện và ý kiến của ông Phan Văn Kiệt - Đại diện theo ủy quyền của

Nguyên đơn trình bày:

Ngày 10 tháng 06 năm 2011, NĐ_Công ty Cổ phần Salana (gọi tắt là NĐ_Công ty Salana) và Công ty bảo hiểm dầu khí TP. HCM thuộc BĐ_Tổng Công ty Cổ phần VN (nay là BĐ_Tổng Công ty HKT) có ký hợp đồng bảo hiểm, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản số: C20/TSKT/15/15/11, với nội dung:

Tài sản được bảo hiểm: Nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và hàng hóa lưu kho (bao gồm rủi ro cháy nổ theo Thông tư 220/2010/TT- BTC ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính).

Địa điểm được bảo hiểm:

+ Trụ sở chính NĐ_Công ty Salana: 44 LTK, Phường T, quận TB, TP. HCM.

+ NĐ_Nhà máy Salana BH: Khu công nghiệp BH, thành phố BH, tỉnh ĐN. Giá trị tài sản được bảo hiểm: 11.564.817,00 USD.

Thời hạn bảo hiểm từ ngày 12/06/2011 đến 12/06/2012.

Ngày 06/09/2011, NĐ_Nhà máy Salana BH bị nổ lò nướng bánh Hawsheng số 2 thuộc phân xưởng Bánh trung thu- bánh mì của NĐ_ Nhà máy Salana BH. Toàn bộ thiết bị này nằm trong danh mục tài sản được bảo hiểm theo hợp đồng. Ngay sau đó, NĐ_Công ty Salana đã gửi thông báo đến Công ty bảo hiểm dầu khí TP. HCM (BĐ_Công ty bảo hiểm PVI) biết thông tin sự việc và hai bên tiến hành các thủ tục tiếp theo để hoàn thiện thủ tục giám định tổn thất. BĐ_Công ty bảo hiểm PVI đã mời Tổng Công ty công nghệ năng lượng dầu khí Việt Nam (PV EIC) làm đơn vị giám định.

Sau đó NĐ_Công ty Salana gửi toàn bộ hồ sơ phục vụ công tác giám định tổn thất và hồ sơ làm cơ sở cho việc hỗ trợ chi phí khắc phục, thanh toán tiền bảo hiểm BĐ_Công ty bảo hiểm PVI.

Ngày 09/02/2012 BĐ_Công ty bảo hiểm PVI gửi công văn số 129/HCM-GĐBT thông báo rằng vụ tổn thất lò nướng Hawsheng số 2 không thuộc phạm vi bảo hiểm theo đơn bảo hiểm mọi rủi ro tài sản số C20/TSKT/15/15/11 ngày 10/6/2011. Trên cơ sở BĐ_Công ty bảo hiểm PVI căn cứ khoản 1 mục A quy định các nguyên nhân loại trừ của Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro và chỉ căn cứ vào kết luận giám định của PV EIC tự cho rằng: Vụ tổn thất lò nướng là do quá trình sử dụng xuống cấp dần dần gây ra nứt, hở thân buồng đốt gây ra tổn thất. Công ty đã chưa làm rõ về mối quan hệ giữa kết luận giám định và nguyên nhân loại trừ của Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro: “…quá trình xuống cấp dần dần, biến dạng, hay hao mòn của tài sản đó”.

Trước đó, ngày 15/11/2011 Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Công an tỉnh ĐN có văn bản số 109/PCCC kết luận nguyên nhân nổ lò nướng là: “Lò nướng bánh sử dụng dầu DO lấy nhiệt cung cấp gián tiếp cho buồng sấy bánh, thân buồng đốt bị sự cố nứt nên nhiệt độ sấy được quạt hút lấy trực tiếp từ buồng đốt dầu DO đưa thẳng vào buồng sấy, khi gặp hỗn hợp không khí dễ cháy trong buồng sấy đã gây ra nổ lò nướng”. Kết luận giám định này không xác định nguyên nhân như BĐ_Công ty bảo hiểm PVI đã tự nhận định.

Việc BĐ_Công ty bảo hiểm PVI cho rằng vụ tổn thất lò nướng Hawsheng số 2 không thuộc phạm vi bảo hiểm theo đơn bảo hiểm mọi rủi ro tài sản số C20/TSKT/15/15/11 ngày

10/06/2011 là không có cơ sở, bởi lẽ:

Thời gian xảy ra vụ nổ là ngày 06/09/2010, nằm trong khoản thời gian được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm số: C20/TSKT/15/15/11 (thời gian bảo hiểm theo hợp đồng là từ ngày 12/06/2011 đến 12/06/2012).

Căn cứ Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài chính thì lò nướng Hawsheng số 2 có thời gian khấu hao từ 7 đến 12 năm. Thực tế, thiết bị mới sử dụng 4 năm- thiết bị sử dụng trong thời gian cho phép sử dụng, do vậy, BĐ_Công ty bảo hiểm PVI cho rằng thiết bị đã qua thời gian sử dụng lâu dài để cho rằng xuống cấp dần dần là không chính xác.

Bản thân phần gây ra sự cố là thân buồng, thân buồng không phải là các chi tiết có hao mòn mà phải thay thế định kỳ (không như vòng bi, dây cora...) nên bản thân không thể cho là hao mòn, xuống cấp. Thân buồng của lò nướng là chi tiết được thiết kế để chịu nóng liên tục và ở nhiệt độ cao. Do vậy, việc nứt hở qua quá trình đốt nóng là sự cố chứ không thể do bị hao mòn, xuống cấp.

Việc BĐ_Công ty bảo hiểm PVI căn cứ khoản 1, mục A các nguyên nhân loại trừ của Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro tài sản trong hợp đồng bảo hiểm số: C20/TSKT/15/15/11 để loại trừ sự cố nổ lò nướng nhưng BĐ_Công ty bảo hiểm PVI chưa làm rõ mối quan hệ giữa kết luận giám định của PV EIC và điều khoản mà Công ty áp dụng để cho rằng trường hợp của NĐ_Công ty Salana không thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Từ ngày 09/02/2012, NĐ_Công ty Salana đã gửi các văn bản yêu cầu giải thích điều khoản bảo hiểm, đề nghị chấp nhận việc nổ lò nướng Hawsheng số 2 thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm- bảo hiểm mọi rủi ro tài sản số: C20/TSKT/15/15/11 nhưng phía BĐ_Công ty bảo hiểm PVI trả lời không rõ ràng và không phúc đáp văn bản của chúng tôi.

Vì những lý do nêu trên, NĐ_Công ty Cổ phần Salana yêu cầu Tòa án giải quyết: Buộc

Công ty bảo hiểm dầu khí TP. HCM chấp nhận sự cố nổ lò nướng Hawsheng số 2 thuộc phân

xưởng Bánh trung thu- bánh mì của NĐ_Nhà máy SalanaBH thuộc phạm vi bảo hiểm và tiến hành bồi thường số tiền 386.170.000 đồng cho NĐ_Công ty Cổ phần Salana theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm rủi ro số: C20/TSKT/15/15/11.

Ông Trần Thái Hiệp đại diện theo ủy quyền của Bị đơn trình bày:

Công ty Bảo hiểm dầu khí TP. HCM (gọi tắt là PVI TP. HCM) có ký hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro tài sản với NĐ_Công ty Cổ phần Salana (NĐ_Công ty Salana), địa chỉ 443

LTK, Phường T, quận TB, TP. HCM, số hợp đồng C20/TSKT/15/15/11 ngày 10/06/2011 và

các điều khoản bổ sung đính kèm hợp đồng.

Căn cứ vào báo cáo chuyển tiếp số 2 (số tham chiếu 0015/11 HHTS-322) ngày

31/01/2012 của giám định độc lập PV EIC, nguyên nhân được kết luận “Căn cứ vào biên bản nghiệm thu thiết bị, ngày 21/5/2007, chúng tôi ghi nhận lò nướng Hawsheng số 2 HS-120 tại NĐ_Nhà máy SalanaBH đã được sử dụng từ năm 2007, trong quá trình sử dụng, buồng đốt dầu DO thường xuyên bị đốt nóng. Đến thời điểm xảy ra sự cố (tháng 9/2011), thân buồng đốt đã qua quá trình bị đốt nóng liên tục nên đã bị nứt, hở, hỗn hợp khí đốt bị hút trực tiếp đưa vào buồng sấy. Tại đây, hỗn hợp khí gặp áp suất và nhiệt độ thích hợp, nên đã gây nên cháy/nổ buồng sấy như đã nêu trên.”

Như vậy, nguyên nhân trực tiếp của vụ tổn thất là lò nướng bị nứt, vỡ dần dần trong quá

Căn cứ vào khoản 1, mục A các ngyên nhân loại trừ của Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro tài sản ban hành kèm theo quyết định số 822/QĐ-PVI ngày 14/9/2007 của Tổng Giám đốc BĐ_Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm dầu khí VN- Nay là BĐ_Tổng Công ty bảo hiểm PVI (Áp dụng cho đơn bảo hiểm đã cấp), cụ thể:

“Đơn bảo hiểm này không bảo hiểm cho những tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm gây ra bởi: Thiết kế sai hỏng hoặc khiếm khuyết, nguyên vật liệu có khuyết tật, tay nghề non kém, khuyết tật cố hữu, quá trình xuống cấp dần dần, biến dạng, hay hao mòn của tài sản đó”.

Ngoài ra đơn bảo hiểm cũng đã cấp điều khoản bổ sung: “Điều khoản đổ vỡ máy móc”, Bảo hiểm PVI sẽ không chịu trách nhiệm đối với: Tổn thất hoặc thiệt hại là hậu quả trực tiếp của tác động liên tục trong quá trình vận hành như: hao mòn, tạo ra lỗ hỏng, ăn mòn cơ học, ăn mòn do hóa học, rỉ sét…

Với những căn cứ như trên thì tổn thất nổ lò nướng Hawsheng số 2 HS-120 tại NĐ_Nhà máy SalanaBH vào lúc 09 giờ 30 phút ngày 06/9/2011 không thuộc trách nhiệm đơn bảo hiểm đã cấp.

Do đó, vào ngày 09/02/2012, PVI TP. HCM đã gửi NĐ_Công ty Salana công văn số

129/HCM-GĐBT ngày 09/02/2012 về việc thông báo giải quyết khiếu nại tổn thất nổ lò

nướng Hawsheng số 2 HS-120.

Vào ngày 14/02/2012 NĐ_Công ty Salana gửi công văn không chấp nhận kết luận

trong văn bản số 129/HCM-GĐBT của PVI TP. HCM.

Ngày 15/02/2012 PVI TP. HCM gửi NĐ_Công ty Salana công văn số 143/HCM- GĐBT về việc làm rõ nội dung công văn số 129/HCM-GĐBT ngày 09/02/2012 giải quyết khiếu nại tổn thất lò nướng Hawshang số 2.

Ngày 12/03/2012 Văn phòng luật sư Giải Phóng (được ủy quyền từ NĐ_Công ty Salana) gửi công văn đến PVI TP. HCM yêu cầu chấp thuận sự cố nổ lò nướng thuộc phạm vi bảo hiểm.

Ngày 19/03/2012 PVI TP. HCM gửi công văn đến Văn phòng luật sư Giải Phóng về

việc phúc đáp công văn yêu cầu chấp thuận sự cố nổ lò nướng thuộc phạm vi bảo hiểm.

Ngày 16/5/2012 PVI TP. HCM đã gửi công văn số 384/HCM-GĐBT về việc phối hợp xác định nguyên nhân tổn thất nứt thân buồng đốt lò nướng Hawsheng số 2 HS- 120 tại NĐ_Nhà máy SalanaBH.

Ngày 21/5/2012 NĐ_Công ty Salana gửi công văn số 0505/VB-BBC nội dung không đồng ý với đề nghị của PVI TP. HCM về việc phối hợp xác định nguyên nhân tổn thất mà chỉ đề nghị PVI TP. HCM thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo nội dung hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, NĐ_Công ty Salana đã không có thiện chí chứng minh tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm.

Bị đơn không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của Nguyên đơn.

XÉT THẤY

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn

cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:

1. Về quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết vụ án:

Ngày 10/6/2011 NĐ_Công ty Cổ phần Salana ký hợp đồng bảo hiểm số C20/TSKT/15/15/11 với Công ty bảo hiểm dầu khí TP. HCM về việc bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, đây là hợp đồng kinh doanh thương mại. Do Bị đơn có trụ sở Chi nhánh tại Quận X, TP.

HCM nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Quận X theo quy định tại

Điểm b Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm

2011.

2. Về yêu cầu của đương sự:

Xét yêu cầu của Nguyên đơn: NĐ_Công ty Cổ phần Salana yêu cầu BĐ_Tổng Công ty bảo hiểm PVI có trách nhiệm bồi thường số tiền bảo hiểm là 386.170.000 đồng do sự cố lò nướng Hawsheng số 2 thuộc phân xưởng Bánh trung thu- bánh mì của NĐ_Nhà máy Salana BH xảy ra vào tháng 9/2011.

Hội đồng xét xử nhận thấy:

Ngày 10/6/2011 NĐ_Công ty Cổ phần Salana và Công ty bảo hiểm dầu khí TP. HCM là đơn vị trực thuộc của BĐ_Tổng Công ty bảo hiểm PVI ký hợp đồng bảo hiểm, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản số: C20/TSKT/15/15/11. Theo đó tài sản được bảo hiểm bao gồm: Nhà

xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và hàng hóa lưu kho

(bao gồm rủi ro cháy nổ theo Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính).

HCM.

Địa điểm được bảo hiểm:

+ Trụ sở chính NĐ_Công ty Cổ phần Salana: 44 LTK, Phường T, quận TB, TP.

+ NĐ_Nhà máy Salana BH: Khu công nghiệp BH, thành phố BH, tỉnh ĐN.

Giá trị tài sản được bảo hiểm: 11.564.817 USD, quy ra tiền Việt Nam đồng lúc thanh toán. Thời hạn bảo hiểm từ ngày 12/06/2011 đến 12/06/2012.

NĐ_Công ty Cổ phần Salana đã đóng đầy đủ phí bảo hiểm và được Công ty bảo hiểm dầu khí TP. HCM cấp giấy chứng nhận mọi rủi ro tài sản (có bao gồm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc) số 11/15/15/TSKT/PC00515 ngày 10/6/2011.

Đến ngày 06/09/2011, NĐ_Nhà máy SalanaBH bị nổ lò nướng bánh Hawsheng số 2 thuộc phân xưởng Bánh trung thu- bánh mì của NĐ_Nhà máy Salana BH.

Căn cứ vào kết luận của Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Công an tỉnh ĐN có kết luận số 109/PCCC ngày 15/11/2011: Nguyên nhân nổ lò nướng Hawsheng số 2 của NĐ_Nhà máy Salana BH là: “Lò nướng bánh sử dụng dầu DO lấy nhiệt cung cấp gián tiếp cho buồng sấy bánh, thân buồng đốt bị sự cố nứt nên nhiệt độ sấy được quạt hút lấy trực tiếp từ buồng đốt dầu DO đưa thẳng vào buồng sấy, khi gặp hỗn hợp không khí dễ cháy trong buồng sấy đã gây ra nổ lò nướng”.

Hội đồng xét xử thấy đây là sự cố cháy nổ khách quan, không do lỗi kỹ thuật cũng không do lỗi sơ ý, cố ý của con người gây nên do vậy căn cứ hợp đồng đã ký thì trách nhiệm bồi thường bảo hiểm thuộc về BĐ_Tổng Công ty bảo hiểm PVI, việc phía Nguyên đơn đưa ra mức bồi thường 386.170.000 đồng là có căn cứ vì không vượt quá quy định tại Điều 4 của hợp đồng hai bên đã ký.

Xét lời trình bày của Đại diện theo ủy quyền của BĐ_Tổng Công ty bảo hiểm PVI cho rằng: Căn cứ vào biên bản nghiệm thu thiết bị ngày 21/5/2007, chúng tôi ghi nhận lò nướng Hawsheng số 2 HS-120 tại NĐ_Nhà máy Salana BH đã được sử dụng từ năm 2007, trong quá trình sử dụng, buồng đốt dầu DO thường xuyên bị đốt nóng. Đến thời điểm xảy ra sự cố (tháng 9/2011), thân buồng đốt đã qua quá trình bị đốt nóng liên tục nên đã bị nứt, hở, hỗn hợp khí đốt bị hút trực tiếp đưa vào buồng sấy. Tại đây, hỗn hợp khí gặp áp suất và nhiệt độ thích hợp, nên đã gây nên cháy/nổ…Từ đó BĐ_Tổng Công ty bảo hiểm PVI căn cứ khoản 1, mục A áp dụng các nguyên tắc loại trừ bảo hiểm mọi rủi ro nên đã có quyết định số 822/QĐ-PVI ngày 14/9/2007 của Tổng Giám đốc BĐ_Tổng Công ty Cổ phần VN (nay là BĐ_Tổng Công ty HKT) đã từ chối việc chi trả bảo hiểm cho NĐ_Công ty Salana là chưa có cơ sở để chấp nhận.

Hội đồng xét xử xét thấy việc cháy nổ lò nướng Hawsheng số 2 HS-120 tại NĐ_Nhà máy SalanaBH của NĐ_Công ty Cổ phần Salana là do khách quan không nằm trong điều khoản loại trừ bảo hiểm mà hai bên đã ký kết.

Từ những nhận định nêu trên thấy có căn cứ chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn cần buộc Bị đơn có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho NĐ_Công ty Cổ phần Salana theo yêu cầu. Ghi nhận sự tự nguyện của NĐ_Công ty Cổ phần Salana không yêu cầu lãi suất trên số tiền bảo hiểm chậm trả.

Xét lời bào chữa của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn: Lò nướng bánh Hawsheng 2 là tài sản nằm trong danh mục yêu cầu bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã ký giữa hai bên. Về tính chất của sự cố lò nướng là sự cố mang tính rủi ro và ngẫu nhiên, thiết bị mới sử dụng được 4 năm trong khi thời gian khấu hao là 7 đến 12 năm, không có văn bản nào chỉ rõ rằng thiết bị xuống cấp dần dần nên gây ra việc cháy nổ…lập luận này của Luật sư là có cơ sở để Hội đồng xét xử chấp nhận.

Về thời hạn: Đại diện NĐ_Công ty Cổ phần Salana yêu cầu BĐ_Tổng Công ty bảo hiểm PVI phải trả số tiền 386.170.000 đồng ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật là phù hợp pháp luật nên chấp nhận.

3. Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm: BĐ_Tổng Công ty bảo hiểm PVI phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. NĐ_Công ty Cổ phần Salana được hoàn lại tiền tạm ứng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.

Vì các lẽ trên:

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

Áp dụng:

- Điểm n Khoản 1 Điều 29; Điểm b Khoản 1 Điều 33; Điểm b Khoản 1 Điều 36; Khoản 1 Điều 131; Điều 238, Điều 243, Điều 245 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011;

- Điều 567, Điều 568, Điều 569, Điều 570, Điều 571, Điều 572, Điều 573, Điều 574,

Điều 575, Điều 576 Bộ luật dân sự năm 2005;

- Khoản 1 Khoản 10 Điều 3, Điểm a Khoản 1 Điều 7, Điểm d Khoản 1 Điều 8, Điểm b Khoản 1 Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 21, Điều 28, Điều 29, Điều 46 Luật Kinh doanh bảo hiểm;

- Các Điều 2; Điều 6; Điều 7; Điều 9; Điều 26 và Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008;

- Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 10/2009/PL- UBTVQH12 ngày 27/02/2009;

Xử:

1. Chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn.

Buộc BĐ_Tổng Công ty bảo hiểm PVI có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho lò nướng Hawsheng số 2 thuộc phân xưởng Bánh trung thu- bánh mì của NĐ_Nhà máy SalanaBH số tiền 386.170.000 đồng, trả một lần ngay khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Kể từ ngày NĐ_Công ty Cổ phần Salana có đơn yêu cầu thi hành khoản tiền nói trên, nếu BĐ_Tổng Công ty bảo hiểm PVI chưa thi hành thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

Ghi nhận sự tự nguyện của NĐ_Công ty Cổ phần Salana không yêu cầu lãi suất trên số

tiền phải thi hành.

2. Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:

BĐ_Tổng Công ty bảo hiểm PVI phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là

19.308.500 đồng.

NĐ_Công ty Cổ phần Salana không phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Hoàn lại số tiền tạm ứng án phí đã nộp cho NĐ_Công ty Cổ phần Salana là 10.140.000 đồng, theo biên lai thu tiền số 05236 ngày 01/6/2012 của Chi cục thi hành án dân sự Quận X.

3. Quyền kháng cáo:

Các đương sự có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

 

 

 

 

Tên bản án

Bản án số 10/2012/KDTM-ST Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

Số hiệu 10/2012/KDTM-ST Ngày xét xử 28/8/2012
Bình luận án

Tiếng Việt

English