QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 57A/2014/DS-GĐT NGÀY 24/02/2014 VỀ VỤ ÁN TRUY NHẬN CHA CHO CON

TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Họp phiên tòa ngày 24/2/2014 tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao để xét xử giám đốc thẩm vụ án về “Truy nhận cha cho con” giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Ông Đinh Thành Tiến, sinh năm 1952; trú quán: ấp Vĩnh Hoà, xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Bị đơn:

1. Bà Đinh Thị Năm, sinh năm 1934;

2. Ông Đinh Hồng Lựu, sinh năm 1949;

Cùng trú quán: ấp 2, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

3. Bà Đinh Thị Đào, sinh năm 1940; trú quán: ấp Phú Xuân 1, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

4. Bà Đinh Thị Sương, sinh năm 1955; trú quán: số 160, Nguyễn Thông, phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Bà Lê Thị Thuyền, sinh 1930; trú quán: ấp Vĩnh Hoà, xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

NHẬN THẤY

Nguyên đơn trình bày: Ông là con của ông Đinh Phục Ba và bà Lê Thị Thuyền, vì chiến tranh nên khai sinh gốc không còn, theo Nghị định 83 ông đã khai sinh lại. Năm 2010 phát sinh tranh chấp giữa ông và các cô của ông nên Sở Tư pháp có công văn 541 hướng dẫn truy nhận cha cho con tại Toà. Bà Sương, bà Năm, bà Đào và bà Lựu không thừa nhận ông là con của ông Ba và bà Thuyền nên ông đề nghị Toà án giải quyết truy nhận ông Ba và bà Thuyền là cha mẹ của ông. Ông cung cấp giấy xác nhận của ông Đỗ Văn Tép, ông Trần Văn Ngọc, ông Đinh Hữu út, bà Phan Thị Trinh và bà Trần Thị Điển, ngoài ra ông không còn chứng cứ khác đế cung cấp và ông không yêu cầu giám định gien. Nay ông yêu cầu giải quyết theo quy đinh của pháp luật.

BỊ đơn trình bày: Khi còn sống ông Ba không thừa nhận ông Tiến là con của ông vì khi đi kháng chiến bà Thuyền có quan hệ với người khác. Ông Tiến cho rằng ông là con của ông Ba là không có căn cứ. Việc ông Tiến làm giấy khai sinh đổi từ họ Lê sang họ Đinh và là con của ông Ba là không đúng, sau khi phát hiện các bà làm làm đơn khiếu nại thì ƯBND thành phố đã thu hồi giấy khai sinh lại. Trước đây ông Tiến đi lính chế độ cũ ông khai trong lý lịch và qua xác minh của Bộ chỉ huy cảnh sát được lưu trữ trong hồ sơ mật có nội dung “Trường hợp Lê Thành Tiến khai cha vô danh là vì cha, mẹ của đương sự ăn ở với nhau không có hôn thú, nên khai theo họ mẹ. Sự thật cha của đương sự là Trần Văn Thạch”. Vì vậy ông Tiến đề nghị truy nhận ông Ba là cha, các bà là em ruột của ông Ba không đồng ý.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày:

Vào năm 1949 ông Phan Đông Sơ là huyện đội trưởng, ông Nguyễn Văn Học là huyện đội phó, ông Trần Trọng Lạc là chính trị viên đứng ra làm lễ tuyên bố cho bà và ông Đinh Phục Ba tại chiến khu Đồng Tháp Mười, Long An. Năm 1950 bà sinh con đầu lòng là Đinh Phục Quốc được 5 tháng thì chết, năm 1952 bà sinh con thứ 2 là Đinh Thành Tiến tại chiến khu Đồng Tháp Mười. Năm 1953 ông Ba bị địch bắt bà phải mang con về nhà mẹ chồng ở Tầm Vu sinh sổng và hoạt động. Năm 1954 đình chiến và trao trả tù binh, ông Ba được thả về chung sống không được bao lâu thì ông Ba tập kết Bắc. Bà có chồng khác và lúc bấy giờ khai sinh cho ông Tiến là Lê Thành Tiến mang họ tên mẹ vì dấu họ tên cha để tránh bị địch theo dõi. Hoà bình lập lại ông Ba kêu ông Tiến về Vĩnh Công sinh sống ông Tiến không đồng ý, ông Ba cho rằng ông Tiến ngổ nghịch nên ông Ba oán giận không thừa nhận ông Tiến là con, bà khẳng định ông Tiến là con của ông Ba.

Tại Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 39/2012/HNGĐ-ST ngày 07/8/2012 của Toà án nhân dân thành phố Tân An quyết định:

Bác yêu cầu của ông Đinh Thành Tiến về việc yêu cầu truy nhận ông Đinh Phục Ba là cha của ông Đinh Thành Tiến.

Ngoài ra bản án còn tuyên án phí và quyền kháng cáo của các đương sự theo luật định.

Ông Đinh Thành Tiến có đơn kháng cáo không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm.

Tại Bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm số 12/2013/HNGĐ-PT ngày 04/4/2013 của Toà án nhân dân tỉnh Long An quyết định:

Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Đinh Thành Tiến.

Xác định ông Đinh Thành Tiến là con của ông Đinh Phục ba và bà Lê Thị Thuyền.

Sau khi xét xử phúc thẩm bà Đinh Thị Đào, bà Đinh Thị Năm, bà Đinh Thị Lựu, bà Đinh Thị Sương có đơn khiếu nại đề nghị xem xét bản án phúc thấm trên theo trình giám đốc thẩm.

Tại Quyết định kháng nghị số 135/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 15/11/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tôi cao đã kháng nghị đối với Bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm số 12/2013/HNGĐ-PT ngày 04/4/2013 của Tòa ánnhân dân tỉnh Long An. Đề nghị Toà dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy Bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm nêu trên và Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 39/2012/HNGD-ST ngày 07/8/2012 của Toà án nhân dân thành phố Tân An, giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Tân An, tỉnh Long An xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiêm sát nhân dân Tôi cao vẫn giữ nguyên nội dung kháng nghị của Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao.

XÉT THẤY

Bà Thuyền mẹ của ông Tiến cho rằng bà với ông Ba kết hôn trong thời kỳ kháng chiến chống pháp. Năm 1952 bà sinh ông Tiến, vì ông Ba là cán bộ cách mạng sợ bị chế độ cũ gây khó dễ trong cuộc sông nên khi làm giây khai sinh không ghi tên cha, nhưng thực tế ông Ba là bố của ông Tiến. Ông Tiến tiến thừa nhận lời trình bày của bà Thuyền và yêu câu truy nhận ông Ba là cha. Ông đã xuât trình các giây xác nhận của ông Đô Văn Tép, ông Trân Văn Ngọc, ông Đinh Hữu út, bà Phan Thị Trinh và bà Trần Thị Điển để chứng minh mình là con của ông Ba. Công văn số 870-CV/BTCTU ngày 05/4/2012 của Ban tổ chức tỉnh uỷ Long An không xác định ông Tiến là con của ông Ba hay con của người khác, mà chỉ nêu ra những tài liệu và chứng cứ mà Ban tô chức tỉnh uỷ thu nhận được.

Xét thấy, ông Tiến sinh ra trong thời kỳ chiến tranh ở trong vùng địch tạm chiếm mà ông Ba và bà Thuyền đều là cán bộ kháng chiên, các nhân chứng là những cán bộ kháng chiên cùng hoạt động với bà Thuyên và ông Ba đêu xác định giữa ông Ba với bà Thuyên có làm lê công nhận là vợ chông, ông Tiến được sinh ra trong thời kỳ này. Toà cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào Công văn sô 1284/CSQGLA/KT/KS/K ngày 8/3/1973 của chế độ cũ được nêu trong Công văn số 870-CV/BTCTƯ, cũng như việc ông Tiến không yêu cầu giám định gien để bác yêu cầu của ông Tiến. Toà cấp phúc thẩm không giám định gien với lý do bị đơn không cho giám định, mà chỉ căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đê chấp nhận yêu cầu của ông Tiến đều chưa đủ căn cứ vững chắc. Việc xác định ông Tiến có phải con ông Ba hay không phải dựa vào giám định gien (AND), nay các bị đơn đồng ý khai quật mồ ông Ba lấy mẫu giám định AND đê xác định ông Tiến có phải là con ông Ba hay không thì mới đảm bảo căn cứ.

Do đó Hội đồng giám đốc thẩm thấy kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là có căn cứ, cần chấp nhận.

Vì các lẽ trên; căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự.

QUYẾT ĐỊNH

Huỷ Bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm số 12/2013/HNGĐ-PT ngày 04/4/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An và Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 39/2012/HNGĐ-ST ngày 07 / 8 /2012 của Toà án nhân dân thành phố Tân An, tỉnh Long An về vụ án “truy nhận cha cho con” giữa nguyên đơn là ông Đinh Thành Tiến với bị đơn là bà Đinh Thị Năm, ông Đinh Hồng Lựu, bà Đinh Thị Đào, bà Đinh Thị Sương và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Lê Thị Thuyền.

 

Tên bản án

Quyết định giám đốc thẩm 57A/2014/DS-GĐT ngày 24/02/2014 về vụ án truy nhận cha cho con

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án

Tiếng Việt

English