Khái niệm về Lỗi và các hình thức lỗi trong Luật Hình sự

Một trong những nguyên tắc đặc thù của luật hình sự là “nguyên tắc có lỗi”. Lỗi được chai thành các hình thức:Lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý vì cẩu thả

Định nghĩa lỗi trong Luật Hình sự

Một trong những nguyên tắc đặc thù của luật hình sự là “nguyên tắc có lỗi”. Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong BLHS chỉ bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình tại thời điểm thực hiện hành vi đó. Việc thừa nhận nguyên tắc có lỗi chính là sự thừa nhận tự do thực sự của con người. Luật Hình sự Việt Nam không chấp nhận nguyên tắc quy tội khách quan, tức là truy cứu TNHS một người trên cơ sở hành vi khách quan và thiệt hại mà họ gây ra cho xã hội (không xét đến lỗi của họ). Trong Khoa học Luật Hình sự, lỗi được xem xét dưới hai khía cạnh:

Dưới khía cạnh xã hội, một hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Dưới khía cạnh tâm lý, lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Các hình thức lỗi:

  • Lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
  • Lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức dể mặc cho hậu quả xảy ra
  • Lỗi vô ý vì quả tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
  • Lỗi vô ý vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC