Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

HỢP ĐỒNG BOT- BẠN HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ NÓ?

 

Thuật ngữ “BOT” nói riêng và hợp đồng BOT nói chung đang ngày càng được đề cập nhiều thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án cải tạo và nâng cấp các tuyến đường bộ. Vậy hợp đồng BOT là gì và đặc điểm của nó ra sao?

Hợp đồng BOT theo quy định của pháp luật hiện hành[1] là một trong các hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công- tư được quy định tại Luật Đầu tư 2014. “BOT” là viết tắt của chữ “Build- Operate- Transfer” trong tiếng Anh và dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Xây dựng- Vận hành- Chuyển giao”. Tương tự như các hình thức đầu tư đối tác công khác[2], chủ thể của hợp đồng này là giữa một bên là nhà đầu tư tư nhân và một bên là Chính phủ (đại diện bởi một cơ quan có thẩm quyền như Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Nội dung chủ yếu của hợp đồng này đúng với tên gọi của nó, đó chính là xây dựng, vận hành và chuyển giao. Sau khi hợp đồng BOT được ký kết giữa một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một nhà đầu tư, nhà đầu tư sẽ có trách nhiệm đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng (thông thường là thông qua các hợp đồng thầu đối với các tổ chức khác). Sau khi cơ sở hạ tầng hoàn thiện, nhà đầu tư sẽ được phép kinh doanh và thu lợi từ cơ sở hạ tầng này trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này được xác định là một khoảng thời gian hợp lý để nhà đầu tư có thể thu lại vốn đã bỏ ra và đồng thời là khoản lãi phù hợp với rủi ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu. Sau khi khoảng thời gian này kết thúc, nhà đầu tư sẽ hoàn trả lại cơ sở hạ tầng này cho cơ quan có thẩm quyền. 

 

Vì sao hợp đồng BOT lại đang trở nên ngày càng phổ biến?

 

Thứ nhất, Chính phủ (đại diện là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) xét về mặt kinh nghiệm rõ ràng không thể nào so sánh với các nhà đầu tư tư nhân chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý và xây dựng công trình. Do đó, việc chuyển giao quyền quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng cho một tổ chức tư nhân sẽ giúp cho chất lượng của cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng quản lý được nâng cao. 

Thứ  hai, việc bản thân Chính phủ phải đứng ra thực hiện tất cả dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường bộ, cầu, cồng, hầm trong cả nước chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách. Trong trường hợp chúng ta sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài để thực hiện những công trình này thì sẽ gây ra áp lực nặng nề đối với vấn đề nợ công. Vậy nên, giải pháp tốt nhất được đưa ra đó chính là giảm tải áp lực của Nhà nước thông qua các hợp đồng BOT. Nhà đầu tư là những chủ thể có nguồn vốn khả dụng cao và quan trọng là có khả năng huy động nguồn vốn tốt. Trên thực tế, kinh phí để đầu tư vào một công trình cơ sở hạ tầng là rất lớn và nhà đầu tư là một bên trong hợp đồng BOT sẽ luôn cần phải tiến hành vay vốn từ các tổ chức khác thông qua khái niệm “tài trợ dự án” (project finance). Tài trợ dự án được hiểu là việc các nhà đầu tư tư nhân tìm kiếm các khoản vay từ bên cho vay trên cơ sở quyền truy đòi hạn chế (bảo lãnh hạn chế - limited recourse), hay không có quyền truy đòi (không bảo lãnh - none recourse)[3]. 

 

Nhìn chung, trong xu hướng xã hội hóa đang được đẩy mạnh hiện nay, việc các hợp đồng đối tác công- tư nói chung và hợp đồng BOT nói riêng đang trở nên thông dụng là một dấu hiệu tích cực, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam- những quốc gia cần một nguồn kinh phí cực kỳ lớn để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.  


 

[1] Khoản 3 Điều 3 Nghị định 15/2015/NĐ-CP

[2] Một số hình thức đầu tư đối tác công khác ngoài hợp đồng BOT như hợp đồng BTO, BT, BOO…. Xem thêm quy định của Nghị định 15/2015/NĐ-CP về các loại hợp đồng này.

[3] Tạp chí Khoa học pháp lý số 4(41)/2007, Những khía cạnh pháp lý và tài chính của hợp đồng BOT.

 

SOURCE: THÔNG TIN PHÁP LÝ (Không rõ tác giả)

Nguồn: http://www.thongtinphaply.com/2017/02/hop-ong-bot-ban-hieu-nhu-nao-ve-no.html

 

HỢP ĐỒNG BOT- BẠN HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ NÓ?

Tác giả
Tạp chí Thông tin pháp lý
Năm xuất bản 2017
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.