Những câu hỏi "hóc" mà bạn thường hay gặp nhất khi trả lời phỏng vấn

Không phải cứ trả lời "nhanh như điện" các vấn đề pháp lý thì bạn sẽ thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn. Để đạt được kết quả cao trong bài phỏng vấn chúng ta phải trả lời tốt những câu hỏi dạng "hóc" được các luật sự lồng vào trong số những câu hỏi dành cho bạn

Câu 1: Tell Me About Yourself

Cái nhà tuyển dụng muốn biết: Tại sao bạn lại hợp với vị trí này.

Thông thường, Các nhà tuyển dụng của những công ty Luật hàng đầu đã nghiên cứu rất kỹ CV và Cover Letter của bạn rồi, vì thế nếu bạn giới thiệu lại những thông tin đã có trong CV thực sự là không cần thiết. Nhà tuyển dụng cũng không quan tâm lắm đến việc bạn học Đaại học luật hay kinh tế Luật. Cái nhà tuyển dụng chú ý là làm sao trong khoảng 1 đến 1.5 phút, bạn đưa ra được những  thông tin  làm cho nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn phù hợp với công ty mà bạn đang ứng tuyển.

Nếu các bạn gặp một câu giới thiệu bản thân như này, có hai cách giải quyết như sau:

  1. Áp dụng 3 thì: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai để giới thiệu bản thân.
  2. Nghĩ về 2-3 thành tích lớn nhất trong công việc và học tập mà bạn đã đạt được và bắt đầu việc giới thiệu bản thân với những thành tích đó. Và nhớ chọn những thành tích có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển nhé.

Câu 2: Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Cái nhà tuyển dụng muốn biết: Bạn có biết thông tin gì của công ty tôi? Giữa bạn và nhà tuyển dụng có gì hợp hay liên quan đến nhau

Bạn dễ dàng vào Website công ty và tìm được các thông tin về tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của công ty. Vậy nên nếu bạn không biết hay biết rất ít thì nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn khong quan tâm đến công ty nhưng nếu bạn chỉ tua lại những gì website viết thì bạn cũng không được đánh giá cao vì họ không muốn nghe những gì họ đã biết .

Vậy nên khi trả lời câu hỏi này, bạn đưa ra thông tin nào cũng được nhưng sau đó phải giải thích vì sao bạn thích thông tin đó hay thông tin đó có liên quan gì đến mục tiêu của đời bạn, hay giá trị sống của bạn chẳng hạn.

Nói chung là để trả lời câu hỏi này, bạn nên bắt đầu bằng việc đưa ra 1-2 thông tin về công ty mà bạn đã tìm hiểu có thê là tâm đắc nhất, sau đó giải thích vì sao bạn lại chọn 1-2 thông tin đó, 1-2 thông tin đó có liên quan như thế nào đến bạn bằng cách đưa ra một vài ví dụ để cho nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn.


 

Câu 3: Where do you see yourself in five years?

Cái nhà tuyển dụng muốn biết: Bạn có nghiêm túc với công việc này không

Nếu như bạn được nhận vào công ty, họ phải đầu tư cho bạn rất nhiều thứ từ thời gian tiền bạc đến kinh nghiệm và chuyên môn. Vậy nên nhà tuyển dụng sẽ muốn biết rõ xem định hướng của bạn có thể làm việc lâu dài cùng công ty không, hay là làm dăm ba tháng rồi nhảy sang chỗ khác.

Vậy chúng ta cần trả lờicâu hỏi này như thế nào? Nếu vị trí bạn đang phỏng vấn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bạn, hãy chia sẻ lộ trình cụ thể trong 1 năm, 3 năm hay có thể là 5 năm. Ví dụ nếu bạn đang phỏng vấn cho vị trí Trợ lý Luật sư ở một công ty và mục tiêu của bạn là làm Luật sư trong tương lai, bạn có thể nói mục tiêu như thế và chia sẻ về việc bạn đã và đang làm để theo đuổi mục tiêu của mìh.

Nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn không liên quan lắm đến công việc bạn ứng tuyển hay bạn chưa xác định rõ rõ mục tiêu của mình là gì, hãy kể về quá trình bạn đã phấn đấu phát triển trong thời gian gần đây, và công việc sắp tới có thể giúp gì được cho bạn trong việc ra những quyết định ở tương lai.

Câu 4: Do you have any questions?

Cái nhà tuyển dụng muốn biết: Nãy giờ bạn có nghe người ta nói không.

Đi phỏng vấn là một cuộc trò chuyện hai chiều, vậy nên bạn cũng nhớ chuẩn bị các câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng nhé.

Không có câu hỏi nào là đúng hay sai khi hỏi nhà tuyển dụng cả, quan trọng là trước khi đi phỏng vấn bạn chuẩn bị trước 4-5 câu hỏi phòng thân, trong quá trình ngồi phỏng vấn nếu thấy có thông tin nào không hiểu hay muốn biết thêm thì đừng ngại ngần, cứ thế mà hỏi thêm. Đặc biệt, bạn có thể hỏi thêm thông tin về mức lương thưởng và "deal" với nhà tuyển dụng. Đây có thể là một điểm cộng của bạn với nhà tuyển dụng nếu bạn sử dụng nó một cách hợp lý đấy.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC