Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Khóa luận tốt nghiệp Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Tác giả Nguyễn Hà Phương
Tạp chí Đại học Ngoại Thương
Năm xuất bản 2008
Tham khảo

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
I. Khái niệm chung về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1. Đầu tư
1.1. Khái niệm
Đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội 1. Đầu tư theo nghĩa hẹp là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó. Theo nghĩa rộng, đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực hiện tại với kỳ vọng đem lại cho nền kinh tế và xã hội những kết quả hoặc lợi ích trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả hoặc lợi ích đó. Theo Khoản 1 Điều 1 Luật Đầu tư năm 2005, “đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” Như vậy, có thể hiểu đầu tư là một hoạt động kinh tế, trong đó, các nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước bỏ vốn bằng các tài sản hữu hình (như tiền, máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…) hoặc tài sản vô hình (như bằng phát minh sáng chế, kinh nghiệm quản lý, tri thức khoa học công nghệ,…) để hình thành tài sản và tiến hành các hoạt động đầu tư nhằm thu được lợi nhuận hoặc các lợi ích khác trong tương lai.
1 Vũ Chí Lộc – Giáo trình đầu tư nước ngoài – Nhà xuất bản Giáo dục 1997 – Trang 5.
T¸c ®éng cña LuËt §Çu tn
¨m 2005 vμo ®Çu ttrùc
tiÕp níc
ngoμi t¹i ViÖt Nam
Trang 5
1.2. Các hình thức đầu tư
a. Căn cứ vào mục đích: Đầu tư được chia thành đầu tư phi lợi nhuận và đầu tư kinh doanh: Đầu tư phi lợi nhuận là việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện các hoạt động không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Đầu tư kinh doanh là hoạt động đầu tư sử dụng các nguồn lực để kinh doanh thu lợi nhuận. b. Căn cứ vào sự di chuyển vốn - Đầu tư trong nước: Có thể hiểu đầu tư trong nước là hình thức đầu tư mà vốn đầu tư không chảy ra ngoài biên giới quốc gia. Theo Khoản 13 điều 3 Luật Đầu tư năm 2005, “đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền hoặc các tài sản hợp lý khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam”. - Đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư mà có sự di chuyển vốn ra ngoài biên giới quốc gia. Theo Luật Đầu tư năm 2005: “đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. c. Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư: Đầu tư được chia thành hai hình thức: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà người chủ sở hữu vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn đầu tư. Hay nói các khác, trong hình thức đầu tư này, có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý vốn đầu tư. Ngược lại, trong đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại. Nói cách khác, trong hình thức này, không có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý vốn đầu tư.
T¸c ®éng cña LuËt §Çu tn
¨m 2005 vμo ®Çu ttrùc
tiÕp níc
ngoμi t¹i ViÖt Nam
Trang 6
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
2.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI là “số vốn đầu tư được tiến hành nhằm thu hút được lợi ích lâu dài tại một doanh nghiệp đang hoạt động tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của đầu tư là có được tiếng nói hiệu lực và đạt được kết quả cao trong hoạt động quản lý doanh nghiệp.” 2
Theo Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), FDI là “khoản đầu tư bao gồm mối quan hệ trong dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền quản lý lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hay công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh nước ngoài).” 3 Như vậy IMF và UNCTAD đều thống nhất rằng FDI là một hình thức đầu tư quốc tế, trong đó nhà đầu tư giành được quyền quản lý một doanh nghiệp ở nước ngoài mà mình bỏ vốn đầu tư để thu được lợi ích kinh tế trong dài hạn.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lại đưa ra định nghĩa về FDI như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với hình thức đầu tư trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu hay các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty.” 4
Định nghĩa về FDI của WTO có một chút khác biệt so với hai định nghĩa trên. WTO cho rằng, trong hầu hết chứ không phải là tất cả các dự án đầu tư trực tiếp
2 IMF’s Balance of Payment 5th edition 3 http://www.unctad.org/Templates/Page.asp?intItemID=3146&lang=1 4 http://www.wto.org/english/news_e/pres96_e/pr057_e.htm
T¸c ®éng cña LuËt §Çu tn
¨m 2005 vμo ®Çu ttrùc
tiÕp níc
ngoμi t¹i ViÖt Nam
Trang 7
nước ngoài có gắn với việc thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, định nghĩa này cũng không nêu lên được mục tiêu cuối cùng của các nhà đầu tư – lợi nhuận dài hạn. Luật Đầu tư năm 2005 không đưa ra khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên có định nghĩa về hoạt động đầu tư nước ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp. Theo Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005: “đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” và “đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. Như vậy, ta có thể đưa ra một khái niệm về FDI theo Luật Đầu tư năm 2005 như sau: FDI là hình thức đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác vào Việt Nam để tiến hành và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Có thể nói cách tiếp cận FDI theo Luật Đầu tư năm 2005 khá tương đồng với cách tiếp cận của WTO: cả hai đều nhấn mạnh vào quyền quản lý hoạt động đầu tư và không đề cập đến mục tiêu lợi nhuận của dự án. Chúng ta cũng có thể thấy một sự đổi mới trong cách hiểu về FDI trong Luật Đầu tư năm 2005 so với Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996. Theo đó, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được mở rộng, nhà đầu tư không còn bị giới hạn bởi ba hình thức đầu tư (hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) như trong Luật ĐTNN năm 1996. Tựu chung lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể hiểu là một hình thức đầu tư có sự di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để tham gia kiểm soát dự án đầu tư đó nhằm thu lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
2.2. Phân loại
a. Theo cách thức thâm nhập: FDI có hai dạng đó là đầu tư mới và mua lại, sáp nhập - Đầu tư mới (Greenfield Investment)
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng để xây dựng các doanh nghiệp mới hoặc phát triển thêm các doanh nghiệp có sẵn trong nước. Đây là phương thức các quốc gia nhận FDI thích nhất vì tạo được thêm công ăn việc làm cho người
T¸c ®éng cña LuËt §Çu tn
¨m 2005 vμo ®Çu ttrùc
tiÕp níc
ngoμi t¹i ViÖt Nam
Trang 8
trong nước, nâng cao sản lượng, chuyển giao kỹ thuật cao cấp, đồng thời tạo được mối liên hệ trao đổi với thị trường thế giới. Tuy nhiên, đầu tư mới có thể “bóp nghẹt” sản xuất trong nước do các doanh nghiệp FDI có khả năng cạnh tranh, trình độ kỹ thuật và hiệu quả kinh tế cao hơn; đồng thời hình thức này có thể làm khô cạn nguồn tài nguyên trong nước. - Mua lại và sáp nhập (Mergers and acquisitions – M&A) Mua lại và sáp nhập xảy ra khi tài sản của một doanh nghiệp trong nước được chuyển giao cho một doanh nghiệp nước ngoài. Hình thức chuyển giao có thể là một sự sáp nhập (merger) giữa một công ty trong nước và một công ty nước ngoài để tạo thành một doanh nghiệp mới. Hình thức chuyển giao thứ hai là bán đứt công ty trong nước cho công ty nước ngoài. b. Theo mục đích đầu tư
- FDI tìm kiếm tài nguyên FDI tìm kiếm tài nguyên là hình thức đầu tư nguyên thuỷ của các công ty xuyên quốc gia. Hình thức này có tác dụng thúc đẩy thương mại thông qua nhập khẩu tư liệu sản xuất từ nước đầu tư đến nước nhận nhận đầu tư và xuất khẩu thành phẩm, bán thành phẩm từ nước nhận đầu tư ra nước ngoài.
- FDI tìm kiếm thị trường FDI tìm kiếm thị trường là hình thức đầu tư sản xuất sản phẩm cùng loại với sản phẩm ở nước đầu tư và tiêu thụ sản phẩm tại nước nhận đầu tư. Hình thức này xuất hiện nhằm vượt qua các rào cản thương mại và giảm thiểu chi phí vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
- FDI tìm kiếm hiệu quả FDI tìm kiếm hiệu quả là hình thức trong đó nhà đầu tư phân bố một số công đoạn sản xuất ở nước ngoài để tận dụng chi phí thấp nhằm tối ưu hoá quá trình sản xuất, chủ yếu áp dụng cho những ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu.

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ