Vị trí, vai trò của lý luận nhà nước và pháp luật trong hệ thống khoa học pháp lý

Vị trí, vai trò của lý luận nhà nước và pháp luật trong hệ thống khoa học pháp lý

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng và phức tạp nên chúng rất nhiều môn khoa học pháp lý (những khoa học tập trung chủ yếu nghiên cứu các vấn đề của nhà nước và pháp luật) nghiên cứu ở những phạm vi, góc độ, mức độ khác nhau. Ở Việt Nam, hệ thống khoa học pháp lý bao gồm các nhóm cơ bản sau:

-         Nhóm khoa học lý luận và lịch sử gồm: Lý luận nhà nước và pháp luật; Lịch sử nhà nước và pháp luật; Lịch sử tư tưởng về nhà nước và pháp luật …

-         Nhóm khoa học pháp lý chuyên ngành gồm: Khoa học luật Hiến pháp; Khoa học luật hành chính; Khoa học luật hình sự,…

-         Nhóm khoa học luật quốc tế gồm: Công pháp quốc tế; Tư pháp quốc tế …

-         Nhóm khoa học pháp lý ứng dụng, và thực nghiệm gồm: Khoa học điều tra hình sự; Tội phạm học; Kỹ thuật xây dựng pháp luật…

Lý luận nhà nước và pháp luật là một khoa học pháp lý độc lập trong hệ thống khoa học pháp lý. Nhưng nó có quan hệ mật thiết với các khoa học pháp lý khác và là khoa học pháp lý cơ sở đối với các khoa học pháp lý khác.

Nếu lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề chung, cơ bản nhất của nhà nước và pháp luật dưới dạng những khái niệm, kết luận, không xuất phát từ động cơ chính trị để chỉ khen hoặc chê một chiều. Cần tìm hiểu, đánh giá một cách khách quan cả những tư tưởng, quan điểm phi macxit về nhà nước và pháp luật. Khắc phục những định kiến mang tính chủ quan phiến diện, những sai lệch khi đánh giá về vị trí, vai trò của các nhà nước và pháp luật không phải xã hội chủ nghĩa trong tiến trình phát triển lịch sử tự nhiên của nhân loại.

-         Toàn diện, tiếp cận xem xét nhà nước và pháp luật ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau như bản chất, hình thức, chức năng, cơ chế, các mối liên hệ .. của nhà nước và pháp luật.

-         Biện chứng:

  • Thừa nhận nhà nước và pháp luật là những hiện tượng không “nhất thành, bất biến” mà luôn vận động, biến đổi. Vì vậy, phải xem xét nhà nước và pháp luật trong quá trình vận động, biến đổi của chúng.
  • Xem xét nhà nước và pháp luật trong mối liên hệ ràng buộc và sự tác động qua lại với các hiện tượng khác của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, ý thức xã hội …
  • Thừa nhận nhà nước và pháp luật vận động, phát triển luôn gắn liền với mâu thuẫn và việc giải quyết các mâu thuẫn như mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội, mâu thuẫn giữa cái tiên tiến với cái hậu, giữa cacis cũ với cái mới …
  • Thừa nhận nhà nước và pháp luật luôn vận động, phát triển theo những quy luật, quy trình nhất định.

-         Duy vật:

  • Thừa nhận nhà nước và pháp luật chỉ là những hiện tượng có tính lịch sử, chúng xuất hiện ở một giai đoạn nhất định và sẽ tiêu vong ở một giai đoạn nhất định. Từ đó, đặt nhà nước và pháp luật vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể, gắn chúng với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của giai đoạn đó để xem xét, đánh giá.
  • Nhà nước và pháp luật thuộc kiến trúc thượng tầng nên phụ thuộc cơ sở hạ tầng, vì thế, khi giải thích các hiện tượng của nhà nước và pháp luật phải luôn xuất phát từ cơ sở kinh tế - xã hội. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của chúng xét đến cùng do kinh tế quyết định, song không được tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế đối với các vấn đề của nhà nước và pháp luật.
  • Quần chúng nhân dân giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội, trong đó có nhà nước, pháp luật.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC