CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ (Phần 2)

Tiếp nối phần 1, lần này Thế giới Luật tiếp tục tổng hợp cho các bạn các câu hỏi nhận định môn Công pháp Quốc tế kèm đáp án chi tiết để các bạn thuận tiện cho việc học tập và nghiên cứu

1. Quốc gia không có thẩm quyền tuyệt đối với các bộ phận lãnh thổ

Đúng. Vì giữa các bộ phận của lãnh thổ và ngay cả trong 1 bộ phận lãnh thổ khác của 1 quốc gia cũng có quy chế pháp lý khác nhau như đối với vùng biển của quốc gia thì có vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, có vùng biển không thuộc chủ quyền quốc gia. Trong đó lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia nhưng vẫn có chế độ qua lại vô hại.

2. Tất cả các tàu thuyền của nhà nước đều được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối về tài phán

Sai. Vì tàu thuyền nhà nước thì chỉ có tàu quân sự, tàu nhà nước phi thương mại mới được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối về tài phán. Còn tàu nhà nước thương mại thì không được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối mà vẫn hưởng quy chế pháp lý của tàu dân sự thông thường.

3. Thềm lục địa có chiều rộng tối đa là 350 hải lý

Sai. Vì thềm lục địa có chiều rộng tối đa được xác định là 350 hải lý là so với đường cơ sở trong trường hợp khi mà bờ ngoài của rìa lục địa lớn hơn khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Nhưng chiều rộng của thềm lục địa cũng cần được xác định theo cách khác nữa. Đó là 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2500 m.

4. Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là bộ phận lãnh thổ quốc gia

Đúng. Vì vùng biên giới quốc gia trên biển chính là ranh giới phía ngoài của lãnh hải, còn vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng biển không thuộc chủ quyền quốc gia. Nó là vùng biển nằm ngoài lãnh hải.

5. Chiều rộng thực tế của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý

Đúng. Vì chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý tính từ ranh giới phía trong của lãnh hải tức là đường cơ sở. Còn chiều rộng lãnh hải là 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Nên thực tế chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý.

6. Hội đồng bảo an được quy định trong Điều 35, 36, 37 Hiến chương Liên hợp quốc có giá trị pháp lý ràng buộc?

Sai. Hội đồng bảo an được quy định trong điều 35, 36, 37 Hiến chương Liên hợp quốc không có giá trị pháp lý ràng buộc vì trong trường hợp được quy định tại điều 35, 36, 37 Hiến chương Liên hợp quốc thì Hội đồng bảo an chỉ đóng vai trò đàm phán, trung gian, điều tra, hòa giải.

7. Khi muốn tiến hành những quyết định để bảo đảm. Đại hội đồng có thể đưa ra những quyết định trừng phạt?

Sai. Khi muốn tiến hành những quyết định để bảo đảm thì đại hội đồng không có thẩm quyền đưa ra những quyết định trừng phạt mà chỉ có thể kiến nghị lên hội đồng bảo an là cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa ra những trừng phạt hay không trừng phạt theo quy định tại điều 39, 41, 42, 43 Hiến chương Liên hợp quốc.

8. Tòa án EU có thẩm quyền xét xử theo trình tự phúc thẩm?

Đúng. Vì trong tòa án liên minh Châu Âu có tòa án sơ thẩm Châu Âu và được quyền thành lập các phiên tòa để giải quyết tranh chấp khi có khiếu kiện. Do vậy tòa án liên minh Châu Âu có thẩm quyền giải quyết theo trình tự phúc thẩm các phán quyết của tòa án sơ thẩm Châu Âu.

9. Tòa án công lý quốc tế có thẩm quyền giải quyết theo trình tự phúc thẩm?

Sai. Vì nếu giải quyết theo trình tự phúc thẩm thì ở cấp cao hơn, mà nó chỉ xem xét lại phán quyết ấy, phán quyết của tòa án công lý quốc tế có giá trị trung lập, các bên không có quyền kháng án, hiệu lực của phán quyết là hiệu lực bắt buộc các bên phải thi hành.

10. Phụ thẩm giống với hội thẩm nhân dân của tòa án nhân dân Việt Nam?

Sai. Vì hội thẩm nhân dân của tòa án nhân dân Việt Nam được quyền tham gia phán xét với thẩm phán, còn phụ thẩm thì không có thẩm quyền tham gia phán quyết (không có quyền bỏ phiếu quyết định).

11. Ngoài luật quốc tế ra có thể sử dụng các loại nguồn khác?

Đúng. Vì ngoài luật quốc tế nếu hai bên thống nhất thì sử dụng nguồn luật quốc gia, các nguyên tắc pháp luật chung.

12. Trong 3 thẩm quyền của tổng thư ký thì tổng thư ký có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế?

Đúng. Vì nội dung thẩm quyền thứ 3 là theo yêu cầu của đại hội đồng và Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc thì tổng thư ký có thể đóng vai trò trung gian hoặc hòa giải trong giải quyết tranh chấp quốc tế.

13. Các vụ tranh chấp biển Đông là thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc?

Sai. Vì tranh chấp này không có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.

14. Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cả các loại hình tranh chấp quốc tế?

Sai. Vì Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế mà khả năng kéo dài làm đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.

15. Trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế là không có giới hạn?

Sai. Vì các chủ thể tham gia tranh chấp phải có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh, không được phép được sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trong bất kỳ trường hợp nào.

16. Tranh chấp giữa nước Nga Sa hoàng và Hoa kỳ về đảo Alaska là tranh chấp quốc tế theo luật quốc tế?

Sai. Vì mặc dù chủ thể tham gia đều là chủ thể của luật quốc tế, nhưng đối tượng tranh chấp là mua bán đất giữa 2 quốc gia, là đối tượng tranh chấp mua bán đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc gia chứ không phải là phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế.

17. Tranh chấp cá Tra, cá Ba Sa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là tranh chấp quốc tế?

Sai. Vì đó là tranh chấp giữa 2 hiệp hội với nhau (2 pháp nhân) không phải là chủ thể của luật quốc tế.

18. Phán quyết của Tòa án có được coi là nguồn của Luật quốc tế?

Sai. Phán quyết của Tòa án không được coi là nguồn của luật quốc tế tuy nhiên nếu phán quyết này được các bên tranh chấp mãn nguyện, được dư luận ca ngợi thì phán quyết này có thể sẽ là cơ sở để xây dựng nên các điều khoản của Điều ước Quốc tế.

19. Tòa có quyền xem xét lại phán quyết của trọng tài quốc tế?

Đúng. Tòa án có quyền xem xét lại các phán quyết của trọng tài quốc tế theo yêu cầu của các bên tranh chấp.

20. Nghị định thư Manila 1996 về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các nước ASEAN sẽ áp dụng cho cả những tranh chấp chính trị?

Sai. Vì theo quy định tại Điều 1 Nghị định thư Manila 1996 về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN, Nghị định thư Manila 1996 chỉ áp dụng đối với kinh tế gồm 2 nhóm:

  •  Nhóm 1: Quy định những tranh chấp liên quan đến hiệp định khung 1992, những tranh chấp liên quan đến Nghị định thư Manila.
  • Nhóm 2: Quy định những tranh chấp liên quan đến những hiệp định nằm phụ lục 1 của Nghị định thư Manila 1996 và các Hiệp định tương tự trong tương lai gọi tắt là các Hiệp định được áp dụng hoặc các văn bản chuyên biệt trong ASEAN.

21. Phán quyết của Tòa án quốc tế có hiệu lực cao hơn phán quyết của trọng tài quốc tế trong giải quyết tranh chấp quốc tế?

Sai. Vì phán quyết của Tòa án quốc tế và phán quyết của trọng tài quốc tế đều có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp, do đó phán quyết của cơ quan này đều có giá trị ngang nhau.

22. Chỉ có quốc gia mới có quyền thưa kiện tại Tòa án công lý quốc tế?

Đúng. Vì theo quy định tại Điều 34 Quy chế Tòa án và Điều 93 Hiến chương liên hợp quốc thì Tòa án quốc tế chi xét xử các tranh chấp mà chủ thể tham gia là các quốc gia.

23. Thủ tục dàn xếp hòa giải hoặc trung gian hòa giải là thủ tục bắt buộc tại Nghị định thư Manila 1996?

Sai. Vì theo quy định tại Điều 3 Nghị định thư Manila 1996 thì thủ tục dàn xếp hoặc trung gian hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc, các bên tranh chấp có quyền chấp nhận  hoặc không chấp nhận các hình thức dàn xếp hòa giải hoặc trung gian hòa giải và khi các bên đã chấp nhận thì phải áp dụng cho triệt để.

24. Trong mọi trường hợp, một quốc gia gây thiệt hại cho một quốc gia khác đều phải gánh chịu tránh nhiệm pháp lý quốc tế?

Sai. Vì không phải trong mọi trường hợp, một quốc gia gây thiệt hại cho một quốc gia khác đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trong dự thảo công ước về trách nhiệm pháp lý quốc tế, UB luật quốc tế của Liên hiệp quốc có nêu rõ rằng có những trường hợp mặc dù tồn tại hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho quốc gia khác những không phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Đó là những trường hợp: Biện pháp trả đũa sự vi phạm pháp luật của quốc gia khác; trường hợp tự vệ chính đáng (điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc); trường hợp bất khả kháng, thiên tai…

25. Trừng phạt phi vũ trang là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc?

Đúng. Vì theo quy định tại Điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc thì Hội đồng bảo an có quyền quyết định những biện pháp phi vũ trang để giải quyết các tranh chấp quốc tế mà bằng con đường ngoại giao đã không đạt được hiệu quả nhằm ổn định trật tự hòa bình và an ninh thế giới, đó là các biện pháp phi vũ trang như: Biện pháp đình chỉ tòa bộ hoặc một phần các quan hệ kinh tế, đường sắt, hàng hải, hàng không, bưu chính, điện tử, vô tuyến điện và các phương tiện giao thông khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.

26. Luật quốc gia có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp quốc tế?

Đúng. Vì luật có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp tại trọng tài phải là luật quốc tế (Điều ước và tập quán quốc tế). Ngoài ra còn có thể sử dụng các nguồn luật khác như luật quốc gia để giải quyết tranh chấp nếu được 2 bên đồng ý và có những hạn chế nhất định.

THEGIOILUAT.VN TỔNG HỢP VÀ SƯU TẦM

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC