Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.
CẦN THÊM CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC
Lê Anh

Để tránh thua thiệt ngay trên sân nhà khi hội nhập TPP và EVFTA, ngoài việc các doanh nghiệp (DN) bán lẻ không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng rất cần có thêm chính sách hỗ trợ ngành bán lẻ trong nước.

Hàng rào kỹ thuật chưa được phát huy

Từ năm 2009, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn cho các nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, nếu muốn mở cơ sở bán lẻ thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng quy định về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) do các địa phương đánh giá.

Quy định này được đưa ra như một cách hạn chế nhà đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh thị trường bán lẻ tại Việt Nam, bảo vệ DN trong nước.

Tuy nhiên, trên thực tế đang có sự quá “dễ dãi”của các địa phương trong việc sử dụng công cụ ENT đối với DN bán lẻ khối ngoại. Chính vì vậy, các DN FDI với tiềm lực lớn đã nhanh chóng mở rộng các điểm bán lẻ của mình tại nhiều địa phương.

Điển hình trường hợp hệ thống Metro: Kinh doanh thua lỗ qua nhiều năm, nhưng không ngừng mở rộng hệ thống phân phối hoặc chuyển giá mà Nhà nước không thu được đồng thuế nào, là minh chứng rõ nhất cho thấy các địa phương đã không thực hiện tốt công cụ ENT, cũng như không nắm được, không kiểm soát được hoạt động, hiệu quả kinh doanh của DN bán lẻ khối ngoại.

Bên cạnh đó, theo quy định đối với ngành bán lẻ khi Việt Nam gia nhập WTO, có 7 loại sản phẩm không được bán trong hệ thống phân phối bán lẻ nước ngoài (ngoại trừ hệ thống Metro), nhằm bảo hộ thị trường trong nước. Thế nhưng, tại nhiều hệ thống bán lẻ nước ngoài ở một số tỉnh, thành phố vẫn thấy bán những loại sản phẩm này, mà không bị cơ quan chức năng địa phương xử phạt.

DN bán lẻ Việt cần được ưu tiên hỗ trợ

Tại buổi tọa đàm nhận diện các rủi ro về chính sách đối với ngành bán lẻ tổ chức tại TPHCM ngày 28/6, ông Phạm Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho rằng, hệ thống bán lẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi nó quyết định đầu ra và sự phát triển của DN sản xuất trong nước.

Theo tính toán từ vị lãnh đạo này, cho đến nay, tổng doanh thu DN bán lẻ khối ngoại kênh hiện đại đạt hơn 45.000 tỷ đồng, chiếm khoảng hơn 58%, trong khi doanh thu khối nội chỉ đạt khoảng 32.000 tỷ đồng, chiếm 42% kênh bán lẻ hiện đại.

Ông Kiên cho rằng, kênh bán lẻ hiện đại sẽ là xu hướng tất yếu, thay thế dần kênh bán hàng truyền thống. Ước tính đến năm 2020, doanh thu DN khối ngoại sẽ đạt khoảng 187.500 tỷ đồng, chiếm gần 72,4% kênh bán lẻ hiện đại.

Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op lo ngại rằng, khi các nhà bán lẻ nước ngoài chi phối thị trường, họ sẽ chi phối nhà sản xuất. Các nhà phân phối ngoại dần dần đưa mặt hàng nước họ lên các quầy kệ, đồng thời ép giá và chiết khấu các nhà sản xuất trong nước.

Thực tế cho thấy, thời gian gần đây đã xảy ra tình trạng nhiều DN sản xuất trong nước bị các hệ thống bán lẻ nước ngoài ép chiết khấu rất cao và tăng đều qua các năm, khiến các DN này lâm vào bối cảnh có thể thua lỗ, phá sản.

Chia sẻ về vấn đề trên, TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, thuộc VCCI cho rằng, để hỗ trợ DN bán lẻ nội phát triển, có 4 vấn đề vốn cốt lõi, đó là nguồn cung hàng hoá, lao động, mặt bằng và vốn. Nhà nước hoàn toàn có thể tham gia can thiệp về mặt chính sách mà không vi phạm những cam kết trong các hiệp định thương mại.

Cụ thể, với nguồn cung hàng hoá, những giải pháp chính sách mà Nhà nước có thể can thiệp tại phân khúc này là phải đẩy mạnh phát triển lĩnh vực logistic trong nước bằng cách tăng cường đầu tư kho trung chuyển, tận dụng ưu thế giao thông thuỷ, thắt chặt quy định xã hội hoá đầu tư đường bộ... qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh về giá thành sản phẩm trong quá trình phân phối.

Riêng về vấn đề mặt bằng, TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, đây là vấn để sống còn với mỗi DN.

Nhà nước sẽ không thể can thiệp vào chi phí thuê mặt bằng, bởi đây là yếu tố hoàn toàn mang tính thị trường, nhưng Nhà nước có thể tham gia bằng những quy định điều chỉnh về chính sách thuế, chính sách hạ tầng theo hướng ưu tiên hơn cho DN nội. Đặc biệt, tại các địa phương phải thực hiện chặt chẽ công cụ ENT, tránh tình trạng thiên vị cho DN khối ngoại hơn DN nội.

Cùng với đó, vốn cũng là yếu tố rất quan trọng với DN. Theo bà Loan, mặc dù Nhà nước không thể can thiệp trực tiếp hỗ trợ vốn cho DN nội vì trái cam kết theo các hiệp định thương mại, nhưng hoàn toàn có thể tham gia bằng cách “thiết kế” gói vốn vay phù hợp với ngành bán lẻ.

 

CẦN THÊM CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC

Tác giả Lê Anh
Tạp chí Báo Chính Phủ
Năm xuất bản 2016
Tham khảo

http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Bo-sung-noi-dung-Giay-phep-hoat-dong-cua-Ngan-hang-Sai-Gon-Cong-Thuong/279882.vgp

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.