Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN, LÝ THUYẾTMÔN LUẬT ĐẤT ĐAI

Bài 1

1. Xác định chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam qua các bản hiến pháp.

2. Phân tích các nguyên tắc của Luật đất đai? Trong các nguyên tắc đó, nguyên tắc nào quan trọng nhất?

3. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Việt Nam có nên tư hữu hóa đất đai không, tại sao?

4. Phân tích quá trình phát triển của Luật đất đai kể từ khi chế độ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai được xác lập. Nêu nhận xét rút ra từ quá trình phát triển đó.

5. Phân tích mối quan hệ giữa Luật Đất đai với các ngành luật khác.

6. Các nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?

a. Luật đất đai điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội có liên quan đến đất đai.

b. Người sử dụng được phép chuyển quyền sử dụng đất từ khi Luật đất đai năm 1987 có hiệu lực.

c. Người sử dụng đất cũng có quyền định đoạt đối với đất đai.

d. Nguồn của Luật đất đai chỉ bao gồm các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.

e. Luật đất đai chỉ là công cụ thực hiện quyền sở hữu nhà nước về đất đai.

 

Bài 2

1. Phân tích quy định về người sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013.

2. Phân tích hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai theo pháp luật hiện hành.

3. Phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất trong lĩnh vực đất đai.

4. Phân tích các loại đất theo quy định của pháp luật đất đai.

5. Các nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?

a. Quan hệ pháp luật đất đai bao gồm tất cả các quan hệ xã hội có liên quan đến đất đai.

b. Tổ chức kinh tế sử dụng đất theo Luật Đất đai không bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam.

c. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có cùng hộ khẩu thường trú.

d. Người trực tiếp sử dụng đất là người sử dụng đất trong quan hệ pháp luật đất đai.

e. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống, làm ăn ổn định ở nước ngoài.

 

Bài 3

1. Đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất được tiến hành trong trường hợp nào? Việc đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất có phải là hoạt động bắt buộc đối với người sử dụng đất?

2. Thế nào là giá đất và ý nghĩa của đối với Nhà nước và xã hội?

3. Trình bày các loại giá đất do Nhà nước quy định và các trường hợp áp dụng?

4. Thế nào là giá thị trường của đất đai? Loại giá thị trường nào được thừa nhận hiện nay?

5. Nêu ý kiến về việc Nhà nước có nên quy định giá đất của nhà nước sát với giá đất trên thị trường?

 

Bài 4

1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động điều phối đất đai?

2. Thế nào là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất? Xác định các bước và thẩm quyền liên quan trong trình tự, thủ tục lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3. Xác định thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất?

4. Xác định trình tự, thủ tục thu hồi đất.

5. Xác định những trường hợp và điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất?

6. Phân biệt thu hồi đất và trưng dụng đất.

7. So sánh đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ với đối tượng được Nhà nước cho thuê đất?

8. So sánh hạn mức giao đất nông nghiệp với hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp?

9. So sánh quy định về hạn mức đất nông nghiệp với quy định về hạn mức đất ở.

10. Xác định hình thức sử dụng đất cho các trường hợp sau:

a. Ông Nguyễn Văn X sử dụng đất 10.000m2 đất vào mục đích trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi tại Huyện Củ Chi, TP.HCM.

b. Hộ gia đình ông Y sử dụng 52.000m2 đất trồng dừa tại tỉnh Bến Tre.

c. Ông V sử dụng 300m2 đất xây dựng nhà ở quận Thủ Đức, TP.HCM.

d. Ông A là người Mỹ (gốc Việt) sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán tại Việt Nam.

e. Công ty Kepple Land (DN 100% vốn nước ngoài) sử dụng đất xây dựng chung cư cao cấp để bán tại Quận 2 TP.HCM.

f. Công ty X là tổ chức kinh tế trong nước sử dụng đất cho mục đích sản xuất gạch ngói.

g. Công ty cổ phần Kinh đô sử dụng đất xây dựng nhà máy sản xuất bánh, kẹo.

h. Ông Y là cá nhân trong nước sử dụng đất xây dựng chợ để chuyển nhượng và cho thuê sạp chợ.

i. Trường Đại học Luật TP.HCM sử dụng đất xây dựng cơ sở mới của trường tại Quận 9, TP.HCM.

j. Công ty K là tổ chức kinh tế trong nước sử dụng đất xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp để chuyển nhượng, cho thuê QSDĐ gắn liền với kết cấu hạ tầng.

k. Công ty D là tổ chức kinh tế trong nước sử dụng đất xây dựng hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

l. Công ty E là tổ chức kinh tế trong nước sử dụng đất đầu tư xây dựng nhà ở.

10. Các nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?

a. Chỉ có UBND mới có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất.

b. Hạn mức giao đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân được tính riêng theo từng địa phương.

 c. Mọi trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất đều phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d. Chủ thể sử dụng đất xây dựng kinh doanh nhà ở đều được giao đất có thu tiền SDĐ.

e. Mọi trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất đều được bồi thường đối với đất bị thu hồi.

f. Trưng dụng đất và thu hồi đất đều dẫn đến việc chấm dứt QSDĐ của người SDĐ.

g. Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên & môi trường cấp GCNQSDĐ.

h. Khi cần đất sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế thì Nhà nước đều áp dụng biện pháp thu hồi đất của người đang sử dụng để chuyển giao cho nhà đầu tư.

12. Ông Nam sử dụng 5ha đất trồng lúa tại huyện Chợ Gạo, Tiền Giang từ năm 1994 đến nay (đất không có giấy tờ về QSDĐ). Hỏi:

a. Ông Nam có được Nhà nước cấp GCN đối với QSDĐ không? Tại sao?

b. Ông Nam muốn mở rộng sản xuất  nông nghiệp nên đã nhận chuyển nhượng thêm 30 ha đất trồng lúa tại địa phương. Việc nhận chuyển nhượng này có được phép không, tại sao?

c. Ông Nam muốn chuyển 1000 m2 đất trồng lúa sang trồng xoài. Hãy cho biết điều kiện để ông Nam được chuyển mục đích? Trường hợp này có phải xin phép không, tại sao?

d. Cho biết thời hạn sử dụng 5 ha đất trồng lúa nói trên? Nếu hết thời hạn sử dụng thì giải quyết thế nào?

13. Công ty TNHH K là tổ chức kinh tế trong nước có chức năng kinh doanh BĐS. Công ty K muốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán và cho thuê tại quận 9, TP.HCM. Khu đất mà công ty K muốn sử dụng để thực hiện dự án có hiện trạng là đất nông nghiệp do nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Hỏi:

a. Trường hợp này Nhà nước có thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân để giao cho công ty K thực hiện dự án không, tại sao?

b. Nếu thuộc trường hợp thu hồi đất thì cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi?

c. Hình thức sử dụng đất của công ty K trong trường hợp nói trên?

14. Ông M sử dụng 200 m2 đất ở tại xã Y, huyện X, tỉnh T từ năm 1992 (không có giấy tờ về QSDĐ). Năm 2005, 200 m2 đất mà M đang sử dụng nằm trong khu vực được quy hoạch xây dựng công trình công cộng. Tháng 7/2014, 200 m2 đất của ông M bị thu hồi để thực hiện quy hoạch. Hỏi:

a. Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất của ông M?

b. Trường hợp bị thu hồi đất, ông M có được bồi thường không, tại sao?Bài 5

 

1. So sánh quyền giao dịch QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân với quyền giao dịch QSDĐ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

2. So sánh quyền giao dịch QSDĐ của tổ chức kinh tế với quyền giao dịch QSDĐ DN có vốn đầu tư nước ngoài.

3. So sánh quyền của tổ chức kinh tế trong nước với quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài SDĐ thực hiện dự án đầu tư.

4. So sánh quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân với quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế.

5. So sánh quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất với quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

6. So sánh quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất với quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

7. So sánh để thừa kế quyền sử dụng đất với tặng cho quyền sử dụng đất.

8. Phân tích các điều kiện chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

9. Trình bày quy định pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh. Xác định hình thức sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hình thành do góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

10. Chứng minh sự ảnh hưởng của các yếu tố sau đây đến quyền của người sử dụng đất: chủ thể sử dụng đất, hình thức sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.

11. Thế nào là giao dịch quyền sử dụng đất? Loại giao dịch quyền sử dụng đất nào có thể làm chuyển quyền sử dụng đất?

12. So sánh điều kiện giao dịch quyền sử dụng đất với điều kiện giao dịch tài sản gắn liền trên đất.

13. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

a. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp đều được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp với hộ gia đình, cá nhân khác.

b. Người nước ngoài cũng được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ cá nhân trong nước.

c. DN có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để đầu tư tại Việt Nam được nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ các chủ thể sử dụng đất trong nước để hợp tác sản xuất kinh doanh.

d. Tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm không được thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất.

e. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất để đầu tư tại Việt Nam không được tặng cho quyền sử dụng đất.

g. Cộng đồng dân cư không được giao dịch quyền sử dụng đất.

h. Cơ sở tôn giáo cũng được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

i. Người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất mới được thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất.

14. Trong các giao dịch quyền sử dụng đất sau đây, giao dịch nào là hợp pháp? Tại sao? (giả sử điều kiện chung để thực hiện giao dịch đã được đảm bảo)

a. Ông A đề thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa của mình cho con gái là B - hiện là giảng viên một trường đại học, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

b. Hộ gia đình C đổi 1000m2 đất nông nghiệp của mình để lấy 70m2 đất ở của hộ gia đình D.

c. Tổ chức kinh tế M tặng quyền sử dụng đất (trong dự án nhà ở thương mại của mình) cho những nhân viên có thành tích tốt để xây nhà ở.

d. Công ty TNHH X thế chấp quyền sử dụng đất cho Công ty cổ phần H (kinh doanh bất động sản) để vay tiền.

e. Ông Smith, công dân Mỹ đang đầu tư tại Việt Nam, nhận chuyển nhượng 20.000m2 đất của hộ gia đình ông T để thực hiện dự án đầu tư của mình.

f. Ông Khanh (là cá nhân sử dụng đất trong nước) cho Công ty Salvis (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) thuê 500m2 đất thuộc quyền sử dụng của mình để xây dựng văn phòng giao dịch.

 

Bài 6

1. Những nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?

a. Giá đất do Nhà nước quy định là một trong những căn cứ để tính tất cả các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

b. Tiền sử dụng đất là nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất dưới hình thức giao phải nộp cho Nhà nước.

c. Giá đất tính tiền sử dụng đất phải phù hợp với giá đất thị trường tại thời điểm xác định tiền sử dụng đất.

d. Người sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp không phải nộp tiền sử dụng đất.

d. Chủ thể nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì không phải nộp thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất.

e. Chỉ các chủ thể được Nhà nước cho thuê đất mới phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuê đất.

f. Tất cả các chủ thể được Nhà nước cho phép sử dụng đất đều phải nộp thuế sử dụng đất.

g. Thuế sử dụng đất và tiền sử dụng đất là một loại nghĩa vụ tài chính.

h. Khi đăng ký quyền sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp lệ phí trước bạ.

i. Thuế thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất là loại thuế áp dụng đối với tất cả các hành vi chuyển quyền sử dụng đất.

k. Chủ thể sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ thì không phải nộp lệ phí địa chính.

 

2. Xác định nghĩa vụ tài chính của các chủ thể SDĐ trong các trường hợp sau:

a. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán.

b. Tổ chức kinh tế sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản.

c.  Hộ gia đình bà T sử dụng 400 m2 đất ở tại Quận 9 Tp Hồ Chí Minh từ năm 1971 không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nay được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

d. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

e. Bà V (Việt kiều Úc) mua nhà gắn liền với QSDĐ ở tại Việt Nam.

f. Hộ gia đình Ông H đang sử dụng 1 ha đất trồng lúa tại tỉnh Vĩnh Long.

g. Công ty cổ phần Nam Long được Nhà nước cho phép sử  20 ha đầu tư xây dựng khu nhà ở thương mại để cho thuê.

 h. Ông X được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 200 m2 đất trồng cây ăn trái sang làm đất ở.

i. Công ty TNHH thương mại Bình Minh nhận chuyển nhượng 200 m2 đất ở của bà Vân sau đó chuyển mục đích sang làm mặt bằng kinh doanh.

j. Công ty TNHH HQ chuyển mục đích sử dụng 7000m2 đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sang thực hiện dự án xây dựng chung cư cao tầng để bán.

  

Bài 7

1. Khái niệm, ý nghĩa, nội dung của thanh tra đất đai?

2. Vi phạm pháp luật đất đai và các hình thức xử lý?

3. Cơ chế giám sát việc chấp hành pháp luật đất đai?

4. Phân tích quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai?

5. Phân tích quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai?

6. Các nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?

a. Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật đất đai có thể vừa bị xử lý kỷ luật vừa bị xử phạt hành chính.

b. TAND giải quyết tất cả các tranh chấp QSDĐ mà đương sự có yêu cầu.

c. UBND cũng có thể giải quyết tranh chấp thừa kế QSDĐ.

d. Mọi tranh chấp đất đai đều phải được hòa giải tại UBND cấp xã.

e. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai lần đầu thì người khiếu nại được quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính.

7. Bà Ngàn có 200 m2 đất ở tại Sài Gòn từ năm 1972 (có bằng khoán điền thổ do cơ quan có thẩm quyền chế độ cũ cấp). Năm 1990, bà Ngàn làm hợp đồng (bằng giấy tay) bán 200 m2 đất cho bà Quỳnh với giá 5 lượng vàng 24k. Bà Quỳnh đã xây nhà kiên cố trên đất nhưng chưa làm thủ tục cấp GCN. Đến năm 2015, do diện tích đất này lên giá, bà Ngàn yêu cầu bà Quỳnh hủy hợp đồng mua bán trước đây vì hợp đồng này làm bằng giấy tay. Bà Quỳnh không đồng ý. Tranh chấp đã xảy ra. Hỏi:

a. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp nói trên?

b. Hướng giải quyết tranh chấp trên như thế nào?

8. Tháng 01/2005, Công ty cổ phần H được UBND tỉnh C cho thuê 2 ha đất để xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê. Vì lý do riêng nên công ty H vẫn chưa triển khai thực hiện dự án. Tháng 01/2015, UBND tỉnh C đã quyết định thu hồi 2 ha đất này do không sử dụng đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Hỏi:

a. Trường hợp không đồng tình với quyết định thu hồi đất này thì Công ty H có thể yêu cầu cơ quan nào bảo vệ quyền lợi cho mình, trình tự, thủ tục?

b. Việc thu hồi đất của UBND tỉnh C là đúng hay sai, tại sao?

 

Bộ câu hỏi lý thuyết ôn tập môn luật đất đai

Tác giả
Tạp chí
Năm xuất bản 0
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ