Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

1 – Việc soạn thảo, ban hành và sửa đổi Hiến pháp được tiến hành theo một trình tự, thủ tục đặc biệt khác với việc ban hành, sửa đổi các ngành luật khác.

2 – Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát hoạt động chấp hành pháp luật của các bộ, các cơ quan ngang bộ, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang …

3 – Hiến pháp là đạo luật gốc, cơ bản của một quốc gia.

4 – Theo hiến pháp 1959, chủ tịch nước phải từ 35 tuổi trở lên và được Quốc hội bầu ra trong số các Đại biểu Quốc hội.

5 – Tòa chuyên trách tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

6 – Hiến pháp 1959 Chính phủ là cơ quan chấp hành và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Quốc hội.

7 – Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch thuộc sự điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức.

8 – Các quy phạm pháp luật khác do nhà nước ban hành nếu có nội dung điều chỉnh trái với Hiến pháp đều bị hủy bỏ.

9 – Hiệu lực của Hiến pháp cao hơn các Điều ước quốc tế mà quốc gia đó tham gia hoặc ký kết.

10 – Thành viên của uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng thời là thành viên của Chính phủ và phải làm việc theo chế độ chuyên trách.

11 – Thẩm phán, phó chánh án Toà án nhân dân các cấp do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễm nhiệm và cách chức.

12 – Nhiệm kỳ của chủ tịch nước theo nhiệm ky của Quốc hội.

13 – Hiến pháp XHCN không được xây dựng trên cơ sở nền tảng nguyên tắc “Tam quyền phân lập”.

14 – Chủ tịch nước là tập thể do quốc hội bầu ra, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại theo Hiến pháp 1980.

15 – Trong thời gian quốc hội không họp thì Uỷ ban thường vụ quốc hội coa quyền phê chuẩn đề nghị của thủ tướng chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức phó thủ tướng,  bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, sau đó báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên.

16 – Quốc hội bầu, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

17 – Tất cả các ngành luật khác của pháp luật quốc gia khi ban hành phải được dựa trên cơ sở nền tảng của Bản hiến pháp.

18 – Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong các nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

19 – Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1959 là cá nhân từ 35 tuổi trở lên được bầu trong số các đại biểu quốc hội.

20 – Trước cách mạng tháng 8, năm 1945 nước ta không có Hiến pháp bởi vì lúc đó nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến với chính thể quan chủ chuyên chế.

21 – Đại biểu HĐND mất quyền đại biểu HĐND khi có hành vi phạm tội, bị kết án.

22 – Công dân Việt Nam không thể bị tước quốc tịch Việt nam.

23 – Xét xử là chức năng duy nhất của Toà án nhân dân các cấp.

24 – Một nhà nước pháp quyền là nhà nước các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đảm bảo và hiện thực cao.

25 – Tất cả đại biểu quốc hội đều hoạt động chuyên trách.

26 – Theo quy định của pháp luật Việt Nam mất quốc tịch là bị tước quốc tịch.

27 – Theo quy định của pháp luật hiện hành, Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.

28 – Hiến pháp là một đạo luật gốc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất, được ban hành theo một trình tự, thụ tục đặc biệt do vậy Hiến pháp không mang bản chất giai câp.

29 – Chính phủ có quyền thành lập các bộ và các cơ quan ngang bộ.

30 – Vấn đề quốc tịch phản ánh về chế độ dân số và dân cư của nhà nước.

31 – Việc xác định quốc tịch chỉ có ý nghĩa đối với công dân.

32 – Quá trình hoàn thiện Bộ máy nhà nước qua các bản Hiến pháp thì quyền làm chủ của người dân ngày càng được phát huy.

33 – Các quyền và nghĩa vụ của công dân được ghi nhận trong hiến pháp đều được gọi là các quyền và nghĩa vụ cơ bản.

34 – Đại biểu Hội đồng nhân dân bắt buộc phải là Đảng viên.

35 – Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là Ủy viên UBND.

Nhận định môn Luật Hiến pháp Việt Nam 2013

Tác giả
Tạp chí
Năm xuất bản 0
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ