QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 06/2014/DS-GĐT NGÀY 20/01/2014 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP LỐI ĐI

TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Họp phiên tòa ngày 20 tháng 01 năm 2014 tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao để xét xử giám đốc thẩm vụ án tranh chấp lối đi giữa:

Nguyên đơn:

1. Ông Nguyễn Lương Đức sinh năm 1939; trú tại số 13 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội;

2.  Ông Nguyễn Hữu Văn sinh năm 1954; trú tại số 10 ngõ 188/7 Vương Thừa Vũ, quận Thanh Xuân, Hà Nội;

3.  Ông Nguyễn Trung Hà sinh năm 1968; trú tại số 8 ngõ 188/7 Vương Thừa Vũ, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Bị đơn: Anh Dương Anh Tú sinh năm 1976; trú tại số 5 ngõ 186 phố Vương Thừa Vũ, quận Thanh Xuân, Hà Nội (anh Tú ủy quyền cho ông Nguyễn Hữu Nam sinh năm 1950; trú tại số 7A ngõ 85 phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội).

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

1.  Bà Hoàn Thị Huệ; trú tại số 8 ngõ 188/7 Vương Thừa Vũ, Hà Hội.

2.  Bà Nguyễn Thị Nga; trú tại số 10 ngõ 188/7 Vương Thừa Vũ, Hà Hội.

3.  Bà Tạ Ngọc Thúy; trú tại số 13 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội;

4. Anh Nguyễn Quang Thắng, chị Nguyễn Kim Thanh; cùng trú tại số 12, ngõ 188/7 Vuơng Thừa Vũ, Hà Nội;

5. Ông Nguyễn Lương Phúc; trú tại số 37 ngách 211/237 Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội;

6. Ông Trần Văn Thỉu; trú tại số 37 ngách 211/237 Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội;

7. Ông Vũ Văn Thao; trú tại thôn Giao Lệ, xã Lệ Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên;

8. Chị Nguyễn Thị Lan Phương; trú tại số 5, ngõ 186 Vương Thừa Vũ, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

NHẬN THẤY

Tại đơn khởi kiện ngày 01/9/2008 và quá trình tổ tụng, nguyên đơn là các ông Nguyễn Lương Đức, Nguyễn Hữu Văn và Nguyễn Trung Hà trình bày:

Ba hộ gia đình các ông được ông Nguyễn Lương Phúc chuyển nhượng cho thửa đất số 84, tờ bản đồ số 5G-I-24 tại ngách 188/7 Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân, Hà Nội. Khi chuyển nhượng, ông Phúc có để lại khoảng 30m2 đất để làm sân và lối đi cho ba hộ gia đình. Ba hộ gia đình các ông đã cam kết về nghĩa vụ và quyền hạn sử dụng lối đi này ngay sau khi các hộ làm nhà ở và xây lát gạch tôn tạo lối đi. Các hộ gia đình đều có ranh giới rõ ràng, khuôn viên ổn định, có tường rào bao quanh. Ngày 29/5/2006, anh Dương Anh Tú tự ý đập phá tường rào, trổ cửa bất hợp pháp sang ngõ đi chung của ba hộ các ông. ủy ban nhân dân phường Khương Trung đã lập biên bản và tiến hành hòa giải nhưng không thành. Do vậy, các ông đề nghị Tòa án xác định lối đi trước cửa nhà số 8, số 10, số 12 là lối đi chung của gia đình các ông. Buộc gia đình anh Tú xây dựng lại bức tường phân định ranh giới như hiện trạng ban đầu.

Bị đơn là anh Dương Anh Tú trình bày:

Năm 2003, anh nhận chuyển nhượng nhà và đất từ bà Bích (bà Bích nhận chuyển nhượng của ông Lê Nhật Nam, ông Nam nhận chuyển nhượng từ ông Thỉu), anh có thỏa thuận với ông Thỉu và được ông Thỉu nhất trí cho mở lại cổng đi sang lối đi chung này (cổng này ông Thiu đã xây chắn lại vì lý do an ninh). Hiện nay, anh vẫn giữ lại trụ cổng ông Thỉu xây từ năm 1980 và sử dụng đi lại trên 20 năm, anh chỉ mở lại cổng đi đã có từ trước và khẳng định không có nghĩa vụ phải xin phép bất kỳ tổ chức cá nhân nào vì hiện tại ngõ đi rộng trên 2m, việc mở lại cổng là phù hợp với quy định.

Trong đơn phản tố đề ngày 18/3/2009, anh Tú khẳng định lối đi chung tại ngách 188/7 Vương Thừa Vũ được hỉnh thành từ năm 1980 do có sự trao đổi thỏa thuận của các ông Vũ Văn Thao, Nguyễn Lương Phúc, Trần Văn Thỉu cùng sử dụng làm ngõ đi chung từ năm 1980 đến nay. Ngõ đi này không nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ, cũng không hộ nào đóng thuế sử dụng đất hàng năm. Ông Phúc sau khi chuyển nhượng hết đất và đi khỏi tổ 70 Khương Trung, không còn quyền sở hữu và sử dụng trên đất cũ nữa, ông Phúc cũng không giao đoạn đường này cho gia đình nào. Vì vậy, ba hộ gia đình nguyên đơn tự nhận ngõ đi này là sân và ngõ đi riêng là không có căn cứ. Anh Tú đề nghị Tòa án xác định lối đi tại ngách 188/7 Vương Thừa Vũ là ngõ đi chung, gia đình anh có mọi quyền lợi nghĩa vụ đối với ngõ đi chung, buộc các nguyên đơn tháo dỡ cổng sắt trên ngõ đi và hai cột sắt chôn trước cổng ra vào.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Lương Phúc trình bày:

Năm 1971 ông và ông Đức mua chung thửa đất số 84 tờ bản đồ 5G-I-24, diện tích 547,3m2. Năm 1980, ông Thỉu mua thửa đất số 85 liền kề. Thửa 85 của ông Thỉu có lối đi chính thức ra ngách 211/237 Khương Trung, nhưng ông có cho ông Thỉu đi nhờ qua đất nhà ông ra ngách 188/7 Vương Thừa Vũ. Việc đi nhờ này chỉ là thỏa thuận miệng. Các năm 1991, 1999, 2002 ông đã lần lượt chuyển
nhượng và bàn giao đất cho các nguyên đơn. Trong các giấy tờ chuyến nhượng
ông đều ghi rõ ngõ đi là do ông bỏ đất ra làm và việc cho người khác đi nhờ là do ông quyết định.

Năm 2003, sau khi ông chuyển nhượng toàn bộ đất, ông Thỉu cũng chuyển nhượng phần đất (có ngách đi nhờ) cho người khác và làm nhà quay mặt ra ngách 211/237 Khương Trung không còn nhu cầu đi nhờ qua đất ông nữa, mặt khác do tại địa bàn xảy ra trộm cắp nhiều nên ông đã xây bịt cửa ngách lại, chấm dứt việc đi nhờ của ông Thỉu. Khi ông xây bịt cửa ngách không ai có ý kiến gì. Khi mua đất của ông Thỉu, anh Nam, chị Bích đều đề nghị được mở lại cổng đi sang ngách 188/7 Vương Thừa Vũ nhưng các nguyên đơn không đồng ý. Năm 2006, anh Tú có sang đề nghị các nguyên đơn cho anh mở cổng đi sang ngách 188/7 nhưng chưa được sự đồng ý của các nguyên đơn, anh Tú đã tự động phá cửa ngách và phát sinh tranh chấp. Năm 2007, ông đã bàn giao phần ngõ cho các nguyên đơn, nên anh Tú muốn sử dụng ngõ đi chung phải được sự đồng ý của các nguyên đơn.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Trần Văn Thỉu trình bày:

Năm 1980, ông mua thửa đất số 85 tổ 46 ngách 237/211 Khương Trung. Để tiện việc đi làm, ông có đi nhờ qua đất ông Phúc, sau đó là ông Thao, còn ông Phúc cũng phải đi nhờ qua đất của ông Thao để đến cơ quan. Ngược lại, ông Thao cũng có nhu cầu đi qua đất của ông Phúc, ông Thỉu để sang nhà con trai ở ngách 237/211 Khương Trung. Từ đó đã hình thành một lối đi từ cổng nhà ông (ngách 237/211 Khương Trung) qua đất ông Phúc, qua đất ông Thao ra ngõ 188 Vương Thừa Vũ và ngược lại. Năm 2000, ông Thao bán nhà ở ngách 237/211 Khương Trung, ông đã thanh toán cho ông Thao một khoản tiền để được đi vĩnh viễn trên lối đi của ông Thao (đoạn trước nhà số 8 hiện nay) ra ngõ 188 Vương Thừa Vũ.

Năm 2001, ông bán phần đất có cổng ra vào cho anh Nam. Vì anh Nam nói không hợp hướng với ngách 188/7, nên ông để anh Nam đi nhờ qua đất nhà ông sang ngách 237/211 Khương Trung. Năm 2003, ông cùng ông Phúc tạm bịt cửa ngách vì lý do an ninh, nay anh Tú làm nhà ông đồng ý mở lại cổng cũ để anh Tú sử dụng. Sau khi anh Tú làm nhà xong, ông không cho anh Tú đi nhờ qua đất nhà ông sang ngách 237/211 Khương Trung nữa.

Người cỏ quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ông Vũ Văn Thao trình bày:

Ông thừa nhận giữa ông, ông Phúc có lập một biên bản thỏa thuận về việc giải quyết phần đất và cổng ngõ giữa 2 gia đình. Đây là thỏa thuận riêng của hai ông. Ông Phúc đóng góp 8m2 đất (để làm nhà cho anh Hóa, con của ông Thao) để được đi qua ngõ nhà ông ra đường công cộng. Ông cũng thừa nhận có cho ông Thỉu đi nhờ ngõ đi này và có nhận một khoản tiền của ông Thỉu, còn ông Thỉu có thỏa thuận hay đóng góp gì với ông Phúc không thì ông không biết. Giữa ông, ông Phúc và ông Thỉu không có biên bản thỏa thuận chung nào về lối đi chung.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 11/2009/DS-ST ngày 14/9/2009, Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội quyết định:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn: Ông Nguyễn Lương Đức, ông Nguyễn Hữu Vãn, ông Nguyễn Trung Hà đoi với anh Dương Anh Tủ ủy quyền cho ông Nguyễn Hữu Nam.

Xác định ngõ đi chung tại ngách 188/7 Vương Thừa Vũ đoạn phía trước cửa các nhà sổ 8, nhà sỗ 10, nhà sổ 12 có chiều dài 10, ỉm, chiều rộng trung bình 2,17m thuộc quyền quản lý sử dụng của các hộ nhà sổ 8, nhà số 10, nhà số 12 đang do các ông Nguyễn Lương Đức, Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Trung Hà sử dụng.

Bác yêu cầu phản tổ của anh Dương Anh Tủ do ông Nguyễn Hữu Nam đại diện yêu cầu đòi quyền sử dụng lối đi trên diện tích ngõ tại ngách 188/7 Vương Thừa Vũ.

Buộc gia đình anh Dương Anh Tú phải xây bịt lại cửa đã tự ỷ mở tại bức tường ranh giới giữa nhà anh và diện tích ngõ đi của 03 hộ nhà sổ 8, sổ 10, số 12 ngách 188/7 Vương Thừa Vũ.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm ngày 24/9/2009, anh Dương Anh Tú kháng cáo.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 154/2010/DS-PT ngày 31/8/2010, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:

Sửa toàn bộ bản án sơ thẩm số 11/2009/DS-ST ngày 14/9/2009 của Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân và xử như sau:

1.  Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn là ông Nguyễn Lương Đức, ông Nguyễn Hữu Văn và ông Nguyễn Trung Hà đổi với bị đơn là anh Dương Anh Tú về việc xác định lối đi trước cửa các nhà 8,10,12 là lối đi chung của 03 hộ gia đình và buộc anh Tú phải bịt cửa ra vào lối đi chung.

2.  Anh Dương Anh Tủ được quyền trổ cửa ra vào ngay về ngõ đi chung là ngách 188/7 Vương Thừa Vũ theo đủng quy định của pháp luật về xây dựng.

3.  Buộc các hộ gia đình ông Văn, ông Đức, ông Hà phải tháo dỡ toàn bộ các công trình xây dựng trên ngõ đi chung tại ngách 188/7 Vương Thừa Vũ - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Nguyễn Lương Đức, ông Nguyễn Hữu Văn và ông Nguyễn Trung Hà có đơn đề nghị xem xét bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại Quyết định số 280/2013/KN-DS ngày 22/8/2013, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 154/2010/DS-PT ngày 31/8/2010 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 11/2009/DS-ST ngày 14/9/2009 của Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

XÉT THẤY

Nguồn gốc lối đi chung hiện tranh chấp thuộc thửa số 84 tờ bản đồ số 5G-I-24 ngách 188/7 Vương Thừa Vũ, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội là của ông Nguyễn Lương Phúc nhận chuyển nhượng của ông Nguyễn Đắc Kiêm từ năm 1971.

Căn cứ “Biên bản giải quyết về đất và cổng ngõ đi” ngày 20/7/1993 giữa ông Phúc với ông Thao thì ông Phúc thỏa thuận cho anh Hóa (con của ông Thao) 8m2 đất để làm nhà, còn ông Thao để một phần đất (chiều dài từ tường nhà anh Ngữ (nhà số 4) ra đường công cộng, chiều rộng 1,4m) để làm ngố đi chung cho 3 gia đình (ông Phúc, ông Thao và anh Ngữ). Khi ông Phúc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Đức, ông Văn, ông Hà, đều xác định có để lại một phần đất làm lối đi chung cho các hộ nhận chuyển nhượng đất và việc cho người khác đi nhờ lối đi chung là do ông quyết định. Năm 2007, ông Phúc chuyển đi nơi khác, đã bàn giao lối đi chung từ nhà số 8, 10, 12 ngách 188/7 Vương Thừa Vũ cho ông Đức quản lý.

Phần đất của ông Trần Văn Thỉu có diện tích 480m2 thuộc thửa 85, tờ bản đồ 5G-I-24 Khương Trung. Năm 2001, ông Thỉu chuyển nhượng cho anh Lê Nhật Nam 60m2 đất trong tổng diện tích đất nêu trên. Tại hợp đồng mua bán nhà ngày 15/4/2001, ông Thỉu cam kết để một lối đi rộng l,3m cho anh Nam đi ra ngách 211/237 Khương Trung, còn nếu anh Nam muốn đi cổng phía Tây (ngách 188/7 Vương Thừa Vũ) phải được ông Phúc đồng ý. Năm 2002, anh Nam chuyển nhượng diện tích đất nêu trên cho chị Bích, năm 2003 chị Bích chuyển nhượng lại cho anh Tú. Khi anh Tú phá dỡ bức tường ngăn giữa nhà anh Tú để đi ra lối đi chung của ông Đức, ông Văn, ông Hà thì phát sinh tranh chấp.

Như vậy, lối đi chung nêu trên (ngách 188/7 Vương Thừa Vũ) được hình thành do sự đóng góp đất của ông Phúc và ông Thao, trong đó đoạn từ đường công cộng (ngõ 7) đến hết nhà số 2 thuộc thửa 78 là của ông Thao, còn đoạn từ nhà số 4 đến nhà số 12 thuộc thửa 84 là của ông Phúc. Quá trình giải quyết vụ án, ông Thao, ông Thỉu có lời khai xác định ông Thao đồng ý cho ông Thỉu được đi nhờ trên lối đi thuộc phần đất do ông quản lý, đồng thời xuất trình “Giấy biên nhận” ngày 6/7/2000 có nội dung ông Thao đã nhận của ông Thỉu một số tiền để ông Thỉu được quyền đi qua lối đi thuộc đất do gia đình ông quản lý. Theo xác nhận tại Công văn số 302/UBND-TN&MT ngày 27/4/2007 và Công văn số 117/UBND-TN&MT ngày 08/02/2010 của ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân thì lối đi chung từ số nhà 8, 10, 12 nay là ngách 188/7 Vương Thừa Vũ có nguồn gốc được tách từ thửa 84 tờ bản đồ số 5G-I-24, nhưng theo hồ sơ kê khai đăng ký nhà ở và đất ở để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ ông Văn, ông Hà thì phần đất ngõ đi chung này không nằm trong giấy chứng nhận và không thuộc quyền quản lý của từng hộ mà là ngõ đi chung. Theo thẩm định của các cơ quan chuyên môn thì lối đi gia đình anh Tú đang sử dụng (ra ngách 211/237 Khương Trung) hẹp và không thuận tiện trong sinh hoạt, nếu được sử dụng lối đi ra ngách 188/7 Vương Thừa Vũ sẽ thuận lợi hơn. Tòa án các cấp chưa làm rõ việc thỏa thuận giữa ông Thao và ông Thỉu về việc sử dụng ngõ đi để làm cơ sở giải quyết vụ án là thiếu sót, vì nếu có cơ sở xác định ông Thỉu có đóng góp để sử dụng ngõ đi chung thì ông Thỉu có quyền sử dụng ngõ đi như các hộ khác, anh Tú nhận chuyển nhượng lại đất của ông Thỉu cũng có quyền sử dụng ngõ đi. Trường họp ông Thỉu không có quyền sử dụng ngõ đi chung thì cũng phải căn cứ vào thực tế để công nhận cho anh Tú được sử dụng ngõ đi, nhưng phải thanh toán giá trị công sức tôn tạo ngõ đi cho các nguyên đơn mới họp tình, họp lý và phù họp với thực tế.

Trong khi chưa làm rõ vấn đề nêu trên, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm xác định lối đi chung thuộc quyền quản lý, sử dụng của 03 hộ gia đình nguyên đơn; còn Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và xác định anh Tú được quyền sử dụng lối đi chung, nhưng không buộc anh Tú thanh toán giá trị công sức tôn tạo ngõ đi chung cho các nguyên đơn đều là chưa đủ cơ sở.

Vì các lẽ trên; căn cứ khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều 297, khoản 1, khoản 2 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội);

QUYẾT ĐỊNH

1. Chấp nhận Quyết định kháng nghị số 280/2013/KN-DS ngày 22/8/2013 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đối với bản án dân sự phúc thẩm số 154/2010/DS-PT ngày 31/8/2010 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 154/2010/DS-PT ngày 31/8/2010 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 11/2009/DS-ST ngày 14/9/2009 của Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

 

Tên bản án

Quyết định giám đốc thẩm 06/2014/DS-GĐT ngày 20/01/2014 về vụ án tranh chấp lối đi

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án

Tiếng Việt

English