Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

BÀI TẬP 31

1. QUAN HỆ PHÁP LUẬT CÓ TRANH CHẤP VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH.

Giả sử:

- Công ty H và công ty M là thương nhân Việt Nam;

- Công ty H và công ty M kí hợp đồng mua bán máy thêu ngày 15/3/2009 tại Việt Nam;

- Việc công ty M giao máy thêu cho công ty H là nhằm thực hiện hợp đồng mua bán đã kí ngày 15/3/2009.

Từ những yếu tố trên, suy ra:

- Thứ nhất, quan hệ giữa công ty H và công ty M là quan hệ hợp đồng giữa hai thương nhân nhằm mục đích sinh lợi;

- Thứ hai, quan hệ pháp luật này có thể được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005 (luật riêng) và Bộ luật dân sự 2005 (luật chung).

2. YÊU CẦU CỦA CÔNG TY H VỀ VIỆC TRẢ LẠI MÁY, ĐÒI LẠI TIỀN VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI.

a) Về yêu cầu trả lại máy, đòi lại tiền:

Trong tình huống này, khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật trong thời hạn bảo hành, nhưng do máy bị hư hỏng một phần do lỗi của bên mua trong việc bảo quản hàng hóa, dẫn đến máy thêu bị chuột cắn đứt dây cáp (thể hiện trong biên bản hoàn công ngày 19/6/2009, có xác nhận của công ty H), nên sẽ có hai hướng giải quyết:

Thứ nhất, đối với những khuyết tật khác của máy không do lỗi bảo quản của công ty H: khiếm khuyết kỹ thuật này công ty H không thể biết cũng như không buộc phải biết vào thời điểm giao hàng và hai bên có thỏa thuận về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa nên  theo Điều 49 Luật thương mại 2005 công ty M phải chịu trách nhiệm bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Và trong tình huống này, vì các bên không có thỏa thuận khác nên bên bán là công ty M phải chịu chi phí bảo hành. Trên thực tế, từ ngày 03/6/2009 đến 25/6/2009 công ty M đã nhiều lần đến sửa chữa nhưng máy vẫn liên tục hỏng hóc. Như vậy, có thể chứng minh được công ty M đã vi phạm hợp đồng và công ty H có quyền áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo quy định tại Điều 297 Luật Thương mại 2005.

Theo khoản 2 Điều 297 Luật Thương mại 2005 thì trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá hoặc giao hàng khác thay thế theo đúng hợp đồng. Trong trường hợp này, do còn trong thời hạn bảo hành nên phía công ty H đã tạo điều kiện để công ty M thực hiện việc sửa chữa các khuyết tật của hàng hóa. Đến ngày 26/6/2009, công ty H không đồng ý để công ty M tiếp cận máy nữa và yêu cầu trả máy, đòi lại tiền. Đến thời điểm này, do không thể xác định được máy còn có thể sửa chữa hay không nên nhóm cho rằng nên yêu cầu giám định để xác định chính xác khiếm khuyết và tình trạng hiện tại của máy thêu:

- Trong trường hợp khiếm khuyết kỹ thuật có thể khắc phục, sửa chữa: công ty M có trách nhiệm bảo hành và phải thực hiện nghĩa vụ đó trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép;

- Trong trường hợp khiếm khuyết kĩ thuật không thể khắc phục: tức công ty M thực tế đã giao máy thêu không thể sử dụng thì công ty M phải thay thế máy khác với chất lượng đúng theo quy định trong hợp đồng và công ty H phải tạo điều kiện để công ty M thực hiện.

Như vậy, yêu cầu trả lại hàng của công ty H trong cả hai trường hợp trên đều không có căn cứ.

Thứ hai, đối với sự cố kỹ thuật gây ra do chuột cắn đứt cáp: vì sự cố xảy ra do bên mua không bảo quản máy đúng yêu cầu kỹ thuật, công ty H không có quyền yêu cầu công ty M chịu trách nhiệm. Do đó, yêu cầu trả lại máy thêu, đòi lại tiền của công ty H là không có căn cứ.

KẾT LUẬN:

Theo quy định của pháp luật thương mại, yêu cầu trả lại máy, đòi lại tiền của công ty H không có căn cứ.

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

Điều 49, Khoản 2 Điều 297 Luật Thương mại 2005.

b) Về yêu cầu bồi thường thiệt hại:

Công ty M đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng:

- 3 máy thêu đã được giao trong lần giao hàng đầu tiên phải sửa chữa liên tục sau khi nhận hàng;

- Máy thêu được giao ở lần giao hàng thứ hai không đạt yêu cầu theo thỏa thuận trong hợp đồng, sau khi bị từ chối nhận hàng cũng không giao bổ sung.

Vì những hành vi trên ca công ty M, công ty H đã gánh chịu một số thiệt hại:

- Thiệt hại từ các đơn hàng gia công phải trả lại nguyên liệu cho khách hàng và khoản thu thất thoát do ngừng sản xuất: đây là khoản lợi đáng lẽ được hưởng của công ty H khi mua máy thêu từ công ty M, nếu các máy thêu vẫn hoạt động bình thường, tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu. Do đó, yêu cầu bồi thường của công ty H là có căn cứ;

- Toàn bộ sản phẩm không đạt yêu cầu phải trả lại để sửa chữa: đối với các sản phẩm công ty sản xuất ra trong quá trình máy liên tục bị hư nếu như để đảm bảo thực hiện hợp đồng đến hạn đối với bên thứ ba, thì coi như công ty H đã thực hiện biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất theo quy định tại Điều 305 Luật Thương mại 2005, vì vậy, yêu cầu bồi thường này là có căn cứ. Nhưng nếu công ty H đã biết máy hư nhưng vẫn tiếp tục sản xuất thì công ty đã vi phạm nghĩa vụ hạn chế tổn thất theo quy định trên. Do đó, khoản thiệt hại này không được bồi thường;

- Lương của người lao động trong thời gian ngưng sản xuất: vì lí do máy thêu không sử dụng được phải bảo hành liên tục và công ty M không giao đủ máy thêu đúng chất lượng nên công ty H phải ngưng sản xuất. Nhưng trong thời gian này công ty H vẫn phải trả lương cho người lao động dù không làm việc, đây là tổn thất thực tế, trực tiếp từ hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của công ty M nên yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất này là có căn cứ;

- Tiền lãi vay ngân hàng để thanh toán các chi phí trong quá trình ngừng sản xuất: yêu cầu này không có căn cứ do đây không phải tổn thất trực tiếp do hành vi vi phạm của công ty M gây ra. Tuy nhiên, thay vì yêu cầu bồi thường khoản tiền này, công ty H có thể yêu cầu bồi thường các chi phí trong quá trình ngừng sản xuất, đây là tổn thất trực tiếp thực tế từ hành vi vi phạm của công ty M.

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

Điều 302, Điều 303, Điều 305 Luật Thương mại 2005.

3. CÔNG TY H CÓ VI PHẠM NGHĨA VỤ THANH TOÁN KHÔNG?

Theo quy định của Luật Thương mại 2005, công ty H đã không vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Công ty M đã giao hàng không đúng theo thỏa thuận, cụ thể là: 03/04 máy giao ngày 21/5/2009 có sự cố về kỹ thuật và thường xuyên phải sửa chữa, đến ngày 30/5/2009, công ty M tiếp tục giao máy thêu cuối cùng nhưng máy không bao bì, trầy xước, không phải máy mới 100% công ty M cũng không khắc phục việc bị từ chối nhận hàng bằng việc giao bổ sung máy thêu. Như vậy, công ty H có đủ bằng chứng về việc bên bán giao hàng không đúng hợp đồng nên theo khoản 3 Điều 51 Luật Thương mại 2005, công ty H có căn cứ để tạm ngừng thanh toán tiền mua hàng cho đến khi công ty M khắc phục sự không phù hợp của máy thêu và giao máy còn lại theo đúng chất lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng.

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

Khoản 3 Điều 51 Luật Thương mại 2005.

 

BÀI TẬP THẢO LUẬN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Tác giả
Tạp chí
Năm xuất bản 0
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ