TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Số: 67/2007/KDTM-ST

Ngày: 04/04/2007

v/v:  Tranh chấp giữa các thành viên công ty

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                         

NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM:  

1. Ông Nguyễn Thế Nhật Quang - Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa

2. Bà Nguyễn Thị Hoa - Hội thẩm nhân dân

3. Bà CaoThiên Thanh - Hội thẩm nhân dân

Bà Vũ Cát Tiên – Cán bộ Tòa án nhân dân Tp. HCM - Thư ký phiên toà

Trong các ngày 28 tháng 3, 03 và 04 tháng 4 năm 2007, tại phòng xử án của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 744/2006/TLST-KDTM ngày 09 tháng 11 năm 2006 về tranh chấp giữa các thành viên theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 452/2007/QĐST-KDTM ngày 05 tháng 02 năm 2007 giữa các đương sự:

NGUYÊN ĐƠN
CÔNG TY UNIVER CONCERT INTERNATIONAL LTD

(gọi tắt là UCI)

Địa chỉ: 3905 Two Exchange Square, 8 Connaught Place, Central, Hong Kong

ĐCLL: Phòng 2003 Sun Wah Tower, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TPHCM

Đại diện : Ông Trương Công Định, Giám đốc điều hành

(Đại diện theo pháp luật)

BỊ ĐƠN : 
CÔNG TY CONCERT INVESTMENTS LIMITED

(gọi tắt là CIL)

Địa chỉ: Suite B-12-01, Plaza Mont’ Kiara, No. 2 Jalan Kiara, Mont’ Kiara, 50480 Kuala Lumpur, Malaysia

Đại diện : Ông Nguyễn Hoài Phong, GUQ ngày 22/12/2006

NGỪỜI CÓ QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ LIÊN QUAN: 

TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÀI GÒN

(gọi tắt là SGC)

Địa chỉ : 18A Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TPHCM

Đại diện : Bà Bùi Thị Xuân, GUQ số 286/GUQ-TCT ngày 01/12/2006

+ Ông TẠ CÔNG HẢO

Tạm trú: 57 Phùng Khắc Khoan, Quận 1, TPHCM

Đại diện : Ông Đặng Chính, HĐUQ ngày 09/02/2007

+ Ông SEYMOUR(hoặc DATO’ SEYMOUR)

ĐCLL: Suite B-12-01, Plaza Mont’ Kiara, No. 2 Jalan Kiara, Mont’ Kiara, 50480 Kuala Lumpur, Malaysia

Đại diện : Ông Nguyễn Hoài Phong, GUQ ngày 09/3/2007

+ Ông PAEU WOOK

ĐCLL: Suite B-12-01, Plaza Mont’ Kiara, No. 2 Jalan Kiara, Mont’ Kiara, 50480 Kuala Lumpur, Malaysia

Đại diện : Ông Nguyễn Hoài Phong, GUQ ngày 09/3/2007

Bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn: Luật sư Nguyễn Văn Nghiêm, Đoàn luật sư TPHCM
Luật sư Đặng Văn Hoài, Đoàn luật sư TPHCM

Bảo vệ quyền lợi cho bị đơn: Luật sư Thái Lý Thuận, Đoàn luật sư TPHCM
Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Đoàn luật sư TPHCM

NHẬN THẤY

Nguyên đơn trình bày :

Công ty Khách sạn Grand Imperial Saigon TNHH (gọi tắt là GISH) có trụ sở tại 101 Hai Bà Trưng, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh là một công ty liên doanh được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam theo Giấy phép đầu tư số 908/GP do Uûy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp ngày 06/7/1994 và các giấy phép điều chỉnh vào các năm 1995, 1997, 2002 và 2005.

Theo Giấy phép đầu tư và các giấy phép điều chỉnh, các bên liên doanh của GISH gồm có:

Bên Việt Nam, bao gồm: Tổng Công ty Xây dựng Sài gòn (gọi tắt là SGC).

Bên nước ngoài, bao gồm:

Công ty Univer Concert International Ltd (gọi tắt là UCI) do ông TẠ CÔNG HẢO làm Chủ tịch, đại diện.

Công ty Concert Investments Limited (gọi tắt là CIL) do ông SEYMOUR làm Chủ tịch, đại diện.

Theo Giấy xác nhận số 1692/KHĐT-DN ngày 04/4/2006 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, các chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc của GISH do ông TẠ CÔNG HẢO đảm nhiệm.

Tuy nhiên, CIL và cá nhân ông SEYMOUR tìm cách thay đổi bất hợp pháp các chức vụ nói trên của ông TẠ CÔNG HẢO trong liên doanh GISH bằng việc đưa ra đề nghị Bên nước ngoài còn lại là UCI và Bên VN là SGC ký các “Nghị quyết HĐQT” với nội dung như sau:

- Nghị quyết bằng văn bản thay cho phiên họp của HĐQT về việc cập nhật Điều lệ.

- Nghị quyết bằng văn bản thay cho phiên họp của HĐQT về việc thay thế Chủ tịch HĐQT.

- Nghị quyết bằng văn bản thay cho phiên họp của HĐQT về việc thay thế Tổng giám đốc.

Các nghị quyết nói trên đều do các thành viên HĐQT đại diện CIL ký vào ngày 10/8/2006 và các thành viên HĐQT đại diện SGC ký vào ngày 22/8/2006.

Ngày 30/9/2006, các thành viên HĐQT đại diện UCI đã tuyên bố bác bỏ và không chấp nhận cả ba nghị quyết vừa nêu.

Ngày 04/10/2006, ông SEYMOURđã mạo danh “Chủ tịch HĐQT” gửi thư thông báo cho các bên liên doanh và các thành viên HĐQT để thông báo việc thay đổi nhân sự và triệu tập một cuộc họp HĐQT vào ngày 17/10/2006 nhằm yêu cầu ông TẠ CÔNG HẢO bàn giao văn phòng, con dấu công ty và các tài liệu có liên quan đến GISH cho các ông SEYMOUR và PAEU WOOK, đồng thời chuẩn bị công việc đăng ký lại công ty theo các nghị quyết nói trên.

Các nghị quyết nói trên không được các thành viên HĐQT đại diện UCI chấp thuận theo nguyên tắc nhất trí quy định tại Điều 8.3.1 của Điều lệ GISH nên không hợp lệ. Do đó, UCI đã làm đơn khởi kiện CIL, yêu cầu Tòa án:

- Hủy bỏ hoặc không công nhận giá trị pháp lý của ba nghị quyết mà các thành viên HĐQT đại diện CIL và SGC đã ký vào ngày 10/8/2006 và 22/8/2006, bao gồm: Nghị quyết về Điều lệ; Nghị quyết về Chủ tịch HĐQT và Nghị quyết về Tổng giám đốc.

- Hủy bỏ hoặc không công nhận giá trị pháp lý của Văn thư do ông SEYMOUR ký ngày 04/10/2006 về việc thông báo thay đổi Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc và triệu tập cuộc họp HĐQT ngày 17/10/2006.

Bị đơn trình bày :

- Không chấp nhận toàn bộ các yêu cầu của nguyên đơn.

- Yêu cầu Tòa án công nhận giá trị pháp lý của các nghị quyết nói trên.

- Yêu cầu Tòa án buộc ông TẠ CÔNG HẢO bàn giao công việc liên quan cho Chủ tịch HĐQT mới của GISH là ông SEYMOURvà cho Tổng giám đốc mới của GISH là ông PAEU WOOK.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày :

- Ông TẠ CÔNG HẢO: Không có yêu cầu độc lập nhưng cũng thống nhất với ý kiến và yêu cầu của nguyên đơn. Không chấp nhận yêu cầu của bị đơn về việc bàn giao công việc cho ông SEYMOURvà ông PAEU WOOK.

TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÀI GÒN: Không có yêu cầu độc lập nhưng cũng cho rằng các nghị quyết nói trên là hoàn toàn hợp pháp như quan điểm của phía bị đơn.

- Ông SEYMOURvà ông PAEU WOOK: Không có yêu cầu độc lập nhưng cũng thống nhất với ý kiến và yêu cầu của phía bị đơn.

Tòa án đã tiến hành hòa giải nhưng không thành, các bên đương sự vẫn giữ nguyên ý kiến.

Tại phiên tòa hôm nay :

- Nguyên đơn :

Yêu cầu Tòa án:

- Hủy bỏ hoặc không công nhận giá trị pháp lý của ba nghị quyết mà các thành viên HĐQT đại diện CIL và SGC đã ký vào ngày 10/8/2006 và 22/8/2006, bao gồm: Nghị quyết về Điều lệ; Nghị quyết về Chủ tịch HĐQT và Nghị quyết về Tổng giám đốc.

- Hủy bỏ hoặc không công nhận giá trị pháp lý của Văn thư do ông SEYMOUR ký ngày 04/10/2006 về việc thông báo thay đổi Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc và triệu tập cuộc họp HĐQT ngày 17/10/2006.

Bị đơn :

- Không chấp nhận toàn bộ các yêu cầu của nguyên đơn.

- Yêu cầu Tòa án công nhận giá trị pháp lý của các nghị quyết nói trên đồng thời buộc ông TẠ CÔNG HẢO phải bàn giao công việc liên quan cho Chủ tịch HĐQT mới của GISH là ông SEYMOUR và cho Tổng giám đốc mới của GISH là ông PAEU WOOK.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan :

- Ông TẠ CÔNG HẢO: Không có yêu cầu độc lập nhưng cũng thống nhất với ý kiến và yêu cầu của nguyên đơn. Không chấp nhận yêu cầu của bị đơn về việc bàn giao công việc cho ông SEYMOURvaØ ông PAEU WOOK.

TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÀI GÒN: Không có yêu cầu độc lập nhưng cũng cho rằng các nghị quyết nói trên là hoàn toàn hợp pháp như quan điểm của phía bị đơn.

- Ông SEYMOUR và ông PAEU WOOK: Không có yêu cầu độc lập nhưng cũng thống nhất với ý kiến và yêu cầu của phía bị đơn.

Ý kiến của Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn :

+ Các bên bảo vệ quyền lợi của mình phải trên cơ sở đạo lý, nếu luật pháp có mâu thuẫn với đạo lý thì cần phải thay đổi luật pháp.

+ Các nghị quyết do các thành viên HĐQT đại diện cho CIL và SGC thông qua là bất hợp pháp.

+ Ông TẠ CÔNG HẢO không có lỗi trong việc điều hành liên doanh để cho rằng cần phải thay đổi Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc. Tình hình tài chính của liên doanh là minh bạch, ông Hảo không có lem nhem về tài chính.

+ Có căn cứ cho thấy ông Ngô Thanh Tùng (thành viên đại diện CIL) không có ký các nghị quyết vào ngày 22/8/2006 như văn bản do bị đơn cung cấp.

+ Vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc dứt khoát phải theo nguyên tắc nhất trí quy định tại Điều 8.3.1 của Điều lệ liên doanh. Còn quy định tại Điều 8.3.2 chỉ áp dụng cho việc quyết định các vấn đề khác.

+ Mặt khác, nếu biểu quyết bằng văn bản thì cũng phải tuân thủ quy định tại Điều 54 Luật doanh nghiệp năm 2005. Ngoài ra, nếu áp dụng luật này thì cũng phải theo lộ trình quy định.

+ Bên bị đơn viện dẫn Điều lệ bản tiếng Anh để cho rằng bên nước ngoài là Pengkalen có quyền đề cử chức Chủ tịch HĐQT nên cũng có quyền rút lại đề cử này, nhưng theo quy định của pháp luật về đầu tư, trường hợp có sự mâu thuẫn giữa bản tiếng Việt và bản tiếng Anh thì bản tiếng Việt có giá trị pháp lý.

+ Chưa kể cam kết của GISH với các ngân hàng tài trợ là sẽ không thay đổi Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc của liên doanh.

Từ các lý lẽ trên, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận các yêu cầu của nguyên đơn, hủy bỏ các nghị quyết do các thành viên HĐQT đại diện cho CIL và SGC thông qua.

Ý kiến của Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn:

+ Quy định thay thế nguyên tắc biểu quyết theo sự thay đổi của luật tại Điều 8.3.2 được áp dụng chung cho toàn bộ các quyết định của HĐQT nêu tại Điều 8.3 (Quyền hạn của HĐQT), chứ không phải chỉ áp dụng riêng cho các quyết định nêu tại Điều 8.3.2.

+ Điều 8.2.f của Điều lệ” đã có quy định về thủ tục thông qua nghị quyết bằng văn bản của HĐQT nên không áp dụng Điều 54 của Luật doanh nghiệp năm 2005.

+ Bị đơn thấy không có vấn đề gì lớn đối với các ngân hàng tài trợ như phía nguyên đơn trình bày.

+ Nguyên đơn viện dẫn Điều 54 của Luật doanh nghiệp năm 2005 tức là nguyên đơn đã thừa nhận luật mới, do đó phải áp dụng Điều 52 của Luật doanh nghiệp năm 2005.

Từ các lý lẽ trên, đề nghị Hội đồng xét xử bác bỏ các yêu cầu của nguyên đơn, công nhận giá trị pháp lý của các nghị quyết do các thành viên HĐQT đại diện cho CIL và SGC thông qua, buộc ông TẠ CÔNG HẢO phải bàn giao chức vụ Chủ tịch HĐQT cho ông SEYMOUR và chức vụ Tổng giám đốc cho ông PAEU WOOK.

XÉT THẤY

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định :

1. Về thẩm quyền giải quyết vụ án :

Đây là tranh chấp về kinh doanh, thương mại (tranh chấp giữa các thành viên công ty đồng thời cũng là tranh chấp hợp đồng liên doanh), nơi thực hiện hợp đồng (cũng là nơi đặt trụ sở của công ty liên doanh mà các bên tranh chấp là thành viên) là tại TPHCM. Nguyên đơn và tất cả các bên đương sự khác trong vụ án đã xác nhận tại phiên tòa không thỏa thuận chọn trọng tài mà chọn Tòa án nhân dân TPHCM là cơ quan giải quyết tranh chấp. Vì vậy, căn cứ vào điểm m khoản 1, khoản 3, Điều 29, Điều 33, khoản 1 Điều 34, điểm g khoản 1 Điều 36 và điểm e khoản 2 Điều 410 của Bộ luật tố tụng dân sự, vụ tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân TPHCM theo thủ tục tố tụng dân sự.

2. Về thời hiệu khởi kiện :

Ngày 10, ngày 20 và ngày 22 tháng 8 năm 2006, các thành viên đại diện cho CIL và SGC trong Hội đồng quản trị của Công ty liên doanh GISH đã ký thông qua các nghị quyết bằng văn bản thay cho phiên họp của HĐQT về việc đăng ký lại để hoạt động theo Luật doanh nghiệp mới; chỉ định Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới của công ty. Ngày 16/10/2006, Công ty UCI đã nộp đơn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu hủy bỏ các nghị quyết nói trên và văn thư thông báo của đại diện UCI (ký ngày 04/10/2006) liên quan đến các nghị quyết này.

Căn cứ vào điểm a, khoản 3, Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự, nguyên đơn đã làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án trong thời hạn quy định (2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm), do đó, cần được chấp nhận thụ lý để giải quyết.

3. Về nội dung tranh chấp :

a) Xét yêu cầu của nguyên đơn đòi hủy bỏ hoặc không công nhận giá trị pháp lý của các nghị quyết về việc đăng ký lại để hoạt động theo Luật doanh nghiệp mới, chỉ định Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới của công ty và văn thư thông báo của đại diện UCI ký ngày 04/10/2006 liên quan đến các nghị quyết này:

Cơ sở khởi kiện của nguyên đơn là nguyên tắc nhất trí khi HĐQT quyết định việc bổ nhiệm, thay thế và miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty liên doanh được quy định tại điểm 1, khoản 8.3, Điều 8 (gọi tắt là Điều 8.3.1) của Điều lệ công ty. Nguyên đơn cho rằng nguyên tắc nhất trí đã bị vi phạm (vì có 2 thành viên HĐQT đại diện UCI không đồng ý) khi các thành viên HĐQT đại diện cho CIL và SGC thông qua các nghị quyết của HĐQT nói trên. Nguyên đơn cũng cho rằng CIL không thể đại diện cho “Bên nước ngoài” để rút lại đề cử ông TẠ CÔNG HẢO trong chức vụ Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc theo quy định tại các điều 8.1(c) và 9.1(d) của Điều lệ. Từ đó, nguyên đơn cho rằng các nghị quyết đã được các thành viên HĐQT đại diện cho CIL và SGC thông qua về việc đăng ký lại để hoạt động theo Luật doanh nghiệp mới, chỉ định Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới của công ty và văn thư thông báo của đại diện UCI ký ngày 04/10/2006 liên quan đến các nghị quyết này là không hợp lệ và không có hiệu lực thi hành.

Trong khi đó, phía bị đơn viện dẫn quy định tại điểm 2, khoản 8.3, Điều 8 (gọi tắt là Điều 8.3.2) của Điều lệ liên doanh để cho rằng theo quy định của điều này, nguyên tắc nhất trí khi biểu quyết của HĐQT đã tự động được thay thế bằng nguyên tắc đa số theo tỷ lệ vốn góp quy định tại Điều 52 của Luật doanh nghiệp năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006).

Sau khi nghe lời trình bày của các bên đương sư, ý kiến tranh luận của các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên, đồng thời xem xét các chứng cứ mà các bên cung cấp và viện dẫn, đã được thẩm tra tại phiên tòa (bao gồm các nghị quyết bằng văn bản đang có tranh chấp; các điều khoản trong Điều lệ của GISH và hợp đồng liên doanh giữa các bên; Giấy phép đầu tư; các công văn và tài liệu khác có liên quan), Hội đồng xét xử nhận thấy:

Về hình thức của các quyết định của HĐQT Công ty liên doanh GISH:

Theo quy định tại khoản 8.2 Điều 8 của Điều lệ GISH (trong đó có đoạn 8.2(f)) và Tờ giải trình Dự án Khách sạn Grand Imperial Saigon của các bên liên doanh ký ngày 09/6/1994 (trong đó có đoạn sửa đổi đoạn 8.2(f) của Điều lệ), HĐQT của GISH có thể thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Quy định này cũng như toàn bộ Điều lệ của liên doanh đã được Uûy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chấp thuận bằng việc cấp Giấy phép đầu tư cho liên doanh vào ngày 06/7/1994 (sau khi đã được sửa đổi và đăng ký lại bằng Tờ giải trình ngày 09/6/1994 của các bên nêu trên theo yêu cầu của Uûy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư tại Công văn số 983/UB-TĐ ngày 30/5/1994). Quy định hình thức biểu quyết bằng văn bản của HĐQT trong Điều lệ liên doanh cũng không trái với quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm ban hành Điều lệ cũng như trong suốt thời gian hoạt động của GISH cho đến nay, vì Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, kể cả các luật sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992 và 2000 đều không có quy định hạn chế về hình thức thông qua các quyết định của HĐQT công ty liên doanh trong khi quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Điều 52 Luật doanh nghiệp năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006) đã cho phép HĐQT thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền theo hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Do đó, về hình thức, các nghị quyết bằng văn bản mà các bên đang tranh chấp đã được ban hành hợp lệ.

Về nội dung của các quyết định của HĐQT Công ty liên doanh GISH:

Căn cứ vào quy định tại điểm a, khoản 14.1, khoản 14.2 Điều 14 (gọi tắt là Điều 14.1.a, Điều 14.2) của hợp đồng liên doanh đã ký giữa các bên, điểm a, khoản 8.1, khoản 8.3, Điều 8 của Điều lệ liên doanh cũng như quy định của pháp luật có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng và Điều lệ liên doanh được ký kết (04/4/1994) cho đến nay, cụ thể là quy định tại Điều 12, Điều 13 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, Điều 11, Điều 14 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2000, Điều 31, Điều 33 Nghị định số 18-CP ngày 16/4/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã được sửa đổi, bổ sung năm 1990 và 1992, khoản 1 Điều 17 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và quy định tại Điều 52 Luật doanh nghiệp năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006), các vấn đề được đề cập trong các nghị quyết bằng văn bản mà các bên đang tranh chấp đều thuộc thẩm quyền quyết định của HĐQT của liên doanh. Do đó, về nội dung, các nghị quyết nói trên là hợp lệ.

Về điều kiện (nguyên tắc) thông qua các quyết định của HĐQT Công ty liên doanh GISH:

Theo quy định tại Điều 14.2.1 của hợp đồng liên doanh đã ký giữa các bên cũng như Điều 8.3.1 của Điều lệ liên doanh, các vấn đề được đề cập trong các nghị quyết bằng văn bản mà các bên đang tranh chấp (về việc thay đổi hoạt động đã đăng ký; sửa đổi, bổ sung Điều lệ liên doanh; chỉ định Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới của công ty) phải được HĐQT quyết định theo nguyên tắc nhất trí. Tại thời điểm Điều lệ được ký kết (04/4/1994), pháp luật về đầu tư nước ngoài tại VN (cụ thể là Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 và Điều 33 Nghị định số 18-CP ngày 16/4/1993 của Chính phủ) cũng quy định như trên.

Tuy nhiên, tại Điều 14.2.2 của hợp đồng liên doanh cũng như Điều 8.3.2 của Điều lệ liên doanh, các bên liên doanh đã dự liệu trước trường hợp pháp luật có thay đổi về nguyên tắc thông qua quyết định của HĐQT trong tương lai và thỏa thuận : “Mọi sự thay đổi nào về luật có liên quan đến quyền hạn của Hội đồng quản trị theo đó cho phép lấy quyết định đa số trong tương lai sẽ thay thế các điều khoản nói trên”.

Điều đó có nghĩa là: Trường hợp sau khi Điều lệ được ký kết mà pháp luật cho phép HĐQT quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền (quyền hạn của HĐQT) theo nguyên tắc đa số (thay vì phải theo nguyên tắc nhất trí hoặc nguyên tắc đa số 2/3 thành viên có mặt như quy định của pháp luật tại thời điểm ký Điều lệ) thì đương nhiên nguyên tắc đa số sẽ thay thế nguyên tắc nhất trí (và cả nguyên tắc đa số 2/3) mà các bên đã thỏa thuận tại các điều khoản nói trên của hợp đồng và Điều lệ liên doanh.

Ngày 12/11/1996, Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (mới) thay thế cho Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 và các luật sửa đổi, bổ sung năm 1990 và 1992, trong đó không còn quy định vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT phải do HĐQT quyết định theo nguyên tắc nhất trí như quy định trước đó nữa, tức là luật đã thay đổi theo hướng cho phép HĐQT quyết định vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT theo nguyên tắc biểu quyết quá bán (đa số) số thành viên HĐQT có mặt tại cuộc họp (Điều 14). Như vậy, theo thỏa thuận tại Điều 14.2.2 của hợp đồng liên doanh cũng như Điều 8.3.2 của Điều lệ liên doanh đã dẫn ở trên, kể từ ngày Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 có hiệu lực (là ngày công bố theo quy định tại Điều 67 của luật này), nguyên tắc nhất trí đã được thay thế bởi nguyên tắc quá bán khi HĐQT quyết định vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT.

Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp (mới) thay thế cho các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và luật sửa đổi, bổ sung năm 2000, trong đó cho phép HĐQT quyết định theo nguyên tắc đa số tính trên vốn góp và vốn điều lệ (65% hoặc 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp đối với quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp và 75% vốn điều lệ đối với quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản). Như vậy, theo thỏa thuận tại Điều 14.2.2 của hợp đồng liên doanh cũng như Điều 8.3.2 của Điều lệ liên doanh đã dẫn ở trên, kể từ ngày Luật doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực (01/7/2006), nguyên tắc nhất trí đã được thay thế bởi nguyên tắc đa số (tính theo vốn góp) khi HĐQT quyết định vấn đề đăng ký lại (sửa đổi, bổ sung Điều lệ) và bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc.

Căn cứ vào các văn bản nghị quyết đang có tranh chấp mà các bên cung cấp cho Tòa án cũng như sự xác nhận của đại diện các đương sự tại phiên tòa hôm nay thì các nghị quyết nói trên đã được 5 thành viên HĐQT đại diện cho CIL (chiếm 51% vốn pháp định của liên doanh theo Giấy phép đầu tư) và 3 thành viên HĐQT đại diện cho SGC (chiếm 30% vốn pháp định) chấp thuận trong tổng số 10 thành viên HĐQT của GISH.

Mặc dù tại phiên tòa hôm nay, đại diện nguyên đơn chỉ thừa nhận các nghị quyết nói trên đã được 4 thành viên HĐQT đại diện CIL và 3 thành viên HĐQT đại diện SGC ký chấp thuận, không thừa nhận việc ông Ngô Thanh Tùng, thành viên HĐQT đại diện cho CIL đã ký chấp thuận nghị quyết vào ngày 20/8/2006, nhưng căn cứ vào chứng cứ là bản chính văn bản nghị quyết có chữ ký của ông Ngô Thanh Tùng (phía dưới ghi ngày 20/8/2006) do bị đơn xuất trình cùng với xác nhận của đại diện bị đơn tại phiên tòa và chứng cứ do chính nguyên đơn cung cấp là Văn thư số 364/GISH-DH ngày 13/11/2006 do ông TẠ CÔNG HẢO, với tư cách là Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc liên doanh GISH, ký gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch UBND/TPHCM, trong đó (ở trang 3, dòng 5-8 từ dưới lên) có xác nhận việc bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới của GISH có 8 thành viên chấp thuận và 2 thành viên không chấp thuận, có đủ cơ sở để xác định các nghị quyết nói trên đã được 5 thành viên HĐQT đại diện cho CIL (chiếm 51% vốn pháp định) và 3 thành viên HĐQT đại diện cho SGC (chiếm 30% vốn pháp định) chấp thuận Như vậy, dù xét trên số lượng thành viên HĐQT theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hay trên vốn góp của các thành viên trong vốn điều lệ của công ty liên doanh (công ty TNHH) theo Luật doanh nghiệp năm 2005 thì các nghị quyết nói trên đã được HĐQT của GISH thông qua hợp lệ theo nguyên tắc đa số (8/10 thành viên và 81% vốn điều lệ).

Về ý kiến của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn cho rằng các nghị quyết đã được các thành viên HĐQT đại diện cho CIL và SGC thông qua là bất hợp pháp vì các lý do: căn cứ bố cục của Điều 8.3, thỏa thuận thay đổi nguyên tắc biểu quyết theo luật ghi tại Điều 8.3.2 chỉ áp dụng cho các quyết định nêu tại điều này mà không áp dụng cho các quyết định nêu tại Điều 8.3.1; thủ tục thông qua nghị quyết bằng văn bản nói trên vi phạm Điều 54 Luật doanh nghiệp năm 2005, và theo quy định tại Điều 52 của luật này, tỷ lệ biểu quyết cụ thể của HĐQT vẫn do Điều lệ công ty quy định (là 100%), Hội đồng xét xử nhận định như sau:

Về việc thay thế nguyên tắc biểu quyết nhất trí (100%) bởi nguyên tắc quyết định theo đa số theo thỏa thuận tại Điều 8.3.2 của Điều lệ và Điều 14.2.2 của Hợp đồng liên doanh:

+ Trước hết, nếu căn cứ vào bố cục của Điều 8.3 của Điều lệ (tương tự là Điều 14.2 của hợp đồng), thỏa thuận thay thế nguyên tắc biểu quyết đề cập đến mọi sự thay đổi về luật có liên quan đến quyền hạn của HĐQT tức là có liên quan đến tất cả các quyết định của HĐQT có nêu trong Điều 8.3 (bao gồm cả 8.3.1 và 8.3.2) vì tiêu đề của Điều 8.3 này là “Quyền hạn của Hội đồng”.

+ Mặt khác, nếu căn cứ vào nội dung thì thỏa thuận của các bên cũng đã nói rõ “mọi sự thay đổi nào về luật” có liên quan đến “quyền hạn của HĐQT” nói chung (không giới hạn ở những vấn đề nào) sẽ thay thế cho “các điều khoản nói trên”, tức là thay thế cho các quy định về nguyên tắc biểu quyết được đề cập từ đoạn 2, khoản 8.3 của Điều 8 trở lên (trong đó có đoạn 1, khoản 8.3 Điều 8), không giới hạn ở một điều, một khoản hay một điểm nào của Điều lệ.

Do đó, ý kiến của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn cho rằng thỏa thuận thay đổi nguyên tắc biểu quyết theo quy định mới của luật ghi tại Điều 8.3.2 chỉ áp dụng riêng cho các quyết định nêu tại Điều 8.3.2 nàylà không có căn cứ.

Về thủ tục thông qua các nghị quyết đang tranh chấp:

Theo quy định tại Điều 54 của Luật doanh nghiệp năm 2005 thì chỉ áp dụng điều này trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định về thủ tục (trong đó có thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến của thành viên bằng văn bản) để thông qua quyết định. Trong khi đó, tại đoạn f và đoạn i, khoản 8.2 Điều 8 của Điều lệ đã có quy định về các vấn đề này (không bắt buộc quyết định bằng văn bản của HĐQT phải do Chủ tịch HĐQT dự thảo và tổ chức lấy ý kiến của các thành viên mà chỉ cần số thành viên tối thiểu ký trực tiếp vào văn bản nghị quyết, bao gồm bản tiếng Anh và bản tiếng Việt, trong đó có chữ ký của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch HĐQT) và các nghị quyết nói trên đã được thông qua đúng theo quy định của Điều lệ (về thủ tục theo Điều 8.2 (f) của Điều lệ, riêng nguyên tắc biểu quyết theo Điều 8.3 của Điều lệ và Điều 14.2 của hợp đồng liên doanh vì nguyên tắc biểu quyết theo Điều 8.2 (f) của Điều lệ không phù hợp với Luật đầu tư nước ngoài và quy định của hợp đồng liên doanh). Do đó, không thể áp dụng Điều 54 của Luật doanh nghiệp năm 2005 để cho rằng thủ tục thông qua nghị quyết bằng văn bản nói trên vi phạm Điều 54 của Luật doanh nghiệp năm 2005.

Về tỷ lệ biểu quyết của HĐQT là tối thiểu 75% theo Điều 52 của Luật doanh nghiệp năm 2005 hay là 100% theo quy định tại Điều 8.3.1 của Điều lệ:

+ Trước hết, cần phải hiểu “tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định” ở đây là tỷ lệ đã được thay thế theo quy định tại Điều 8.3.2 của Điều lệ và khoản 3 Điều 52 của Luật doanh nghiệp năm 2005, tức là chỉ cần số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận, không phải là tỷ lệ 100% như trước khi có Luật doanh nghiệp năm 2005.

+ Mặt khác, nếu cho rằng nguyên tắc nhất trí (tỷ lệ cụ thể 100%) theo Điều lệ vẫn được duy trì vì Luật doanh nghiệp năm 2005 cho phép, chiû khi nào luật không cho phép Điều lệ công ty quy định tỷ lệ cụ thể, nguyên tắc biểu quyết nhất trí mới bị thay thế, thì sẽ không giải thích được mục đích của các bên khi đưa thỏa thuận thay thế tỷ lệ biểu quyết (từ 100% thành đa số) vào Điều 8.3.2 của Điều lệ vì khi luật không cho phép Điều lệ công ty quy định tỷ lệ cụ thể (ở đây là 100%) thì đương nhiên Điều lệ phải được sửa đổi cho phù hợp với luật (quyết định theo đa số”), nếâu không sửa đổi thì nguyên tắc nhất trí cũng không còn hiệu lực và HĐQT vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật, không cần thiết phải thỏa thuận trước trong Điều lệ như trêô!

Do các lẽ trên, các nghị quyết bằng văn bản về việc đăng ký lại để hoạt động theo Luật doanh nghiệp mới, chỉ định Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới của Công ty liên doanh GISH mà các thành viên HĐQT đại diện cho CIL và SGC đã ký vào các ngày 10, 20 và 22 tháng 8 năm 2006 là các quyết định có giá trị pháp lý của HĐQT Công ty liên doanh GISH mà các bên liên doanh cũng như các thành viên HĐQT của liên doanh phải tôn trọng và có nghĩa vụ chấp hành theo quy định tại Điều 3, Điều 14 của hợp đồng liên doanh, Điều 5, Điều 8 của Điều lệ liên doanh, khoản 2, khoản 3 Điều 42, Điều 47 Luật doanh nghiệp năm 2005 và Điều 20 Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư.

Do các nghị quyết nói trên được coi là có giá trị pháp lý nên yêu cầu của nguyên đơn đòi hủy bỏ hoặc không công nhận giá trị pháp lý của các nghị quyết và đòi hủy bỏ hoặc không công nhận giá trị pháp lý của Văn thư do ông SEYMOURký ngày 04/10/2006 (về việc thông báo thay đổi Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc và triệu tập cuộc họp HĐQT ngày 17/10/2006) là không có căn cứ để được chấp nhận.

b) Xét yêu cầu phản tố của bị đơn đòi công nhận giá trị pháp lý của các nghị quyết của HĐQT Công ty liên doanh GISH về việc đăng ký lại để hoạt động theo Luật doanh nghiệp mới, chỉ định Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới của công ty và buộc ông TẠ CÔNG HẢO bàn giao công việc liên quan cho Chủ tịch HĐQT mới của GISH là ông SEYMOURvà cho Tổng giám đốc mới của GISH là ông PAEU WOOK:

Như trên đã phân tích, do các nghị quyết bằng văn bản về việc đăng ký lại để hoạt động theo Luật doanh nghiệp mới, chỉ định Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới của Công ty liên doanh GISH mà các thành viên HĐQT đại diện cho CIL và SGC đã ký vào các ngày 10, 20 và 22 tháng 8 năm 2006 là các quyết định có giá trị pháp lý của HĐQT Công ty liên doanh GISH mà các bên liên doanh cũng như các thành viên HĐQT của liên doanh phải tôn trọng và có nghĩa vụ chấp hành nên yêu cầu phản tố của bị đơn có căn cứ để được chấp nhận.

4. Về án phí:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự và các điều 15, 18 và 19 Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí Tòa án :

Nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm đối với yêu cầu khởi kiện (không có giá ngạch) của mình không được Tòa án chấp nhận.

Bị đơn không phải chịu án phí nên được nhận lại toàn bộ số tiền tạm ứng án phí phản tố đã nộp.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Aùp dụng khoản 2, khoản 3 Điều 42, Điều 47, khoản 1, khoản 3 Điều 52 Luật doanh nghiệp năm 2005 và Điều 20 Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư;

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đòi hủy bỏ hoặc không công nhận giá trị pháp lý của các nghị quyết về việc đăng ký lại để hoạt động theo Luật doanh nghiệp mới, chỉ định Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc mới của Công ty Khách sạn Grand Imperial Saigon TNHH và văn thư thông báo của đại diệnCông ty Concert Investments Limited ký ngày 04/10/2006 liên quan đến các nghị quyết này.

2. Chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn, công nhận giá trị pháp lý của ba Nghị quyết mà các thành viên Hội đồng quản trị đại diện Công ty Concert Investments Limited và Tổng Công ty Xây dựng Sài gòn đã ký vào các ngày 10, 20 và 22 tháng 8 năm 2006 như là các Nghị quyết hợp pháp của Hội đồng quản trị Công ty Khách sạn Grand Imperial Saigon TNHH (bao gồm: Nghị quyết về việc đăng ký lại; Nghị quyết về Chủ tịch Hội đồng quản trị và Nghị quyết về Tổng giám đốc); buộc ông TẠ CÔNG HẢO phải bàn giao công việc có liên quan cho Chủ tịch Hội đồng quản trị mới của Công ty Khách sạn Grand Imperial Saigon TNHH là ông SEYMOUR và cho Tổng giám đốc mới của Công ty Khách sạn Grand Imperial Saigon TNHH là ông PAEU WOOK.

3. Về án phí :

Công ty Univer Concert International Ltd phải chịu án phí sơ thẩm là 500.000 đ (năm trăm ngàn đồng); cấn trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp 250.000 đồng (theo Biên lai thu tiền số 003353 ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Thi hành án dân sự TPHCM), công ty còn phải nộp thêm 250.000 đồng.

Công ty Concert Investments Ltd không phải chịu án phí nên được nhận lại số tiền tạm ứng án phí sơ thẩm đã nộp là 250.000 đồng (theo Biên lai thu tiền số 004546 ngày 19 tháng 3 năm 2007 của Thi hành án dân sự TPHCM).

4. Các đương sự được quyền kháng cáo bản án này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Bản án này đã bị nguyên đơn kháng cáo. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM đã xét xử phúc thẩm, sửa án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn

 

Tên bản án

Bản án số 67/2007/KDTM-ST Tranh chấp về Hợp đồng tín dụng

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án

Tiếng Việt

English