Pháp Luật Về Luật Quốc Tế

Bài viết nghiên cứu thực tiễn của các nước thành viên của WTO, đặc biệt là những nước có hoàn cảnh tương tự như Việt Nam, nhằm rút ra những những bài học kinh nghiệm, góp phần nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Trrong phần đầu, bài viết sẽ tóm lược tình hình và đưa ra những nhận định cơ bản về sự vận hành của cơ chếgiải quyết tranh chấp của WTO, đánh giá những khó khăn cơ bản mà các nước đang phát triển, kém phát triển phải đối mặt khi tham gia cơ chế này. Trong phần thứ hai, trên cơ sở thực tiễn của các nước, bài viết đề cập, phân tích những giải pháp cơ bản mà các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, kém phát triển sử dụng đểđảm bảo sự tham gia hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp. Trong phần cuối, sau khi khái quát một số những chuẩn bị, trải nghiệm ban đầu của Việt Nam, bài viết đưa ra một sốđánh giá, nhận định nhằm tăng cường sự tham gia hiệu quả của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Tìm hiểu đại dương và chế độ pháp lý của nó từ góc cạnh của Luật quốc tế hiện đại là cần thiết. Điều đó không chỉ vì đại dương chiếm gần 3/4 diện tích bề mặt trái đất, mà nó còn là sự sống, là hiểm hoạ đối với con người. Chúng tôi chọn “Đại dương và Luật quốc tế hiện đại ”để trao đổi cùng người đọc.
Trên cơ sở nghiên cứu những nguyên tăc, quy định và nội dung của Công ước Luật biển năm 1982 và cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển, bài viết đã đánh giá tính khả thi của việc sử dụng cơ chế này trong tranh chấp biển Đông....