QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 33/2014/HS-GĐT NGÀY 30/07/2014 VỀ VỤ ÁN NGUYỄN VĂN LƯỢNG BỊ KẾT ÁN TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

TÒA HÌNH SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Tại phiên tòa ngày 30-7-2014, xét xử giám đốc thẩm vụ án hình sự đối với:

Nguyễn Văn Lượng, sinh năm 1982; trú tại xóm Chanh, xã Thái Bình, huyện Yên Son, tỉnh Tuyên Quang; là sinh viên- hệ tại chức trường Đại học Bách khoa Hà Nội; chưa có tiền án, tiền sự; chưa có vợ con; tại ngoại.

*Người bị hại:

Ông Phạm Huy Luật sinh năm 1962; trú tại xóm 2, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

NHẬN THẤY

Chiều ngày 20-10-2011, Nguyễn Văn Lượng đi xe mô tô chở bà Thị Chiểu (là mẹ của người yêu Lượng) đến Tòa án nhân dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên để giao nộp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà Chiểu và ông Phạm Huy Luật - là người có thời gian chung sống với bà Chiểu.

Khi Lượng và bà Chiểu đang ở trong phòng làm việc của Thẩm phán Dương Thị Liên tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Đại Từ thì ông Luật đến và to tiếng cãi nhau với bà Chiêu, đông thời chỉ tay vào mặt Lượng và có lời nói xúc phạm, nên Lượng và ông Luật cãi chửi nhau.

Thấy các bên to tiếng chửi nhau, ông Lương Đức Long và bà Hoàng Thị Trọng đều là Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Đại Từ đến yêu cầu các bên ra khỏi phòng và không được cãi nhau tại trụ sở Tòa án.

Ông Luật ra trước, Lượng và bà Chiểu ra theo sau. Xuống đến sân, ông Luật phát hiện mât chìa khóa nên quay lại tìm thì gặp Lượng. Khi ông Luật cúi xuống nhặt chìa khóa rơi ở khu vực cửa vệ sinh tầng 1 thì Lượng đi đến có lời nói xúc phạm ông Luật, ông Luật chửi lại và lao vào túm người Lượng. Lượng liên lây chiêc gậy đựng trong cặp sách mà Lượng đeo trên người chiếc gậy bằng sắt màu đen, phần cản bọc mút xốp, bên trong có hai đoạn sắt tròn lồng vào nhau có thể thò ra, thụt vào khi sử dụng) đập một nhát vào đầu ông Luật làm ông Luật bị thương, cháy máu đầu, rồi Lượng bỏ chạy.

Ông Luật chạy vào hội trường lấy một chiếc ghế gỗ đuổi theo ném Lượng, làm Lượng bị xước da ở vùng mặt. Lượng bỏ chạy ra ngoài cổng Tòa án, ông Luật nhặt đá và gậy đuổi theo đánh Lượng nhưng được mọi người can ngăn, Lượng chạy ngược vào trong Tòa án, lên tầng 2, giấu chiếc gậy sắt lên ô thoáng rồi đi vào phòng ông Long lấy con dao gọt hoa quả chạy ra hành lang thì bị cán bộ Tòa phát hiện và thu lại dao.

Tại Bản kết luận pháp y số 46/GĐYP ngày 21-02-2012, Tổ chức giám định pháp y tỉnh Thái Nguyên kết luận: Ông Phạm Huy Luật bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 21% (tạm thời);

Tại Bản giám định pháp y sổ 07/GĐYP ngày 03-01-2012, Tổ chức giám định pháp y tỉnh Thái Nguyên kết luận: Nguyễn Văn Lượng bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 14 % (trong đó: vĩnh viễn là 04%; tạm thời là 10%).

Cơ quan điều tra xác định: do Lượng đánh ông Luật gây thương tích trước, nên ông Luật mới lấy ghế ném Lượng gây thương tích 14%. Hành vi của ông Luật là hành vi “cố ý gây thương tích cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Theo Điều 105 BLHS thì tỷ lệ thương tật phải từ 31% trở lên mới bị truy cứu TNHS về tội này, nên chỉ xử phạt hành chính đối với ông Luật.

- Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 88/2012/HSST ngày 27-12-2012, Tòa án nhân dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên áp dụng khoản 2 Điều 104; khoản 2 Điều 46, Điều 42 Bộ luật hình sự; Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự; các Điều 604; 609 Bộ luật dân sự, xử phạt anh Nguyễn Văn Lượng 30 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích”, buộc Lượng phải bồi thường cho ông Phạm Huy Luật 25.078.500 đồng. Tách phần dân sự mà ông Luật gây thiệt hại cho Lượng 14% sức khỏe để giải quyết bằng một vụ kiện dân sự khác khi Lượng có đơn yêu cầu.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về việc xử lý vật chứng, án phí và tuyên quyền kháng cáo theo luật định.

- Ngày 04-01-2013, Nguyễn Văn Lượng kháng cáo đề nghị hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm.

- Ngày 10-01-2013, ông Phạm Huy Luật kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt và tăng phần bồi thường thiệt hại. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Luật rút kháng cáo về phần tăng hình phạt đối với Lượng.

-  Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 88/2013/HSPT ngày 24-6-2013, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên quyết định giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 88/2012/HSST nêu trên.

-Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 08/QĐ-VKSTC-V3 ngày 11-4-2014, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định: Kháng nghị bản án hình sự phúc thậm số 88/2013/HSPT ngày 24-6-2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên; đề nghị Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy phần quyết định về hình phạt của bản án hình sự phúc thẩm nêutrên đế xét xử phúc thấm lại theo hướng cho bị cáo Nguyên Văn Lượng được hưởng án treo.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

XÉT THẤY

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm, bị cáo Lượng chưa khai thành khẩn về hung khí đã dùng để đánh ông Phạm Huy Luật, cụ thể: Lượng chỉ khai nhận có dùng dây xạc máy tính để đánh ông Luật vì ông Luật đã ném cát và dùng bình cứu hỏa đánh Lượng, Lượng không thừa nhận đã dùng gậy sắt đánh ông Luật và cho rằng Lượng chỉ gây ra một phân thương tích của ông Luật, thương tích của ông Luật chủ yêu là do ông Luật va đâu vào cổng sắt trong lúc đuổi đánh Lượng; do đó, Lượng cho rằng hành vi của Lượng chỉ là phòng vệ chính đáng, không phạm tội, nên Lượng không bồi thường.

Khi xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm, do bị cáo Lượng chỉ có tình tiết giảm nhẹ là người bị hại cũng có lỗi nên Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng khoản 2 Điều 104; khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự, xử phạt Lượng 30 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích” là đúng. Tuy nhiên, xem xét khách quan toàn bộ vụ án thì thấy rằng trong vụ án này người bị hại cũng có lỗi, gây sự với bị cáo trước dẫn đến việc xô xát giữa bị cáo và người bị hại và cả hai cùng bị thương tích (người bị hại bị thương tích 21%, bị cáo bị thương tích 14%); trong quá trình xô xát bị cáo dùng gậy đánh người bị hại trước, nhưng sau đó bản thân người bị hại cũng truy đuổi đánh bị cáo nhưng được mọi người can ngăn, bị cáo có nhân thân tốt, hiện đang là sinh viên đại học, trước đó bị cáo không có mâu thuẫn gì với người bị hại, nhất thời phạm tội. Do nhận thức sai lầm nên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo chưa thành khẩn khai báo và chưa bồi thường cho người bị hại, nhưng sau khi xét xử phúc thẩm, bị cáo có đơn thể hiện sự ăn năn hối cải, nhận ra sai trái của mình và đã hòa giải, bồi thường đầy đủ cho người bị hại, người bị hại là ông Phạm Huy Luật cũng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt và xin cho Lượng được cải tạo ngoài xã hội. Do đó, việc cho bị cáo Lượng được hưởng án treo là phù hợp với tính chất và mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, phù hợp chính sách nhân đạo của Nhà nước.                                                

Vì các lẽ trên, căn cứ vào Điều 285, Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự; 

QUYẾT ĐỊNH

1. Hủy bản án hình sự phúc thẩm số 88/2013/HSPT ngày 24-6-2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên về phần quyết định hình phạt đối với Nguyễn Văn Lượng;

2. Chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

3. Các quyết định khác của bản án hình sự phúc thẩm nêu trên không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tiếp tục có hiệu lực pháp luật.

 

Tên bản án

Quyết định giám đốc thẩm 33/2014/HS-GĐT về vụ án Nguyễn Văn Lượng bị kết tội cố ý gây thương tích

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án