QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 04/2011/QH13

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2011

 

LUẬT

ĐO LƯỜNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật đo lường,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động đo lường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo.

2. Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường.

3. Hệ đơn vị đo quốc tế (viết tắt theo thông lệ quốc tế là SI) là hệ thống đơn vị đo có tên gọi, ký hiệu và quy tắc thiết lập các đơn vị ước, bội cùng với quy tắc sử dụng chúng được Đại hội cân đo quốc tế chấp thuận.

4. Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác.

Chất chuẩn là một loại chuẩn đo lường đặc biệt có độ đồng nhất và ổn định nhất định đối với một hoặc một số thuộc tính. Chất chuẩn được sử dụng để hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị, phương tiện đo, đánh giá phương pháp đo hoặc để xác định giá trị về thành phần, tính chất của vật liệu hoặc chất khác.

5. Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.

6. Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo.

7. Hàng đóng gói sẵn theo định lượng (sau đây gọi là hàng đóng gói sẵn) là hàng hóa được định lượng, đóng gói và ghi định lượng trên nhãn hàng hóa mà không có sự chứng kiến của bên mua.

8. Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.

9. Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.

10. Thử nghiệm là việc xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường.

11. Yêu cầu kỹ thuật đo lường là tập hợp các quy định về đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo hoặc lượng của hàng đóng gói sẵn do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

12. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định là tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan, được cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền xem xét, đưa vào danh sách để tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

13. Dấu định lượng là ký hiệu để công bố lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động đo lường

1. Đo lường phải bảo đảm tính thống nhất, chính xác.

2. Hoạt động đo lường phải bảo đảm:

a) Minh bạch, khách quan, chính xác; công bằng giữa các bên trong mua bán, thanh toán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

b) An toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường;

c) Thuận lợi cho giao dịch thương mại trong nước và quốc tế;

d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường;

đ) Phù hợp với thông lệ quốc tế;

e) Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hoạt động đo lường trên cơ sở bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về đo lường

1. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng và duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện các yêu cầu về đo lường đối với chuẩn quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.

2. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực về đo lường; đẩy mạnh xã hội hóa đối với các hoạt động đo lường sau đây:

a) Thiết lập và duy trì chuẩn đo lường;

b) Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

c) Sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường;

d) Đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường.

3. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động đo lường; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường; tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về đo lường.

4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đơn vị đo pháp định để thay thế đơn vị đo khác; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động đo lường phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. Ưu tiên sử dụng tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được công nhận, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phục vụ quản lý nhà nước về đo lường.

Điều 6. Hợp tác quốc tế về đo lường

1. Hợp tác quốc tế về đo lường được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi.

2. Hợp tác quốc tế về đo lường được thực hiện thông qua các hoạt động sau đây:

a) Ký kết điều ước quốc tế về đo lường; gia nhập tổ chức quốc tế về đo lường; ký kết thỏa thuận, thừa nhận kết quả phép đo, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm giữa tổ chức của Việt Nam với tổ chức tương ứng của các quốc gia, chủ thể khác của pháp luật quốc tế;

b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế;

c) Trao đổi chuyên gia, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đo lường với các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế;

d) Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ;

đ) Phối hợp giải quyết tranh chấp.

Điều 7. Những hành vi bị cấm

1. Lợi dụng hoạt động đo lường để gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Cố ý làm sai lệch phương tiện đo, kết quả đo.

3. Cố ý cung cấp sai, giả mạo kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

4. Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa nội dung trên dấu định lượng, dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định.

Chương 2.

ĐƠN VỊ ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG

MỤC 1. ĐƠN VỊ ĐO

Điều 8. Phân loại đơn vị đo

1. Đơn vị đo bao gồm đơn vị đo pháp định và đơn vị đo khác.

2. Đơn vị đo pháp định bao gồm:

a) Đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;

b) Các đơn vị đo dẫn xuất thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;

c) Bội thập phân, ước thập phân của đơn vị đo quy định tại điểm a và điểm b khoản này;

d) Đơn vị đo không thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế phù hợp với tập quán trong nước và thông lệ quốc tế được quy định;

đ) Đơn vị đo được thiết lập bằng tổ hợp các đơn vị đo quy định tại điểm a, b, c và d khoản này.

3. Đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế bao gồm:

a) Đơn vị đo độ dài là mét, ký hiệu là m;

b) Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, ký hiệu là kg;

c) Đơn vị đo thời gian là giây, ký hiệu là s;

d) Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, ký hiệu là A;

đ) Đơn vị đo nhiệt độ nhiệt động học là kenvin, ký hiệu là K;

e) Đơn vị đo lượng chất là mol, ký hiệu là mol;

g) Đơn vị đo cường độ sáng là candela, ký hiệu là cd.

4. Chính phủ quy định chi tiết đơn vị đo pháp định.

5. Đơn vị đo khác bao gồm đơn vị đo cổ truyền và đơn vị đo không quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 9. Sử dụng đơn vị đo

1. Đơn vị đo pháp định phải được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Trong văn bản do cơ quan nhà nước ban hành;

b) Trên phương tiện đo sử dụng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác;

c) Ghi lượng của hàng đóng gói sẵn;

d) Trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phương tiện đo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;

đ) Trong hoạt động bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường.

2. Đơn vị đo khác được sử dụng theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp giải quyết tranh chấp có liên quan đến sử dụng đơn vị đo khác với đơn vị đo pháp định thì phải quy đổi sang đơn vị đo pháp định.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

MỤC 2. CHUẨN ĐO LƯỜNG

Điều 10. Hệ thống chuẩn đo lường của từng lĩnh vực đo

1. Chuẩn đo lường quốc gia (sau đây gọi là chuẩn quốc gia) là chuẩn đo lường cao nhất của quốc gia được dùng để xác định giá trị đo của các chuẩn đo lường còn lại của lĩnh vực đo.

2. Chuẩn đo lường chính (sau đây gọi là chuẩn chính) là chuẩn đo lường được dùng để hiệu chuẩn, xác định giá trị đo của các chuẩn đo lường khác ở địa phương, tổ chức.

3. Chuẩn đo lường công tác (sau đây gọi là chuẩn công tác) là chuẩn đo lường được dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo.

Điều 11. Yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường

1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của chuẩn đo lường phải được thể hiện trên chuẩn đo lường hoặc ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo.

2. Đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

Điều 12. Yêu cầu đối với chuẩn quốc gia

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này.

2. Chuẩn quốc gia phải được thiết lập theo quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia.

3. Chuẩn quốc gia phải được phê duyệt; duy trì, bảo quản, sử dụng tại tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia.

4. Chuẩn quốc gia phải được định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế.

Việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia do tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia thực hiện.

5. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia.

6. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia; quy định chi tiết khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Điều 13. Điều kiện hoạt động của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia

Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Có tư cách pháp nhân.

2. Có đủ nhân lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Giữ, duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định;

b) Định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này;

c) Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn;

d) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về chuẩn đo lường; xây dựng phương pháp duy trì, bảo quản chuẩn quốc gia; xây dựng phương pháp đo để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn.

3. Thiết lập sơ đồ hiệu chuẩn và trình tự, thủ tục hiệu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

4. Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý để thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Được chỉ định giữ chuẩn quốc gia.

Điều 14. Yêu cầu đối với chuẩn chính, chuẩn công tác

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này.

2. Chuẩn chính, chuẩn công tác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương hoặc tổ chức tự thiết lập.

3. Việc duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn chính, chuẩn công tác được thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương hoặc của người đứng đầu tổ chức giữ chuẩn đo lường này.

4. Đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn chính, chuẩn công tác phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được công bố thông qua việc định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh với chuẩn quốc gia hoặc với chuẩn đo lường có độ chính xác cao hơn đã được hiệu chuẩn.

5. Việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn chính, chuẩn công tác phải được thực hiện tại tổ chức hiệu chuẩn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 25 của Luật này.

6. Chuẩn công tác dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo quy định tại khoản 2 Điều 16 phải được hiệu chuẩn tại tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định và phải được chứng nhận phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.

7. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chứng nhận chuẩn công tác tại khoản 6 Điều này.

Điều 15. Yêu cầu đối với chất chuẩn

1. Chất chuẩn phải bảo đảm tuân thủ yêu cầu đối với chuẩn đo lường quy định tại các điều 11, 12 và 14 của Luật này và các yêu cầu sau đây:

a) Bảo đảm độ đồng nhất, độ ổn định và giá trị thuộc tính của chất chuẩn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được công bố hoặc quy định;

b) Phải được xác nhận giá trị thuộc tính của chất chuẩn cùng với độ không đảm bảo đo của giá trị thuộc tính này;

c) Việc xác nhận giá trị thuộc tính của chất chuẩn được thực hiện thông qua thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức thử nghiệm.

2. Chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo quy định tại khoản 2 Điều 16 phải được chứng nhận theo quy định tại khoản 7 Điều 14 của Luật này.

Chương 3.

PHƯƠNG TIỆN ĐO

Điều 16. Các loại phương tiện đo

1. Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố.

2. Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục phương tiện đo nhóm 2.

Điều 17. Yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo

1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của phương tiện đo phải được thể hiện trên phương tiện đo hoặc ghi trên nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm.

2. Cấu trúc của phương tiện đo phải bảo đảm ngăn ngừa sự can thiệp dẫn đến làm sai lệch kết quả đo.

3. Đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

Điều 18. Yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 1

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 của Luật này.

2. Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo nhóm 1 do tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo lựa chọn, quyết định thực hiện tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

Điều 19. Yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 2

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 của Luật này.

2. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát về đo lường bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

a) Phê duyệt mẫu khi sản xuất, nhập khẩu;

b) Kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng;

c) Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng;

d) Kiểm định sau sửa chữa.

3. Việc phê duyệt mẫu phương tiện đo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật này.

4. Việc kiểm định phương tiện đo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này.

5. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết các khoản 2, 3 và 4 của Điều này.

Chương 4.

PHÊ DUYỆT MẪU, KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG

Điều 20. Phê duyệt mẫu phương tiện đo

1. Phê duyệt mẫu phương tiện đo do cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền thực hiện để đánh giá, xác nhận mẫu phương tiện đo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định.

2. Việc thử nghiệm mẫu phương tiện đo để phê duyệt phải được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định.

Mẫu phương tiện đo có thể được miễn, giảm thử nghiệm. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc miễn, giảm thử nghiệm mẫu phương tiện đo.

Điều 21. Kiểm định phương tiện đo

1. Việc kiểm định phương tiện đo do tổ chức kiểm định thực hiện để đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.

2. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, kiểm định sau sửa chữa.

Một số phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định định kỳ bằng hình thức kiểm định đối chứng. Việc kiểm định đối chứng được thực hiện bởi tổ chức kiểm định khác thuộc Danh mục tổ chức kiểm định được chỉ định.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể việc kiểm định đối chứng và phương tiện đo nhóm 2 thuộc đối tượng phải được kiểm định đối chứng.

3. Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 22. Hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường

1. Việc hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường do tổ chức hiệu chuẩn thực hiện để xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.

2. Chuẩn công tác dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 phải được hiệu chuẩn bắt buộc.

3. Chuẩn chính, chuẩn công tác không quy định tại khoản 2 Điều này và phương tiện đo nhóm 1 được hiệu chuẩn tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 23. Thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

1. Việc thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm thực hiện để xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường.

2. Mẫu phương tiện đo nhóm 2 phải được thử nghiệm bắt buộc trước khi phê duyệt trừ trường hợp được miễn, giảm.

3. Chuẩn chính, chuẩn công tác và phương tiện đo nhóm 1 được thử nghiệm tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Điều 24. Nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Độc lập, khách quan, chính xác; công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

2. Tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã được công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.

3. Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin, số liệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

Điều 25. Điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tư cách pháp nhân;

b) Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động;

c) Có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động;

d) Đáp ứng yêu cầu về tính độc lập, khách quan;

đ) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với lĩnh vực hoạt động;

e) Đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.

2. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm bắt buộc phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phải được chỉ định.

3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết tại khoản 1 Điều này; quy định việc chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

Điều 26. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được xác định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý để hoàn thành công việc, phù hợp với nội dung, khối lượng, tính chất và thời hạn hoàn thành việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

2. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được xác định trên cơ sở các chi phí cơ bản sau đây:

a) Chi phí vật tư;

b) Chi phí nhân công;

c) Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị;

d) Chi phí vận chuyển.

3. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phải được xây dựng, niêm yết công khai và theo quy định của pháp luật về giá.

Chương 5.

PHÉP ĐO, LƯỢNG CỦA HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

MỤC 1. PHÉP ĐO

Điều 27. Các loại phép đo

1. Phép đo được thực hiện trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là phép đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố.

2. Phép đo được thực hiện để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phép đo nhóm 2) phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.

Điều 28. Yêu cầu cơ bản đối với phép đo

1. Phương tiện đo, phương pháp đo, điều kiện để thực hiện phép đo, mức độ thành thạo của người thực hiện phải phù hợp với hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất phương tiện đo hoặc phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.

2. Độ chính xác của kết quả đo phải bảo đảm được truyền từ chuẩn đo lường thông qua một chuỗi không đứt đoạn các hoạt động hiệu chuẩn, kiểm định.

Điều 29. Yêu cầu về đo lường đối với phép đo nhóm 1

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 28 của Luật này.

2. Phép đo nhóm 1 được thực hiện theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân.

3. Độ chính xác của kết quả đo do tổ chức, cá nhân tự quyết định và chịu trách nhiệm thông qua thực hiện một hoặc các biện pháp sau đây:

a) Lựa chọn, sử dụng phương tiện đo có đặc tính kỹ thuật đo lường phù hợp và tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất về phương pháp đo, vận hành và điều kiện sử dụng phương tiện đo để thực hiện phép đo;

b) Thỏa thuận với tổ chức, cá nhân khác để thực hiện phép đo và cung cấp kết quả đo.

Điều 30. Yêu cầu về đo lường đối với phép đo nhóm 2

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 28 của Luật này.

2. Phép đo nhóm 2 phải được thực hiện bằng phương tiện đo nhóm 2.

3. Việc thực hiện phép đo phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về phép đo nhóm 2.

MỤC 2. LƯỢNG CỦA HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

Điều 31. Phân loại hàng đóng gói sẵn

1. Hàng đóng gói sẵn không thuộc Danh mục quy định tại khoản 2 Điều này được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố (sau đây gọi là hàng đóng gói sẵn nhóm 1).

2. Hàng đóng gói sẵn có số lượng lớn lưu thông trên thị trường hoặc có giá trị lớn, có khả năng gây tranh chấp, khiếu kiện về đo lường giữa các bên trong mua bán, thanh toán, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, môi trường (sau đây gọi là hàng đóng gói sẵn nhóm 2) thuộc Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2.

Điều 32. Yêu cầu cơ bản đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

1. Lượng của hàng đóng gói sẵn phải phù hợp với thông tin ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu đi kèm và phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.

2. Việc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa phải tuân thủ quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

Điều 33. Yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 1

1. Lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 1 khi sản xuất, nhập khẩu phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu quy định tại Điều 32 của Luật này.

2. Lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 1 phải phù hợp với yêu cầu do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu công bố và được mang dấu định lượng trên nhãn hàng hóa do tổ chức, cá nhân đó tự quyết định.

Điều 34. Yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2

1. Lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 khi sản xuất, nhập khẩu phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu quy định tại Điều 32 của Luật này.

2. Lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường và phải có dấu định lượng trên nhãn hàng hóa theo quy định.

3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2; quy định dấu định lượng và việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này.

Chương 6.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG

Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường có các quyền sau đây:

a) Lựa chọn tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phù hợp để thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường theo quy định của Luật này;

b) Khiếu nại kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; khởi kiện hành vi vi phạm hợp đồng đã giao kết với tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

c) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường theo quy định của Luật này trước khi đưa phương tiện đo, chuẩn đo lường vào sử dụng;

b) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

c) Thông tin trung thực về các đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường;

d) Hướng dẫn khách hàng, người sử dụng về điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường;

đ) Trả chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

e) Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

1. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm có các quyền sau đây:

a) Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trong phạm vi lĩnh vực đã đăng ký hoạt động;

b) Được cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền xem xét, thừa nhận kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về đo lường theo quy định của pháp luật.

c) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm có các nghĩa vụ sau đây:

a) Công khai, minh bạch và tuân thủ trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; bảo đảm khách quan, chính xác; tuân thủ quy định về chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;

b) Bảo mật thông tin, số liệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của khách hàng theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

c) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về đo lường phải báo ngay và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã cung cấp;

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được chỉ định

1. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định có các quyền sau đây:

a) Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trong phạm vi lĩnh vực được chỉ định;

b) Được cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền xem xét, thừa nhận kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về đo lường theo quy định của pháp luật.

c) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định có các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này và các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện yêu cầu kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, trừ trường hợp bất khả kháng;

b) Bảo đảm trình tự, thủ tục kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.

Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường cung cấp thông tin, tài liệu về đặc tính kỹ thuật đo lường, điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường;

b) Lựa chọn tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phù hợp để thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường theo quy định của Luật này;

c) Khiếu nại kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; khởi kiện hành vi vi phạm hợp đồng của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;

d) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu đo lường đối với chuẩn đo lường trong quá trình sử dụng;

b) Bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu; trường hợp phát hiện sai, hỏng phải dừng việc sử dụng và thực hiện các biện pháp khắc phục;

c) Tuân thủ yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người sử dụng phương tiện đo khi thực hiện phép đo nhóm 2 theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền;

d) Bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng hàng hóa;

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Trả chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn có các quyền sau đây:

a) Công bố dấu định lượng trên nhãn hàng hóa của hàng đóng gói sẵn nhóm 1;

b) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thông tin trung thực về lượng của hàng đóng gói sẵn;

b) Thông báo với khách hàng, người tiêu dùng điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hàng đóng gói sẵn;

c) Bảo đảm lượng của hàng đóng gói sẵn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định;

d) Phải thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng hóa của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 theo quy định.

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng liên quan đến hoạt động đo lường

1. Người tiêu dùng có các quyền sau đây:

a) Được cung cấp thông tin trung thực về lượng hàng hóa, phương tiện đo, chuẩn đo lường đã mua;

b) Yêu cầu người bán hàng đáp ứng điều kiện quy định tại điểm d khoản 2 Điều 38 của Luật này để kiểm tra phương tiện đo, thực hiện phép đo, lượng hàng hóa đã mua;

c) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về đo lường;

d) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trợ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người tiêu dùng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hoạt động đo lường của tổ chức, cá nhân xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng;

b) Không được lợi dụng quy định về đo lường để xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về đo lường

1. Tư vấn, phản biện, tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, quy hoạch phát triển về đo lường theo quy định của pháp luật.

2. Cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ khoa học và công nghệ về đo lường theo quy định của pháp luật.

3. Được cung cấp thông tin về đo lường theo quy định của pháp luật.

4. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về đo lường; vận động tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về đo lường.

5. Kiến nghị cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, giải quyết vi phạm pháp luật về đo lường.

Chương 7.

KIỂM TRA, THANH TRA , XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐO LƯỜNG

MỤC 1. KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG

Điều 42. Đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường

Đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường bao gồm chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Điều 43. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường

1. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với chuẩn đo lường bao gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp của chuẩn đo lường với yêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này;

b) Kiểm tra sự phù hợp của chuẩn đo lường với yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường tương ứng quy định tại các điều 12, 14 và 15 của Luật này.

2. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo bao gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp của việc thể hiện đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

b) Kiểm tra sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết của phương tiện đo nhóm 2 với mẫu đã được phê duyệt.

c) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.

d) Kiểm tra đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này;

đ) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với điều kiện về bảo quản, lưu giữ, sử dụng;

e) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu về đo lường đối với phương tiện đo tương ứng quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này.

3. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phép đo bao gồm:

a) Kiểm tra, xác định sự phù hợp của phương tiện đo, phương pháp đo đã sử dụng và các điều kiện đo với yêu cầu kỹ thuật đo lường;

b) Kiểm tra sai số của kết quả đo với giới hạn sai số cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.

4. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm:

a) Kiểm tra việc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa;

b) Kiểm tra lượng hàng hóa thực tế;

c) Kiểm tra việc thể hiện dấu định lượng.

5. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường bao gồm:

a) Kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm quy định tại Điều 24 của Luật này;

b) Kiểm tra việc bảo đảm các điều kiện hoạt động quy định tại Điều 25 của Luật này;

c) Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm quy định tại khoản 2 Điều 36 và của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.

Điều 44. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường

1. Xuất trình quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp quyết định kiểm tra cho phép thì thực hiện lấy mẫu để kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra.

2. Tiến hành kiểm tra theo nội dung của quyết định kiểm tra.

3. Lập biên bản kiểm tra.

4. Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 48 của Luật này.

5. Báo cáo cơ quan ra quyết định kiểm tra nhà nước về đo lường.

Điều 45. Hình thức kiểm tra nhà nước về đo lường

1. Kiểm tra được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền phê duyệt.

2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đo lường hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 46. Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường

1. Cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước.

2. Cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường trong phạm vi địa phương.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường trên địa bàn.

Điều 47. Quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường

1. Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường có các quyền sau đây:

a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

b) Cảnh báo nguy cơ không bảo đảm yêu cầu về đo lường của đối tượng kiểm tra;

c) Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 48 của Luật này;

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường có nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra hàng năm trình cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền phê duyệt;

b) Ra quyết định xử lý theo thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo và kiến nghị xử lý vi phạm của đoàn kiểm tra; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

c) Bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch và không phân biệt đối xử trong hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường;

d) Giữ bí mật thông tin, tài liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân được kiểm tra khi chưa có kết luận;

đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý và việc xử lý vi phạm đã thực hiện.

Điều 48. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường

1. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp với quy định của Luật này thì đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp sau đây:

a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản, duy trì, sử dụng chuẩn đo lường tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng chuẩn đo lường đó và thực hiện ngay các biện pháp khắc phục;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo đó và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;

c) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;

d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân tạm dừng phép đo và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;

đ) Yêu cầu tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tạm dừng hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp và thực hiện ngay biện pháp khắc phục.

2. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đo lường hoặc sau khi đã yêu cầu thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân đó vẫn tiếp tục vi phạm thì đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp sau đây:

a) Yêu cầu dừng ngay hành vi vi phạm;

b) Niêm phong chuẩn đo lường, phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn không phù hợp quy định;

c) Báo cáo ngay với cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ kiểm tra gửi cơ quan có thẩm quyền gồm công văn của cơ quan thực hiện kiểm tra, biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra và các giấy tờ, chứng cứ có liên quan. Hồ sơ kiểm tra là một trong các cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định;

d) Kiến nghị cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân và những sai phạm liên quan.

3. Trên cơ sở kiến nghị của đoàn kiểm tra, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân và những sai phạm liên quan.

4. Trường hợp đoàn kiểm tra có thành viên là thanh tra viên khoa học và công nghệ, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, công an, quản lý thị trường hoặc của cơ quan khác có thẩm quyền thì thành viên này thực hiện ngay việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 49. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra nhà nước về đo lường

1. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra nhà nước về đo lường do cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường chi trả và được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động của cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường.

2. Trường hợp kết luận tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về đo lường thì tổ chức, cá nhân phải hoàn trả kinh phí lấy mẫu kiểm tra cho cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

MỤC 2. THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐO LƯỜNG

Điều 50. Thanh tra về đo lường

1. Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đo lường.

2. Việc thanh tra được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.

Điều 51. Đối tượng và nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đo lường

1. Đối tượng thanh tra chuyên ngành về đo lường là tổ chức, cá nhân hoạt động đo lường.

2. Thanh tra chuyên ngành về đo lường có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật và các quy định kỹ thuật về đo lường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đo lường.

Điều 52. Xử lý vi phạm pháp luật về đo lường

1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đo lường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức vi phạm pháp luật về đo lường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của pháp luật về đo lường tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về đo lường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Trường hợp vi phạm hành chính về đo lường có số tiền thu lợi bất chính trong suốt quá trình vi phạm lớn hơn mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì áp dụng hình thức phạt tiền với mức bằng từ 01 đến 05 lần số tiền thu lợi bất chính đó. Số tiền thu lợi bất chính phải bị tịch thu. Cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và thực hiện các quy định khác của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản này.

6. Chính phủ quy định chi tiết các hành vi vi phạm hành chính về đo lường, mức xử phạt, cách tính số tiền thu lợi bất chính quy định tại Điều này.

Chương 8.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG

Điều 53. Trách nhiệm của Chính phủ

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước.

Điều 54. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước có trách nhiệm sau đây:

1. Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia, văn bản quy phạm pháp luật về đo lường.

2. Quản lý việc thiết lập, duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường.

3. Tổ chức quản lý về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn; hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;

4. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường;

5. Hợp tác quốc tế về đo lường.

6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đo lường;

7. Tổ chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động đo lường.

8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo thẩm quyền.

Điều 55. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ

1. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia, văn bản quy phạm pháp luật về đo lường;

b) Đề xuất các loại phương tiện đo nhóm 2, hàng đóng gói sẵn nhóm 2 và yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phép đo nhóm 2 để Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

c) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đo lường trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công;

đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc thực hiện quản lý nhà nước về đo lường đối với hoạt động đo lường đặc thù thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Điều 56. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Đề xuất, xây dựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đo lường; xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đo lường;

b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về đo lường;

c) Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và đầu tư trang thiết bị cho công tác quản lý đo lường;

d) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật về đo lường;

đ) Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường;

e) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đo lường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đo lường;

b) Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn theo phân cấp.

c) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra về đo lường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đo lường;

b) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra về đo lường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.

Chương 9.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 57. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.

Pháp lệnh Đo lường số 16/1999/PL-UBTVQH10 ngày 06 tháng 10 năm 1999, quy định về phí kiểm định phương tiện đo lường tại Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 58. Quy định chi tiết

Chính phủ và các cơ quan khác có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Sinh Hùng

 

 

THEGIOILUAT.VN
Đang có hiệu lực
HL: 01/07/2012

QUỐC HỘI

 

NATIONAL ASSEMBLY
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

---------------

Luật số: 04/2011/QH13

Law No. 04/2011/QH13

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2011

Hanoi, November 11, 2011

 

 

LUẬT

LAW

ĐO LƯỜNG
ON MEASUREMENT

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Pursuant to the Constitution 1992 of the Socialist Republic of Vietnam which had been amended under the Resolution No.51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật đo lường,
The National Assembly of Vietnam hereby issues the Law on Measurement.

Chương 1.
Chapter 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
GENERAL PROVISIONS

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Article 1. Scope

Luật này quy định về hoạt động đo lường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường.
This Law covers measurement, rights and responsibilities of entities participating in measurement.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
Article 2. Regulated entities

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường tại Việt Nam.
This Law applies to entities participating in measurement in Vietnam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Article 3. Interpretation

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
For the purpose of this Law, terms herein shall be construed as follows:

1. Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo.
1. Measurement refers to determination of a physical quantity.

2. Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường.
2. Measurement activity refers to establishment and application of units of measurement and standards, production, trading, testing, inspection and calibration of measuring instruments, quantification of pre-packed goods; measurement control; education, training, consultation, research and development, and application of measurement technologies.

3. Hệ đơn vị đo quốc tế (viết tắt theo thông lệ quốc tế là SI) là hệ thống đơn vị đo có tên gọi, ký hiệu và quy tắc thiết lập các đơn vị ước, bội cùng với quy tắc sử dụng chúng được Đại hội cân đo quốc tế chấp thuận.
3. International system of units (hereinafter referred to as “SI”) refers to a metric system comprising coherent system of measurement of unit with unit name and unit symbols that are approved by the General Conference on Weights and Measures.

4. Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác.
4. Standard refers to a technical reference for a system of weights and measures against which all other measuring devices are compared.

Chất chuẩn là một loại chuẩn đo lường đặc biệt có độ đồng nhất và ổn định nhất định đối với một hoặc một số thuộc tính. Chất chuẩn được sử dụng để hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị, phương tiện đo, đánh giá phương pháp đo hoặc để xác định giá trị về thành phần, tính chất của vật liệu hoặc chất khác.
Reference material refers to a material which is sufficiently homogeneous and stable with respect to one or more specified properties. Reference materials are used in calibration and inspection of measuring instrument and methods or analysis of characteristics and constituents of other materials and substances.

5. Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.
5. Measuring instruments refers to measuring devices for measurement process.

6. Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo.
6. Measurement process refers to a set of operations used to determine the value of a quantity.

7. Hàng đóng gói sẵn theo định lượng (sau đây gọi là hàng đóng gói sẵn) là hàng hóa được định lượng, đóng gói và ghi định lượng trên nhãn hàng hóa mà không có sự chứng kiến của bên mua.
7. Pre-packaged goods refer to goods that have been already packed, quantified and has its quantity written on labels without the presence of customers.

8. Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
8. Inspection refers to a process of determination and assessment of measuring instrument specifications to make sure that such measuring instrument satisfies technical measurement requirements.

9. Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.
9. Calibration refers to a process of determination and establishment of relation between measured values by measurement standard, measuring instrument and quantity.

10. Thử nghiệm là việc xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường.
10. Testing refers to the determination of one or more specifications of measuring instrument or standards.

11. Yêu cầu kỹ thuật đo lường là tập hợp các quy định về đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo hoặc lượng của hàng đóng gói sẵn do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
11. Technical measurement requirement refers to a set of technical requirements of measurement standards, instruments, measurement processes for quantification of pre-packaged goods announced by an entity or State competent authority.

12. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định là tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan, được cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền xem xét, đưa vào danh sách để tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
12. Designated testing, inspection or calibration body refers to an agency that meets all requirements prescribed by this Law and relevant laws and is named on the list of agencies providing testing, inspection or calibration services by the State competent authority in charge of measurement.

13. Dấu định lượng là ký hiệu để công bố lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.
13. Quantity mark refers to a sign as a statement that the quantity of pre-package goods is conformable to technical measurement requirements.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động đo lường
Article 4. Principles of measurement

1. Đo lường phải bảo đảm tính thống nhất, chính xác.
1. The accuracy and consistency must be assured.

2. Hoạt động đo lường phải bảo đảm:
2. Measurement activities shall:

a) Minh bạch, khách quan, chính xác; công bằng giữa các bên trong mua bán, thanh toán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
a) Take place transparently, objectively, precisely and fairly to all sides including sellers, buyers, payers and service providers;

b) An toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường;
b) Be safe, environmentally-friendly and healthy;

c) Thuận lợi cho giao dịch thương mại trong nước và quốc tế;
c) Facilitate both domestic and international trade;

d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường;
d) Ensure lawful rights and interests of measuring entities;

đ) Phù hợp với thông lệ quốc tế;
dd) be conformable to international practices;

e) Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hoạt động đo lường trên cơ sở bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
e) Be conformable to agreements between parties on the basis of conformity with regulations hereof and other relevant laws.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về đo lường
Article 5. State’s policies on measurement

1. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng và duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện các yêu cầu về đo lường đối với chuẩn quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.
1. The State shall focus on compiling and maintaining national measurement standard system and providing sufficient funding for application of the national measurement standard which is invested and controlled by the State.

2. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực về đo lường; đẩy mạnh xã hội hóa đối với các hoạt động đo lường sau đây:
2. The State shall invest in facilities and infrastructures for the purpose of State management of measurement encourage individuals and organizations to invest in facilities, infrastructure and human resources, and promote involvement of private sectors in the following measurement activities:

a) Thiết lập và duy trì chuẩn đo lường;
a) Setting up and maintaining measurement standards;

b) Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
b) Testing, calibrating and inspecting measuring instruments and standards

c) Sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường;
c) Producing measuring instruments and measurement standards;

d) Đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường.
d) Providing training and consulting services, doing scientific researches, developing and applying measurement technologies.

3. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động đo lường; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường; tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về đo lường.
3. Human resources in measurement shall be prioritized and developed; scientific research, development and application of measurement technology should be promoted; and laws on measurement shall be widely disseminated.

4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đơn vị đo pháp định để thay thế đơn vị đo khác; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động đo lường phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. Ưu tiên sử dụng tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được công nhận, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phục vụ quản lý nhà nước về đo lường.
4. Every entity should apply legal units of measurement instead of other types of units of measurement; and quality control system in measurement in conformity with national and international standards. Testing, inspection and calibration bodies that have their quality control system for state management of measurement recognized and certified shall be prioritized.

Điều 6. Hợp tác quốc tế về đo lường
Article 6. International cooperation in measurement

1. Hợp tác quốc tế về đo lường được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
1. International cooperation in measurement shall be promoted on the basis of independence, sovereignty and equality and mutual benefits.

2. Hợp tác quốc tế về đo lường được thực hiện thông qua các hoạt động sau đây:
2. International cooperation in measurement shall be promoted by:

a) Ký kết điều ước quốc tế về đo lường; gia nhập tổ chức quốc tế về đo lường; ký kết thỏa thuận, thừa nhận kết quả phép đo, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm giữa tổ chức của Việt Nam với tổ chức tương ứng của các quốc gia, chủ thể khác của pháp luật quốc tế;
a) Signing International Agreements on measurement, recognition of measurement, testing, inspection and calibration results between Vietnamese bodies and foreign country's bodies under international laws, and joining international measurement coalitions.

b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế;
b) Executing international programs and projects;

c) Trao đổi chuyên gia, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đo lường với các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế;
c) Exchanging measuring experts and officers with foreign countries and international organizations;

d) Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ;
d) Holding seminars, conferences; conducting scientific researches, technology application and transfer;

đ) Phối hợp giải quyết tranh chấp.
dd) Cooperating in settling disputes

Điều 7. Những hành vi bị cấm
Article 7. Prohibited acts

1. Lợi dụng hoạt động đo lường để gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1. Deliberate detriment to national interest, defense and security, public order and lawful rights and interest of entities by taking advantage of measuring

2. Cố ý làm sai lệch phương tiện đo, kết quả đo.
2. Deliberate falsification of measuring instrument and measuring results.

3. Cố ý cung cấp sai, giả mạo kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
3. Deliberate provision and falsification of testing, inspection and calibration results of measuring instrument and standards.

4. Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa nội dung trên dấu định lượng, dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định.
4. Acts of forging, erasing and editing quantity markings, inspection marks, seals and certificates.

Chương 2.
Chapter 2

ĐƠN VỊ ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG
UNITS OF MEASUREMENT AND MEASUREMENT STANDRADS

MỤC 1. ĐƠN VỊ ĐO
SECTION 1. UNITS OF MEASUREMENT

Điều 8. Phân loại đơn vị đo
Article 8. Classification of units of measurement

1. Đơn vị đo bao gồm đơn vị đo pháp định và đơn vị đo khác.
1. Units of measurements consist of legal units of measurement and other types of units of measurement.

2. Đơn vị đo pháp định bao gồm:
2. Legal units of measurement include:

a) Đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;
a) SI base units;

b) Các đơn vị đo dẫn xuất thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;
b) SI derived units;

c) Bội thập phân, ước thập phân của đơn vị đo quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
c) Decimal multiples and decimal submultiples of SI units prescribed in point a and b of this clause;

d) Đơn vị đo không thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế phù hợp với tập quán trong nước và thông lệ quốc tế được quy định;
d) Units of measurements other than SI units but conformable to international conventions and national practices;

đ) Đơn vị đo được thiết lập bằng tổ hợp các đơn vị đo quy định tại điểm a, b, c và d khoản này.
dd) Units of measurement that are made by combination of those prescribed in point a, b, c and d of this clause.

3. Đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế bao gồm:
3. SI base units comprise:

a) Đơn vị đo độ dài là mét, ký hiệu là m;
a) Metre (m) for length;

b) Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, ký hiệu là kg;
b) Kilogram (kg) for weight;

c) Đơn vị đo thời gian là giây, ký hiệu là s;
c) Second (s) for time;

d) Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, ký hiệu là A;
d) Ampere (A) for electric current;

đ) Đơn vị đo nhiệt độ nhiệt động học là kenvin, ký hiệu là K;
dd) Kelvin (K) for temperature;

e) Đơn vị đo lượng chất là mol, ký hiệu là mol;
e) Mole (mol) for amount of substance;

g) Đơn vị đo cường độ sáng là candela, ký hiệu là cd.
g) Candela (cd) for luminous intensity

4. Chính phủ quy định chi tiết đơn vị đo pháp định.
4. Legal units of measurement shall be specified by the Government.

5. Đơn vị đo khác bao gồm đơn vị đo cổ truyền và đơn vị đo không quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Other units of measurement comprise traditional units of measurement and those that are not specified in clause 2 of this Article.

Điều 9. Sử dụng đơn vị đo
Article 9. Use of units of measurement

1. Đơn vị đo pháp định phải được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
1. Legal units of measurement shall be used in:

a) Trong văn bản do cơ quan nhà nước ban hành;
a) Documents issued by State authorities;

b) Trên phương tiện đo sử dụng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác;
b) Measuring instruments used in inspection, testing, judicial expertise and other official duties;

c) Ghi lượng của hàng đóng gói sẵn;
c) Pre-packaged goods quantity marking;

d) Trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phương tiện đo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;
d) Manufacture, trading and importation of measuring instruments as stipulated in clause 2 Article 16 hereof;

đ) Trong hoạt động bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường.
dd) Activities for community and environmental protection;

2. Đơn vị đo khác được sử dụng theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
2. Other units of measurement shall be used according to prior agreements, other than those prescribed in clause 1 of this Article.

Trường hợp giải quyết tranh chấp có liên quan đến sử dụng đơn vị đo khác với đơn vị đo pháp định thì phải quy đổi sang đơn vị đo pháp định.
Any conflict arising in connection to use of legal units of measurement and others occurs; legal units of measurement shall apply.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
3. This Article shall be specified by the Government.

MỤC 2. CHUẨN ĐO LƯỜNG
SECTION 2. MEASUREMENT STANDARDS

Điều 10. Hệ thống chuẩn đo lường của từng lĩnh vực đo
Article 10. Measurement standard system

1. Chuẩn đo lường quốc gia (sau đây gọi là chuẩn quốc gia) là chuẩn đo lường cao nhất của quốc gia được dùng để xác định giá trị đo của các chuẩn đo lường còn lại của lĩnh vực đo.
1. National measurement standard is the highest measurement standard of a country and is used to inspect measurement values by remaining standards.

2. Chuẩn đo lường chính (sau đây gọi là chuẩn chính) là chuẩn đo lường được dùng để hiệu chuẩn, xác định giá trị đo của các chuẩn đo lường khác ở địa phương, tổ chức.
2. Primary measurement standard is a standard of measurement which is used to inspect and calibrate measurement values by other secondary measurement standards.

3. Chuẩn đo lường công tác (sau đây gọi là chuẩn công tác) là chuẩn đo lường được dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo.
3. Working measurement standard is a standard of measurement which is used to inspect, calibrate and test measuring instruments.

Điều 11. Yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường
Article 11. General requirements for measurement standards

1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của chuẩn đo lường phải được thể hiện trên chuẩn đo lường hoặc ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo.
1. Technical measurement requirements shall be specified on the measurement standard or product labels or attached documents.

2. Đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.
2. Measurement standard specifications shall be conformable to technical measurement requirements announced by organizations and individuals or stipulated by State competent authorities.

Điều 12. Yêu cầu đối với chuẩn quốc gia
Article 12. Requirements for national measurement standards

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này.
1. National measurement standards shall meet all requirements in Article 11 hereof.

2. Chuẩn quốc gia phải được thiết lập theo quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia.
2. National measurement standards shall be set up according to the national development planning.

3. Chuẩn quốc gia phải được phê duyệt; duy trì, bảo quản, sử dụng tại tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia.
3. National measurement standards shall be approved, conserved and applied by an accredited national standard respiratory.

4. Chuẩn quốc gia phải được định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế. Việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia do tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia thực hiện.
4. The accredited national standard respiratory shall periodically revise, calibrate and compare the national measurement standard with an international standard.

5. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia.
5. The Prime Minister has the power to approve national measurement standard development plans.

6. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia; quy định chi tiết khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. The Minister of Science and Technology has the power to approve the national measurement standard, designate the national standard respiratory and specify clauses 3 and 4 of this Article.

Điều 13. Điều kiện hoạt động của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia
Article 13. Requirements for accredited national standard respiratory

Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
The accredited national standard respiratory shall:

1. Có tư cách pháp nhân.
1. Be a judicial entity

2. Có đủ nhân lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện các hoạt động sau đây:
2. Have qualified personnel, facilities and infrastructures available to:

a) Giữ, duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định;
a) Conserve, maintain and apply the national standard under regulations of laws;

b) Định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này;
b) Periodically calibrate and compare the national standard with international standards under clause 4 Article 12 of this Law;

c) Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn;
c) Revise, calibrate and compare the national standard with other standards which are less accurate;

d) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về chuẩn đo lường; xây dựng phương pháp duy trì, bảo quản chuẩn quốc gia; xây dựng phương pháp đo để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn.
d) Apply and do scientific research and development of measurement technologies, introduce measures for conservation and maintenance of national standards; introduce measurement techniques to improve accuracy of other measurement standards.

3. Thiết lập sơ đồ hiệu chuẩn và trình tự, thủ tục hiệu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.
3. Set up calibration diagrams and procedures in conformity with national and international standards.

4. Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý để thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Establish and maintain management systems to perform measurement activities stipulated in clause 2 of this Article.

5. Được chỉ định giữ chuẩn quốc gia.
5. Be recognized to be a national standard respiratory.

Điều 14. Yêu cầu đối với chuẩn chính, chuẩn công tác
Article 14. Requirements for primary and working standards

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này.
1. The primary and working measurement standard shall meet all requirements in Article 11 hereof.

2. Chuẩn chính, chuẩn công tác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương hoặc tổ chức tự thiết lập.
2. Primary and working measurement standards shall be established by local competent authorities or organizations.

3. Việc duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn chính, chuẩn công tác được thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương hoặc của người đứng đầu tổ chức giữ chuẩn đo lường này.
3. Conservation and application of primary and working measurement standards shall be carried out in accordance with regulations by Heads of local competent authorities or head of standard respiratory.

4. Đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn chính, chuẩn công tác phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được công bố thông qua việc định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh với chuẩn quốc gia hoặc với chuẩn đo lường có độ chính xác cao hơn đã được hiệu chuẩn.
4. Specifications of primary and working measurement standards shall be conformable to technical measurement requirements which are made public after being periodically calibrated or compared with international standards or others with higher degree of accuracy.

5. Việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn chính, chuẩn công tác phải được thực hiện tại tổ chức hiệu chuẩn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 25 của Luật này.
5. The calibration and comparison of primary and working measurement standards shall be carried out at calibration bodies that meet requirements prescribed in Article 25 hereof.

6. Chuẩn công tác dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo quy định tại khoản 2 Điều 16 phải được hiệu chuẩn tại tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định và phải được chứng nhận phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.
6. Working measurement standards that are directly applied to inspect measuring instruments as stipulated in clause 2, Article 16 shall be calibrated at the recognized calibration bodies and shall be certified as conformable to technical measurement requirements.

7. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chứng nhận chuẩn công tác tại khoản 6 Điều này.
7. The Minister of Science and Technology shall stipulate procedures for certification of working measurement standards as stipulated in clause 6 of this Article.

Điều 15. Yêu cầu đối với chất chuẩn
Article 15. Requirements for reference materials

1. Chất chuẩn phải bảo đảm tuân thủ yêu cầu đối với chuẩn đo lường quy định tại các điều 11, 12 và 14 của Luật này và các yêu cầu sau đây:
1. Reference materials shall be conformable to measurement standards prescribed in Articles 11, 12 and 14 hereof, and shall:

a) Bảo đảm độ đồng nhất, độ ổn định và giá trị thuộc tính của chất chuẩn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được công bố hoặc quy định;
a) be homogeneous and stable, and have their properties conformable to stipulated or published technical measurement requirements;

b) Phải được xác nhận giá trị thuộc tính của chất chuẩn cùng với độ không đảm bảo đo của giá trị thuộc tính này;
b) Have property values of reference materials and measurement uncertainty of such property values certified;

c) Việc xác nhận giá trị thuộc tính của chất chuẩn được thực hiện thông qua thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức thử nghiệm.
c) Undergo experiments or tests or comparison as the basis for certification of property values of reference materials at testing bodies.

2. Chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo quy định tại khoản 2 Điều 16 phải được chứng nhận theo quy định tại khoản 7 Điều 14 của Luật này.
2. Reference materials which are directly applied to inspect measuring instruments specified in clause 2 Article 16 shall be certified in accordance with clause 7 Article 14 hereof.

Chương 3.
Chapter 3

PHƯƠNG TIỆN ĐO
MEASURING INSTRUMENTS

Điều 16. Các loại phương tiện đo
Article 16. Types of measuring instruments

1. Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố.
1. Measuring instruments used in scientific researches, control and adjustment to technology processes, quality control or serving purposes other than those prescribed in clause 2 of this Article (hereinafter referred to as "category 1 measuring instrument ”) shall be conformable to the technical measurement requirements announced by the organization or individual.

2. Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.
2. Measuring instruments used to quantify goods and services in trading, payment, safety assurance, public health protection, environmental protection, inspection , judicial expertise and other official duties (hereinafter referred to as “category 2 measuring instrument ”) on the list of category 2 measuring instrument shall be conformable to technical measurement requirements stipulated by the State regulatory authority.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục phương tiện đo nhóm 2.
The Minister of Science and Technology shall make the List of category 2 measuring instruments publicly available.

Điều 17. Yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo
Article 17. General requirements for measuring instruments

1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của phương tiện đo phải được thể hiện trên phương tiện đo hoặc ghi trên nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm.
1. Technical measurement requirements shall be specified on the measuring instrument or its label or attached documents.

2. Cấu trúc của phương tiện đo phải bảo đảm ngăn ngừa sự can thiệp dẫn đến làm sai lệch kết quả đo.
2. The structure of a measuring instrument shall be created to prevent external interference that may deviate measurement results.

3. Đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.
3. Measuring instrument specifications shall be conformable to technical measurement requirements announced by organizations/ individuals or stipulated by State competent authorities.

Điều 18. Yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 1
Article 18. Requirements for category 1 measuring instruments

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 của Luật này.
1. Category 1 measuring instruments shall meet all requirements in Article 17 hereof.

2. Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Category 1 measuring instruments shall undergo testing, inspection and calibration upon requests by State competent authorities, organizations and individuals.

3. Việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo nhóm 1 do tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo lựa chọn, quyết định thực hiện tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
3. Manufacturers, importers, exporters and users shall have testing, inspection and/or calibration bodies that meet requirements in clause 1 Article 25 hereof test, calibrate and/or inspect category 1 measuring instruments.

Điều 19. Yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 2
Article 19. Requirements for category 2 measuring instruments

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 của Luật này.
1. Category 2 measuring instruments shall meet all requirements in Article 17 hereof.

2. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát về đo lường bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
2. Category 2 measuring instruments shall be controlled by one of the following means:

a) Phê duyệt mẫu khi sản xuất, nhập khẩu;
a) Approval of sample measuring devices as they are manufactured or imported;

b) Kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng;
b) Initial inspection prior to use

c) Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng;
c) Periodic inspection during employment;

d) Kiểm định sau sửa chữa.
d) Inspection after repair

3. Việc phê duyệt mẫu phương tiện đo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Approval of sample measuring instruments as stipulated point a, clause 2 of this Article shall be carried out in accordance with Article 20 hereof.

4. Việc kiểm định phương tiện đo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này.
4. The inspection of sample measuring instruments as stipulated point b, c and d, clause 2 of this Article shall be carried out in accordance with clause 2 Article 21 hereof.

5. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết các khoản 2, 3 và 4 của Điều này.
5. The Minister of Science and Technology shall take on responsibilities for specifying clauses 2, 3 and 4 of this Article.

Chương 4.
Chapter 4

PHÊ DUYỆT MẪU, KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG
APPROVAL OF SAMPLE MEASURING INSTRUMENTS, INSPECTION, CALIBRATION AND TESTING OF MEASURING INSTRUMENTS AND STANDARDS

Điều 20. Phê duyệt mẫu phương tiện đo
Article 20. Approval of measuring instruments

1. Phê duyệt mẫu phương tiện đo do cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền thực hiện để đánh giá, xác nhận mẫu phương tiện đo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định.
1. Sample measuring instruments shall be considered approving by the State competent authority as the basis for assessment and certification of compliance with technical measurement requirements.

2. Việc thử nghiệm mẫu phương tiện đo để phê duyệt phải được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định.
2. Sample measuring instruments shall be tested prior to approval at a designated testing body.

Mẫu phương tiện đo có thể được miễn, giảm thử nghiệm. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc miễn, giảm thử nghiệm mẫu phương tiện đo.
Sample measuring instruments may be eligible for a testing reduction or exemption. The Minister of Science and Technology shall introduce regulations on reduction and exemption of measuring instrument testing.

Điều 21. Kiểm định phương tiện đo
Article 21.Inspection of measuring instruments

1. Việc kiểm định phương tiện đo do tổ chức kiểm định thực hiện để đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
1. Measuring instruments shall be inspected by inspection bodies as the basis for assessment and certification of measuring instrument specifications according to technical measurement requirements.

2. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, kiểm định sau sửa chữa.
2. Category 2 measuring instruments shall undergo initial inspection prior to use and periodic inspection during use and after repair.

Một số phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định định kỳ bằng hình thức kiểm định đối chứng. Việc kiểm định đối chứng được thực hiện bởi tổ chức kiểm định khác thuộc Danh mục tổ chức kiểm định được chỉ định.
Some measuring instruments shall undergo a control inspection which is held by an inspection body on the List of designated inspecting bodies.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể việc kiểm định đối chứng và phương tiện đo nhóm 2 thuộc đối tượng phải được kiểm định đối chứng.
The Minister of Science and Technology shall specify control testing and category 2 measuring instruments which require control testing.

3. Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Category 1 measuring instruments may be inspected upon request by relevant entities.

Điều 22. Hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường
Article 22. Calibration of measuring instruments and measurement standards

1. Việc hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường do tổ chức hiệu chuẩn thực hiện để xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.
1. Measurement standards and instruments shall be calibrated as the basis for development of the relation between measured values by measurement standard, measuring instrument and quantity.

2. Chuẩn công tác dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 phải được hiệu chuẩn bắt buộc.
2. The working measurement standard that is directly applied to inspect measuring instrument in category 2 must be calibrated.

3. Chuẩn chính, chuẩn công tác không quy định tại khoản 2 Điều này và phương tiện đo nhóm 1 được hiệu chuẩn tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Primary and working measurement standards other than those in clause 2 of this Article and category 1 measuring instruments may be calibrated upon request of relevant entities.

Điều 23. Thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường
Article 23.Testing of measuring instruments and measurement standards

1. Việc thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm thực hiện để xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường.
1. Testing bodies shall conduct tests to determine one or more technical specifications of measuring instruments and measurement standards.

2. Mẫu phương tiện đo nhóm 2 phải được thử nghiệm bắt buộc trước khi phê duyệt trừ trường hợp được miễn, giảm.
2. Samples of category 2 measuring instruments must undergo a compulsory test prior approval, except for those eligible for reduction and exemption.

3. Chuẩn chính, chuẩn công tác và phương tiện đo nhóm 1 được thử nghiệm tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
3. Primary and working measurement standards and category 1 measuring instruments may be tested upon request of relevant entities.

Điều 24. Nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
Article 24. Rules for testing, calibration and inspection

1. Độc lập, khách quan, chính xác; công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
1. Testing, calibration and inspection shall be conducted independently, objectively, accurately and transparently.

2. Tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã được công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
2. Testing, calibration and inspection be carried out in conformity with procedures and processes announced or stipulated by the State competent authority.

3. Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin, số liệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
3. Information, figures, calibration, inspection and testing results shall be kept confidential.

Điều 25. Điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
Article 25. Requirements for operation of testing, calibration and inspection bodies

1. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Every calibration, testing and inspection body shall:

a) Có tư cách pháp nhân;
a) Be a judicial entity

b) Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động;
b) Have sufficient facilities and infrastructures available for specific fields;

c) Có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động;
c) Have qualified personnel available;

d) Đáp ứng yêu cầu về tính độc lập, khách quan;
d) Ensure the independence and objectivity;

đ) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với lĩnh vực hoạt động;
dd) Establish and maintain management systems for respective fields;

e) Đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
e) Apply for operation to the State competent authority.

2. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm bắt buộc phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phải được chỉ định.
2. Every calibration, testing and inspection body that is designated to provide compulsory testing, inspection and calibration services shall meet all requirements in clause 1 of this Article.

3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết tại khoản 1 Điều này; quy định việc chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
3. The Minister of Science and Technology shall specify clause 1 of this Article and the designation of calibration, testing and inspection bodies.

Điều 26. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
Article 26. Costs of testing, inspection and calibration

1. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được xác định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý để hoàn thành công việc, phù hợp với nội dung, khối lượng, tính chất và thời hạn hoàn thành việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
1. Costs of testing, inspection and calibration are all actual reasonable expenditures on completion of assigned tasks according to scope of work, workload, characteristics and duration of testing, calibration and inspection.

2. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được xác định trên cơ sở các chi phí cơ bản sau đây:
2. Costs of testing, inspection and calibration comprise costs of:

a) Chi phí vật tư;
a) Materials;

b) Chi phí nhân công;
b) Workers;

c) Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị;
c) Depreciation of machinery and equipment;

d) Chi phí vận chuyển.
d) Transport

3. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phải được xây dựng, niêm yết công khai và theo quy định của pháp luật về giá.
3. Costs of testing, inspection and calibration shall be determined and published in accordance with laws on prices.

Chương 5.
Chapter 5

PHÉP ĐO, LƯỢNG CỦA HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN
MEASUREMENT PROCESSES AND QUANTITY OF PRE-PACKAGED GOODS

MỤC 1. PHÉP ĐO
SECTION 1: MEASUREMENT PROCESSES

Điều 27. Các loại phép đo
Article 27. Measurement processes

1. Phép đo được thực hiện trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là phép đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố.
1. Measurement processes used in scientific researches, technology process control and adjustment, quality control or serving purposes other than those prescribed in clause 2 of this Article (hereinafter referred to as "category 1 measurement process”) shall be conformable to technical measurement requirements announced by organizations and individuals.

2. Phép đo được thực hiện để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phép đo nhóm 2) phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.
2. Measurement processes used to quantify goods and services in trading, payment, safety insurance, public health, environmental protection, inspection, judicial expertise and other official duties (hereinafter referred to as “category 2 measurement processes”) shall be conformable to technical measurement requirements stipulated by the state competent authority.

Điều 28. Yêu cầu cơ bản đối với phép đo
Article 28. General requirements for measurement processes

1. Phương tiện đo, phương pháp đo, điều kiện để thực hiện phép đo, mức độ thành thạo của người thực hiện phải phù hợp với hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất phương tiện đo hoặc phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.
1. Measuring instruments, methods, conditions and the proficiency of a person who performs measurement shall be conformable to manufacturer’s manual or technical measurement requirements announced by that entity or stipulated by the state competent authority.

2. Độ chính xác của kết quả đo phải bảo đảm được truyền từ chuẩn đo lường thông qua một chuỗi không đứt đoạn các hoạt động hiệu chuẩn, kiểm định.
2. The accuracy of a measurement result must be delivered by the measurement standard via an uninterrupted series of calibration and inspection.

Điều 29. Yêu cầu về đo lường đối với phép đo nhóm 1
Article 29. Requirements for category 1 measurement processes

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 28 của Luật này.
1. Category 1 measurement processes shall meet all requirements in Article 28 hereof.

2. Phép đo nhóm 1 được thực hiện theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân.
2. An organization and individual shall perform category 1 measurement processes when it is deem necessary.

3. Độ chính xác của kết quả đo do tổ chức, cá nhân tự quyết định và chịu trách nhiệm thông qua thực hiện một hoặc các biện pháp sau đây:
3. The organization and individual that performs measurement process shall decide and take on responsibilities for the accuracy of measurement results through:

a) Lựa chọn, sử dụng phương tiện đo có đặc tính kỹ thuật đo lường phù hợp và tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất về phương pháp đo, vận hành và điều kiện sử dụng phương tiện đo để thực hiện phép đo;
a) Selection and use of measuring instruments whose specifications are conformable to guidelines for measurement techniques, measuring instrument operation principles and conditions for operation; or

b) Thỏa thuận với tổ chức, cá nhân khác để thực hiện phép đo và cung cấp kết quả đo.
b) Agreements on provision of measurement services and results.

Điều 30. Yêu cầu về đo lường đối với phép đo nhóm 2
Article 30. Requirements for category 2 measurement processes

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 28 của Luật này.
1. Category 2 measurement processes shall meet all requirements in Article 28 hereof.

2. Phép đo nhóm 2 phải được thực hiện bằng phương tiện đo nhóm 2.
2. Category 2 measurement processes shall only be carried out with category 2 measuring instruments.

3. Việc thực hiện phép đo phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.
3. Measurement processes shall be carried out in accordance with technical measurement requirements stipulated by the State competent authority.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về phép đo nhóm 2.
The Minister of Science and Technology shall specify category 2 measurement processes.

MỤC 2. LƯỢNG CỦA HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN
SECTION 2: QUANTITY OF PRE-PACKAGED GOODS

Điều 31. Phân loại hàng đóng gói sẵn
Article 31. Classification of pre-packaged goods

1. Hàng đóng gói sẵn không thuộc Danh mục quy định tại khoản 2 Điều này được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố (sau đây gọi là hàng đóng gói sẵn nhóm 1).
1. Pre-packaged goods other than those on the List prescribed in clause 2 of this Article shall be controlled by technical measurement requirements announced by individuals and organizations

2. Hàng đóng gói sẵn có số lượng lớn lưu thông trên thị trường hoặc có giá trị lớn, có khả năng gây tranh chấp, khiếu kiện về đo lường giữa các bên trong mua bán, thanh toán, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, môi trường (sau đây gọi là hàng đóng gói sẵn nhóm 2) thuộc Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.
2. Pre-packaged goods which are sold in large quantities or has a huge value that may contain potential disputes or complaints between buyers and sellers (hereinafter referred to as “category 2 pre-packaged goods”) on the List of category 2 pre-packaged goods shall be conformable to technical measurement requirement stipulated by the state competent authority.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2.
The Minister of Science and Technology shall introduce the List of category 2 pre-packaged goods.

Điều 32. Yêu cầu cơ bản đối với lượng của hàng đóng gói sẵn
Article 32. Requirements for quantity of prepackaged goods

1. Lượng của hàng đóng gói sẵn phải phù hợp với thông tin ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu đi kèm và phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.
1. The actual quantity of pre-packaged goods shall match that specified on labels or attached documents and shall be conformable to technical measurement requirements announced by the individuals or organization or stipulated by state competent authority.

2. Việc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa phải tuân thủ quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
2. Pre-packaged goods quantity shall be specified on its label in accordance with regulations of laws on product labeling.

Điều 33. Yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 1
Article 32. Requirements for measurement of quantity of category 1 prepackaged goods

1. Lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 1 khi sản xuất, nhập khẩu phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu quy định tại Điều 32 của Luật này.
1. The quantity of category 1 pre-packaged goods shall be conformable to Article 32 hereof.

2. Lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 1 phải phù hợp với yêu cầu do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu công bố và được mang dấu định lượng trên nhãn hàng hóa do tổ chức, cá nhân đó tự quyết định.
2. The quantity of category 1 pre-packaged goods shall satisfy requirements announced by importers, producers and bear a quantity mark.

Điều 34. Yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2
Article 34. Requirements for measurement of quantity of category 2 prepackaged goods

1. Lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 khi sản xuất, nhập khẩu phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu quy định tại Điều 32 của Luật này.
1. The quantity of category 2 pre-packaged goods shall be conformable to Article 32 hereof.

2. Lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường và phải có dấu định lượng trên nhãn hàng hóa theo quy định.
2. The quantity of category 2 pre-packaged goods shall be conformable to technical measurement requirements and such goods shall be attached with a quantity mark as prescribed by laws.

3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2; quy định dấu định lượng và việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này.
3. The Minister of Science and Technology shall specify technical measurement requirements of category 2 pre-packaged goods; quantity marking and issue of the certificate of eligibility to apply quantity marks on goods label prescribed in clause 2 of this Article.

Chương 6.
Chapter 6

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG
RIGHTS AND RESPONSIBILITIES IN MEASUREMENT ACTIVITIES

Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường
Article 35. Rights and responsibilities of entities producing and/or trading measuring instruments and/or measurement standards

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường có các quyền sau đây:
1. Every entity producing and trading measuring instruments and measurement standards shall have the right to:

a) Lựa chọn tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phù hợp để thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường theo quy định của Luật này;
a) Select testing, inspection and calibration bodies to implement measurement control measures over measuring instruments and measurement standards under provisions hereof;

b) Khiếu nại kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; khởi kiện hành vi vi phạm hợp đồng đã giao kết với tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
b)File complaints about testing, inspection and calibration results; initiate legal proceedings in case of breach of contracts signed with the testing, inspection and calibration body;

c) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
c) Lodge complaints or file a case against administrative violations and decisions made by authorities under regulations of laws.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường có các nghĩa vụ sau đây:
2. Every entity producing and trading measuring instruments and measurement standards shall:

a) Thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường theo quy định của Luật này trước khi đưa phương tiện đo, chuẩn đo lường vào sử dụng;
a) Take measures for measurement control over measuring instruments and measurement standards under provisions hereof prior to use;

b) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Undergo inspection conducted by the State competent authority under regulations of laws;

c) Thông tin trung thực về các đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường;
c) Provide reliable information on specifications of measuring instrument and standards;

d) Hướng dẫn khách hàng, người sử dụng về điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường;
d) Provide instructions on transport storage conditions and usage of measuring instrument and standards;

đ) Trả chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
dd) Pay costs of testing, calibration and inspection of measuring instruments and standards;

e) Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
e) Undergo testing, inspection and calibration upon requests of the state competent authority.

Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường
Article 36. Rights and responsibilities of testing, inspection and calibration bodies

1. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm có các quyền sau đây:
1. Every testing, inspection and calibration body has the right to:

a) Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trong phạm vi lĩnh vực đã đăng ký hoạt động;
a) Carry out tests, calibration and inspection in the registered fields;

b) Được cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền xem xét, thừa nhận kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về đo lường theo quy định của pháp luật.
b) Have their testing, calibration and inspection results recognized by the state competent authority under regulations of laws.

c) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
c) Loge complaints or file a case against administrative violations and decisions made by individuals or state competent authorities.

2. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm có các nghĩa vụ sau đây:
2. Every testing, inspection and calibration body shall:

a) Công khai, minh bạch và tuân thủ trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; bảo đảm khách quan, chính xác; tuân thủ quy định về chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;
a) Ensure the transparency and objectivity of testing, inspection and calibration, and comply with procedures for and costs of testing, inspection and calibration;

b) Bảo mật thông tin, số liệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của khách hàng theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Keep information, results and figures confidential, unless otherwise stipulated by the State competent authority;

c) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về đo lường phải báo ngay và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Promptly report and cooperate with the State competent authority to deal with violations;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã cung cấp;
d) Be legally responsible for testing, calibration and inspection results;

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
dd) Undergo inspection conducted by the State competent authority under regulations of laws;

Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được chỉ định
Article 37. Rights and responsibilities of designated testing, inspection and calibration bodies

1. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định có các quyền sau đây:
1. Every designated testing, inspection and calibration body has the right to:

a) Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trong phạm vi lĩnh vực được chỉ định;
a) Carry out tests, calibration and inspection in the designated fields;

b) Được cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền xem xét, thừa nhận kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về đo lường theo quy định của pháp luật.
b) Have their testing, calibration and inspection results recognized by the state competent authority under regulations of laws.

c) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
c) Loge complaints or file a case against administrative violations and decisions made by individuals or state competent authorities under regulations of laws.

2. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định có các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này và các nghĩa vụ sau đây:
2. Every designated testing, calibrating and inspection body shall fulfill obligations prescribed in clause 2 Article 36 hereof and shall:

a) Thực hiện yêu cầu kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, trừ trường hợp bất khả kháng;
a) Carry out tests, calibration and inspection upon request, unless where force majeure events occur;

b) Bảo đảm trình tự, thủ tục kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
b) Comply with procedures and processes for testing, calibration and inspection stipulated by the State competent authority.

Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường
Article 38. Rights and responsibilities of measuring instrument and measurement standard users

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường có các quyền sau đây:
1. Every entity using measuring instruments and measurement standards shall be entitled to:

a) Yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường cung cấp thông tin, tài liệu về đặc tính kỹ thuật đo lường, điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường;
a) request the manufacturers and traders to provide information and documents on specifications, transport and storage conditions;

b) Lựa chọn tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phù hợp để thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường theo quy định của Luật này;
b) select testing, inspection and calibration bodies to implement measurement control over measuring instrument and measurement standards under provisions hereof;

c) Khiếu nại kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; khởi kiện hành vi vi phạm hợp đồng của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;
c) Lodge complaints about testing, inspection and calibration results; lodge a file against breaches of contracts by testing/inspection/calibration bodies;

d) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
d) Lodge complaints or file a case against administrative violations and decisions made by individuals or state competent authorities under regulations of laws.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường có các nghĩa vụ sau đây:
2. Every entity using measuring instruments and measurement standards shall:

a) Thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu đo lường đối với chuẩn đo lường trong quá trình sử dụng;
a) Take control measures and comply with measurement requirements during use of measuring instruments and standards;

b) Bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu; trường hợp phát hiện sai, hỏng phải dừng việc sử dụng và thực hiện các biện pháp khắc phục;
b) Follow guidelines for transport, storage conditions ad usage issued by producers, importers; stop using measuring instruments and standards and take remedy measures in case of damage;

c) Tuân thủ yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người sử dụng phương tiện đo khi thực hiện phép đo nhóm 2 theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền;
c) Satisfy requirements for qualifications and experiences when operating category 2 measuring instruments prescribed by the State competent authority;

d) Bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng hàng hóa;
d) Meet all requirements and facilitate the inspection and supervision of measurement processes, methods, standards, instruments and goods quantity;

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
dd) Undergo inspection conducted by the State competent authority;

e) Trả chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
e) Pay costs for testing, calibration and inspection of measuring instruments and standards;

Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn
Article 39. Rights and responsibilities of pre-packaged goods producers and traders

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn có các quyền sau đây:
1. Every pre-packaged goods producer and trader shall be entitled to:

a) Công bố dấu định lượng trên nhãn hàng hóa của hàng đóng gói sẵn nhóm 1;
a) Make quantity marks on category 1 prepackaged goods labels publicly available;

b) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
b) Lodge complaints or file a case against administrative violations and decisions made by individuals or state competent authorities under regulations of laws.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn có các nghĩa vụ sau đây:
2. Every pre-packaged goods producer and trader shall:

a) Thông tin trung thực về lượng của hàng đóng gói sẵn;
a) Provide reliable information on the quantity of pre-packaged goods;

b) Thông báo với khách hàng, người tiêu dùng điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hàng đóng gói sẵn;
b) Provide instructions on transport, storage and use of pre-packaged goods;

c) Bảo đảm lượng của hàng đóng gói sẵn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định;
c) Ensure that the quantity of pre-packaged goods is conformable to technical measurement requirements;

d) Phải thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng hóa của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 theo quy định.
d) Leave a quantity mark on category 2 pre-packaged goods labels in accordance with regulations of laws.

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
dd) Undergo inspection conducted by the State competent authority.

Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng liên quan đến hoạt động đo lường
Article 40. Rights and responsibilities of consumers

1. Người tiêu dùng có các quyền sau đây:
1. Every consumer shall be entitled to:

a) Được cung cấp thông tin trung thực về lượng hàng hóa, phương tiện đo, chuẩn đo lường đã mua;
a) Be provided with reliable information on purchased goods, measuring instruments and measurement standards;

b) Yêu cầu người bán hàng đáp ứng điều kiện quy định tại điểm d khoản 2 Điều 38 của Luật này để kiểm tra phương tiện đo, thực hiện phép đo, lượng hàng hóa đã mua;
b) Request sellers to meet requirements in point Article clause 2 Article 38 hereof;

c) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về đo lường;
c) File a case against violations;

d) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trợ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
d) Request customer’s organizations to protect lawful rights and interests;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
dd) Have other rights under regulations of laws.

2. Người tiêu dùng có các nghĩa vụ sau đây:
2. Every consumer shall:

a) Thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hoạt động đo lường của tổ chức, cá nhân xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng;
a) Inform the state competent authority of violations against customer’s lawful rights and interests.

b) Không được lợi dụng quy định về đo lường để xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
b) Do not abuse the proper intention of legal arrangements for personal interests that may affect the national interests and lawful rights and interests of others.

Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về đo lường
Article 41. Rights and responsibilities of socio-professional organizations specialized in measurement

1. Tư vấn, phản biện, tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, quy hoạch phát triển về đo lường theo quy định của pháp luật.
Every socio-professional organization shall:

2. Cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ khoa học và công nghệ về đo lường theo quy định của pháp luật.
1. Give advices and participating in compiling legislative documents, measurement plans and schemes under regulations of laws.

3. Được cung cấp thông tin về đo lường theo quy định của pháp luật.
2. Provide consulting services, science and technology services under regulations of laws.

4. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về đo lường; vận động tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về đo lường.
3. Be provided with measurement information.

5. Kiến nghị cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, giải quyết vi phạm pháp luật về đo lường.
4. Disseminate measurement knowledge, encourage entities to comply with laws on measurement.

Chương 7.
5. Request inspecting bodies and state competent authority to deal with violations against laws on measurement.

KIỂM TRA, THANH TRA , XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐO LƯỜNG
Chapter 7

MỤC 1. KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG
INSPECTION AND ACTIONS AGAINST VIOLATIONS AGAINST LAWS ON MEASUREMENT

Điều 42. Đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường
SECTION 1. STATE INSPECTION OF MEASUREMENT

Đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường bao gồm chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
Article 42. Inspected subjects

Điều 43. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường
State inspection of measurement deals with measurement standards, measuring instruments, measurement processes, quantity of pre-packaged goods, testing, and inspection and calibration services.

1. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với chuẩn đo lường bao gồm:
Article 43. Scope of inspection

a) Kiểm tra sự phù hợp của chuẩn đo lường với yêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này;
1. State inspection of measurement standards deals with:

b) Kiểm tra sự phù hợp của chuẩn đo lường với yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường tương ứng quy định tại các điều 12, 14 và 15 của Luật này.
a) The compliance with requirements in Article 11 hereof;

2. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo bao gồm:
b) The compliance with requirements for measurement standards prescribed in Article 12, 14 and 15 hereof.

a) Kiểm tra sự phù hợp của việc thể hiện đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;
2. State inspection of measuring instruments covers:

b) Kiểm tra sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết của phương tiện đo nhóm 2 với mẫu đã được phê duyệt.
a) The presentation of instrument specifications under clause 1 Article 17 hereof;

c) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
b) The conformity of components and parts of category 2 measuring instruments with approved samples.

d) Kiểm tra đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này;
c) The compliance with requirements in Article 11 hereof;

đ) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với điều kiện về bảo quản, lưu giữ, sử dụng;
d) Measuring instrument specifications under clause 3, Article 17 hereof;

e) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu về đo lường đối với phương tiện đo tương ứng quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này.
dd) Storage conditions, maintenance and use;

3. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phép đo bao gồm:
e) The compliance with measurement requirements of measuring instruments prescribed in Article 18 and 19 hereof.

a) Kiểm tra, xác định sự phù hợp của phương tiện đo, phương pháp đo đã sử dụng và các điều kiện đo với yêu cầu kỹ thuật đo lường;
3. State inspection of measurement processes includes:

b) Kiểm tra sai số của kết quả đo với giới hạn sai số cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
a) Applicable measuring instruments, measurement processes and conditions according to technical measurement requirements;

4. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm:
b) The deviation of measurement results in comparison to the permissible tolerance according to technical measurement requirements.

a) Kiểm tra việc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa;
4. State inspection of pre-packaged goods deals with:

b) Kiểm tra lượng hàng hóa thực tế;
a) The quantity of pre-packaged goods specified on its label.

c) Kiểm tra việc thể hiện dấu định lượng.
b) The actual quantity of pre-packaged goods;

5. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường bao gồm:
c) Quantity marks

a) Kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm quy định tại Điều 24 của Luật này;
5. State inspection of testing, inspection and calibration of measuring instruments and standards deals with:

b) Kiểm tra việc bảo đảm các điều kiện hoạt động quy định tại Điều 25 của Luật này;
a) The obedience to regulations on inspection, testing and calibration stipulated in Article 24 hereof;

c) Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm quy định tại khoản 2 Điều 36 và của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.
b) The fulfillment of requirements specified in Article 25 hereof;

Điều 44. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường
c) The fulfillment of obligations by testing, calibration and inspection bodies prescribed in clause 2 Article 36 and designated testing, calibration and inspection bodies stipulated in clause 2, Article 37 hereof.

1. Xuất trình quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp quyết định kiểm tra cho phép thì thực hiện lấy mẫu để kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra.
Article 44. Procedures for state inspection of measurement

2. Tiến hành kiểm tra theo nội dung của quyết định kiểm tra.
1. Present an inspection decision prior to inspection. Where it is permitted in the inspection decision, samples may be taken prior to presentation of the inspection decision.

3. Lập biên bản kiểm tra.
2. Conduct inspection according to the inspection decision.

4. Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
3. Make out an inspection record.

5. Báo cáo cơ quan ra quyết định kiểm tra nhà nước về đo lường.
4. Deal with violations in accordance with Article 48 hereof.

Điều 45. Hình thức kiểm tra nhà nước về đo lường
5. Submit a report to the authority making state inspection decision.

1. Kiểm tra được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền phê duyệt.
Article 45. Types of state inspection of measurement

2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đo lường hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. The state inspection may be carried out according to a plan or program which has been approved by the State competent authority.

Điều 46. Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường
2. The surprise inspection may be conducted to settle disputes, complaints or violations against law on measurement or upon request of state competent authorities.

1. Cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước.
Article 46. Inspecting bodies

2. Cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường trong phạm vi địa phương.
1. State competent authorities in measurement affiliated to the Ministry of Science and Technology shall take charge of and cooperate with relevant authorities to conduct state inspection of measurement nationwide.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường trên địa bàn.
2. State competent authorities in measurement affiliated to the People’s Committees of provinces shall take charge of and cooperate with relevant authorities to conduct state inspection of measurement within the province.

Điều 47. Quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường
3. People’s Committees of districts shall, according to their functions, rights and responsibilities, take charge of and cooperate with relevant authorities to conduct State inspection of measurement within the district.

1. Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường có các quyền sau đây:
Article 47. Rights and responsibilities inspecting bodies

a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
1. Every inspecting body has the power to:

b) Cảnh báo nguy cơ không bảo đảm yêu cầu về đo lường của đối tượng kiểm tra;
a) set up inspectorates;

c) Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 48 của Luật này;
b) Give warnings to inspected entities

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
c) deal with violations discovered during inspection in accordance with Article 48 hereof;

2. Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường có nhiệm vụ sau đây:
d) Address complaints on decisions made by inspectorate or inspector’s acts under laws on complaints.

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra hàng năm trình cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền phê duyệt;
2. Every inspecting body shall:

b) Ra quyết định xử lý theo thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo và kiến nghị xử lý vi phạm của đoàn kiểm tra; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
a) Submit an annual inspection plan to the State competent authority for approval.

c) Bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch và không phân biệt đối xử trong hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường;
b) Issue a penalty decision within 15 days from the date of receipt of the report and request for violation tackling; and make them public via means of mass media;

d) Giữ bí mật thông tin, tài liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân được kiểm tra khi chưa có kết luận;
c) Ensure the accuracy, transparency, objectivity and equality.

đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý và việc xử lý vi phạm đã thực hiện.
d) Preserve confidentiality of relevant documents and information until the inspection conclusion is made;

Điều 48. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường
dd) Be legally responsible for decision on penalties.

1. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp với quy định của Luật này thì đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp sau đây:
Article 48. Actions against violations during state inspection

a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản, duy trì, sử dụng chuẩn đo lường tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng chuẩn đo lường đó và thực hiện ngay các biện pháp khắc phục;
1. Where any measurement standard, process, measuring instrument, quantity of pre-packaged goods, testing, and inspection and calibration activity is found unconformable to regulations hereof, the inspectorate has the power to:

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo đó và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;
a) request the inspected entity that applies unconformable measurement standards to suspend their business activities and promptly take remedy measures;

c) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;
b) request the inspected entity that uses improper measuring instruments to suspend their business activities and promptly take remedy measures;

d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân tạm dừng phép đo và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;
c) request inspected entity that produce and trades pre-packaged goods to suspend their business activities and promptly take remedy measures;

đ) Yêu cầu tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tạm dừng hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp và thực hiện ngay biện pháp khắc phục.
d) Request the inspected entity to suspend to apply measurement process and promptly take remedy measures;

2. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đo lường hoặc sau khi đã yêu cầu thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân đó vẫn tiếp tục vi phạm thì đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp sau đây:
dd) request testing, inspection and calibration bodies to suspend unconformable testing, inspection and calibration and promptly take remedy measures.

a) Yêu cầu dừng ngay hành vi vi phạm;
2. Where any inspected entity is found commit serious violations against measurement or repeatedly commit violations after being requested to comply with clause 1 of this Article, the inspectorate shall:

b) Niêm phong chuẩn đo lường, phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn không phù hợp quy định;
a) Request the inspected entity to stop violation;

c) Báo cáo ngay với cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Seal up unconformable measurement standards, measuring instruments and pre-packaged goods;

Hồ sơ kiểm tra gửi cơ quan có thẩm quyền gồm công văn của cơ quan thực hiện kiểm tra, biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra và các giấy tờ, chứng cứ có liên quan. Hồ sơ kiểm tra là một trong các cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định;
c) promptly report to the inspecting body so that the inspecting body shall request the state competent authority to come up with solutions in accordance with regulations of laws.

d) Kiến nghị cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân và những sai phạm liên quan.
Inspection documents which are considered as one of legal proofs and are submitted to the State competent authority include an official dispatch of the inspecting body, inspection record prepared by the inspectorate and other relevant documents; d) Request inspecting bodies to make name and address of offending entities and their violations public on means of mass media.

3. Trên cơ sở kiến nghị của đoàn kiểm tra, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân và những sai phạm liên quan.
3. The competent authority shall deal with violations and publish name and address of offending entities and their violations on mass media according to request of inspectorates.

4. Trường hợp đoàn kiểm tra có thành viên là thanh tra viên khoa học và công nghệ, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, công an, quản lý thị trường hoặc của cơ quan khác có thẩm quyền thì thành viên này thực hiện ngay việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Where any member of the inspectorate is an inspector who is specialized in science and technology or one who is a police officer, market manager or member of a competent authority, or is designated to participate in measurement inspection, such member has the power to promptly make decision on actions against violations.

Điều 49. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra nhà nước về đo lường
Article 49. Funding for sampling

1. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra nhà nước về đo lường do cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường chi trả và được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động của cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường.
1. Funding for sampling for the purpose of state inspection of measurement shall be specified in operation cost estimation by the inspecting body.

2. Trường hợp kết luận tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về đo lường thì tổ chức, cá nhân phải hoàn trả kinh phí lấy mẫu kiểm tra cho cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường.
2. Any entity that is found commit violations against measurement shall pay all costs of sampling to the inspecting body.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
3. This Article shall be specified by the Government.

MỤC 2. THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐO LƯỜNG
SECTION 2: INSPECTION AND ACTIONS AGAINST VIOLATIONS AGAINST LAWS ON MEASUREMENT

Điều 50. Thanh tra về đo lường
Article 50. Measurement inspection

1. Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đo lường.
1. Inspectorates of the Ministry of Science and Technology and Departments of Science and Technology and State regulatory authorities that are responsible for state management of measurement shall conduct measurement inspection on measurement.

2. Việc thanh tra được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.
2. Inspection shall be carried out in accordance with regulations hereof and laws on inspection.

Điều 51. Đối tượng và nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đo lường
Article 51. Inspected entities and scope of measurement inspection

1. Đối tượng thanh tra chuyên ngành về đo lường là tổ chức, cá nhân hoạt động đo lường.
1. Individuals and organizations that participating in measurement shall undergo measurement inspection.

2. Thanh tra chuyên ngành về đo lường có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật và các quy định kỹ thuật về đo lường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đo lường.
2. Measurement inspection shall focus on the compliance with regulations of laws and measurement technical standards by inspected entities.

Điều 52. Xử lý vi phạm pháp luật về đo lường
Article 52: Action against violations against laws on measurement

1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đo lường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Individuals committing violations against laws on measurement shall face administrative penalties or a criminal prosecution, according to seriousness, and pay compensation for any damage caused.

2. Tổ chức vi phạm pháp luật về đo lường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Organizations committing violations against laws on measurement shall face administrative penalties or pay compensation for any damage caused, according to seriousness.

3. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của pháp luật về đo lường tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Individuals who abuse their power to commit violations against laws on measurement shall be disciplined or face criminal prosecution, according to seriousness, and pay compensation for any damage caused.

4. Việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về đo lường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
4. Penalties for administrative violations stipulated in clauses 1 and 2 of this Article shall be imposed in accordance with regulations on penalties for administrative violations, except for cases indicated in clause 5 of this Article.

5. Trường hợp vi phạm hành chính về đo lường có số tiền thu lợi bất chính trong suốt quá trình vi phạm lớn hơn mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì áp dụng hình thức phạt tiền với mức bằng từ 01 đến 05 lần số tiền thu lợi bất chính đó. Số tiền thu lợi bất chính phải bị tịch thu. Cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và thực hiện các quy định khác của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Where the amount of illegal earnings is greater than the maximum fine prescribed by laws on penalties for administrative violations, a fine which varies from 01 to five times of illegal earnings shall be imposed. All illegal earnings shall be seized. The offending entity may be subjected to an additional penalty, take remedy measures and comply with other regulations of laws on penalties for administrative violations

Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản này.
Chief inspectors of the Ministry of Science and Technology and People's Committees of provinces have the power to impose penalties for violations prescribed in this clause.

6. Chính phủ quy định chi tiết các hành vi vi phạm hành chính về đo lường, mức xử phạt, cách tính số tiền thu lợi bất chính quy định tại Điều này.
6. The Government shall specify administrative violations against measurement and methods of determination of illegal earnings stipulated in this Article.

Chương 8.
Chapter 8

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG
RESPONSIBILITIES OF STATE REGULATORY AUTHORITIES

Điều 53. Trách nhiệm của Chính phủ
Article 53. Responsibilities of the Government

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước.
The Government shall provide a regulation on state management of measurement that shall be applied nationwide.

Điều 54. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
Article 54. Responsibilities of the Ministry of Science and Technology

Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước có trách nhiệm sau đây:
The Ministry of Science and Technology shall be responsible for nationwide measurement management towards the Government and shall:

1. Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia, văn bản quy phạm pháp luật về đo lường.
1. Take charge of and cooperate with relevant Ministries and ministerial-level agencies to issue, within the jurisdiction, or request the State competent authority to issue and implement policies and planning on national measurement standard development and legislative documents on measurement.

2. Quản lý việc thiết lập, duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường.
2. Take control of establishment, conservation and use of measurement standard systems.

3. Tổ chức quản lý về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn; hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;
3. Manage measuring instruments, measurement processes and measurement of pre-packaged goods; testing, inspection and calibration;

4. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường;
4. Conduct scientific researches, develop and apply measurement technologies.

5. Hợp tác quốc tế về đo lường.
5. Promote international cooperation in measurement.

6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đo lường;
6. Disseminate and propagate measurement policies.

7. Tổ chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động đo lường.
7. Manage the provision of training and education of measurement.

8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo thẩm quyền.
8. Inspect, examine and address complaints and violations against laws on measurement within the administration.

Điều 55. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ
Article 55. Responsibilities of Ministries and managerial-level agencies

1. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Ministries and ministerial-level agencies shall cooperate with the Ministry of Science and Technology to:

a) Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia, văn bản quy phạm pháp luật về đo lường;
a) Establish and implement planning and policies on national measurement standards and legislative documents on measurement;

b) Đề xuất các loại phương tiện đo nhóm 2, hàng đóng gói sẵn nhóm 2 và yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phép đo nhóm 2 để Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
b) Propose category 2 measuring instruments, pre-packaged goods and technical measurement requirements applied to category 2 measurement processes;

c) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đo lường trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công;
c) Examine and inspect the implementation of measurement within the administration;

đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.
dd) Address complaints and violations against laws on measurement in accordance with regulations of laws.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc thực hiện quản lý nhà nước về đo lường đối với hoạt động đo lường đặc thù thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
2. The Ministry of National Defense and Ministry of Public Security shall take charge of and cooperate with the Ministry of Science and Technology to provide guidelines for State management of measurement in respective fields.

Điều 56. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
Article 56. Responsibilities of People’s Committees

1. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
1. Every People’s Committee shall conduct State management of measurement within the administration.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
2. People’s Committees of provinces, within the jurisdiction, shall:

a) Đề xuất, xây dựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đo lường; xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đo lường;
a) Propose and request the State competent authority to introduce legislative documents on measurements; draw up measurement plans;

b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về đo lường;
b) Implement measurement plans and respective legislative documents;

c) Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và đầu tư trang thiết bị cho công tác quản lý đo lường;
c) Invest in facilities, infrastructures and equipment for measurement management;

d) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật về đo lường;
d) Disseminate and provide guidelines for implementation of laws on measurement

đ) Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường;
dd) Carry out state inspection of measurement;

e) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đo lường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.
e) Examine and inspect the compliance with laws on measurement, deal with complaints and violations against laws on measurement;

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
3. Every People’s Committees of district, within the jurisdiction, shall:

a) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đo lường;
a) Disseminate and propagate measurement policies.

b) Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn theo phân cấp.
b) Carry out State inspection of measuring instruments, measurement processes and quantity of pre-packaged goods.

c) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra về đo lường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Cooperate with State competent authorities to conduct inspection of measurement within the district in accordance with regulations of laws;

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.
d) Address complaints and violations against laws on measurement in accordance with regulations of laws.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
4. Every People’s Committees of communes, within the jurisdiction, shall:

a) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đo lường;
a) Disseminate and propagate measurement policies.

b) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra về đo lường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Cooperate with State competent authorities to conduct inspection of measurement within the commune in accordance with regulations of laws;

c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.
c) Address complaints and violations against laws on measurement in accordance with regulations of laws.

Chương 9.
Chapter 9.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
IMPLEMENTATION

Điều 57. Hiệu lực thi hành
Article 57. Entry into force

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
This Law enters into force form July 01, 2012.

Pháp lệnh Đo lường số 16/1999/PL-UBTVQH10 ngày 06 tháng 10 năm 1999, quy định về phí kiểm định phương tiện đo lường tại Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
The Ordinance No. 16/1999/PL-UBTVQH10 on Measurement dated October 06, 1999 on charges for measuring instrument testing specified in Schedules of fees and charges enclosed together with the Ordinance No.38/2001/PL-UBTVQH10 dated August 28, 2001 shall expire from the effective date of this Law.

Điều 58. Quy định chi tiết
Article 5. Specific provisions

Chính phủ và các cơ quan khác có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
The Government and other competent authorities shall issue specific regulations on application of Articles hereof;

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011.
This Law has been ratified by the National Assembly XIII of the Socialist Republic of Vietnam at Session 2 on November 11, 2011.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

THE PRESIDENT OF
THE NATIONAL ASSEMBLY





Nguyễn Sinh Hùng

Nguyen Sinh Hung

 

THEGIOILUAT.VN
Đang có hiệu lực
HL: 01/07/2012

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Luật đo lường 2011

Số hiệu 04/2011/QH13 Ngày ban hành 11/11/2011
Ngày có hiệu lực 01/07/2012 Ngày hết hiệu lực
Nơi ban hành Quốc hội Tình trạng Đang có hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Luật đo lường 2011 (04/2011/QH13) quy định về hoạt động đo lường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường.
Mục lục

Mục lục

Close