Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón có thể chịu mức phạt lên đến 100 triệu đồng!

Đó là thông tin nổi bật trong Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón vừa được Chính Phủ ban hành. Mức phạt cao để nhằm răn đe hành vi sản xuất phân bón không đủ chất lượng, phân bón giả vốn hoành hoành từ rất lâu nay.

Trong Nghị định, các mức phạt lần lượt tăng tiến từ cảnh cáo cho đến mức cao nhất là 100 triệu đồng. Trong đó, mức phạt nhẹ nhất trong Nghị Định 55/2018/NĐ-CP là phạt cảnh cáo và áp dụng đối với hành vi không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón định kỳ hàng năm.

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

  • Không có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt.
  • Không có kệ hoặc bao lót để xếp đặt phân bón thành phẩm.
  • Không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón định kỳ trong 2 năm liên tiếp .
  • Không thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Không có phòng thử nghiệm được công nhận mà không có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất ra.

Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm :

  • Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất phân bón không có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
  • Không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.


Phân bón hiện là lĩnh vực "nóng" và đang được tích cực kiểm tra, rà soát trong thời gian qua (Ảnh minh họa).

Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

  • Không lưu mẫu sản phẩn của từng lô phân bón xuất xưởng theo quy định về thời gian bảo quản mẫu lưu.
  • Không lưu hồ sơ kết quả thử nghiệm theo quy định về thời gian của từng lô phân bón sản xuất đã xuất xưởng 
  • Không có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương (trừ cơ sở mới thành lập chưa tròn 1 năm kể từ ngày thành lập; cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón).

Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với hành vi vi phạm :

  • Sử dụng dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng không đáp ứng quy trình công nghệ theo đúng đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 25-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

  • Không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng của từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa phân bón ra lưu thông trên thị trường.
  • Không thực hiện thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 60-70 triệu đồng đối với hành vi vi phạm : 

  • ​Sản xuất phân bón có yếu tố hạn chế vượt mức giới hạn tối đa. Và mức phạt tiền lên đến 80 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón cao.

Phạt tiền từ 80-90 triệu đồng đối với hành vi vi phạm :

  • Sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị dưới 200 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100 triệu đồng trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình.

Đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị 200 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phạt tiền từ 90-100 triệu đồng.

Thegioiluat.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC