QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 49/2014/DS-GĐT NGÀY 20/02/2014 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Họp phiên tòa, ngày 20 tháng 02 năm 2014 tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao để xét xử giám đốc thẩm vụ án “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất”, giữa các đương sự:

Nguyên đơn:

1. Anh Huỳnh Văn Sơn sinh năm 1981;

2. Chị Huỳnh Thị Mai sinh năm 1980;

3. Chị Huỳnh Thị Thúy sinh năm 1983;

4. Anh Huỳnh Văn Lâm sinh năm 1985;

5. Chị Huỳnh Thị Kim Tho sinh năm 1989.

Cù.ng trú tại: ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Bị đơn:

1. Ông Huỳnh Văn Sết sinh năm 1962.

2. Bà Nguyễn Thị Phơi sinh năm 1969.

Cùng trú tại: ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Huỳnh Thị Lang sinh năm 1962.

2. Ông Huỳnh Văn Hớn sinh năm 1938.

3. Bà Lương Thị Kim Cương sinh năm 1960.

Cùng trú tại: ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

4. Ông Huỳnh Văn Quý sinh năm 1963; trú tại: ấp Thị 1, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

5. Cụ Huỳnh Thị Hung 88 tuổi

6. Bà Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1946.

7. Anh Huỳnh Văn Vui sinh năm 1968.

8. Anh Huỳnh Văn Cười sinh năm 1970.

9. Anh Huỳnh Văn Hùng sinh năm 1976.

10. Chị Huỳnh Ngọc Dờn sinh năm 1972.

11. Chị Huỳnh Ngọc Nhanh (Lẳng) sinh năm 1979.

Cùng trú tại: ấp Nhì, xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Theo Quyết định kháng nghị số 580/2013/KN-DS ngày 25/12/2013 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 01/2011 /DSPT ngày 04/01/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

NHẬN THẤY

Theo đơn khởi kiện đề ngày 26/6/2009 và quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là các anh, chị Huỳnh Văn Sơn, Huỳnh Thị Mai, Huỳnh Thị Thúy, Huỳnh Văn Lãm, Huỳnh Thị Kim Tho trình bày.

Cụ Huỳnh Tấn Minh (chết năm 1993) và cụ Trần Thị Ba (chết năm 2005) khi còn sống hai cụ tạo lập được 1.000m2 đất thuộc thửa 1060 và 6.400m2 đất thuộc thửa 1061, tờ bản đồ số 2 ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Khi cụ Minh và cụ Ba còn sống cho ông Lộc (là con trai của cụ Minh, cụ Ba) và bà Kim Cương (là cha mẹ của các nguyên đơn) diện tích đất có chiều ngang 15m, dài từ hố Ben Siêu đến giáp ruộng ông Mầm (là một phần trong tổng diện tích đất nêu trên). Nhưng không lập giấy tờ. Ông Lộc, bà Kim Cương đã cất nhà ở tạm trên đất và hiện nay ngôi nhà đó vẫn còn. Ong Lộc, bà Cương có trồng cây bạch đàn, hiện chỉ còn 01 cây cặp vách nhà sau; sau đó vợ chồng ông Sết, bà Phơi; ông Quí (là con của cụ Minh, cụ Ba) và bà Lang (là con của cụ Minh, cụ Ba) sử dụng diện tích đất này trồng số cây còn lại.

Ngày 15/10/1997, ủy ban nhân dân huyện Thanh Bình cấp giấy chímg nhận quyền sử dụng đất cho ông Huỳnh Văn Sết (là con của cụ Minh, cụ Ba) đứng tên (trong đó có cả diện tích đất mà cụ Minh, cụ Ba đã cho vợ chồng ông Lộc) nên yêu cầu ông Sết, bà Phơi, bà Lang phải giao trả 1.413,75m2 đất có chiều ngang 15m, dài từ hố Ben Siêu đến đất ruộng ông Mầm cho nguyên đơn sử dụng.

Bị đơn là ông Huỳnh Văn Sết và bà Nguyễn Thị Phơi trình bày:

Nhất trí với lời trình bày của nguyên đơn về nguồn gốc đất mà nguyên đơn đang tranh chấp với tổng diện tích là 7.400m2 gồm đất thổ và đất chuyên dùng khác.

Khi còn sống cụ Minh kê khai và đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 1993 cụ Minh chết. Năm 1997, cụ Ba và các anh chị em trong gia đình đồng ý chuyển quyền sử dụng đất cho ông Sết đứng tên quyền sử dụng.

Khi cụ Minh và cụ Ba còn sổng đã chia đất chia theo chiều dọc cho ông Lộc ngang 21m, bà Lang ngang 19m, ông Quí ngang 19m, ông Sết ngang 19m; còn chiều dài thì tất cả đều từ hồ Ben Siêu đến giáp đất ruộng của ông Mẫm.

Theo đó, phần đất của ông Lộc từ giáp trường học trở xuống; kế đến lần lượt là đât của bà Lang, ông Quí và ông Sết. Ngoài ra, các cụ còn chia thêm cho ông Lộc và ông Sết mỗi người 02 công ruộng; còn lại 02 công đất ruộng cụ Minh và cụ Ba đê lại canh tác đến khi các cụ chết thì các anh em trong gia đình thống nhất đế lại cho ông Sết quản lý, sử dụng và thờ cúng cha mẹ. Khi chia đất thì cha mẹ chỉ nói miệng không lập giấy tờ.

Phần đất mà ông Lộc được chia có diện tích ngang 21m; năm 1979 ông Lộc đã bán phần đất này cho ông Hớn thể hiện tại Tờ bán đất ngày 24/10/1979 do cụ Minh lập và ông Lộc có ký tên. Sau đó, ông Hớn có trồng cồng, Me nước trên đất và bán đất lại cho bà Lang nên bà Lang có 2 phần là 40m.

Khi ông Lộc bán đất xong có về ở tại căn nhà phủ thờ của ông bà nội để lại. Sau đó năm 1994, ông Lộc chết, bà Cương vẫn ở trong căn nhà này; căn nhà được cất trên phần đất được chia cho bà Lang. Nay các con của ông Lộc khởi kiện ông bà không đồng ý bởi trước đó ông Lộc đã được cha mẹ chia đất và đã bán hết. Ông Sết không yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế của cha mẹ cho ông trong vụ án này mà ông sẽ tự thỏa thuận với bà Lang và ông Quí.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Bà Huỳnh Thị Lang trình bày: Bà nhất trí với lời trình bày của ông Sết nên không đồng ý theo yêu cầu của nguyên đơn; yêu cầu bà Cương (vợ ông Lộc) phải di dời căn nhà ngang 7,9m, dài 10,5m, diện tích 82,95m2 ra khỏi diện tích đất 195,3m2 để trả lại đất cho bà vì đất này là do trước kia ông Lộc ở nhờ. Bà không yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia thừa kế cho bà trong vụ án này; bà và ông Sết, ông Quí sẽ tự thỏa thuận.

- Ông Huỳnh Văn Quí trình bày: Ông nhất trí với lời trình bày của ông Sết. Ồng không yêu cầu Tòa án chia di sản thừa ke mà đê các ông tự thỏa thuận giải quyêt.

- Bà Lương Thị Kim Cương (vợ ông Lộc) trình bày:

Năm 1978, bà chung sống với ông Lộc. Năm 1979, bo mẹ chồng bà cho vợ chồng bà ra ở riêng và cho diện tích đất có chiều ngang 15m, chiều dài từ hô Ben Siêu ra sau hậu giáp đất ông Mầm, vợ chồng bà cất nhà ở cho đến nay. Năm 2007 các anh em chồng tranh chấp lấy lưới sắt rào lại xung quanh nhà, do đó bà chỉ còn sử dụng phần đất có nền nhà trên đất.

Các ông bà Lang, Sết, Quí cho rằng trước đây chồng bà đã bán đất cho ông Hớn nhưng bà không biết gì về việc mua bán đất trên, chữ ký trong tờ mua bán đất ngày 24/10/1979 không phải là của chồng bà. Nay bà không đồng ý theo yêu cầu của bà Lang, bà chỉ đồng ý di dời nhà về phần đất mà chồng bà được cha mẹ chia cho chồng bà theo yêu cầu khởi kiện của các con bà.

- Ông Huỳnh Văn Hớn trình bày: Cụ Minh có hai vợ là cụ Hung và cụ Ba, ông là con của cụ Minh và cụ Hung. Nguồn gốc đất đang tranh chấp giữa các nguyên đơn với vợ chồng ông Sết là của cụ Minh và cụ Ba tạo lập. Năm 1979, do ông Lộc có nợ người khác nên đã chuyến nhượng phần đất đã được cha mẹ chia cho ông; việc mua bán có lập “Tờ bán đứt đất vườn” ngày 24/10/1979 do cụ Minh viết và ông Lộc ký tên. Sau khi mua đất ông đã sử dụng để trồng cồng và Bạch Đàn khoảng 13 đến 14 năm, sau đó ông đã bán cho bà Lang phần đât này với sô tiền 10 triệu đồng; việc mua bán vói bà Lang không làm giấy tờ chỉ nói miệng. Nay ông không có yêu cầu gì và không có ý kiến gì.

- Cụ Nguyễn Thị Hung (vợ cả cụ Minh), bà Nguyễn Thị Sáu (vọ ông Hở), anh Huỳnh Văn Vui, anh Huỳnh Văn Cười, chị Huỳnh Thị Dỡn, anh Huỳnh Văn Hùng, chị Huỳnh Ngọc Nhanh (là các con ruột của ông Hở) trình bày: Nguồn gốc đât đang tranh chấp là của cụ Minh và cụ Ba tạo lập. Do đó, tài sản này là di sản thừa kế của các con cụ Minh và cụ Ba. Các đương sự không có yêu cầu và ý kiên gì.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 58/2010/DSST ngày 26/7/2010, Tòa án nhân dân huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp quyết định:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia thừa kế của anh Huỳnh Văn Sơn, chị Huỳnh Thị Mai, chị Huỳnh Thị Thúy, anh Huỳnh Văn Lâm và chị Huỳnh Thị Kim Tho.

Buộc ông Huỳnh Vãn Sết, bà Nguyễn Thị Phơi và bà Huỳnh Thị Lang có trách nhiệm giao diện tích đất 1.413, 75m2 cho anh Sơn, chị Mai, chị Thủy, anh Lảm và chị Tho được quyền sử dụng thuộc một phần của thửa 1060, 1061 (có tứ cận).

Giữ nguyên diện tích đất 6. ỉ07, ỉm2 đắt cho bà Lang, ông Quí và ông Sết tìêp tục sử dụng (có nhà cửa, cây trồng và tài sản của bà Lang, ông Quí và ông Sêt, bà Phơi trên đất) thuộc một phần của thủa 1060, 1061 (có tứ cận).

Anh Sơn, chị Mai, chị Thúy, anh Lâm và chị Tho có trách nhiệm trả cho bà Lang số tiền là 27.300.000 đồng.

Anh Sơn, chị Mai, chị Thủy, anh Lâm và chị Tho được quyên sở hủu 33 cây xoài, 03 cây nhãn có trên phần diện tích đất 1.413, 75m2 được chia.

Bà Lang có trách nhiệm đốn bỏ, di dời 05 cây bạch đàn, 01 cây còng lớn và các cây tạp khác ra khỏi diện tích đất 1.413,75 m2 đế giao quyển sử dụng đát cho anh Sơn, chị Mai, chị Thúy, anh Lâm và chị Tho sử dụng.

Anh Sơn, chị Mai, chị Thúy, anh Lâm và chị Tho có trách nhiệm đến cơ quan Nhà nước có thám quyền đăng ký quyền sư dụng đất đoi với diện tích đát được chia như nêu trên.

Đề nghị UBND huyện Thanh Bình thu hồi diện tích 262,5m2 thuộc một phần của thửa 1060 tờ bản đồ sổ 2 (CDK) và diện tích đất 1.151,25m2 thuộc một phần thửa ỉ 061, tờ bản đồ số 02 (T) do ông Huỳnh Văn Sết đứng tên quyền sứ dụng đát, QSD so 0117Ỉ/A4 cấp ngày 15/10/1997 đê giao lại cho các nguyên đơn (anh Sơn, chị Mai, chị Thúy, anh Lãm, chị Tho).

(Theo biên bản và sơ đồ thâm định tại chỗ ngày 24/11/2009 và Biên bản định giá tài sản ngày 22/02/2008 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Bình).

2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Huỳnh Thị Lang đối với bà Lương Thị Kim Cương.

3. Bà Lương Thị Kim Cương có trách nhiệm di dời căn nhà sàn gỗ tạp, mái tole diện tích 82,95m2 (ngang 7,9m X dài 10,5m) và đốn bỏ, di dời, tháo dỡ cây trồng, công trình phụ và tài sản ra khỏi diện tích đất 195,3m2 (ngang 10,5m X dài 18,6m) thuộc một phần thửa 1061 do ông Sết đứng tên quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 02/8/2010 ông Sết, bà Phơi và bà Lang có đơn kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thâm.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 01/2011/DSPT ngày 04/01/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp quyết định:

Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Huỳnh Văn Sết, bà Nguyễn Thị Phơi và bà Huỳnh Thị Lang. Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

Sau khi xét xử phúc thẩm bà Huỳnh Thị Lang có đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thấm đối với Bản án phúc thấm nêu trên.

Tại Quyết định số 580/2013/KN-DS ngày 25/12/2013, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 01/2011/DSPT ngày 04/01/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp; đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đôc thâm hủy Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm số 58/2010/DS-ST ngày 26/7/2010 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật với nhận định:

Diện tích 1.413,75m2 đất đang tranh chấp thuộc một phần của thửa 1060 và 1061 tờ bản đồ số 2 có nguồn gốc của vợ chồng cụ Huỳnh Tấn Minh (chết 1993) và cụ Trần Thị Ba (chết năm 2005). Vợ chông cụ Minh, cụ Ba có 4 người con chung là ông Huỳnh Tân Lộc, ông Huỳnh Văn Sết, bà Huỳnh Thị Lang và ông Huỳnh Văn Quý.

Các nguyên đơn là con ông Huỳnh Tán Lộc (chêt năm 1994) và bà Lương Thị Kim Cưong có lời khai ban đầu là cha các nguyên đơn là ông Huỳnh Tấn Lộc được ông bà nội (cụ Minh, cụ Ba) chia cho phần đất có chiều ngang là 15m, chiều dài từ hố Ben Siêu đến giáp đất ruộng ông Mam, nên yêu cầu ông Sết, bà Lang, ông Quý (con cụ Minh, cụ Ba) trả lại diện tích 1.413,75m2 mà cha các nguyên đơn được ông bà nội chia trước đây. Sau đó các nguyên đơn thay đoi lời khai cho rang từ trước đến nay cha mẹ và các nguyên đơn ớ trên đát của ông bà nội (cụ Minh, cụ Ba). Sau khi cụ Minh, cụ Ba chết các nguyên đơn yêu cầu được hưởng thừa kế thể vị đổi với phần di sản của cụ Ba (còn thời hiệu chia thừa kế). Các con của cụ Minh, cụ Ba là ông Huỳnh Văn Sết, bà Huỳnh Thị Lang và ông Huỳnh Văn Quý không đồng ý với yêu cầu của các nguyên đơn mà cho răng khi cha mẹ còn sổng thì cha mẹ đã chia đất cho các con moi người được một phần; trong đó ông Huỳnh Tan Lộc (cha các nguyên đơn) được chia phần đất có chiều ngang 15m, chiều dài từ ho Bến Siêu đến giáp đất ruộng ông Mẫm. Năm 1979, ông Lộc đã bán phần đất này cho ông Huỳnh Văn Hớn (con riêng của cụ Minh), khi bản có lập giấy tờ do cụ Minh viết, còn ông Lộc ký tên. Năm 1995, ông Hón bán lại diện tích đất trên cho bà Huỳnh Thị Lang. Hiện nay, ông Sết đang đúng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đại diện cho ba anh em (là ông Sết, bà Lang, ông Quý). Ông Sết, bà Lang, ông Quý không đông ỷ với yêu cảu của các nguyên đơn.

Theo “Tờ bán đứt đất vườn” năm 1979 thì ông Sết, bà Lang và ông Quý cho rằng ông Lộc đã ký vào giấy bán đất cho ông Huỳnh Văn Hớn, nhưng bà Cương (vợ ông Lộc) và các con ông Lộc không thừa nhận chữ kỷ trong giây bán đất năm 1979 là chữ ký của ông Lộc. Bà Cương vợ ông Lộc có lời khai không tìm được chữ kỷ của ông Lộc để cung câp cho Tòa án. Sau khi có Công văn sô 211/PC21-GĐ ngày 22/8/2008 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đồng Tháp về việc từ chổi giám định với lý do: “Chữ ký mẫu thu được có thời điểm gần với chữ ký cần giám định, nhưng chữ ký có nét mực không đêu, bị đứt đoạn và chỉ có một mẫu nên không đủ cơ sở đê sử dụng giám định kết luận”, Tòa án cáp sơ thẩm mới chỉ yêu cầu bà Lang cung cấp thêm chữ ký của ông Lộc mà chưa yêu cầu các đương sự khác cung cấp chữ ký của ông Lộc đê tiến hành giám định; đê có cơ sở xác định ông Lộc có chuyên nhượng đát năm 1979 hay không.

Tuy ông Sết, bà Lang, ông Quý có lời khai cha mẹ (cụ Minh, cụ Ba) đã chia đất cho các con nhưng ngày 01/3/1994 cụ Huỳnh Tấn Minh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 10.000m2. Trong khi đó theo “Giấy chứng tử” thì cụ Minh chết ngày 17/10/1993 trước ngày cụ Minh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, cần thu thập hỗ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cụ Minh để làm rõ việc kê khai, đăng ký; đổng thời hỏi cơ quan chuyên môn việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ Minh có đúng quy định của pháp luật không, nếu việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât cho cụ Minh là đúng pháp luật thì diện tích đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cụ Minh đứng tên là tài sản chung của vợ chong cụ Minh và cụ Ba, nên không cỏ việc chia đất hay chuyên nhượng đát trước đây.

Sau khi cụ Minh chết, toàn bộ diện tích đất do cụ Minh đứng tên được sang tên cho ông Sết vào năm 1997. Theo lời khai của ông Sết, bà Lang, ông Quý thì các ông bà đồng ỷ để ông Set dại diện đứng tên trên giấy chúng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, theo các tài liệu trong hồ sơ vụ án thì ngày 09/10/1997 cụ Ba có đơn với nội dung ủy quyền lại cho con trai đứng tên nhưng cũng không nêu rõ tên người được ủy quyền. Tại “Đơn xin đăng ký chuyển quyển sử dụng đát” ngày . 23/9/1997 của ông sết thì chỉ có ý kiến của bà Lang; còn các thừa kê khác của cụ Minh có ỷ kiến như thế nào thì không rõ. Ngoài ra, thời điêm ông Sêt được cảp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât thì bà Cương (vợ ông Lộc) vân đang có nhà ở trên đất. Do vậy, cần yêu cầu cơ quan chuyên môn trả lời việc sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ cụ Minh sang cho ông Sết có đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định không.

Trong trường hợp không có căn cứ xác định vợ chồng cụ Minh, cụ Ba đã chia đất cho các con, không có căn cứ xác định ông Lộc chuyên nhượng quyền sử dụng đất vào năm 1979 và việc cấp giấy chứng nhận cho cụ Minh năm 1994 là đúng quy định của pháp luật thì cần xác định tài sản do cụ Minh đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đât năm 1994 là tài sản chung của vợ chông cụ Minh, cụ Ba. Cụ Minh chết năm 1993, đến khi các nguyên đơn khởi kiện thì đã hết thời hiệu chia thừa kế, các thừa kế của cụ Minh ai đang sử dụng phần di sản của cụ Minh thì tiếp tục được sử dụng. Cụ Ba chết năm 2005 không để lại di chúc, thời hiệu chia thừa kế vẫn còn nên di sản của cụ Ba chia thùa kê theo pháp luật; các nguyên đơn được hưởng thừa kế thế vị của cha là ông Lộc. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định di sản của cụ Minh hết thời hiệu chia thủa kế, trong thời hạn 10 năm không có thừa kế nào yêu cầu chia, di sản của cụ Minh do cụ Ba quản lý nên thuộc quyền sử dụng của cụ Ba; cụ Ba chêt thì toàn bộ diện tích đất là di sản của cụ Ba và chia thừa kế theo pháp luật là không đúng.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao.

XÉT THẤY

Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, lời khai của các đương sự thì 1.413,75m2 đất đang tranh chấp là một phần thuộc thửa 1060, 1061 tờ bản đồ số 2, ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp có nguồn gốc của vợ chồng cụ Huỳnh Tấn Minh (chết 1993) và cụ Trần Thị Ba (chết năm 2005).

Khi khởi kiện và lời khai ban đầu nguyên đơn là con ông Huỳnh Tấn Lộc (chết năm 1994) và bà Lương Thị Kim Cương (là vợ ông Lộc) cho rằng cụ Minh và cụ Ba đã cho vợ chồng ông Lộc diện tích đất trên có chiều ngang là 15m, chiều dài từ hố Ben Siêu đến giáp đất ruộng ông Mầm; sau đó lại thay đổi lời khai cho răng từ trước đến nay cha mẹ và các nguyên đơn ở trên đất của ông bà nội (cụ Minh, cụ Ba) nên yêu cầu được hưởng di sản thừa kế của hai cụ.

Quá trình giải quyết vụ án ông Huỳnh Văn Sết, bà Huỳnh Thị Lang và ông Huỳnh Văn Quý cho rằng khi cha mẹ còn sống thì cha mẹ đã chia đất cho các con môi. người được một phần; trong đó ông Huỳnh Tấn Lộc (cha các nguyên đơn) được chia phân đất có chiều ngang 15m, chiều dài từ hổ Ben Siêu đến giáp đất ruộng ông Mâm. Năm 1979, ông Lộc đã bán phần đất này cho ông Huỳnh Văn Hớn (con riêng của cụ Minh), khi bán có lập giây tờ do cụ Minh viết, còn ông Lộc ký tên. Năm 1995, ông Hớn bán lại diện tích đất trên cho bà Huỳnh Thị Lang. Hiện nay, ông Sết đang đứng tên trên giây chứng nhận quyền sử dụng đât là đại diện cho ba anh em (là ông Sết, bà Lang, ông Quý) nên không đông ý với yêu câu của các nguyên đơn.

Theo “Tờ bán đứt đất vườn” năm 1979 có chữ ký đứng tên ông Lộc bán đất cho ông Huỳnh Văn Hớn, nhưng bà Cương (vợ ông Lộc) và các con ông Lộc không thừa nhận chữ ký trong giấy bán đất năm 1979 là chữ ký của ông Lộc. Nhung do các đương sự không cung cấp được chữ ký của ông Lộc theo quy định nên không có cơ sở giám định chữ ký đứng tên ông Lộc tại tờ bán đút đât vườn nêu trên.

Theo giấy chứng tử thì cụ Minh chết ngày 17/10/1993. Ngày 01/3/1994 ủy ban nhân dân huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận cho cụ Minh được quyền sử dụng 10.000m2 (trong đó có diện tích đất tranh chấp).

Do đó, cần thu thập hồ sơ cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất của cụ Minh đe làm rõ việc kê khai, đăng ký và lấy ý kiến của cơ quan Nhà nước có thâm quyền về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ Minh có đúng quy định của pháp luật không, nếu việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ Minh là đúng pháp luật thì diện tích đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cụ Minh đứng tên là tài sản chung của vợ chồng cụ Minh và cụ Ba.

Ngày 09/10/1997 cụ Ba có đơn ủy quyền cho con trai đứng tên quyền sử dụng đất, nhưng không ghi rõ ủy quyền cho con nào, vì cụ Ba có 3 người con trai.

Ngày 23/9/1997 ông Sết lập “Đơn xin đăng ký chuyến quyền sử dụng đất”, nhưng chỉ có ý kiến của mình bà Lang, không có ý kiến của cụ Ba cũng như các thừa kế khác của cụ Minh.

Mặt khác, thời điểm ông Sết được cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn đang tồn tại ngôi nhà của gia đình ông Lộc, bà Cương trên một phần đất nên cũng cần lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển người đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ cụ Minh sang cho ông Sết có đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định không?

Trong trường hợp không có căn cứ xác định vợ chồng cụ Minh, cụ Ba đã chia đât cho các con, không có căn cứ xác định ông Lộc chuyển nhượng quyền sử dụng đât vào năm 1979 và việc cấp giấy chứng nhận cho cụ Minh năm 1994 là đúng quy định của pháp luật thì cần xác định tài sản do cụ Minh đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1994 là tài sản chung của vợ chồng cụ Minh, cụ Ba. Cụ Minh chêt năm 1993, đến khi các nguyên đơn khởi kiện thì đã hết thời hiệu chia thừa kế, các thừa kê của cụ Minh ai đang sử dụng phần di sản của cụ Minh thì tiếp tục được sử dụng. Còn phần di sản của cụ Ba được chia theo pháp luật.

Quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là có căn cứ. Hội đồng giám đốc thẩm Tòa Dân sự thấy cần thiết phải hủy Bản án dân sự phúc thấm và Bản án dân sự sơ thẩm nêu trên để xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật. 

Vì các lẽ trên;

Căn cứ vào khoản 2 Điều 291, Điều 296, khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự.

QUYẾT ĐỊNH

1- Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 01/2011/DSPT ngày 04/01/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thấm số 58/2010/DSST ngày 26/7/2010 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp về vụ án “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là anh Huỳnh Văn Sơn, chị Huỳnh Thị Mai , chị Huỳnh Thị Thúy, anh Huỳnh Văn Lâm, chị Huỳnh Thị Kim Tho với bị đơn là ông Huỳnh Văn Sết, bà Nguyễn Thị phơi; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cụ Huỳnh Thị Hung, các ông, bà Huỳnh Thị Lang, Huỳnh Văn Hớn, Lương Thị Kim Cương, Huỳnh Văn Quý, Nguyễn Thị Sáu và các anh, chị Huỳnh Văn Vui, Huỳnh Văn Cười, Huỳnh Văn Hùng, Huỳnh Ngọc Dỡn, Huỳnh Ngọc Nhanh (Lẳng).

 

Tên bản án

Quyết định giám đốc thẩm 49/2014/DS-GĐT ngày 20/02/2014 về vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án

Tiếng Việt

English