Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Luận án Tiến sĩ Luật học_Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam

Tác giả LẠI VĂN TRÌNH
Tạp chí TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Năm xuất bản 2011
Tham khảo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH --------- LẠI VĂN TRÌNH BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : LUẬT HÌNH SỰ MÃ SỐ : 62 38 40 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN VĂN ĐỘ TP.HỒ CHÍ MINH - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lại Văn Trình MỤC LỤC ---------------------------------- Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Mở đầu ........................................................................................ 1 Chương 1 Nhận thức chung về bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền và trong tố tụng hình sự ................................................ 9 1.1. Nhà nước pháp quyền và bảo đảm quyền con người ........................... 9 1.2. Vấn đề lý luận bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự .......................................................... 27 Chương 2 Thực trạng bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam và pháp luật quốc tế .... 51 2.1. Thực trạng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ........................................... 51 2.2. 2.3. Thực trạng bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự ..................................................... Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội trong pháp luật tố tụng hình sự quốc tế ............................................................................. 78 101 Chương 3 Một số kiến nghị tăng cường bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam ............... 109 3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự ............ 109 3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự nhằm bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ............................................................................................... 151 Kết luận ....................................................................................... 158 Danh mục các công trình đã được công bố liên quan đến luận án .. 163 Danh mục tài liệu tham khảo ...................................................... 164 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ------------------------------------ Bộ luật dân sự : BLDS Bộ luật hình sự : BLHS Bộ luật tố tụng dân sự : BLTTDS Bộ luật tố tụng hình sự : BLTTHS Toà án : TA Toà án nhân dân tối cao : TANDTC Tố tụng hình sự : TTHS Viện kiểm sát : VKS Viện kiểm sát nhân dân tối cao : VKSNDTC - 1 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Bảo đảm quyền con người là một trong những nội dung và cũng là mục đích của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chăm lo đến con người, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con người phát triển toàn diện trong thực hiện các chính sách kinh tế xã hội, trong các hoạt động Nhà nước là những quan điểm cơ bản được thể hiện trong các văn bản của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong những năm gần đây. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” khẳng định: “Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm”. Văn kiện Đại hội X của Đảng cũng đặt ra nhiệm vụ “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người”. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng mới đây cũng tiếp tục đặt ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. Hoạt động tố tụng hình sự là một mặt hoạt động của Nhà nước liên quan rất chặt chẽ với quyền con người. Hoạt động tố tụng hình sự là nơi các biện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng phổ biến nhất; và vì vậy là nơi quyền con người của các chủ thể tố tụng, đặc biệt là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, có nguy cơ dễ bị xâm hại nhất. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử trong những năm qua cho thấy rằng cũng còn nhiều trường hợp vi phạm quyền con người trong quá trình tiến hành tố tụng. Những vi phạm đó xảy ra là do nhiều nguyên nhân, trong đó có bất cập, hạn chế của pháp luật, cơ chế, nhận thức, thái độ của người tiến hành tố tụng, các quy định về chế độ trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, người tiến hành tố tụng đối với - 2 - công dân... Vì vậy, có thể nói nghiên cứu việc bảo đảm quyền con người của các chủ thể tố tụng nói chung, đặc biệt của các chủ thể người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng trong tố tụng hình sự từ góc độ lập pháp cũng như áp dụng pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung, trong công cuộc cải cách tư pháp nói riêng ở nước ta. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong khoa học pháp lý nước ta cũng như quốc tế, vấn đề bảo đảm quyền con người nói chung, quyền con người trong hoạt động tư pháp cũng như quyền con người trong tố tụng hình sự đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ các góc độ và với các mức độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu đã công bố có thể được phân thành các nhóm sau đây: - Từ góc độ nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung trong Nhà nước pháp quyền có các công trình "Quyền con người trong thế giới hiện đại" của nguyên Giám đốc trung tâm quyền con người của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh GS.TS. Hoàng Văn Hảo và Phạm Ích Khiêm; công trình "Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay" của Đỗ Trung Hiếu; công trình "Triết học chính trị về quyền con người" của Nguyễn Văn Vĩnh; công trình "Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của GS.TS. Trần Ngọc Đường; bài báo "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người" của TS. Tường Duy Kiên; chuyên khảo "Quyền lực Nhà nước và quyền con người" của PGS. TS. Đinh Văn Mậu; các công trình của GS. TSKH Lê Văn Cảm về Nhà nước pháp quyền, về bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền… Trong các công trình này, các tác giả đã nghiên cứu khái niệm và các đặc điểm Nhà nước pháp quyền nói chung, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng; nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân; nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền… Tuy nhiên, các công trình nêu trên thực hiện việc nghiên cứu bảo đảm quyền con người từ góc độ triết học, xã hội học hoặc lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật. Các tác giả cố - 3 - gắng đưa ra quan niệm về quyền con người, các đặc trưng về quyền con 

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ