Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam

Tác giả PHẠM THU THỦY
Tạp chí TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Năm xuất bản 2014
Tham khảo
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có nghề trồng lúa nước truyền thống với khoảng 70% dân số là nông dân. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong thế giới hiện đại, vấn đề an ninh lương thực đang là một trong những thách thức mang tính toàn cầu. An ninh lương thực gắn liền với đất nông nghiệp. Vì vậy, việc bảo vệ chặt chẽ đất nông nghiệp là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu khách quan đặt ra là phải chuyển một tỉ lệ đất nông nghiệp thích hợp sang đất xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị mới và xây dựng cơ sở hạ tầng,…phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Để giải quyết yêu cầu này, Nhà nước thực hiện thu hồi đất của người sử dụng đất nông nghiệp. Thu hồi đất không đơn giản chỉ là việc làm chấm dứt quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với một diện tích đất nông nghiệp nhất định. Hành động này để lại những hậu quả về kinh tế - xã hội cần kịp thời giải quyết nhằm duy trì sự ổn định chính trị, xã hội. Thực tế cho thấy đây là công việc khó khăn, phức tạp và thường phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai gay gắt, nóng bỏng. Bởi lẽ, nó “đụng chạm” trực tiếp đến những lợi ích thiết thực không chỉ của người sử dụng đất mà còn của Nhà nước, của xã hội và lợi ích của các doanh nghiệp, chủ đầu tư. Chỉ khi nào Nhà nước giải quyết hài hòa lợi ích của các chủ thể này thì việc thu hồi đất mới không tiềm ẩn nguy cơ khiếu kiện, tranh chấp kéo dài gây mất ổn định chính trị - xã hội. Dẫu vậy, không phải trong bất kỳ trường hợp thu hồi đất nào, Nhà nước, người sử dụng đất và các nhà đầu tư cũng tìm được “tiếng nói” đồng thuận; bởi lẽ, người bị thu hồi đất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc thu hồi đất nông nghiệp, họ là người bị mất đất sản xuất nông nghiệp - mất tư liệu sản xuất quan trọng nhất, trở thành người thất nghiệp và đời sống gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, v.v.. Hơn nữa, thu hồi đất nông nghiệp còn đặt ra thách thức mà xã hội phải giải quyết; đó là việc giảm sút diện tích đất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực quốc gia, làm giảm sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm… Nhận thức được những thách thức do việc thu hồi đất nông nghiệp gây ra cho sự phát triển bền vững của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan điểm, đường lối, chính sách và ban hành pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của người sử dụng đất, lợi ích của xã hội và lợi ích của nhà đầu tư. Mặc dù vậy, thực tế thi hành pháp luật đất đai nói 2 chung và thi hành các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng vẫn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót. Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, khiếu kiện liên quan đến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vẫn chiếm khoảng 70% tổng số các vụ việc khiếu kiện về đất đai. Điều này có nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về thu hồi đất và bồi thường có những nội dung còn chưa phù hợp với thực tiễn, như các quy định về giá đất bồi thường; quy định về cơ chế thu hồi đất sử dụng vào mục đích kinh tế; quy định về thời điểm xác định giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư v.v.. Để khắc phục những hạn chế này, cần có sự đánh giá một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Điều này lại càng có ý nghĩa trong bối cảnh các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và thu hồi đất nông nghiệp nói riêng vừa được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014. Với ý nghĩa đó, tôi lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ luật học.

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ