Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở

Năm 2011, gia đình tôi chuyển nhượng một phần diện tích đất đang ở cho vợ chồng ông A (chưa tách được sổ đỏ). Sau đó bên A nhượng lại phần đất đó cho bên B và nhờ bố mẹ tôi ký hợp đồng chuyển nhượng cho bên B. Ngày 5/12/2012, bên A và bên B đến nhà và đưa bố mẹ tôi bản hợp đồng chuyển nhượng. Vì trời tối và mắt kém nên bố mẹ tội không đọc hết nội dung hợp đồng nhưng đã kí tên và điểm chỉ vào hợp đồng. Hiện gia đình tôi không được giữ bản hợp đồng nào và mẹ tôi đang băn khoăn vì trong hợp đồng không ghi rõ diện tích chuyển nhượng. Liên lạc với hai bên A, B thì không được nên gia đình rất lo lắng và sợ bị họ lừa. Rất mong nhận được sự tư vấn và gia đình tôi phải làm gì. Tôi xin cảm ơn!

Lời đầu tiên, thay mặt Công ty xin trân trọng cảm ơn Anh/Chị đã quan tâm đến dịch vụ của Website Chúng tôi. Từ thông tin được Anh/Chị cung cấp, chúng tôi hiểu rằng. Anh/Chị đang muốn tìm hiểu về việc hợp đồng chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất nhưng không ghi rõ diện tích chuyển nhượng và không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đưa ra nội dung tư vấn để giải đáp thắc mắc của Anh/Chị đối với vấn đề nêu trên. Sau đây là nội dung tư vấn:

I.              CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Để đưa ra ý kiến tư vấn cho Quý khách hàng, chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

-         Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013.

-         Các văn bản pháp luật khác liên quan.

 

II.          Ý KIẾN TƯ VẤN:

Trên cơ sở căn cứ pháp lý nêu trên, chúng tôi đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

1.      Điều kiện thực hiện quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

(Điều 188 Luật Đất đai số 45/2013/QH13)

Như vậy: Việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở thì gia đinh Anh/ Chị phải đáp ứng được các điều kiện quy định. Ngoài việc Anh/Chị có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì đất đó phải không có tranh chấp, khong bị kê biên để đảm bảo thi hành án, và phải trong thời hạn sử dụng đất.

2. Hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

- Khi đáp ứng đủ điểu kiện về việc thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hai bên sẽ phải tiến hành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiến hành công chứng chứng thực hợp đồng.

 Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã."

Như vậy: Mặc dù hợp đồng trên đã được gia đình Anh/ Chị kí tên, điểm chỉ nhưng do chưa có sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền nên chưa được coi là có hiệu lực pháp lý. Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở giữa Anh/Chị và B là vô hiệu.

III.       LƯU Ý:

Chúng tôi hi vọng những ý kiến tư vấn trên đây sẽ giúp quý khách giải đáp được các thắc mắc của mình. Trong trường hợp Quý khách hàng có thắc mắc khác, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trân trọng cảm ơn!

 

 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC