QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Luật số: 51/2010/QH12

Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2010

 

LUẬT

NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật người khuyết tật.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

2. Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.

3. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.

4. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.

5. Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục dành riêng cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục.

6. Giáo dục bán hòa nhập là phương thức giáo dục kết hợp giữa giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục.

7. Sống độc lập là việc người khuyết tật được tự chủ quyết định những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của chính bản thân.

8. Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng.

Điều 3. Dạng tật và mức độ khuyết tật

1. Dạng tật bao gồm:

a) Khuyết tật vận động;

b) Khuyết tật nghe, nói;

c) Khuyết tật nhìn;

d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;

đ) Khuyết tật trí tuệ;

e) Khuyết tật khác.

2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

3. Chính phủ quy định chi tiết về dạng tật và mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật

1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:

a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;

d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật

1. Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.

2. Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.

3. Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.

4. Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

5. Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.

6. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.

7. Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.

8. Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.

9. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.

10. Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 6. Xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài chính, kỹ thuật để thực hiện hoạt động chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật.

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi xã hội hóa theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân

1. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm vận động xã hội trợ giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ xã hội, sống hòa nhập cộng đồng; tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật và chương trình, đề án trợ giúp người khuyết tật.

3. Mọi cá nhân có trách nhiệm tôn trọng, trợ giúp và giúp đỡ người khuyết tật.

Điều 8. Trách nhiệm của gia đình

1. Gia đình có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.

2. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm sau đây:

a) Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật;

b) Tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

c) Tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình;

d) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 9. Tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật

1. Tổ chức của người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên là người khuyết tật, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.

2. Tổ chức vì người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật.

Điều 10. Quỹ trợ giúp người khuyết tật

1. Quỹ trợ giúp người khuyết tật là quỹ xã hội từ thiện nhằm huy động nguồn lực trợ giúp người khuyết tật.

2. Quỹ trợ giúp người khuyết tật được hình thành từ các nguồn sau đây:

a) Đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

b) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

c) Các khoản thu hợp pháp khác.

3. Quỹ trợ giúp người khuyết tật được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Ngày người khuyết tật Việt Nam

Ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày người khuyết tật Việt Nam.

Điều 12. Hợp tác quốc tế về người khuyết tật

1. Hợp tác quốc tế về người khuyết tật được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

2. Nội dung hợp tác quốc tế về người khuyết tật bao gồm:

a) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về người khuyết tật;

b) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến người khuyết tật;

c) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về vấn đề liên quan đến người khuyết tật.

Điều 13. Thông tin, truyền thông, giáo dục

1. Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật nhằm phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi về vấn đề khuyết tật; chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

2. Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật bao gồm:

a) Quyền, nghĩa vụ của người khuyết tật;

b) Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật;

c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình đối với người khuyết tật;

d) Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật;

đ) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

3. Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, thiết thực; phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội.

4. Trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật:

a) Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật;

b) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật cho nhân dân trên địa bàn địa phương;

c) Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về dung lượng, vị trí đăng trên báo in, báo điện tử; về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật trên đài phát thanh, đài truyền hình theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.

3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.

4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.

6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.

7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.

Chương II

XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT

Điều 15. Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật

1. Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

2. Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:

a) Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;

b) Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;

c) Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.

3. Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.

Điều 16. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật

1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập.

2. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật bao gồm các thành viên sau đây:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng;

b) Trạm trưởng trạm y tế cấp xã;

c) Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội;

d) Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã;

đ) Người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật.

3. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức và chủ trì hoạt động của Hội đồng. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể. Cuộc họp của Hội đồng chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba số thành viên của Hội đồng tham dự. Kết luận của Hội đồng được thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. Kết luận của Hội đồng được thể hiện bằng văn bản do Chủ tịch Hội đồng ký.

4. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật quyết định độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong việc xác định mức độ khuyết tật.

5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

Điều 17. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật

1. Việc xác định mức độ khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được thực hiện bằng phương pháp quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội và các phương pháp đơn giản khác để kết luận mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết khoản này.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này.

Điều 18. Thủ tục xác định mức độ khuyết tật

1. Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

3. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.

5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ xác định mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.

Điều 19. Giấy xác nhận khuyết tật

1. Giấy xác nhận khuyết tật có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người khuyết tật;

b) Địa chỉ nơi cư trú của người khuyết tật;

c) Dạng khuyết tật;

d) Mức độ khuyết tật.

2. Giấy xác nhận khuyết tật có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật.

Điều 20. Xác định lại mức độ khuyết tật

1. Việc xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện theo đề nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.

2. Trình tự, thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật được thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này.

Chương III

CHĂM SÓC SỨC KHỎE

Điều 21. Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú

1. Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây:

a) Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng;

b) Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật;

c) Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.

2. Kinh phí để thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Điều 22. Khám bệnh, chữa bệnh

1. Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.

2. Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

3. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.

4. Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật.

Điều 23. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho người khuyết tật.

2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

3. Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp.

4. Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

Điều 24. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng

1. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng là cơ sở cung cấp dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

2. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bao gồm:

a) Viện chỉnh hình, phục hồi chức năng;

b) Trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng;

c) Bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng;

d) Khoa phục hồi chức năng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Bộ phận phục hồi chức năng của cơ sở bảo trợ xã hội;

e) Cơ sở khác.

3. Việc thành lập và hoạt động của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Nhà nước bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đối với cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng công lập.

Điều 25. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

1. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là biện pháp thực hiện tại cộng đồng nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề khuyết tật, kỹ năng phục hồi và thái độ tích cực đến người khuyết tật, gia đình của họ và cộng đồng nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội và hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật.

2. Người khuyết tật được tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

3. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

4. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng có trách nhiệm tham gia hướng dẫn hoạt động chuyên môn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Điều 26. Nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật

1. Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo dự án cho cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về người khuyết tật, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, phục hồi chức năng.

2. Cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.

3. Dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật từ chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng, hỗ trợ được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Chương IV

GIÁO DỤC

Điều 27. Giáo dục đối với người khuyết tật

1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.

2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Điều 28. Phương thức giáo dục người khuyết tật

1. Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.

2. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.

Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.

3. Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.

Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.

Điều 29. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên hỗ trợ giáo dục

1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu giáo dục người khuyết tật.

2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Điều 30. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục

1. Bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp đối với người khuyết tật, không được từ chối tiếp nhận người khuyết tật nhập học trái với quy định của pháp luật.

2. Thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

Điều 31. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

1. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.

2. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ sau đây:

a) Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;

b) Thực hiện biện pháp can thiệp sớm người khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;

c) Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;

d) Hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng;

đ) Cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật.

3. Việc thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải bảo đảm điều kiện sau đây:

a) Có cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật;

b) Có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật;

c) Có nội dung chương trình giáo dục, bồi dưỡng và tài liệu tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập quy định tại khoản 3 Điều này.

Chương V

DẠY NGHỀ VÀ VIỆC LÀM

Điều 32. Dạy nghề đối với người khuyết tật

1. Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác.

2. Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.

3. Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

4. Người khuyết tật học nghề, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Việc làm đối với người khuyết tật

1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.

2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.

3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.

4. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.

5. Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.

6. Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ.

Điều 34. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật

Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp.

Điều 35. Chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc

1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Điều 34 của Luật này.

2. Chính phủ quy định chi tiết chính sách khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương VI

VĂN HÓA, THỂ DỤC, THỂ THAO, GIẢI TRÍ VÀ DU LỊCH

Điều 36. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch đối với người khuyết tật

1. Nhà nước hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật được hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.

2. Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn, người khuyết tật nặng được giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định của Chính phủ.

3. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho người khuyết tật phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao.

4. Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với người khuyết tật.

Điều 37. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật

1. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật được lồng ghép vào đời sống văn hóa cộng đồng, được tổ chức đa dạng về loại hình, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật.

2. Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc, giải thi đấu thể thao, hội thi văn nghệ của người khuyết tật được tổ chức phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật và điều kiện kinh tế - xã hội.

Điều 38. Trách nhiệm của cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch

1. Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện trợ giúp và tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tham gia sinh hoạt văn hóa, tập luyện thể dục, thể thao, giải trí và du lịch; bố trí nhân lực, phương tiện, công cụ hỗ trợ người khuyết tật khi tổ chức những hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.

2. Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

3. Dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật phải bảo đảm an toàn, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.

Chương VII

NHÀ CHUNG CƯ, CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG, GIAO THÔNG, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Điều 39. Nhà chung cư và công trình công cộng

1. Việc phê duyệt thiết kế, xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để bảo đảm người khuyết tật tiếp cận.

2. Nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội được xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa bảo đảm các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật phải được cải tạo, nâng cấp để bảo đảm điều kiện tiếp cận theo lộ trình quy định tại Điều 40 của Luật này.

Điều 40. Lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng

1. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2020, các công trình công cộng sau đây phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật:

a) Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước;

b) Nhà ga, bến xe, bến tàu;

c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

d) Cơ sở giáo dục, dạy nghề;

đ) Công trình văn hóa, thể dục, thể thao.

2. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2025, tất cả nhà chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng

kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện lộ trình cải tạo đối với từng loại công trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 41. Tham gia giao thông của người khuyết tật

1. Phương tiện giao thông cá nhân của người khuyết tật khi tham gia giao thông phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với điều kiện sức khỏe của người khuyết tật. Phương tiện giao thông cá nhân đòi hỏi phải có giấy phép điều khiển thì người khuyết tật được học và cấp giấy phép điều khiển đối với phương tiện đó.

2. Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp.

3. Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện giao thông công cộng theo quy định của Chính phủ.

4. Người khuyết tật được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Điều 42. Phương tiện giao thông công cộng

1. Phương tiện giao thông công cộng phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật; có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện hoặc sự trợ giúp phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.

2. Phương tiện giao thông công cộng để người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Đơn vị tham gia vận tải công cộng phải đầu tư và bố trí phương tiện bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận trên các tuyến vận tải theo tỷ lệ do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.

4. Phương tiện giao thông công cộng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế khi sản xuất, nhập khẩu.

Điều 43. Công nghệ thông tin và truyền thông

1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật.

2. Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật.

Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khuyết tật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn, tài liệu đọc dành cho người khuyết tật nghe, nói và người khuyết tật trí tuệ.

Chương VIII

BẢO TRỢ XÃ HỘI

Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

b) Người khuyết tật nặng.

2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;

b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.

4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.

Điều 45. Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội

1. Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:

a) Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;

b) Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;

c) Mua thẻ bảo hiểm y tế;

d) Mua thuốc chữa bệnh thông thường;

đ) Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;

e) Mai táng khi chết;

g) Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.

3. Chính phủ quy định mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và kinh phí quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 46. Chế độ mai táng phí

Người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết. Chính phủ quy định mức hỗ trợ chi phí mai táng.

Điều 47. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật

1. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật là cơ sở nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật.

2. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật bao gồm:

a) Cơ sở bảo trợ xã hội;

b) Cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật;

c) Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập;

d) Cơ sở chăm sóc người khuyết tật khác.

3. Chính phủ quy định điều kiện thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm sóc người khuyết tật.

4. Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động cho cơ sở chăm sóc người khuyết tật công lập.

Điều 48. Trách nhiệm của cơ sở chăm sóc người khuyết tật

1. Tuân thủ điều kiện hoạt động của cơ sở chăm sóc người khuyết tật; thực hiện đầy đủ các quy chuẩn về nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật tương ứng với từng loại cơ sở.

2. Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

Chương IX

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Điều 49. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.

Điều 50. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch về công tác người khuyết tật;

b) Chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về người khuyết tật; chương trình, đề án, kế hoạch về công tác người khuyết tật;

c) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành thủ tục, hồ sơ, thời gian và quy trình giải quyết chế độ trợ cấp xã hội, chế độ mai táng phí; quy trình, thủ tục, hồ sơ tiếp nhận và điều kiện dừng nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;

d) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành quy định về chế độ, chính sách đối với người làm công tác người khuyết tật; cán bộ, công chức, nhân viên chăm sóc, nhân viên phục hồi chức năng, cán bộ chuyên trách của tổ chức người khuyết tật;

đ) Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, nhân viên chăm sóc người khuyết tật trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;

e) Đào tạo nghiệp vụ cán bộ, công chức, nhân viên làm công tác người khuyết tật và nhân viên chăm sóc người khuyết tật tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;

g) Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về người khuyết tật và công tác người khuyết tật;

h) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật;

i) Thực hiện hợp tác quốc tế về người khuyết tật;

k) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết tật;

l) Thực hiện khảo sát, thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu và thông tin, định kỳ công bố báo cáo về người khuyết tật;

m) Quy hoạch và quản lý hệ thống cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng và cơ sở chăm sóc người khuyết tật thuộc thẩm quyền.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật;

b) Chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết hoạt động phục hồi chức năng người khuyết tật; đào tạo về phục hồi chức năng; thực hiện chương trình phòng ngừa khuyết tật; hướng dẫn thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đối với người khuyết tật.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đối với người khuyết tật;

b) Quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật;

c) Thực hiện quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;

d) Đào tạo giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục, biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình và sách giáo khoa áp dụng cho người học là người khuyết tật; chỉ đạo nghiên cứu, sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học phù hợp với từng dạng tật và mức độ khuyết tật;

đ) Chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt đối với trẻ em khuyết tật.

4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch đối với người khuyết tật; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người khuyết tật.

5. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng nhà ở chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

6. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, các công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp cận thông tin đối với người khuyết tật; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thông tin đại chúng thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.

8. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định khuyến khích nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng sản phẩm hỗ trợ người khuyết tật sử dụng.

9. Bộ Tài chính bố trí ngân sách thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án trợ giúp người khuyết tật; bố trí ngân sách điều tra, khảo sát và thống kê người khuyết tật theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt các dự án nhà nước đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng người khuyết tật; chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều tra, khảo sát và thống kê người khuyết tật.

11. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật; lồng ghép công tác người khuyết tật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm điều kiện để người khuyết tật thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ người khuyết tật.

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 51. Áp dụng pháp luật

1. Người khuyết tật đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì không hưởng chính sách quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này nhưng được hưởng chính sách quy định tại Luật này nếu pháp luật về người có công với cách mạng hoặc pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa quy định.

2. Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao nhất.

3. Người khuyết tật đang được hưởng chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này.

Điều 52. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

2. Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 53. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010.

 

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

 

 

 

 

THEGIOILUAT.VN
Đang có hiệu lực
HL: 01/01/2011
QUỐC HỘI
THE NATIONAL ASSEMBLY
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
Luật số: 51/2010/QH12
No. 51/2010/QH12
Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2010
Hanoi, June 17, 2010
 

LUẬT
LAW

NGƯỜI KHUYẾT TẬT
ON PERSONS WITH DISABILITIES
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật người khuyết tật.
The National Assembly promulgates the Law on Persons with Disabilities.
Chương I
Chapter I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
GENERAL PROVISIONS
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Article 1. Scope of regulation
Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật.
This Law provides the rights and obligations of persons with disabilities: and responsibilities of the State, families and society towards persons with disabilities.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Article 2. Interpretation of terms
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
1. Person with disabilities means a person who is impaired in one or more body parts or suffers functional decline manifested in the form of disability which causes difficulties lo his/her work, daily life and study.
2. Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
2. Stigma against persons with disabilities means the attitude of disregarding or disrespecting persons with disabilities because of their impairments.
3. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
3. Discrimination against persons with disabilities means the act of shunning, refusing, maltreating, disparaging, showing prejudice against, or restricting the rights of, persons with disabilities because of their impairments.
4. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
4. Integrative education means a mode of education integrating persons with disabilities with persons without disabilities in educational institutions.
5. Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục dành riêng cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
5. Exclusive education means a mode of education used exclusively for persons with disabilities in educational institutions.
6. Giáo dục bán hòa nhập là phương thức giáo dục kết hợp giữa giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
6. Semi-integrative education means a mode of education combining integrative education with exclusive education for persons with disabilities in educational institutions.
7. Sống độc lập là việc người khuyết tật được tự chủ quyết định những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của chính bản thân.
7. Living independently means that persons with disabilities may decide by themselves on matters related to their own lives.
8. Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng.
8. Access means that persons with disabilities may use public facilities, means of transport, information technology, cultural, sports, tourist and other suitable services so as to be able to integrate into the community.
Điều 3. Dạng tật và mức độ khuyết tật
Article 3. Forms and degrees of disability
1. Dạng tật bao gồm:
1. Forms of disability include:
a) Khuyết tật vận động;
a/ Physical disability;
b) Khuyết tật nghe, nói;
b/ Sensory disability;
c) Khuyết tật nhìn;
c/ Visual disability;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
d/ Mental and psychiatric disability;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e/ Intellectual disability;
e) Khuyết tật khác.
f/ Other disabilities.
2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
2. Persons with disabilities are classified by degree of disability as follows:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
a/ Persons with exceptionally serious disabilities are those whose impairments render them unable to perform by themselves their personal daily-life activities;
b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
b/ Persons with serious disabilities are those whose disabilities render them unable to perform some of their personal daily-life activities;
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
c/ Persons with mild disabilities are those who do not fall into the cases defined at Points a and b of this Clause.
3. Chính phủ quy định chi tiết về dạng tật và mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.
3. The Government shall detail the forms and degrees of disability defined in this Article.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật
Article 4. Rights and obligations of persons with disabilities
1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
1. Persons with disabilities are guaranteed the following rights:
a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
a/ To participate on an equal basis in social activities;
b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
b/ To live independently and integrate into the community;
c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
c/ To enjoy exemption from or reduction of certain contributions to social activities;
d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
d/ To be provided with healthcare, functional rehabilitation, education, vocational training, employment, legal assistance, access to public facilities, means of transport, information technology and cultural, sports, tourist and other services suitable to their forms and degrees of disability;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
e/ Other rights provided by law.
2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
2. Persons with disabilities shall perform civic obligations under law.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật
Article 5. State policies towards persons with disabilities
1. Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.
1. Annually, the State shall allocate budget funds for the implementation of policies on persons with disabilities.
2. Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
2. Prevention and minimization of congenital disabilities, disabilities caused by injury or disease and other dangers of disability.
3. Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.
3. Social relief; support for persons with disabilities in healthcare, education, vocational training, employment, culture, sports, entertainment, access to public facilities and information technology, participation in transport; prioritized implementation of social relief policies and support for children and elderly persons with disabilities.
4. Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
4. Incorporation of policies on persons with disabilities into socio-economic development policies.
5. Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
5. Creation of conditions for persons with disabilities to have orthopedic operations and functional rehabilitation; to surmount difficulties, live independently and integrate into the community.
6. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.
6. Training and retraining of counselors and caretakers for persons with disabilities.
7. Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
7. Encouragement of assistance activities for persons with disabilities.
8. Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.
8. Creation of conditions for the operation of organizations of persons with disabilities and organizations for persons with disabilities.
9. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.
9. Commendation of agencies, organizations and individuals that make achievements and contributions in assisting persons with disabilities.
10. Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
10. Strict punishment of agencies, organizations or individuals that violate this Law and relevant laws.
Điều 6. Xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật
Article 6. Socialization of assistance activities for persons with disabilities
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài chính, kỹ thuật để thực hiện hoạt động chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật.
1. The State encourages organizations and individuals to invest in, provide aid and financial or technical assistance for orthopedic operations and functional rehabilitation, care for, education, vocational training, job creation and provision of other services to assist persons with disabilities.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi xã hội hóa theo quy định của pháp luật.
2. Organizations or individuals investing in the construction of orthopedic and functional rehabilitation, nurturing, educational or vocational training establishments, job creation or establishments providing other services to assist persons with disabilities in enjoying socialization preference policies as prescribed by law.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân
Article 7. Responsibilities of agencies, organizations and individuals
1. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
1. Agencies and organizations shall, within the scope of their respective tasks and powers, care for. and protect the legitimate rights and interests of persons with disabilities.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm vận động xã hội trợ giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ xã hội, sống hòa nhập cộng đồng; tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật và chương trình, đề án trợ giúp người khuyết tật.
2. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall campaign for social assistance to persons with disabilities in access to social services and integration into the community; to participate in and supervise the implementation of policies, laws and programs as well as projects to assist persons with disabilities.
3. Mọi cá nhân có trách nhiệm tôn trọng, trợ giúp và giúp đỡ người khuyết tật.
3. All individuals shall respect, support and assist persons with disabilities.
Điều 8. Trách nhiệm của gia đình
Article 8. Responsibilities of families
1. Gia đình có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
1. Families shall educate and create conditions for family members to raise awareness about disability issues; apply measures to prevent and minimize congenital disability, disability caused by injury or disease and other dangers of disability.
2. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm sau đây:
2. Families of persons with disabilities shall:
a) Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật;
a/ Protect, nurture and care for persons with disabilities;
b) Tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
b/ Create conditions for persons with disabilities to have healthcare and exercise their rights and perform their obligations:
c) Tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình;
c/ To respect opinions of persons with disabilities in deciding on matters related to their own lives and the families;
d) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
d/ To implement Clause 1 of this Article.
Điều 9. Tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật
Article 9. Organizations of persons with disabilities, organizations for persons with disabilities
1. Tổ chức của người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên là người khuyết tật, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.
1. Organizations of persons with disabilities are social organizations set up and operating under law to represent the legitimate rights and interests of their members being persons with disabilities, to participate in the formulation and supervise the implementation of policies and law on persons with disabilities.
2. Tổ chức vì người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
2. Organizations for persons with disabilities are social organizations set up and operating under law to carry out activities to assist persons with disabilities.
Điều 10. Quỹ trợ giúp người khuyết tật
Article 10. Funds for assistance of persons with disabilities
1. Quỹ trợ giúp người khuyết tật là quỹ xã hội từ thiện nhằm huy động nguồn lực trợ giúp người khuyết tật.
1. Funds for assistance of persons with disabilities are charity social funds set up to mobilize resources to assist persons with disabilities.
2. Quỹ trợ giúp người khuyết tật được hình thành từ các nguồn sau đây:
2. Funds for assistance of persons with disabilities shall be formed from the following sources:
a) Đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
a/ Voluntary contributions and aid of domestic and foreign organizations and individuals;
b) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
b/ State budget supports;
c) Các khoản thu hợp pháp khác.
c/ Other lawful revenues.
3. Quỹ trợ giúp người khuyết tật được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Funds for assistance of persons with disabilities shall be set up and operate under law.
Điều 11. Ngày người khuyết tật Việt Nam
Article 11. Vietnamese Day of Persons with Disabilities
Ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày người khuyết tật Việt Nam.
April 18 every year is taken as Vietnam Day of Persons with Disabilities.
Điều 12. Hợp tác quốc tế về người khuyết tật
Article 12. International cooperation on persons with disabilities
1. Hợp tác quốc tế về người khuyết tật được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
1. International cooperation for persons with disabilities shall be carried out on the basis of respect for Vietnam's independence, sovereignty and territorial integrity, equality and in conformity with Vietnamese laws and international law.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về người khuyết tật bao gồm:
2. International cooperation for persons with disabilities covers the following contents:
a) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về người khuyết tật;
a/ Formulation and implementation of programs and projects on international cooperation for persons with disabilities;
b) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến người khuyết tật;
b/ Participation in international organizations: conclusion, accession to and enforcement of treaties and international agreements concerning persons with disabilities;
c) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về vấn đề liên quan đến người khuyết tật.
c/ Exchange of information and experience on matters related to persons with disabilities.
Điều 13. Thông tin, truyền thông, giáo dục
Article 13. Information, communication education
1. Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật nhằm phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi về vấn đề khuyết tật; chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
1. Information, communication and education on disability issues aim to prevent and minimize disabilities; to raise awareness of and change attitudes and behaviors towards disability issues; to combat stigma and discrimination against persons with disabilities.
2. Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật bao gồm:
2. The contents of information, communi­cation and education on disability issues include:
a) Quyền, nghĩa vụ của người khuyết tật;
a/ Rights and obligations of persons with disabilities;
b) Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật;
b/ The Party's line and policies as well as the State's laws on persons with disabilities;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình đối với người khuyết tật;
c/ Responsibilities of agencies, organizations, individuals and families towards persons with disabilities;
d) Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật;
d/ Causes of disability and measures to prevent and minimize disability:
đ) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
e/The fight against stigma and discrimination against persons with disabilities.
3. Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, thiết thực; phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội.
3. Information, communication and education on disability issues must ensure accuracy, clarity and practicality; and conform to cultural traditions and social ethics.
4. Trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật:
4. Responsibilities for information, communi­cation and education on disability issues:
a) Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật;
a/ Agencies and organizations are responsible for information, communication and education on disability issues within the ambit of their respective tasks and powers;
b) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật cho nhân dân trên địa bàn địa phương;
b/ People's Committees at all levels shall organize information, communication and education on disability issues to local people;
c) Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về dung lượng, vị trí đăng trên báo in, báo điện tử; về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật trên đài phát thanh, đài truyền hình theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
c/ Mass media agencies shall give priority to the volume and position on printed and electronic papers; the broadcasting time and time length for information, communication and education on disability issues on radio and television under regulations of the Minister of Information and Communications.
Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm
Article 14. Prohibited acts
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
1. Showing stigma or discrimination against persons with disabilities.
2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
2. Infringing upon physical body, dignity, honor, property or legitimate rights and interests of persons with disabilities.
3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
3. Enticing or forcing persons with disabilities to violate laws or social ethics.
4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4. Abusing persons with disabilities, organi­zations of persons with disabilities, organizations for persons with disabilities, images, personal information and status of persons with disabilities for personal profits or commission of violations.
5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.
5. Failing to perform or to fulfill the responsibility to nurture and take care of persons with disabilities by persons who have the responsibility to nurture and take care of persons with disabilities.
6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.
6. Obstructing the right of persons with disabilities to marriage or child adoption.
7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.
7. Being dishonest in determining the degrees of disability or granting disability certificates.
Chương II
Chapter II
XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT
DISABILITY CERTIFICATION
Điều 15. Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật
Article 15. Responsibility to determine degrees of disability
1. Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
1. Degrees of disability shall be determined by the Disability Degree Determination Council.
2. Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:
2. Degrees of disability shall be determined by the Medical Examination Council in the following cases:
a) Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;
a/ The Disability Degree Determination Council is unable to make conclusions on the degree of disability;
b) Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
b/ The person with disabilities or his/her lawful representative disagrees with the conclusion on degree of disability made by the Disability Degree Determination Council.
c) Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.
c/ There is well-grounded evidence on the biased and inaccurate determination of the degree of disability by the Disability Degree Determination Council.
3. Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.
3. If the Medical Examination Council has already made a conclusion on the sell-serving ability and the degree of working capacity loss. the degree of disability shall be determined under the Government's regulations.
Điều 16. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật
Article 16. Disability Degree Determination Council
1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập.
1. A Disability Degree Determination Council shall be established by the Chairman of the People's Committee of a commune, ward or township (below referred collectively as the commune level).
2. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật bao gồm các thành viên sau đây:
2. A Disability Degree Determination Council is composed of the following members:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng;
a/ The chairperson of the commune-level People's Committee as its President;
b) Trạm trưởng trạm y tế cấp xã;
b/ The head of the commune-level heath station;
c) Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội;
c/ The commune official in charge of labor, war invalids and social affairs;
d) Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã;
d/ The heads or deputy heads of the commune-level Vietnam Fatherland Front Committee. Women's Union. Youth Union and War Veterans' Associations;
đ) Người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật.
e/ The head of the commune-level organization of persons with disabilities in the locality in which such organization exists.
3. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức và chủ trì hoạt động của Hội đồng. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể. Cuộc họp của Hội đồng chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba số thành viên của Hội đồng tham dự. Kết luận của Hội đồng được thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. Kết luận của Hội đồng được thể hiện bằng văn bản do Chủ tịch Hội đồng ký.
3. The Council President shall organize and preside over activities of the Council. The Council shall work on the principle of collectivism. A Council meeting is valid only when it is attended by at least two-thirds of its members. The Councils' conclusion shall be adopted by vote of majority; if the votes are split equal, the opinion of the Council President is decisive. Conclusions shall be made in writing by the Council and signed by its President.
4. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật quyết định độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong việc xác định mức độ khuyết tật.
4. The Disability Degree Determination Council shall make decisions independently and are answerable to law for the truthfulness of the determination of the degree of disability.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
5. The Minister of Labor. War Invalids and Social Affairs shall guide the operation of a Disability Degree Determination Council.
Điều 17. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật
Article 17. Methods of determining degrees of disability
1. Việc xác định mức độ khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được thực hiện bằng phương pháp quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội và các phương pháp đơn giản khác để kết luận mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.
1. The determination of degrees of disability defined in Clause 1, Article 15 of this Law is carried out by the method of direct observation of persons with disabilities through their simple activities of serving their personal daily-life, the use of a set of questions under medical and social criteria and other simple methods to conclude on the degree of disability of each person.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết khoản này.
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Health and the Minister of Education and Training in, detailing this Clause.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này.
2. The Minister of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Education and Training in, detailing the determination of degrees of disability for cases defined in Clause 2, Article 15 of this Law.
Điều 18. Thủ tục xác định mức độ khuyết tật
Article 18. Procedures for determination of degrees of disability
1. Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
1. When wishing to determine of the degree of disability, persons with disabilities or their lawful representatives shall file applications with the commune-level People's Committees of the localities in which persons with disabilities reside.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
2. Within 30 days after the receipt of an application for determination of the degree of disability, the chairman of the commune-level People's Committee shall convene the Disability Degree Determination Council and send a notice of the time for determination of the degree of disability to the person with disabilities or his/ her lawful representative.
3. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.
3. The Disability Degree Determination Council shall determine the degree of disability, compile a dossier on disability degree determination and make conclusion.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.
4. Within 5 working days after the issue of the conclusion by the Disability Degree Determination Council, the chairman of the commune-level People's Committee shall post up and publicize the conclusion of the Disability Degree Determination Council and issue a disability certificate.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ xác định mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.
5. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall detail the order, procedures and dossiers of disability degree determination defined in this Article.
Điều 19. Giấy xác nhận khuyết tật
Article 19. Disability certificates
1. Giấy xác nhận khuyết tật có các nội dung cơ bản sau đây:
1. A disability certificate contains the following basic contents:
a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người khuyết tật;
a/ Full name, birth date and sex of the person with disabilities;
b) Địa chỉ nơi cư trú của người khuyết tật;
b/ Place of residence of the person with disabilities;
c) Dạng khuyết tật;
c/ Type of disability;
d) Mức độ khuyết tật.
d/ Degree of disability.
2. Giấy xác nhận khuyết tật có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký.
2. The disability certificate takes effect after it is signed by the chairman of the commune-level People's Committee.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật.
3. The Minister of Labor. War Invalids and Social Affairs shall provide for the change, re-issuance and withdrawal of disability certificates.
Điều 20. Xác định lại mức độ khuyết tật
Article 20. Re-determination of the degree of disability
1. Việc xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện theo đề nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.
1. Re-determination of the degree of disability shall be conducted upon request of the person with disabilities or his/her lawful representative when occurs an event which changes the degree of disability.
2. Trình tự, thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật được thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này.
2. The order of, and procedures for, re-determining the degree of disability and granting a disability certificate comply with Articles 18 and 19 of this Law.
Chương III
Chapter III
Article 21. Primary healthcare at places of residence
1. Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây:
1. Commune-level health stations shall:
a) Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng;
a/ Apply various forms of propagation, education and popularization of general knowledge of healthcare and disability prevention and minimization; guide persons with disabilities in methods of disease prevention, healthcare and functional rehabilitation;
b) Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật;
b/ Compile dossiers for health monitoring and management of persons with disabilities;
c) Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.
c/ Give medical examination and treatment as suitable to their professional scope to persons with disabilities.
2. Kinh phí để thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. The fund for materialization of Points a and b, Clause 1 of this Article shall be provided from the state budget.
Điều 22. Khám bệnh, chữa bệnh
Article 22. Medical examination and treatment
1. Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.
1. The State guarantees that persons with disabilities have access to medical examination and treatment as well as appropriate medical services.
2. Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Persons with disabilities are entitled to health insurance under the law on health insurance.
3. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.
3. Families of persons with disabilities shall create favorable conditions for such persons to receive medical examination and treatment.
4. Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. A person with disabilities who suffers a menial disease, being in the state of incitement or depression, having the idea and/or act of committing suicide or posing danger to other persons, shall be provided with supports in daily-life allowance, travel and hospitalization expenses in the period of compulsory treatment at medical examination and treatment establishments.
5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật.
5. Organizations and individuals are encouraged to provide medical examination and treatment as support to persons with disabilities.
Điều 23. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Article 23. Responsibilities of medical examination and treatment establishments
1. Thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho người khuyết tật.
1. To apply appropriate medical examination and treatment measures to persons with disabilities.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. To prioritize medical examination and treatment for persons with exceptionally serious disabilities, persons with serious disabilities as well as children, elderly persons and pregnant women with disabilities in accordance with the law on medical examination and treatment.
3. Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp.
3. To advise on prevention and early detection of disability; determine congenital disability in infants in order to apply appropriate measures for treatment, orthopedic operations and functional rehabilitation.
4. Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
4. To renovate and upgrade physical foundations for medical examination and treatment which are not yet accessible to persons with disabilities.
Điều 24. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng
Article 24. Orthopedic and functional rehabilitation establishments
1. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng là cơ sở cung cấp dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật.
1. Orthopedic and functional rehabilitation establishments are those which provide orthopedic operations and functional rehabilitation services for persons with disabilities.
2. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bao gồm:
2. Orthopedic and functional rehabilitation establishments include:
a) Viện chỉnh hình, phục hồi chức năng;
a/ Orthopedic and functional rehabilitation institutes;
b) Trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng;
b/ Orthopedic and functional rehabilitation centers;
c) Bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng;
c/ Convalescence and functional rehabilitation hospitals;
d) Khoa phục hồi chức năng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d/ Functional rehabilitation departments of medical examination and treatment establishments;
đ) Bộ phận phục hồi chức năng của cơ sở bảo trợ xã hội;
e/ Functional rehabilitation sections of social relief centers;
e) Cơ sở khác.
f/ Other establishments.
3. Việc thành lập và hoạt động của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
The setting up and operation of orthopedic and functional rehabilitation establishments comply with law.
4. Nhà nước bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đối với cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng công lập.
The State shall invest in the construction of physical and technical foundations of public orthopedic and functional rehabilitation facilities.
Điều 25. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Article 25. Community-based functional rehabilitation
1. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là biện pháp thực hiện tại cộng đồng nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề khuyết tật, kỹ năng phục hồi và thái độ tích cực đến người khuyết tật, gia đình của họ và cộng đồng nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội và hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật.
Community-based functional rehabilitation means a measure to be implemented at communities with a view to transferring knowledge on disability, rehabilitation skills and positive attitudes to persons with disabilities, their families and communities in order to create equality in opportunity and community integration for persons with disabilities.
2. Người khuyết tật được tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Persons with disabilities shall be given conditions and supports for community-based functional rehabilitation.
3. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Families of persons with disabilities shall create favorable conditions for such persons to have community-based functional rehabilitation.
4. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng có trách nhiệm tham gia hướng dẫn hoạt động chuyên môn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Orthopedic and functional rehabilitation establishments shall participate in guiding professional activities of community-based functional rehabilitation.
5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
People's Committees at all levels shall formulate and realize programs on community-based functional rehabilitation; and create conditions for agencies, organizations and individuals to organize or participate in community-based functional rehabilitation activities.
Điều 26. Nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật
Article 26. Scientific research, training of experts and technicians, manufacture of equipment for persons with disabilities
1. Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo dự án cho cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về người khuyết tật, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, phục hồi chức năng.
The State shall provide funding supports under projects for agencies or organizations conducting scientific researches in persons with disabilities and training orthopedic and functional rehabilitation experts and technicians.
2. Cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Establishments manufacturing orthopedic instruments, functional rehabilitation facilities and equipment for daily-life activities, learning and work of persons with disabilities are entitled to concessional loans and tax exemption or reduction under law.
3. Dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật từ chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng, hỗ trợ được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Orthopedic instruments, facilities and equipment for functional rehabilitation, daily-life activities, study and work of persons with disabilities, which come from non-refundable aid programs or projects or are donated by foreign organizations and individuals, are entitled to tax exemption or reduction under the tax law.
Chương IV
Chapter IV
GIÁO DỤC
EDUCATION
Điều 27. Giáo dục đối với người khuyết tật
Article 27. Education for persons with disabilities
1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
The State shall create conditions for persons with disabilities to study in conformity with their own needs and capabilities.
2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
Persons with disabilities may be admitted to school at ages higher than the ages prescribed for general education; are given priority in enrolment; are entitled to exemption from or reduction of certain study subjects or educational contents and activities beyond their personal capabilities and to exemption from or reduction of school fees, training expenses and other contributions: and are considered for provision of scholarships and learning equipment.
3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
Persons with disabilities shall be provided with equipment and materials in support of their exclusive learning in case of necessity; persons with sensory disabilities may have their learning in sign language, persons with visual disabilities may have their learning in Braille under the national standards.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
The Minister of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Minister of Finance in, detailing Clause 2 of this Article.
Điều 28. Phương thức giáo dục người khuyết tật
Article 28. Modes of education applicable to persons with disabilities
1. Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.
1. Education applicable to persons with disabilities includes integrative education, semi-integrative education and exclusive education.
2. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.
2. Integrative education is the main mode of education for persons with disabilities.
Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Semi-integrative education and exclusive education will be implemented if conditions for persons with disabilities to study by integrative education are not yet fully met.
3. Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.
3. Persons with disabilities, their parents or guardians shall opt for modes of education suitable to the personal development of persons with disabilities. Families shall create favorable conditions and opportunities for their members with disabilities to study and develop according to their personal capabilities.
Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
The State encourages persons with disabilities to learn by the mode of integrative education.
Điều 29. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên hỗ trợ giáo dục
Article 29. Teachers. education administrators and education support personnel
1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu giáo dục người khuyết tật.
1. Teachers and education administrators participating in the education of persons with disabilities and personnel supporting the education of persons with disabilities shall be trained and updated in profession and skills to meet the requirements of education of persons with disabilities.
2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
2. Teachers and education administrators participating in the education of persons with disabilities and personnel supporting the education of persons with disabilities are entitled to allowances and incentives under the Government's regulations.
Điều 30. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục
Article 30. Responsibilities of educational institutions
1. Bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp đối với người khuyết tật, không được từ chối tiếp nhận người khuyết tật nhập học trái với quy định của pháp luật.
1. To ensure teaching and learning conditions suitable to persons with disabilities, to be disallowed to refuse admission of persons with disabilities in contravention of law.
2. Thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
2. To renovate and upgrade physical teaching and learning foundations which fail to meet the conditions on access by persons with disabilities.
Điều 31. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
Article 31. Integrative education development support centers
1. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.
1. Integrative education development support centers are establishments which provide teaching and learning programs, equipment, documents as well as education consultancy services and support, or organize education, suitable to the characters and circumstances of persons with disabilities.
2. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ sau đây:
2. Integrative education development support centers have the following tasks:
a) Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
a/ To detect disabilities so as to advise on the selection of appropriate modes of education;
b) Thực hiện biện pháp can thiệp sớm người khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
b/ To take early intervention measures at communities so as to opt for appropriate modes of education for persons with disabilities:
c) Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
c/ To provide psychological, health, educational and vocational consultancy in order to select appropriate modes of education;
d) Hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng;
d/ To support persons with disabilities in families, at educational institutions and communities;
đ) Cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật.
e/ To provide peculiar teaching and learning programs, equipment and documents suitable to every form and degree of disability.
3. Việc thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải bảo đảm điều kiện sau đây:
3. The establishment and operation of integrative education development support centers must satisfy the following conditions:
a) Có cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật;
a/ Having material foundations, equipment and support services suitable to the characteristics of persons with disabilities:
b) Có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật;
b/ Having the contingent of cadres, teachers and education-supporting personnel with professional qualifications suitable to various modes of education applicable to persons with disabilities:
c) Có nội dung chương trình giáo dục, bồi dưỡng và tài liệu tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.
c/ Having education and retraining programs and counseling materials suitable to various modes of education applicable to persons with disabilities.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
4. Chairpersons of provincial-level People's Committees shall establish or license the establishment of integrative education development support centers.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập quy định tại khoản 3 Điều này.
5. The Minister of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Labor, War Invalids and Social Affair in, specifying the conditions for establishment and operation of integrative education development support centers defined in Clause 3 of this Article.
Chương V
Chapter V
DẠY NGHỀ VÀ VIỆC LÀM
VOCATIONAL TRAINING AND EMPLOYMENT
Điều 32. Dạy nghề đối với người khuyết tật
Article 32. Vocational training for persons with disabilities
1. Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác.
1. The State ensures that persons with disabilities are provided with free advice on vocational training, job selection and learning according to their capability and ability on an equal basis like other persons.
2. Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.
2. Vocational training establishments shall issue diplomas and certificates and recognize trained jobs when persons with disabilities finish their training programs and fully satisfy the conditions prescribed by heads of state agencies managing vocational training.
3. Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
3. Vocational training establishments which organize vocational training for persons with disabilities must meet the conditions on vocational training for persons with disabilities and are entitled to preferential policies under law.
4. Người khuyết tật học nghề, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
4. Persons with disabilities who are vocational trainees and teachers providing vocational training to persons with disabilities are entitled to regimes and policies prescribed by law.
Điều 33. Việc làm đối với người khuyết tật
Article 33. Employment for persons with disabilities
1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.
1. The State shall create conditions for persons with disabilities to have their working functions rehabilitated, to receive free job advice, to be employed and perform jobs suitable to their health and characteristics.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
2. Agencies, organizations, enterprises and individuals may neither refuse to recruit persons with disabilities who fully satisfy the recruitment conditions nor set recruitment criteria in violation of law in order to restrict working opportunities of persons with disabilities.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
3. Agencies, organizations, enterprises and individuals employing persons with disabilities shall, depending on their specific conditions, arrange jobs and ensure the working conditions and environment suitable to these persons.
4. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.
4. Agencies, organizations, enterprises and individuals employing persons with disabilities shall comply with the labor law concerning employees with disabilities.
5. Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
5. Job placement organizations shall provide vocational training and job advice as well as job recommendation for persons with disabilities.
6. Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ.
6. Self-employed persons with disabilities or households creating jobs for persons with disabilities may borrow loans at preferential interest rates for production and business activities and to be guided in production, technology transfer and receive support in product sales according to regulations of the Government.
Điều 34. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật
Article 34. Production and business establishments employing many persons with disabilities
Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp.
Production and business establishments which employ persons with disabilities accounting for 30% or more of their total employees may receive supports for improvement of their working conditions and environment suitable to persons with disabilities; be exempt from enterprise income tax; borrow loans at preferential interest rates under production and business development projects; receive priority in land, ground and water surface lease and be exempt from rents of land, ground and water surface to serve production and business activities in proportion to the percentage of employees with disabilities, the degree of their disabilities and the size of enterprises.
Điều 35. Chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc
Article 35. Policies for recruitment of persons with disabilities
1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Điều 34 của Luật này.
1. The State encourages agencies, organizations and enterprises to employ persons with disabilities. Enterprises employing many persons with disabilities are entitled to preferential policies provided in Article 34 of this Law.
2. Chính phủ quy định chi tiết chính sách khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc quy định tại khoản 1 Điều này.
2. The Government shall detail policies of encouraging agencies, organizations and enterprises to employ persons with disabilities under Clause 1 of this Article.
Chương VI
Chapter VI
VĂN HÓA, THỂ DỤC, THỂ THAO, GIẢI TRÍ VÀ DU LỊCH
CULTURE, PHYSICAL TRAINING SPORTS, ENTERTAINMENT AND TOURISM
Điều 36. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch đối với người khuyết tật
Article 36. Cultural, physical training, sport, entertainment and tourist activities for persons with disabilities
1. Nhà nước hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật được hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.
1. The State shall provide supports for cultural, physical training, sport, entertainment and tourist activities suitable to the characteristics of persons with disabilities; create conditions for persons with disabilities to enjoy culture, physical training, sports, entertainment and tourism.
2. Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn, người khuyết tật nặng được giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định của Chính phủ.
2. Persons with exceptionally serious disabilities are entitled to exemption from, and persons with serious disabilities are entitled to reduction of, ticket prices and service charges when using a number of cultural, physical training, sport, entertainment and tourist services according to the Government's regulations.
3. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho người khuyết tật phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao.
3. The State and society shall create conditions for persons with disabilities to develop their talent and gift in culture, arts and sports; to participate in art creation and performances as well as sport practices and competitions.
4. Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với người khuyết tật.
4. The State shall provide supports for activities of designing, manufacturing and producing instruments and equipment used in cultural and sport activities: encourage agencies, organizations and individuals to design, manufacture and produce equipment for use in cultural, physical training, sport, entertainment and tourist activities suitable to persons with disabilities.
Điều 37. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật
Article 37. Organization of cultural, physical training, sport, entertainment and tourist activities of persons with disabilities
1. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật được lồng ghép vào đời sống văn hóa cộng đồng, được tổ chức đa dạng về loại hình, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật.
1. Cultural, physical training, sport, entertainment and tourist activities of persons with disabilities will be incorporated into community cultural life and organized in diverse forms, meeting their cultural, physical training, sport, entertainment and tourism demands.
2. Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc, giải thi đấu thể thao, hội thi văn nghệ của người khuyết tật được tổ chức phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật và điều kiện kinh tế - xã hội.
2. National sport games and competitions and art performance competitions of persons with disabilities shall be organized in conformity with the characteristics and needs of persons with disabilities and socio-economic conditions.
Điều 38. Trách nhiệm của cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch
Article 38. Responsibilities of cultural, physical training, sport, entertainment and tourist establishments
1. Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện trợ giúp và tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tham gia sinh hoạt văn hóa, tập luyện thể dục, thể thao, giải trí và du lịch; bố trí nhân lực, phương tiện, công cụ hỗ trợ người khuyết tật khi tổ chức những hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.
1. To invest in physical foundations as well as supporting facilities and create favorable conditions for persons with disabilities to participate in cultural, physical training, sport, entertainment and tourist activities; arrange personnel, means and instruments to help persons with disabilities when organizing cultural, physical training, sport, entertainment and tourist activities.
2. Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
2. To improve, upgrade physical foundations which fail to satisfy the conditions on access by persons with disabilities.
3. Dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật phải bảo đảm an toàn, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.
3. Instruments, facilities and equipment for cultural, physical training, sport, entertainment and tourist activities of persons with disabilities must ensure safety and convenience and be suitable to the characteristics of persons with disabilities.
Chương VII
Chapter VII
CONDOMINIUMS, PUBLIC WORKS, TRANSPORTATION, INFORMATION TECHNOLOGY AND COMMUNICATION
Điều 39. Nhà chung cư và công trình công cộng
Article 39. Condominiums and public works
1. Việc phê duyệt thiết kế, xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để bảo đảm người khuyết tật tiếp cận.
1. The approval of designs, construction and check-and-takeover of new constructions, renovation and upgrading of condominiums, offices and technical and social infrastructure facilities must comply with national technical standards on construction in order to ensure access by persons with disabilities.
2. Nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội được xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa bảo đảm các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật phải được cải tạo, nâng cấp để bảo đảm điều kiện tiếp cận theo lộ trình quy định tại Điều 40 của Luật này.
2. Condominiums, offices and public technical and social infrastructure facilities built before the effective date of this Law which fail to meet the conditions on access by persons with disabilities shall be improved and upgraded to meet these conditions according to the schedule defined in Article 40 of this Law.
Điều 40. Lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng
Article 40. Schedules for improvement of condominiums and public works
1. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2020, các công trình công cộng sau đây phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật:
1. By January 1, 2020, the following public works must satisfy the conditions on access by persons with disabilities:
a) Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước;
a/ Offices of the agencies:
b) Nhà ga, bến xe, bến tàu;
b/ Railway stations, car terminals and ports;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c/ Medical examination and treatment establishments;
d) Cơ sở giáo dục, dạy nghề;
d/ Educational and vocational training establishments;
đ) Công trình văn hóa, thể dục, thể thao.
e/ Cultural, physical training and sport works.
2. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2025, tất cả nhà chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
2. By January 1, 2025, all condominiums offices, public technical infrastructures and social infrastructure facilities other than those defined in Clause 1 of this Article must satisfy the conditions on access by persons with disabilities.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện lộ trình cải tạo đối với từng loại công trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
3. The Government shall detail the implementation of the schedules for improvement of each type of works defined in Clauses 1 and 2 of this Article.
Điều 41. Tham gia giao thông của người khuyết tật
Article 41. Movement of persons with disabilities
1. Phương tiện giao thông cá nhân của người khuyết tật khi tham gia giao thông phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với điều kiện sức khỏe của người khuyết tật. Phương tiện giao thông cá nhân đòi hỏi phải có giấy phép điều khiển thì người khuyết tật được học và cấp giấy phép điều khiển đối với phương tiện đó.
1. Personal vehicles of persons with disabilities, when moving on the road, must satisfy national technical standards and be suitable to their health conditions. With regard to personal vehicles requiring driver licenses, persons with disabilities shall be trained in driving and granted driver licenses.
2. Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp.
2. Persons with disabilities, when using means of mass transit, may use supporting facilities or rendered corresponding assistance: and carry along appropriate means or supporting facilities and be exempt from charges there for.
3. Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện giao thông công cộng theo quy định của Chính phủ.
3. Persons with exceptionally serious disabilities and persons with serious disabilities are entitled to exemption from or reduction of fares or service charges when using certain means of mass transit under the Government's regulations.
4. Người khuyết tật được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
4. Persons with disabilities are given priority in ticket purchase, assisted and arranged for convenient seats when using means of mass transit.
Điều 42. Phương tiện giao thông công cộng
Article 42. Means of mass transit
1. Phương tiện giao thông công cộng phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật; có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện hoặc sự trợ giúp phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.
1. Means of mass transit must be built with priority scats for persons with disabilities; with instruments that allow convenient mounting and dismounting or render assistance suitable to the characteristics of persons with disabilities.
2. Phương tiện giao thông công cộng để người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Means of mass transit to be accessible by persons with disabilities must satisfy national technical standards on accessible transportation promulgated by competent state agencies.
3. Đơn vị tham gia vận tải công cộng phải đầu tư và bố trí phương tiện bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận trên các tuyến vận tải theo tỷ lệ do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.
3. Mass transit units shall invest in and arrange means up to technical standards on accessible transportation on transport routes according to the rates prescribed by the Government in each period.
4. Phương tiện giao thông công cộng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế khi sản xuất, nhập khẩu.
4. Produced or imported means of mass transit satisfying national technical standards on accessible transportation are entitled to tax exemption or reduction under tax law.
Điều 43. Công nghệ thông tin và truyền thông
Article 43. Information technology and communication
1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật.
1. The State encourages agencies, organizations, enterprises and individuals operating in information technology to apply and develop information technology reserved for persons with disabilities.
2. Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật.
2. Mass media agencies have the responsibility to cover the material and spiritual life of persons with disabilities.
Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khuyết tật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Vietnam Television Station shall broadcast programs with Vietnamese subtitles and sign language for persons with disabilities according to regulations of the Minister of Information and Communications.
3. Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn, tài liệu đọc dành cho người khuyết tật nghe, nói và người khuyết tật trí tuệ.
3. The State shall adopt policies on tax exemption and reduction, concessional loans and other supports for research into, manufacture or production of equipment, provision of services and supply of equipment to enable persons with disabilities to access information technology and communication: and support the collection, compilation and publication of documents printed in Braille for persons with visual disabilities, reading documents for persons with sensory and intellectual disabilities.
Chương VIII
Chapter VIII
BẢO TRỢ XÃ HỘI
SOCIAL RELIEF
Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
Article 44. Monthly social allowances and care-taking fund supports
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
1. Entitled to monthly social allowance arc:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
a/ Persons with exceptionally serious disabilities, except for the cases defined in Article 45 of this Law;
b) Người khuyết tật nặng.
b/ Persons with serious disabilities.
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
2. Entitled to monthly care-taking fund supports are:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
a/ Families of persons with exceptionally serious disabilities that are directly nurturing and taking care of these persons;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
b/ Persons who undertake to nurture and take care of persons with exceptionally serious disabilities;
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
c/ Persons with disabilities defined in Clause 1 of this Article, who are pregnant or nursing children under 36 months old.
3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
Persons with disabilities defined at Clause 1 of this Article, who are children or elderly are entitled to allowances higher than others of the, same degree of disability.
4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.
The monthly social allowance level and monthly care-taking fund support level for each type of beneficiary under this Article shall be set by the Government.
Điều 45. Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội
Article 45. Nurture of persons with disabilities in social-relief establishments
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
1. Persons with exceptionally serious disabilities without anyone to support or without ability to lake care of themselves shall be admitted to social- relief establishments.
2. Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:
2. The State shall provide social relief centers with funds for nurturing persons with disabilities defined in Clause 1 of this Article, including:
a) Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;
a/ Monthly nurturing allowance:
b) Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
b/ Procurement of personal articles and utensils for daily-life activities;
c) Mua thẻ bảo hiểm y tế;
c/ Purchase of health insurance;
d) Mua thuốc chữa bệnh thông thường;
d/ Purchase of common curative medicines:
đ) Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
c/ Purchase of instruments and facilities for functional rehabilitation;
e) Mai táng khi chết;
f/ Funeral upon death;
g) Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.
g/ Monthly personal hygiene for women with disabilities.
3. Chính phủ quy định mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và kinh phí quy định tại khoản 2 Điều này.
3. The Government shall prescribe the monthly nurturing allowance and funding levels defined at Clause 2 of this Article.
Điều 46. Chế độ mai táng phí
Article 46. Funeral expenses
Người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết. Chính phủ quy định mức hỗ trợ chi phí mai táng.
Persons with disabilities on monthly allowance will be provided with funeral expenses support upon their death. The Government shall set funeral expense support levels.
Điều 47. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật
Article 47. Establishments taking care of persons with disabilities
1. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật là cơ sở nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật.
1. Establishments taking care of persons with disabilities are those which nurture and provide consultancy services and assistance to persons with disabilities.
2. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật bao gồm:
2. Establishments taking care of persons with disabilities include:
a) Cơ sở bảo trợ xã hội;
a/ Social relief centers;
b) Cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật;
b/ Service establishments to support persons with disabilities;
c) Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập;
c/ Centers to support persons with disabilities who live independently;
d) Cơ sở chăm sóc người khuyết tật khác.
d/ Other establishments taking care of persons with disabilities-
3. Chính phủ quy định điều kiện thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm sóc người khuyết tật.
3. The Government shall prescribe the conditions for the setting up. operation and dissolution of establishments taking care of persons with disabilities.
4. Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động cho cơ sở chăm sóc người khuyết tật công lập.
4. The .State invests material foundations and provides operating funds for public establishments taking care of persons with disabilities.
Điều 48. Trách nhiệm của cơ sở chăm sóc người khuyết tật
Article 48. Responsibilities of establishments taking care of persons with disabilities
1. Tuân thủ điều kiện hoạt động của cơ sở chăm sóc người khuyết tật; thực hiện đầy đủ các quy chuẩn về nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật tương ứng với từng loại cơ sở.
1. To meet the conditions on operation of establishments taking care of persons with disabilities; to fully satisfy standards on nurture, consultancy service and assistance for persons with disabilities corresponding to each type of establishment.
2. Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
2. To improve and upgrade physical foundations which fail to meet the conditions on access by persons with disabilities.
Chương IX
Chapter IX
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC NGƯỜI KHUYẾT TẬT
RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES IN CHARGE OF AFFAIRS RELATED TO PERSONS WITH DISABILITIES
Điều 49. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật
Article 49. State management agencies in charge of affairs related to persons with disabilities
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.
1. The Government shall perform the unified state management of affairs related to persons with disabilities.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs is answerable to the Government for performing the function of state management of affairs related to persons with disabilities.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs in performing the state management of affairs related to persons with disabilities.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.
4. People's Committees at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of affairs related to persons with disabilities.
Điều 50. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp
Article 50. Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and People's Committees at all levels
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs has the following responsibilities:
a) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch về công tác người khuyết tật;
a/ To formulate and submit to competent agencies for promulgation or promulgate according to its competence legal documents, programs, schemes and plans on activities related to persons with disabilities;
b) Chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về người khuyết tật; chương trình, đề án, kế hoạch về công tác người khuyết tật;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, ministerial-level agencies and provincial-People's Committees in, materializing legal documents on persons with disabilities; and programs, schemes and plans on affairs related to their activities;
c) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành thủ tục, hồ sơ, thời gian và quy trình giải quyết chế độ trợ cấp xã hội, chế độ mai táng phí; quy trình, thủ tục, hồ sơ tiếp nhận và điều kiện dừng nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;
c/ To formulate and submit to the Government for promulgation procedures, dossiers, time and processes for settlement of the social allowance regime and funeral expense regime; the process of. procedures for, and dossiers on, admission of, and conditions on cease of nurturing and taking care of persons with disabilities in establishments taking care of these persons;
d) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành quy định về chế độ, chính sách đối với người làm công tác người khuyết tật; cán bộ, công chức, nhân viên chăm sóc, nhân viên phục hồi chức năng, cán bộ chuyên trách của tổ chức người khuyết tật;
d/ To formulate and submit to the Government for promulgation regulations on regimes and policies applicable to persons engaged in activities related to persons with disabilities; cadres, public servants, caretakers, functional rehabilitation personnel and full-time cadres of organizations of persons with disabilities;
đ) Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, nhân viên chăm sóc người khuyết tật trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;
e/ To provide for professional standards applicable to cadres, public servants and personnel taking care of persons with disabilities in establishment taking care of persons with disabilities;
e) Đào tạo nghiệp vụ cán bộ, công chức, nhân viên làm công tác người khuyết tật và nhân viên chăm sóc người khuyết tật tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;
f/ To professionally train cadres, public servants and personnel engaged in activities related to persons with disabilities and caretakers of persons with disabilities at families, communities and establishments taking care of persons with disabilities;
g) Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về người khuyết tật và công tác người khuyết tật;
g/ To formulate and implement programs to raising awareness of persons with disabilities and on activities related to these persons;
h) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật;
h/ To examine and inspect the implementation of the law on persons with disabilities:
i) Thực hiện hợp tác quốc tế về người khuyết tật;
i/ To effect international cooperation on persons with disabilities;
k) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết tật;
j/ To formulate and submit to the Prime Minister for approval schemes on assistance to persons with disabilities;
l) Thực hiện khảo sát, thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu và thông tin, định kỳ công bố báo cáo về người khuyết tật;
k/ To conduct surveys, statistics, to build and manage databases and information and periodically publicize reports on persons with disabilities:
m) Quy hoạch và quản lý hệ thống cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng và cơ sở chăm sóc người khuyết tật thuộc thẩm quyền.
1/ To plan and manage the system of orthopedic and functional rehabilitation establishments as well as establishments taking care of persons with disabilities under their management.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
2. The Ministry of Health has the following responsibilities:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật;
a/ To perform the state management of healthcare for persons with disabilities;
b) Chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết hoạt động phục hồi chức năng người khuyết tật; đào tạo về phục hồi chức năng; thực hiện chương trình phòng ngừa khuyết tật; hướng dẫn thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đối với người khuyết tật.
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, specifying activities of functional rehabilitation for persons with disabilities; training in functional rehabilitation; implementing programs on disability prevention; and guiding community-based functional rehabilitation for persons with disabilities.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm sau đây:
3. The Ministry of Education and Training has the following responsibilities:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đối với người khuyết tật;
a/ To perform the state management of education for persons with disabilities;
b) Quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật;
b/ To provide national standards on sign language and Braille for persons with disabilities;
c) Thực hiện quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
c/ To plan the system of exclusive educational institutions for persons with disabilities and the system of integrative education development support centers;
d) Đào tạo giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục, biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình và sách giáo khoa áp dụng cho người học là người khuyết tật; chỉ đạo nghiên cứu, sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học phù hợp với từng dạng tật và mức độ khuyết tật;
d/ To train teachers and education support personnel, to compile curricula, documents, syllabuses and textbooks applicable to students with disabilities; to direct the research into, production and supply of, teaching equipment suitable to each form and degree of disability;
đ) Chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt đối với trẻ em khuyết tật.
e/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health in, implementing special education programs for children with disabilities.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch đối với người khuyết tật; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người khuyết tật.
4. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall perform the state management of cultural, sports, entertainment and tourist activities for persons with disabilities; and direct, guide and organize activities to raise the cultural and spiritual life of persons with disabilities.
5. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng nhà ở chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
5. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and ministerial-level agencies in, promulgating, guiding and organizing the application of national technical standards on construction of condominiums, offices, technical and social infrastructure facilities meeting the conditions on access by persons with disabilities.
6. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, các công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng.
6. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and ministerial-level agencies in, promulgating, guiding and organizing the application of national technical standards on transport infrastructure, supporting facilities and priority policies for persons with disabilities in mass transit.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp cận thông tin đối với người khuyết tật; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thông tin đại chúng thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.
7. The Ministry of Information and Communications shall promulgate, guide and organize the application of, national technical standards on access to information for persons with disabilities; direct and guide mass media agencies to propagate and disseminate policies and law on persons with disabilities.
8. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định khuyến khích nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng sản phẩm hỗ trợ người khuyết tật sử dụng.
8. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and ministerial-level agencies in, promulgating, guiding and organizing the realization of regulations on promotion of research into, production and application of products to support persons with disabilities.
9. Bộ Tài chính bố trí ngân sách thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án trợ giúp người khuyết tật; bố trí ngân sách điều tra, khảo sát và thống kê người khuyết tật theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
9. The Ministry of Finance shall allocate budgets for the materialization of policies, programs, schemes and projects on assistance to persons with disabilities and allocate budget for investigations, surveys and statistics on persons with disabilities under the state budget law.
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt các dự án nhà nước đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng người khuyết tật; chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều tra, khảo sát và thống kê người khuyết tật.
10. The Ministry of Planning and Investment shall appraise and approve state-invested projects on care for, nurturing of. orthopedic operations and functional rehabilitation for, persons with disabilities; and assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, conducting investigations, surveys and statistics on persons with disabilities.
11. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật; lồng ghép công tác người khuyết tật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm điều kiện để người khuyết tật thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ người khuyết tật.
11. People's Committees at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of activities related to persons with disabilities: incorporate activities related to persons with disabilities into local social-economic development plans; ensure conditions for persons with disabilities to exercise their rights and fulfill their obligations and responsibilities; create conditions for organizations and individuals assisting persons with disabilities.
Chương X
Chapter X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Điều 51. Áp dụng pháp luật
Article 51. Application of law
1. Người khuyết tật đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì không hưởng chính sách quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này nhưng được hưởng chính sách quy định tại Luật này nếu pháp luật về người có công với cách mạng hoặc pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa quy định.
1. Persons with disabilities currently enjoying preferential policies towards people with meritorious services to the revolution or currently enjoying pensions or monthly social allowances are not entitled to the policies defined in Clause 1, Article 44 of this Law, but may enjoy the policies prescribed in this Law if the law on people with meritorious services to the revolution or the law on social insurance has not so provided for.
2. Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao nhất.
2. Persons with disabilities entitled to various policies on assistance to social relief beneficiaries of the same category may enjoy only one policy of highest assistance.
3. Người khuyết tật đang được hưởng chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này.
3. Persons with disabilities currently enjoying the regime of nurture and care at social relief centers before this Law takes effect may enjoy continued nurture and care at these social relief centers under Clause 2, Article 45 of this Law.
Điều 52. Hiệu lực thi hành
Article 52. Effect
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
1. This Law takes effect on January 1, 2011.
2. Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
2. The 1998 Ordinance on Persons with Disabilities ceases to be effective on the effective date of this Law.
Điều 53. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Article 53. Implementation detailing and guidance
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
This Law was passed on June 17, 2010, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 7th session. -
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010.
 
  CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY



Nguyễn Phú Trọng
Nguyen Phu Trong
 
THEGIOILUAT.VN
Đang có hiệu lực
HL: 01/01/2011

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Luật người khuyết tật 2010

Số hiệu 51/2010/QH12 Ngày ban hành 17/06/2010
Ngày có hiệu lực 01/01/2011 Ngày hết hiệu lực
Nơi ban hành Quốc hội Tình trạng Đang có hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Luật người khuyết tật 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật.
Mục lục

Mục lục

Close