Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Cơ chế tự chủ, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập


1. Yêu cầu đổi mói tổ chức và hoạt động của dơn vị sự nghiệp công lập

Thứ nhất, dưới góc độ cải cách hành chính: tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức nói chung và khu vực sự nghiệp nói riêng đòi hỏi đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo thống kê của Bộ Nội vụ đến tháng 6/2014, cả nước có trên 50.000 đơn vị sự nghiệp công lập; số lượng viên chức là 1.995.414 người (1), gấp gần 4 lần số biên chế công chức cấp huyện trở lên và cán bộ, công chức cấp xã.

Hầu hết các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc diện chưa tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư. Chi phí hoạt động, tiền lương của viên chức, người lao động, chi đầu tư xây dựng cơ bản, trang cấp thiết bị chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp. Điều này đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn diện tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ hai, dưới góc độ xã hội: xuất phát từ yêu cầu thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ công, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Hiện nay, bên cạnh các đơn vị sự nghiệp công lập, có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục... Điều đó ngày càng tạo áp lực và đặt ra yêu cầu đổi mới hoạt động, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong bối cảnh các chủ thể tham gia quá trình cung cấp dịch vụ công ngày càng đa dạng, người dân như khách hàng có quyền lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ công phù hợp, các đơn vị sự nghiệp công lập phải đối diện với yêu cầu bức thiết đổi mới về cách thức cung cấp, chất lượng dịch vụ. Sự gia tăng dân số(2), tăng trưởng kinh tế, mức sống người dân được nâng lên đòi hỏi đa dạng hóa loại hình cũng như tính phù hợp của dịch vụ. Với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Trong khi điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, năng suất lao động thấp, để khắc phục sự tụt hậu về chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội, biện pháp tăng bộ máy tổ chức, số lượng viên chức và người lao động chỉ mang tính tình thế và không thể kéo dài. Vì vậy, đổi mới hoạt động là lựa chọn ưu tiên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ ba, dưới góc độ khoa học - kỹ thuật: các yếu tố về khoa học, công nghệ, chuyên môn kỹ thuật giữ vai trò hết sức quan trọng nếu không muốn nói là quyết định đến chất lượng dịch vụ của dơn vị sự nghiệp. Hiện nay, xu hướng hội nhập, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong khám chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học... thúc đẩy các đơn vị trong lĩnh vực này phải năng động và có tính thích ứng cao hơn. Các đơn vị sự nghiệp công lập cần tự chủ trên các lĩnh vực như chuyên môn, lựa chọn nhân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thay vì cơ chế chủ quản.

2. Chủ trương đổi mổi tổ chức và hoạt dộng của đơn vị sự nghiệp công lập

Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2 khóa VIII) về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng đều xác định nhiệm vụ trọng tâm là tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế nhằm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, nâng cao năng suất, chất lượng lao động, tăng chất lượng dịch vụ công.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước các giai đoạn 2001-2010 và 2011- 2020(3) đã xác định cải cách tài chính công là nội dung quan trọng của cải cách hành chính. Theo đó, đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công; Nhà nước có các chính sách, cơ chế tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân trực tiếp làm các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hành chính nhà nước.

Tại Thông báo số37-TB/TW ngày 26/5/2011, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế hoạt động và đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện thí điểm góp vốn cổ phần để thành lập mới đối với một số đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị thuộc tập đoàn, tổng công ty khi tiến hành cổ phẩn hóa nhưng không thực hiện cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập độc lập hiện có. Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tăng cường phân cấp và tăng tính tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở có tính đến đặc điểm từng loại hình dịch vụ, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý để xác định mức độ, bước đi phù hợp.

Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) đã ban hành Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 và số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 xác định nhiệm vụ đổi mới mạnh mẽ tổ chức và cơ chê' hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công để cung ứng tốt hơn các dịch vụ cơ bản thiết yếu cho người dân, nhất là các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc các thành phần ngoài Nhà nước.

Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy định về tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập: Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014- 2017. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, cơ chế tự chủ được thực hiện theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 và Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014; cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005; cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, lao động thương binh và xã hội, tư pháp, sự nghiệp khác thực hiện theo Nghị định 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016.

3. Nội dung cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

3.1. Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, chuyên môn

- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bao gồm phần kế hoạch do đơn vị tự xác định và phần kê' hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị tự xây dựng kế hoạch, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện. Đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị xây dựng kế hoạch báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để phê duyệt.

- Đơn vị được tự chủ trong quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của đơn vị, kế hoạch của cơ quan quản lý cấp trên giao; tham gia đấu thầu cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công; liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Cơ sở giáo dục đại học công lập được quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh; quyết định các hoạt động đào tạo... Tổ chức khoa học và công nghệ được tự xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ, dịch vụ khoa học và công nghệ.

3.2. Tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự

- Về tổ chức bộ máy, đơn vị được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Riêng đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. - về nhân sự, đdn vị xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý viên chức, người lao động; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.

Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định số lượng người làm việc. Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên trình cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng người làm việc. Đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên để xuất số lượng người làm việc trên cơ sở định biên bình quân 05 năm trước và không cao hơn số định biên hiện có của đơn vị, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định (đối với các đơn vị sự nghiệp công mới thành lập, thời gian hoạt động chưa đủ 05 năm thì tính bình quân cả quá trình hoạt động).

3.3. Tự chủ về tài chính

- Về giá và phí dịch vụ: đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị xác định giá dịch vụ theo cơ chế thị trường, được quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy. Riêng dịch vụ khám, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật về giá.

Đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, giá dịch vụ được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí.

Đối với dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục thu phí, đơn vị thu phí theo mức thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư:

+ Được chi đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

+ Được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ theo quy định để chi thường xuyên. Cụ thể: chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công. Căn cứ khả năng tài chính, quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

+ Chi nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định của pháp luật.

+ Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có), phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau: trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Quỹ bổ sung thu nhập; Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị; Quỹ khác theo quy định của pháp luật.

Chi bổ sung thu nhập cho người lao động từ Quỹ bổ sung thu nhập theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác. Hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo đơn vị tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của người lao động trong đơn vị.

- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên: cơ bản thực hiện theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. Riêng trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định.

- Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên:

Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo quy định, trường hợp còn thiếu, ngân sách nhà nước cấp bổ sung. Mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý không được vượt mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Mức trích lập các Quỹ theo trình tự: trích tối thiểu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định; Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 2 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị; Quỹ khác theo quy định của pháp luật.

- Đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:

Cơ bản thực hiện như đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Điểm khác biệt là mức trích lập các quỹ, cụ thể: trích tối thiểu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định; Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 01 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị; Quỹ khác theo quy định của pháp luật.

4. Vướng mắc, bất cập và cơ chế bảo đảm thực hiện tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

4.1. Một số vướng mắc, bất cập

Một số quy định trong cơ chế tự chủ còn có sự khác nhau giữa các văn bản pháp luật, do đó, quá trình triển khai gặp nhiều kho khăn.

- Về tự chủ thực hiện nhiệm vu chuyên môn nghiệp vụ:

Cơ chế tự chủ trước hết phải thể hiện đươc tính tự chủ của đơn vị trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là tự chủ về học thuật đối với các đơn vị nghiên cứu khoa học, các đơn vị giáo dục. Tuy nhiên tự chủ về học thuật đối với các cơ sở giáo dục đại học mới dừng ở cơ chế thí điểm, bởi lẽ theo Luật Giáo dục đại học (Điều 32), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

- Về tự chủ tổ chức bộ máy:

Hiện nay, hệ thống các quy định pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước xác định đơn vị sự nghiệp công lập là bộ phận cấu thành của cơ quan nhà nước như: Luật tổ chức Chính phủ (Điều 40) quy định cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, tổng cục, cục, đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 quy định đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, tổng cục, cục, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Việc xác định vị trí pháp lý có ý nghĩa quyết định đến thẩm quyền thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 quy định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Việc làm, thủ trưởng cơ quan quản lý có thẩm quyền thành lập, quyết định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

Sự khác nhau giữa các quy đinh về tự chủ tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập dẫn đến vướng mắc khi thực hiện quyền tự chủ.

- Về tự chủ quyết định vị trí việc làm số lượng viên chức: Hiện nay việc quyết định vị trí việc làm cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp số lượng viên chức được thực hiện theo Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngẩy 08/5/2012 quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, Bộ Nội vụ quyết định vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự; quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự; quyết định vị trí việc làm cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp tỉnh; thẩm định số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập trước khi UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp phê duyệt.

Cũng theo Nghị định nêu trên, đơn vị tham mưu về tổ chức, cán bộ của bộ, ngành hoặc Sở Nội vụ ở địa phương thẩm định đề án vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có dự kiến số lượng viên chức.

Như vậy, cần có cơ chế bảo đảm một cách thực chất quyền quyết định số lượng viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập và tính linh hoạt, phù hợp trong xác định vị trí việc làm, nhất là các đơn vị có đặc thù về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ.

- Về tự chủ trong quyết định nhân sự người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập:

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay được xác định là công chức nên cơ chế quản lý thực hiện theo pháp luật về cán bộ, công chức. Việc quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu do cơ quan quản lý công chức thực hiện.

Theo Luật té chức Chính phủ (Điều 34), Bộ trưởng bổ nhiệm ngươi đứng đầu đơn vị thuộc Bộ. Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương (Điều 22), Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm công chức, viên chức theo thẩm quyền.

Một số văn bản pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể thẩm quyền bổ nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập như: theo Luật Giáo dục nghề nghiệp (các Điều 11, 13 và 14), Giám đốc Trung tâm dục nghề nghiệp do người có thẩm quyền thành lập Trung tâm bổ nhiệm; Hiệu trưởng trường trung cấp, cao đẳng do Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm. Luật Giáo dục đại học (Điều 20) quy định Hiệu trựởng trường cao đẳng, trường đại học, Giám đốc học viện, đại học do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận. Luật Xuất bản (Điều 16) quy định cơ quan chủ quản nhà xuất bản bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) và Tổng biên tập sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Quyết định nhân sự người đứng đâu đơn vị sự nghiệp công lập theo cách trên là một trong những biểu hiện của cơ chế chủ quản vốn không tương thích với xu hướng tự chủ của các cơ sở cung cấp dịch vụ công.

4.2. Cơ chế bảo đảm thực hiện tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập

Thứ nhất, nghiên cứu tiến tới không duy trì cơ quan chủ quản đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị này do cơ quan có thẩm quyển thành lập, nhưng không thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước và được quản lý như đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai, hình thành thể chế dồng bộ về tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Rà soát, sửa đổi các quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Viên chức, bảo đảm đơn vị sự nghiệp tự chủ được quyết định vị trí việc làm, cơ cấu và số lượng viên chức, số lượng người làm việc.

Để có thể khai thác, lựa chọn được người có kinh nghiệm, trình độ quản lý cần nghiên cứu và quy định mở về tuổi nghỉ hưu đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp và có cơ chế cho phép đơn vị sự nghiệp được quyết định thuê người đứng đầu.

Thứ ba, tăng cường tự chủ gắn với nâng cáo vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản lý. Các đơn vị tự chủ phải thành lập Hội đồng quản lý và xem đây là điều kiện để cơ quan quản lý phân cấp cho Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện tự chủ. Hội đồng quản lý là cơ quan quyết định cao nhất các vấn đề quan trọng của đơn vị, kiểm soát việc thực hiện chức năng chức năng, nhiệm vụ của người đứng đầu. Người đứng dầu tổ nhức thực hiện quyết định của Hội đồng, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động thường xuyên của đơn vị. Mô hình này khắc phục tình trạng lạm quyền của cá nhân người đứng đầu. Đối với đơn vị mới thành lập, cơ quan chủ quản quyết định thành lập theo đề nghị của người đứng đầu; đối với các đơn vị đang hoạt động, Hội đồng quản lý được thành lập theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng hiện hành. Người đứng đầu do Hộ i đồng quản lý lựa chọn và đề nghị cơ quan quản lý bổ nhiệm hoặc công nhận.

Thứ tư, để tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp công lập dần thích ứng với cơ chế tự chủ, trong thời gian đầu, Nhà nước cân có cơ chế hỗ trợ kinh phí hoạt động trong thời gian xác định. Sau đó, chấm dứt chính sách bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách, các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm từ nguồn thu sự nghiệp và các khoản thu khác.

Đối với các đơn vị sự nghiệp hoạt động trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn không có nguồn thu hoặc nguồn thu hạn chế hoặc thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao, cần xác định cơ chế cấp kinh phí theo nhiệm vụ được giao trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí hoặc cấp trực tiếp thông qua đối tượng sử dụng dịch vụ.

TS. Hoàng Thị Ngân, ThS Bùi Công Quang - Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và công vụ, Văn phòng Chính phủ

--------------------------

Ghi chú:

(1)  www.moha.gov.vn

(2)http://laodong.com.vn/xa-hoi/dan-so-viet- nam-dung-thu-14-tren-the-gioi-thu-3-dong-nam-a-223987.bld

(3) Ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 và Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011.

tcnn.vn

Cơ chế tự chủ, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập

Tác giả TS. Hoàng Thị Ngân, ThS Bùi Công Quang - Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và công vụ, Văn phòng Chính phủ
Tạp chí tcnn.vn
Năm xuất bản 2017
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ