Hình thức của pháp luật phong kiến trong hệ thống khoa học pháp lý

Hình thức của pháp luật phong kiến trong hệ thống khoa học pháp lý

Xã hội phong kiến phát triển rất chậm chạp, nền kinh tế phân tán, manh mún, đất nước thường bị chia cắt thành nhiều khu vực với những đặc điểm về dân cư, văn hóa, kinh tế, chính trị rất khác nhau nên nguồn của pháp luật phong kiến cũng mang tính phân tán. Trong xã hội thường tồn tại các loại nguồn pháp luật như tập quán pháp, tiền lệ xét xử và các loại nguồn pháp luật như tập quán pháp, tiền lệ xét xử và các loại tiền lệ khác, văn bản quy phạm pháp luật do nhà vua ban hành, luật của tổ chức tôn giáo, quyết định của thị trưởng các đô thị, của các chúa đất, các hợp đồng (giao kèo) của phong kiến …

Do xã hội phát triển chậm và sự bền vững của các trật tự phong kiến nên nguồn phổ biến của pháp luật phong kiến là tập quán pháp, có những nước số lượng tập quán pháp lên tới vài trăm loại. Ở mỗi vùng lãnh thổ, các chúa đất, địa chủ thường đặt ra luật lệ riêng của mình cùng song song tồn tại với luật lệ của nhà vua gây nhiều khó khan, phiền phức cho người dân. Vua, chúa phong kiến thường ban hành pháp luật chủ yếu dưới dạng lệnh, chiếu chỉ, … cũng có khi chỉ là khẩu lệnh. Do sự hung mạnh về kinh tế, tinh thần của các tổ chức tôn giáo trong xã hội phong kiến nên ngoài các quy định pháp luật do nhà nước phong kiến ban hành thì ở một số nước phong kiến các giáo lý tôn giáo cũng được coi là nguồn pháp luật, được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Nhiều nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đã có những bộ luật chung cho cả nước được biên soạn khá công phu. Chẳng hạn, Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) năm 1483 và Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) năm 1815 của nhà nước phong kiến Việt Nam. Thông thường, những luật, bộ luật mà nhà nước phong kiến ban hành trong đó quy định một cách tổng hợp các lĩnh vực từ tổ chức bộ máy nhà nước, đến lĩnh vực hình sự, dân sự, tài chính, hôn nhân và gia đình .. chưa mang tính hệ thống hóa cao.

Xuất phát từ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chính sách đại phương chủ nghĩa, nhà nước phong kiến thường thừa nhận cho các cộng động dân cư như làng xã có quyền tự quản tương đối rộng lớn đối với các công việc trong phạm vi nội bộ công đồng của mình, vì vậy, trong xã hội phong kiến ngoài pháp luật của nhà nước (phép vua) thì mỗi địa phương cũng tự đặt cho mình hàng loạt quy định dưới dạng “lệ làng” … Đối với nông dân ở các địa phương, trong nhiều trường hợp lệ làng còn quan trọng hơn cả pháp luật của nhà nước như dân gian vẫn có câu “phép vua thua lệ làng”.

Nền dân chủ làng xã với những thiết chế của làng xã đã góp phần đưa pháp luật của nhà nước vào đời sống xã hội, cũng cố tinh thần cộng đồng, duy trì trật tự trong làng xã vì sự phát triển của cả cộng đồng. Ở góc độ khác thì lệ làng, hương ước bắt người dân phải tuân theo nhiều thỉ tục phức tạp, nhiều tục lệ nặng nề, hà khắc, đôi khi trái với cả những quy định tiến bộ của pháp luật phong kiến. Có thể nói, người nông dân trong xã hội phong kiến không được pháp luật công nhận với tư cách là cá nhân mà họ bị hòa tan trong cái chung của làng xã, cộng đồng, họ mạc …

 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC