Cách nhận biết môi trường làm việc tốt cho dân Luật khi đi xin việc

Đối với nghề luật, đặc thù công việc khiến bạn lúc nào cũng phải vùi đầu trong cả đống giấy tờ, sổ sách mà chỉ nhìn vào thôi cũng khiến bạn cảm thấy Stress. Vậy làm sao để làm việc hiệu quả mà tâm trạng của bạn vẫn luôn có thể cảm thấy thoải mái.

Thực tế cho thấy, môi trường làm việc tốt tác động rất lớn đến hiệu quả công việc. Vậy dựa vào đâu để đánh giá một môi trường làm việc tốt?

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mới, việc đánh giá môi trường làm việc là một bước rất quan trọng bạn không nên bỏ qua. Sau tất cả, đây là nơi bạn có thể làm việc trong tương lai và bạn sẽ không muốn tự chôn chính mình mỗi buổi sáng làm việc. Hãy tham khảo ngay các ý kiến của chúng tôi dưới đây:

1.                  Môi trường cởi mở:

Khi ở môi trường như vậy bạn sẽ cảm thấy đó luôn cởi mở và minh bạch trong mọi công việc và là nơi bạn thuộc về vì bạn cảm thấy có một sự tin tưởng và hơn hết bạn sẽ cảm thấy bản thân mình có giá trị.

Điều này rất quan trọng bởi nếu được làm việc trong môi trường cởi mở thì bạn sẽ không cảm thấy có khoảng cách giữ đồng nghiệp hay quản lý. Mọi người đều chú tâm vào công việc mình làm mà không lo sợ những những “bí mật” hay những lời đàm tiếu trong công ty.

Ảnh: Nguồn Internet

Cách nhận biết môi trường làm việc có cởi mở hay không bạn cần dựa trên cách trò chuyện bởi các thành viên trong công ty. Ở một Công ty có môi trường cởi mở mọi người sẽ trao đổi thường xuyên hơn về công việc, sẽ không có bất kỳ sư ganh đua nào dẫn đến sự đi xuống trong công ty hay khiến công việc bị trị trệ. Các cuộc giao tiếp sẽ luôn là 2 chiều, bạn sẽ không cảm thấy bị cô lập và kết quả bạn sẽ trở nên cởi mở, không ngần ngại khi đưa ra những ý kiến sáng tạo giúp cho Công ty và chắc chắn lúc đó công việc của bạn sẽ ngày một thăng tiến.

2.                  Công việc và thời gian nghỉ ngơi:

Bất kỳ ai đi làm cũng mong có một thời gian nghỉ ngơi hợp lý và chắc chắn bạn cũng không muốn làm trong một công ty mà sếp lúc nào cũng giao cho bạn một đống hồ sơ, việc này chưa xong thì lại có một đống hồ sơ khác đặt lên bàn làm việc của bạn, cụm từ “deadline” luôn tồn tại trong tâm trí bạn khiến bạn phải làm việc cả khi về nhà. Tưởng tượng đến điều đó thì thật là kinh khủng phải không?

Ảnh: Nguồn Internet

Sau nhiều năm đi làm khá nhiều người nói với tôi rằng: “tôi cảm thấy công việc thật áp lực, nhưng bạn biết đấy vì chúng ta làm nghề luật mà”, tuy nhiên, tôi cảm thấy điều đó thật là tệ hại. Họ nghĩ rằng nghề luật chúng ta phải làm và không được nghỉ ngơi và họ chấp nhận với điều đó. Họ có thể rất giàu có vì đơn giản họ chẳng có thời gian để tiêu tiền. Và sẽ đến lúc họ nhận ra họ đã mất rất nhiều thứ như gia đình, bạn bè và sức khỏe của chính mình. Bạn có thể thấy rằng không nhất thiết phải cắm đầu vào công việc đến quá mức như thế mà hãy sắp sếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý.

Cách nhận biết môi trường làm việc của bạn có đáp ứng điều kiện trên hay không bạn nên xem cách quản lý của đội ngũ lãnh đạo trong Công ty. Người quản lý có thường xuyên đem áp lực công việc đè nặng lên nhân viên một cách bất hợp lý hay không, việc phân bổ công việc vào từng người có hợp lý với mục đích, thời gian và năng lực của từng người hay không? Nếu Công ty chỉ chăm chăm vào việc hoàn thành công việc mà không chú ý đến thời gian nghỉ ngơi của bạn thì bạn nên xem xét lại.

3.                  Không gian làm việc:

Nhiều người không biết rằng không gian làm việc cũng quyết định khá lớn đến hiệu quả công việc và cảm hứng sáng tạo. Nếu hiệu quả công việc và cảm hứng sáng tạo luôn ở mức cao thì thời gian bỏ ra cho công việc của bạn sẽ được giảm thiểu, áp lực công việc sẽ giảm xuống khi bạn không phải mang cả đống tài liệu về nhà làm.

Ảnh: Nguồn Internet

Hãy thử tưởng tưởng bạn được làm tại một nơi cóẢnh: Nguồn Internet đầy đủ ánh sáng tự nhiên, không khí trong lành, phòng được trang trí nhẹ nhàng, bàn ghế được sắp xếp gọn gàng sạch sẽ và mọi người đều giữ vệ sinh chung. Nếu được làm việc trong một không gian như vậy thì không còn gì tuyệt vời hơn phải không vì sẽ không có cả đống giấy tờ lộn xộn trên bàn nữa mà tất cả sẽ được sắp xếp gọn gàng và giúp bạn dễ dàng giải quyết công việc một cách logic hơn.

4.                  Sự công nhận:

Hầu hết ai đi làm đương nhiên cũng vì mục đích kiếm tiền để nuôi sống bản thân và thăng tiến trong công việc. Những công sức bỏ ra phải được đền đáp xứng đáng tương đương bằng những thứ cụ thể. Không thể có những sự hứa hẹn mờ nhạt cho những cố gắng, nổ lực của bạn.

Ảnh: Nguồn Internet

Đôi khi sự công nhận ở đây không được quy đổi bằng vật chất mà đổi lại bằng sự tin tưởng, những câu nói khích lệ, sự tôn trọng từ đồng nghiệp và cấp trên. Những việc trên xem chừng như đơn giản nhưng nó sẽ thúc đẩy bạn vượt qua các công việc khó khăn. Lúc ấy bạn sẽ cảm thấy mình được trọng dụng và sẵn sàng cống hiến hơn vì công việc.

Bạn nên xem xét Công ty bạn làm có tạo điều kiện cho nhân viên được chứng minh bản thân của mình hay không, nhân viên được nhận xét dựa trên năng lực hay dựa trên tuổi tác để đưa vào các vị trí quản lý, các cấp quản lý có minh bạch trong đánh giá năng lực hay không. Bên cạnh đó, ở một tập thể xem trọng công sức của người khác thì sẽ không có sự ganh tị thành tích mà cá nhân đáng được nhận, đồng nghiệp sẽ luôn chúc mừng về các thành tích mà bạn đã đạt được.

5.                  Chính sách đào tạo và phát triển:

Ảnh: Nguồn Internet

Ở đây chúng ta nên phân định rõ giữa đào tạo và phát triển.
Thứ nhất, đối với đào tạo, Công ty sẽ thông qua những chính sách hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chính trong nội bộ thông qua các chương trình đào tạo, dạy nghề và chính sách du học khác. Việc đào tạo rất quan trọng bởi nó sẽ kéo cả đội ngũ đi lên giúp mọi người cùng phát triển để tạo ra những lợi ích tốt hơn cho Công ty. Tuy nhiên, nhiều Công ty chỉ chăm chăm tuyển thêm người giỏi mà không chăm lo việc đào tạo đội ngũ trong Công ty.

Thứ hai, chính sách phát triển của Công ty. Đối với những Công ty có chính sách phát triển tốt thường ban lãnh đạo sẽ đề ra các chính sách dài hạn và ngắn hạn nhằm phát triển Công ty. Chính sách dài hạn thường được phổ biến cho toàn thể mọi người trong Công ty để tất cả cùng biết nhằm mục đích định hướng cho Công ty phát triển theo phương hướng đã định. Đối với chính sách ngắn hạn thì ít người biết hơn.

Tuy nhiên, các chính sách trên đều phục vụ cho mục đích phát triển của Công ty. Thông qua môi trường trên bạn có thể biết rõ về các công việc định hướng của Công ty, từ đó bạn có thể đặt được mục tiêu rõ ràng cho bản thân để giúp Công ty phát triển. Và hơn hết bạn sẽ có một niềm tin vững chắc hơn về sự phát triển của Công ty để mọi công sức mình bỏ ra có giá trị.

VHuy  

thegioiluat.vn

 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC