BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1396/QĐ-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2018

Căn cứ Công văn số 174/TTg-KSTT ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt phương án đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Nguyên tắc rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh

1. Chuyển đổi từng bước phương thức quản lý nhà nước bằng việc chuyển dần từ tiền kiểm sang hậu kiểm trong xây dựng, thực hiện các điều kiện kinh doanh, gắn với nghĩa vụ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong hoạt động đầu tư kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.

2. Việc xây dựng, thực hiện điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch phải tính đến các điều kiện hoạt động thực tiễn, khả năng gia nhập thị trường và tuân thủ theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014, về sự cần thiết quy định là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

4. Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh và chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực phải được đánh giá, xem xét thận trọng về tính khả thi, nhu cầu quản lý, các điều kiện nguồn lực, khả năng thực hiện và kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quá trình quản lý, thực hiện và việc đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh.

5. Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh cần gắn với công tác cải cách hành chính, đặc biệt là công tác cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo minh bạch và thuận lợi trong quá trình thực hiện.

6. Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh ban hành tại Quyết định này làm cơ sở để các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ nghiên cứu triển khai cụ thể và kiến nghị, trình cấp có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật theo đúng lộ trình đã phân công và theo các nguyên tắc tại Điều 2 Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

- Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan có trách nhiệm rà soát, đề xuất hình thức, phương thức quản lý phù hợp và triển khai phương án đề xuất ban hành tại Quyết định này theo thẩm quyền quy định.

- Vụ Kế hoạch, Tài chính có trách nhiệm tổng hợp đề xuất, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.

Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ trưởng Bộ VHTTDL;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Website của Bộ VHTTDL:
- Như Điều 5;
- Lưu: VT, KHTC, HN 35.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Thiện

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(Ban hành theo Quyết định số 1396 /QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 18 tháng 4 năm 2018)

I- Tổng hợp kết quả

- Tổng số điều kiện đầu tư kinh doanh ban đầu: 118

- Tổng số điều kiện kinh doanh đề nghị bãi bỏ: 42, chiếm 36%

- Tổng số điều kiện kinh doanh đề nghị đơn giản hóa: 20, chiếm 17%

- Kết quả đề nghị bãi bỏ, đơn giản hóa: 62 điều kiện, chiếm 53 %

Tổng số ngành nghề đề nghị bãi bỏ tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư: 02 (quảng cáo; sản xuất phim)

II- Kết quả chi tiết: (như danh mục kèm theo)

 

LĨNH VỰC KARAOKE, VŨ TRƯỜNG

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Cục Văn hóa cơ sở

STT

NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH

Căn cứ pháp lý

PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA

KIẾN NGHỊ THỰC THI
(lộ trình)

1

Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

I. Điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ Karaoke

1. Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;

2. Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng;

3. Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

4. Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên;

5. Địa điểm hoạt động karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý của các hộ liền kề.

6. Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Điều 30 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP

Karaoke: Bãi bỏ điều kiện số 2, 4, 5, 6.

 

Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định điều kiện kinh doanh về karaoke, vũ trường (thay thế Nghị định số 103/2009/NĐ- CP

- Thời gian trình: Quý I năm 2019.

- Cấp trình: Chính phủ.

(hoặc nếu đưa quy định cắt giảm, đơn giản hóa ngay các điều kiện kinh doanh như đề xuất vào Nghị định sửa một số Nghị định liên quan quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL thì thời gian trình Chính phủ là tháng 10/2018)

 

 

II. Điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ vũ trường

1. Phòng khiêu vũ trong vũ trường phải có diện tích từ 80m2 trở lên, cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên, đảm bảo các điều kiện về cách âm phòng chống cháy, nổ;

2. Người điều hành hoạt động trực tiếp tại phòng khiêu vũ phải có trình độ trung cấp chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật trở lên;

3. Trang thiết bị, phương tiện hoạt động của phòng khiêu vũ đảm bảo tiêu chuẩn âm thanh, ánh sáng;

4. Phù hợp với quy hoạch về vũ trường của từng địa phương.

 

Vũ trường: Bãi bỏ điều kiện số 2, 4 và một phần điều kiện 1, cụ thể là nội dung: “cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên” trong điều kiện 1.

 

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 10 điều kiện

 

Tổng số: 7 điều kiện, trong đó:

- CẮT GIẢM, BÃI BỎ: 6

- ĐƠN GIẢN HÓA: 1

 

2

Kinh doanh dịch vụ giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng

Điều kiện và trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo

Đối với nhà đầu tư trong nước Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn không quy định về điều kiện đầu tư (Trừ yêu cầu đối với nhà đầu tư nước ngoài chỉ được hợp tác, đầu tư với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam theo hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh).

- Luật Quảng cáo

- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP

Đề xuất bỏ ngành nghề này trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư.

Nếu Quốc hội chấp thuận sửa đổi Phụ lục 4 Luật Đầu tư và bỏ ngành nghề này ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài sẽ áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế và Luật Quảng cáo.

- Đề nghị sửa đổi Phụ lục 4 Luật Đầu tư .

- Thời hạn: theo chương trình xây dựng Luật sửa đổi Luật Đầu tư của Quốc hội.

 

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 01 điều kiện

 

CẮT GIẢM, BÃI BỎ: 01 điều kiện

 

 

LĨNH VỰC THỂ THAO

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Tổng cục Thể dục Thể thao

TT

Ngành nghề

Điều kiện đầu tư kinh doanh ban đầu

Căn cứ VBQPPL

Đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa

Đề xuất phương án đơn giản hoá

1

Kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp

Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao

 

 

- Ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 106/2016/NĐ-CP.

- Thời hạn trình Chính phủ: năm 2018.

(hoặc nếu đưa quy định cắt giảm, đơn giản hóa ngay các điều kiện kinh doanh như đề xuất vào Nghị định sửa một số Nghị định liên quan quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL thì thời gian trình Chính phủ là tháng 10/2018)

- Quy định về nguồn tài chính bảo đảm hiện trong Luật TDTT. Đề nghị sửa đổi trong Luật Thể dục thể thao sửa đổi hiện đang trình Quốc hội và sau đó là sửa Nghị định.

- Thời hạn trình: theo lộ trình của Quốc hội.

Điều 5. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao

 

 

1. Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

 

 

a) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

Điểm a, Khoản 1, Điều 5, Nghị định 106/2016/NĐ-CP

Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 5, Nghị định 106/2016/NĐ-CP đề xuất đơn giản hóa theo hướng quy định: Cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng TCVN, QCVN, quy chuẩn và tiêu chuẩn nước ngoài được Việt Nam công nhận và các quy định của Bộ VHTTDL.

b) Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh hoạt động thể thao. Nguồn tài chính do cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao tự chịu trách nhiệm;

Điểm b, khoản 1, Điều 5 Nghị định 106/2016/NĐ-CP

Đề xuất cắt giảm Điểm b, khoản 1, Điều 5 Nghị định 106/2016/NĐ-CP.

 

 

c) Có nhân viên chuyên môn khi kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này,

Điểm c, khoản 1, Điều 5 Nghị định 106/2016/NĐ-CP

 

2. Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao thuộc một trong các trường hợp sau đây phải có người hướng dẫn tập luyện thể thao theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này.

 

 

a) Cung cấp dịch vụ hướng dẫn tập luyện thể thao;

Điểm a, khoản 2, Điều 5 Nghị định 106/2016/NĐ-CP

 

b) Kinh doanh hoạt động thể thao thuộc Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có hướng dẫn tập luyện. Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có hướng dẫn tập luyện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.

Điểm b, khoản 2, Điều 5 Nghị định 106/2016/NĐ-CP

 

3. Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm phải có đủ nhân viên chuyên môn sau đây:

 

 

a) Người hướng dẫn tập luyện thể thao theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này;

Điểm a, khoản 2, Điều 5 Nghị định 106/2016/NĐ-CP

 

b) Nhân viên cứu hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;

Điểm b, khoản 2, Điều 5 Nghị định 106/2016/NĐ-CP

Tại Điểm b, khoản 2, Điều 5 Nghị định 106/2016/NĐ-CP Đề nghị đơn giản hóa theo hướng: Không yêu cầu cụ thể về trình độ của nhân viên cứu hộ. Sửa thành "b) Nhân viên cứu hộ;"

c) Nhân viên y tế thường trực theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này hoặc văn bản thỏa thuận với cơ sở y tế gần nhất về nhân viên y tế để sơ cứu, cấp cứu người tham gia hoạt động thể thao mạo hiểm trong trường hợp cần thiết.

Điểm c, khoản 2, Điều 5 Nghị định 106/2016/NĐ-CP

Tại Điểm c, khoản 2, Điều 5 Nghị định 106/2016/NĐ-CP, đề nghị đơn giản hóa theo hướng không yêu cầu trình độ của nhân viên y tế: Sửa thành "c) Nhân viên y tế thường trực hoặc văn bản thỏa thuận với cơ sở y tế gần nhất về nhân viên y tế để sơ cứu, cấp cứu người tham gia hoạt động thể thao mạo hiểm trong trường hợp cần thiết.

Danh mục hoạt động thể thao mạo hiểm do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.

 

 

 

Điều 6. Điều kiện về nhân viên chuyên môn

 

 

Điều kiện về nhân viên chuyên môn của cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Nghị định này như sau:

 

 

 

1. Người hướng dẫn tập luyện thể thao đáp ứng  một trong các điều kiện sau đây:

 

 

a) Là huấn luyện viên hoặc vận động viên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương;

Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 106/2016/NĐ-CP

 

b) Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;

Điểm b, Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 106/2016/NĐ- CP

 

c) Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điểm c, Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 106/2016/NĐ- CP

 

2. Nhân viên cứu hộ tại cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao là người được tập huấn chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 106/2016/NĐ-CP

Đề nghị cắt giảm Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 106/2016/NĐ-CP

3. Nhân viên y tế tại cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao là người có trình độ chuyên môn từ trung cấp y tế trở lên.

Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 106/2016/NĐ-CP

Đề nghị cắt giảm Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 106/2016/NĐ-CP

Điều 7. Điều kiện kinh doanh đối với một số hoạt động thể thao cụ thể

 

 

1. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao trong nhà, trong sân tập:

 

Đề xuất cắt giảm Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 106/2016/NĐ-CP

a) Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;

Điểm a, Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 106/2016/NĐ- CP

Đề xuất cắt giảm Điểm a, Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 106/2016/NĐ-CP

b) Có đủ diện tích sàn tập trong nhà, sân tập đáp

ứng yêu cầu hoạt động thể thao do Bộ trưởng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.

Điểm b, Khoản 1,

Điều 7 Nghị định số 106/2016/NĐ- CP

Đề xuất cắt giảm Điểm b, Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 106/2016/NĐ-CP

2. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao tại vùng trời, vùng biển, sông hồ, vùng núi hoặc khu vực công cộng khác:

 

Đề xuất cắt giảm Khoản 2, Điều 7

Nghị định số 106/2016/NĐ-CP

a) Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;

Điểm a, Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 106/2016/NĐ- CP

Đề xuất cắt giảm Điểm a, Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 106/2016/NĐ-CP

b) Có khu vực kinh doanh hoạt động thể thao thuộc vùng trời, vùng biển, sông, hồ, vùng núi hoặc khu vực công cộng khác. Khu vực kinh doanh hoạt động thể thao này do cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao tự xác định.

Điểm b, Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 106/2016/NĐ- CP

Đề xuất cắt giảm Điểm b, Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 106/2016/NĐ-CP

3. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao trong bể bơi:

 

 

a) Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;

Điểm a, Khoản 3, Điều 7 Nghị định số 106/2016/NĐ- CP

Đơn giản hóa điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 106/2016/NĐ-CP

b) Nước bể bơi đáp ứng mức giới hạn chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt thông thường đã được công bố.

Điểm b, Khoản 3, Điều 7 Nghị định số 106/2016/NĐ- CP

 

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 17 điều kiện

 

Tổng số: 10 điều kiện, trong đó:

- CẮT GIẢM, BÃI BỎ: 6

- ĐƠN GIẢN HÓA: 4

 

LĨNH VỰC QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Cục Bản quyền tác giả

STT

NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH

Căn cứ pháp lý

PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA

KIẾN NGHỊ THỰC THI
(lộ trình)

1

Kinh doanh dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm cả Tư vấn dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan)

Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập theo khoản 1 Điều 57 Luật Sở hữu trí tuệ khi người đứng đầu tổ chức và cá nhân hoạt động tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Thường trú tại Việt Nam;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học luật.

Điều 57 Luật Sở hữu trí tuệ;

Điều 42 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 85/2011/NĐ-CP

Đã bỏ 03 điều kiện tại Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định đối với người đứng đầu tổ chức và cá nhân hoạt động tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/NĐ-CP ngày 23/2/2018, có hiệu từ ngày 10/4/2018 thay thế NĐ số 100/2006/NĐ-CP và NĐ số 85/2011/NĐ- CP (Theo đó, đã thay bằng quy định tổ chức tư vấn dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan phải là doanh nghiệp, HTX, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư được thành lập

theo quy định pháp luật, trừ một số tổ chức có vốn góp của nước ngoài)

 

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 04 điều kiện (trong đó gồm 01 điều kiện tại NĐ 22/2018/NĐ-CP)

 

CẮT GIẢM, BÃI BỎ:

03 điều kiện (thay bằng 01 điều kiện tại NĐ 22/2018/NĐ-CP theo Luật Đầu tư, Luật Sở hữu trí tuệ và cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam đối với dịch vụ pháp lý)

 

 

LĨNH VỰC DU LỊCH

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Tổng cục Du lịch

STT

NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH

Căn cứ pháp lý

PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, BÃI BỎ, ĐƠN GIẢN HÓA

KIẾN NGHỊ THỰC THI
(lộ trình)

1

Kinh doanh dịch vụ lưu trú

I. Khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017 quy định các điều kiện:

1. Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

2. Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

II. Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 hướng dẫn Luật Du lịch 2017 đã cụ thể hóa điểm c khoản 1 Điều 49 đối với từng loại hình cơ sở lưu trú du lịch như sau:

Điều 22. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn

Điều 49 Luật Du lịch 2017 Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 hướng dẫn Luật Du lịch 2017

 

Cắt giảm, đơn giản hóa ngay các điều kiện kinh doanh như đề xuất vào Nghị định sửa một số Nghị định liên quan quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL.

- Thời gian trình Chính phủ: tháng

10/2018.

.

1. Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.

2. Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.

3. Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.

4. Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.

5. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

6. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

7. Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

 

- Cắt bỏ Khoản 1, Điều 22

- Cắt bỏ Khoản 7, Điều 22

 

Điều 23. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với biệt thự du lịch

1. Điều kiện quy định tại các khoản 1, 5 và 6 Điều 22 Nghị định này.

2. Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.

 

- Đơn giản hóa Khoản 1, Điều 23: bỏ quy định tại phần gạch ngang (Điều kiện quy định tại các khoản 1 , 5 và 6 Điều 22 Nghị định này)

Điều 24. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với căn hộ du lịch

1. Điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 22, khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

2. Người quản lý căn hộ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

 

- Đơn giản hóa Khoản 1, Điều 24: bỏ quy định tại phần gạch ngang (Điều kiện quy định tại  khoản 1, khoản 5 Điều 22, khoản 2 Điều 23 Nghị định này).

- Cắt bỏ Khoản 2, Điều 24

Điều 25. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với tàu thủy lưu trú du lịch

1. Tàu trong tình trạng tốt, còn hạn đăng kiểm; có áo phao, phao cứu sinh, phương tiện thông tin liên lạc, tủ thuốc cấp cứu ban đầu.

2. Có điện, nước sạch; có thiết bị thu gom rác thải, nước thải bảo đảm vệ sinh môi trường.

3. Có khu vực đón tiếp khách, phòng ngủ (cabin), phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống.

4. Điều kiện quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều 22 Nghị định này.

5. Người quản lý, nhân viên phục vụ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng cứu hộ trên sông, biển.

 

- Cắt bỏ Khoản 1, 2 Điều 25

- Cắt bỏ Khoản 2 Điều 25

- Đơn giản hóa khoản 4: bỏ quy định tại phần gạch ngang (Điều kiện quy định tại khoản 5 khoản 7 Điều 22 Nghị định này).

- Cắt bỏ khoản 5, Điều 25

 

 

Điều 26. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ  đối với nhà nghỉ du lịch

1. Có điện, nước sạch và hệ thống thoát nước.

2. Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh chung trong trường hợp phòng ngủ không có phòng tắm, vệ sinh riêng.

3. Điều kiện quy định tại các khoản 5, 6

và 7 Điều 22 Nghị định này.

 

- Cắt bỏ Khoản 1, Điều 26

- Đơn giản hóa khoản 2 Điều 26: bỏ quy định tại phần gạch ngang (Có khu vực đón tiếp khách phòng ngủ; phòng tắm, phòng vệ sinh chung trong trường hợp phòng ngủ  không có phòng tắm, vệ sinh riêng).

- Đơn giản hóa khoản 3 Điều 26: bỏ quy định tại phần gạch ngang (Điều kiện quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 22 Nghị định này).

Điều 27. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

1. Có đèn chiếu sáng, nước sạch.

2. Có khu vực sinh hoạt chung; có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.

3. Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

4. Chủ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

 

- Cắt bỏ Khoản 1, Điều 27.

- Đơn giản hóa khoản 2 Điều 27: bỏ quy định tại phần gạch ngang (Có khu vực sinh hoạt chung; có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh).

- Cắt bỏ Khoản 4, Điều 27

Điều 28. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với bãi cắm trại du lịch

1. Có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, đỗ xe, phòng tắm, vệ sinh chung.

2. Có nước sạch.

3. Có dụng cụ, trang thiết bị dựng lều trại; có tủ thuốc cấp cứu ban đầu.

4. Có nhân viên bảo vệ trực khi có khách.

5. Điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 22 Nghị định này.

 

- Đơn giản hóa Khoản 1 Điều 28: bỏ quy định tại phần gạch ngang (Có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, đỗ xe, phòng tắm, vệ sinh chung)

- Cắt bỏ Khoản 2, Điều 28

- Đơn giản hóa khoản 3 Điều 28: bỏ quy định tại phần gạch ngang (Có dụng cụ, trang thiết  bị dựng lều trại; có tủ thuốc cấp cứu ban đầu).

- Cắt bỏ Khoản 5, Điều 28.

 

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 28 điều kiện

 

Tổng số: 19 điều kiện, trong đó:

- CẮT GIẢM: 11

- ĐƠN GIẢN HÓA: 8

 

2

Kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Luật Du lịch 2017 quy định các điều kiện:

1.1 Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

1.2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

-Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;

- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

- Luật Du lịch 2017

- Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 hướng dẫn Luật Du lịch 2017

- Việc quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lữ hành phải thành lập doanh nghiệp nhằm đảm bảo năng lực điều hành, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch cũng như tổ chức tiếp nhận ý kiến, giải quyết yêu cầu và kiến nghị của khách du lịch theo quy định của Luật Du lịch, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch. Do vậy không thể cắt giảm điều kiện này.

- Kinh doanh dịch vụ lữ hành là ngành, nghề kinh doanh đặc biệt: dịch vụ lữ hành là dịch vụ vô hình-không thể lưu kho, khách du lịch chỉ cảm nhận được và đánh giá được chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch sau khi đã trả tiền và trải nghiệp sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, chất lượng sản phẩm dịch vụ lữ hành phụ thuộc chủ yếu vào người phụ trách kinh doanh lữ hành (phụ trách từ khâu tiếp thị, bán dịch vụ, cung cấp dịch vụ và chăm sóc sau bán dịch vụ). Việc quy định người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn về lữ hành là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của khách du lịch.

- Tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành dùng để chi giải quyết các sự cố xảy ra đối với khách du lịch. Khi xảy ra bất kể rủi ro nào trong kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp luôn có sẵn một khoản tiền mặt trong tài khoản ký quỹ ở ngân hàng mà không phải mất nhiều thời gian thực hiện các thủ tục về tài sản thế chấp, trách nhiệm bảo lãnh của ngân hàng… để giải quyết các vấn đề rủi ro đối với khách du lịch. Do vậy điều kiện này cần thiết phải quy định điều kiện này. Mức tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành của Việt Nam thấp hơn so với các nước trên thế giới.

 

 

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 6 điều kiện

 

CẮT GIẢM, BÃI BỎ: 0 điều kiện.

 

 

LĨNH VỰC TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Vụ Kế hoạch, Tài chính

STT

NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH

Căn cứ pháp lý

PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA

KIẾN NGHỊ THỰC THI (lộ trình)

1

Kinh doanh trò chơi điện tử (trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trên mạng)

I. Điều kiện đối với kinh doanh trò chơi điện tử (trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và kinh doanh trò chơi điện tử trên mạng)

1. Cửa hàng trò chơi điện tử phải cách các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200m trở lên; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;

2. Trang thiết bị đảm bảo chất lượng âm thanh, hình ảnh; hình thức trang thiết bị phù hợp thẩm mỹ Việt Nam.

3. Nội dung trò chơi điện tử phải lành mạnh, không vi phạm các quy định cấm tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP;

4. Không được hoạt động sau 10 giờ đêm đến 8 giờ sáng.

- Điều 35 Nghị định số 103/2009/NĐ- CP

- Bãi bỏ điều kiện số 1 .

Cắt giảm, đơn giản hóa ngay các điều kiện kinh doanh như đề xuất vào Nghị định sửa một số Nghị định liên quan quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL.

Thời gian trình Chính phủ: tháng 10/2018.

Hiện Bộ VHTTDL chưa có kế hoạch quy định việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử (cấp phép tương tự như KD trò chơi điện tử online do Bộ TTTT quản lý và KD trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài do Bộ Tài chính quản lý).

Tuy nhiên, thời gian qua các đoàn đại biểu Quốc hội, nhất là ở Nam Bộ như Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tây Ninh... và các Sở VHTTDL địa phương trước tình hình phức tạp biến tướng cờ bạc, vi phạm nội dung cài đặt trò chơi... của hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử nói chung đã kiến nghị Bộ VHTTDL đề xuất Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và quản lý chặt nội dung trò chơi điện tử.

Trên cơ sở đó, Bộ VHTTDL sẽ cân nhắc, trình CP việc quy định điều kiện: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử; máy trò chơi điện tử, thiết bị, phần mềm trò chơi điện tử các loại phải được cơ quan văn hóa có thẩm quyền thẩm định nội dung và dán tem phổ biến, lưu hành.

Lý do: Loại hình trò chơi này cũng tương tự như game online rất phức tạp, dễ phát sinh nhiều biến tướng phức tạp như diễn ra thời gian qua. Các cơ sở chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ, thay đổi chủ, địa điểm kinh doanh thường xuyên hoặc thuê người đứng tên, hoặc thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh mới rất dễ dàng theo luật DN để đối phó các cơ quan quản lý khi bị phát hiện vi phạm. Cần có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ loại hình kinh doanh vui chơi này để khắc phục tình trạng trên do điều kiện kinh doanh hiện hành vừa thiếu, vừa không đủ biện pháp, chế tài (cả tiền kiểm và hậu kiểm) để quản lý hiệu quả, phát sinh nhiều biến tướng cờ bạc, kinh doanh không phép, gây mất trật tự xã hội, vi phạm pháp luật của cơ sở kinh doanh và người chơi trong những năm qua (máy bắn cá, máy bắn bi, đua chó…). Quy định chặt chẽ về kiểm duyệt nội dung máy, phần mềm trò chơi điện tử.

 

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 04 điều kiện

 

CẮT GIẢM, BÃI BỎ: 01 điều kiện.

 

 

LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VĂN HÓA

- Đơn vị chủ trì thực hiện, tổng hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính

STT

NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH

Căn cứ pháp lý

PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA

KIẾN NGHỊ THỰC THI
(lộ trình)

1

Xuất khẩu di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chứng trị-xã hội; nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

I. Điều kiện đối với xuất khẩu di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội

1. Việc mang di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ra nước ngoài phải có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Điều kiện để được cấp Giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài:

1.1 Có giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu cũ

1.2 Một (01) bộ hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật

II. Điều kiện đối với nhập khẩu hàng hóa văn hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1. Phê duyệt nội dung

2. Đáp ứng điều kiện theo quy định

- Cam kết WTO và các điều ước kinh tế quốc tế của Việt Nam về kiểm soát điều kiện hàng hóa văn hóa nhập khẩu.

- Luật Quản lý ngoại thương

- Luật Đầu tư

- Luật Di sản văn hóa 2001

- Điều 21 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP

- Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP

- Luật Điện ảnh

- Các Nghị định chuyên ngành và văn bản hướng dẫn liên quan.

Giữ nguyên, vì Luật Quản lý ngoại thương vừa được Quốc hội thông qua. Theo đó, khuyến khích xuất khẩu nhưng việc nhập khẩu hàng hóa văn hóa cần quản lý chặt chẽ bằng điều kiện, nội dung để tránh sản phẩm văn hóa nước ngoài (chủ yếu là từ Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc…) tràn lan, dần “tiêu diệt” sản phẩm văn hóa trong nước, ảnh hưởng đến duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự, đạo đức, thuần phong mỹ tục.

Riêng xuất khẩu di vật cổ vật cần có điều kiện để quản lý chặt, tránh “chảy máu di vật, cổ vật” ra nước ngoài.

 

 

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 4 điều kiện

 

CẮT GIẢM, BÃI BỎ: 0

 

 

LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA

STT

NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH

Căn cứ pháp lý

PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA

KIẾN NGHỊ THỰC THI
(lộ trình)

1

Kinh doanh dịch vụ bảo tàng

1. Có sưu tập theo một hoặc nhiều chủ đề;

2. Có nơi trưng bày, kho và phương tiện bảo quản;

3. Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng.

- Luật di sản văn hóa;

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ;

- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ.

Cắt giảm điều kiện 3 “Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng” (đối với bảo tàng ngoài công lập).

Sẽ sửa đổi Luật di sản văn hóa theo lộ trình (dự kiến năm 2020)

 

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 03 điều kiện

 

CẮT GIẢM, BÃI BỎ: 01 điều kiện.

 

2

Kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật

1. Có kho lưu giữ, bảo quản hiện vật giám định.

2. Có trang thiết bị, phương tiện thực hiện giám định phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký.

3. Có nguồn tài liệu về cổ vật để tham khảo, phục vụ hoạt động giám định cổ vật.

4. Có ít nhất 03 chuyên gia giám định cổ vật về các chuyên ngành theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 4 Nghị định 61/2016/NĐ-CP

Cắt giảm điều kiện 3 “Có nguồn tài liệu về cổ vật để tham khảo, phục vụ hoạt động giám định cổ vật”.

Sửa đổi Nghị định số 61/2016/NĐ-CP theo lộ trình (Dự kiến sau năm 2020)

(hoặc nếu đưa quy định cắt giảm, đơn giản hóa ngay các điều kiện kinh doanh như đề xuất vào Nghị định sửa một số Nghị định liên quan quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL thì thời gian trình Chính phủ là tháng 10/2018)

 

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 04 điều kiện

 

CẮT GIẢM, BÃI BỎ: 01 điều kiện.

 

3

Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch dự án, tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích

I. Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích (cá nhân), gồm:

1. Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích:

a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng; b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích:

a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng;

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích:

a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng;

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

4. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích:

a) Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình;

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

II. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích (tổ chức):

1. Giấy chứng nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;

c) Có ít nhất 02 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích.

2. Giấy chứng nhận hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện hành nghề thiết kế xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;

c) Có ít nhất 03 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.

3. Giấy chứng nhận hành nghề thi công tu bổ di tích:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;

c) Có ít nhất 03 người được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích.

4. Giấy chứng nhận hành nghề tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định pháp luật về xây dựng;

c) Có ít nhất 02 người được cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.

- Điều 9, Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ

- Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ

- Cắt giảm, đơn giản hóa quy định số cá nhân tối thiểu có Chứng chỉ hành nghề làm việc trong tổ chức để được cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích, lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích, thi công tu bổ di tích, giám sát thi công tu bổ di tích là 01 người tại các điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, cụ thể:

+ “Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích”.

+ “Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích”.

+ “Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích”.

- “Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích”.

- Đơn giản hóa, bổ sung quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP như sau: quy định “01 cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích chỉ đứng tên cho 01 tổ chức để đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích”.

Sẽ sửa đổi Nghị định số 61/2016/NĐ-CP theo lộ trình (Dự kiến sau năm 2020)

(hoặc nếu đưa quy định cắt giảm, đơn giản hóa ngay các điều kiện kinh doanh như đề xuất vào Nghị định sửa một số Nghị định liên quan quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL về thì thời gian trình là tháng 10/2018)

 

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 20 điều kiện

 

Tổng số: 05 điều kiện, trong đó:

- CẮT GIẢM: 04

- ĐƠN GIẢN HÓA: 01

 

4

Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về di vật cổ vật, bảo vật quốc gia;

2.Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính;

3.Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành di sản văn hóa không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

4. Có cửa hàng đủ diện tích phù hợp để trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ

- Cắt giảm điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 như sau: “Có cửa hàng phù hợp để trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”.

- Đơn giản hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Nghị định số 98/2010/NĐ- CP như sau: “Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất; hoặc là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo nêu trên và đã thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật”.

- Lộ trình sửa đổi, bổ sung: Giai đoạn sau năm 2020.

 

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 03 điều kiện

 

Tổng số: 02 điều kiện, trong đó:

- CẮT GIẢM: 01

- ĐƠN GIẢN HÓA: 01

 

 

LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH

Đơn vị chủ trì thực hiện: Cục Điện ảnh

STT

NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH

Căn cứ pháp lý

PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA

KIẾN NGHỊ THỰC THI
(lộ trình)

1

Kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến phim

Điều kiện sản xuất phim

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất phim:

1. Có vốn pháp định là 1.000.000.000 đồng (một tỷ VNĐ), được xác định bằng một trong các văn bản sau:

a) Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một hoặc hai thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức;

b) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên;

c) Bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mà chủ sở hữu là cá nhân.

d) Đối với số vốn được góp bằng tiền phải có xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

e) Đối với số vốn được góp bằng tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng thẩm định giá đang hoạt động tại Việt Nam về kết quản định giá tài sản được đưa và góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

f) Đối với doanh nghiệp đang hoạt động có nhu cầu bổ sung ngành, nghề kinh doanh sản xuất phim thì phải có văn bản của cơ quan kiểm toán độc lập về số vốn hiện có của doanh nghiệp được đưa vào góp vốn thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất bảo đảm lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định.

2. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 15 Luật Điện ảnh 2006 và Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh năm 2009, cụ thể:

a) Có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

b) Có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động điện ảnh.

- Khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Luật Điện ảnh năm 2006;

- Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh năm 2009;

- Điều 11 và Điều 20 Nghị Định 54/2010/NĐ-CP

Bỏ điều kiện sản xuất phim trong Luật Đầu tư Bỏ các quy định trong văn bản pháp lý:

- Khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Luật Điện ảnh năm 2006;

- Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh năm 2009;

- Điều 11 và Điều 20 Nghị Định 54/2010/NĐ- CP

- Bãi bỏ Điều 11 Nghị định 54/2010/NĐ-CP

- Bãi bỏ Điều 20 Nghị định 54/2010/NĐ-CP và thực hiện theo Luật Điện ảnh.

- Để đồng bộ với việc bãi bỏ Điều 20 Nghị định 54/2010/NĐ-CP đề nghị sửa đổi Khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Luật Điện ảnh năm 2006;

- Các nội dung liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực điện ảnh sẽ được sửa đổi trong nội dung Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật Đầu tư.

- Việc thực thi liên quan đến kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực điện ảnh thực hiện theo cam kết quốc tế, hiệp định thương mại quốc tế, Luật Đầu tư và các luật chuyên ngành.

- Thời gian: theo chương trình xây dựng Luật của Quốc hội.

(Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật Điện ảnh sửa đổi và Đề cương Luật Điện ảnh sửa đổi Cục Điện ảnh dự kiến sẽ trình Bộ VHTTDL vào quý III/2018 để trình Chính phủ.

Điều kiện đối với doanh nghiệp phát hành phim

1. Doanh nghiệp phát hành phim phải có rạp chiếu phim để tham gia phổ biến phim.

2. Việc in, sang, nhân bản, bán cho thuê, xuất nhập khẩu phim phải có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý có thẩm quyền về điện ảnh hoặc quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, phát thanh.

3. Phim nhập khẩu phải có bản quyền hợp pháp

Điều 27, 28 29, 30 Luật Điện ảnh năm 2006

Giữ điều kiện với ngành nghề phát hành phim. Nhưng bỏ 02 điều kiện:

-Doanh nghiệp phát hành phim phải có rạp chiếu phim để tham gia phổ biến phim;

- Và phim nhập khẩu phải có bản quyền hợp pháp.

Điều kiện đối với cơ sở phổ biến phim

Phim Việt Nam do cơ sở sản xuất phim sản xuất, phim nhập khẩu chỉ được phát hành, phổ biến khi đã có giấy phép phổ biến phim của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.

Điều 37 Luật Điện ảnh năm 2006

Giữ nguyên điều kiện với ngành nghề phổ biến phim.

2

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 7 điều kiện

 

CẮT GIẢM, BÃI BỎ: 5 điều kiện

 

 

LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN

Đơn vị chủ trì thực hiện: Cục Nghệ thuật biểu diễn

STT

NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH

Căn cứ pháp lý

PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA

KIẾN NGHỊ THỰC THI
(lộ trình)

1

Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu

I. Điều kiện kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang:

Các chủ thể hoạt động kinh doanh bản dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Thuộc một trong các đối tượng: Nhà hát; Đoàn nghệ thuật; Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao; Nhà hát, đoàn nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang; Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; Hội Văn học, nghệ thuật; cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật; Cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình; Chủ địa điểm, hộ kinh doanh tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.

- Cam kết bằng văn bản về thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

- Trường hợp chương trình có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phải Giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.

- Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 15/2016/NĐ-CP

- Điều 9 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 15/2016/NĐ-CP

Đơn giản hóa 02 điều kiện sau:

- Các chủ thể được tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ biểu diễn, trình diễn thời trang là các tổ chức, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có chức năng hoạt động văn hóa, nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.

Cắt giảm 01 điều kiện sau:

- Cam kết bằng văn bản về thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

- Xây dựng dự thảo Nghị định mới quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

- Dự kiến Quý IV/2018

(hoặc nếu đưa quy định cắt giảm, đơn giản hóa ngay các điều kiện kinh doanh như đề xuất vào Nghị định sửa một số Nghị định liên quan quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL thì thời gian trình Chính phủ là tháng 10/2018)

II. Điều kiện kinh doanh tổ chức thi người đẹp, người mẫu:

Các chủ thể hoạt động kinh doanh tổ chức thi người đẹp, người mẫu phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Tổ chức Việt Nam có đăng ký kinh doanh dịch vụ văn hóa, nghệ thuật hoặc quyết định thành lập có chức năng hoạt động văn hóa, nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Có Đề án tổ chức cuộc thi trình cơ quan có thẩm quyền;

- Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng cai tổ chức vòng chung kết cuộc thi chấp thuận bằng văn bản (không áp dụng đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu cấp tỉnh).

- Điều 17 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP Điều 21 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 15/2016/NĐ-CP

Đơn giản hóa 02 điều kiện sau:

- Các chủ thể được tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức thi người đẹp, người mẫu là các tổ chức, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có chức năng hoạt động văn hóa, nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu cấp tỉnh: Bỏ quy định “Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng cai tổ chức vòng chung kết cuộc thi chấp thuận bằng văn bản”.

 

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 06 điều kiện

 

Tổng số: 05 điều kiện, trong đó:

- CẮT GIẢM: 01

- ĐƠN GIẢN HÓA: 04

 

2

Kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu

Điều kiện kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu

Các chủ thể hoạt động kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Cam kết bằng văn bản về thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

- Có quyết định phổ biến tác phẩm và quyết định cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia biểu diễn nghệ thuật (nếu trong chương trình có sử dụng tác phẩm sáng tác trước năm 1975, tác phẩm do người Việt Nam định cư ở nước ngoài sáng tác và nghệ sỹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia biểu diễn).

Khoản 14 Điều 1 Nghị định số 15/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 24 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP

- Cắt giảm điều kiện: Cam kết bằng văn bản về thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

- Đơn giản hóa điều kiện: Giấy phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975, tác phẩm do người Việt Nam định cư ở nước ngoài sáng tác theo hướng phù hợp hơn theo hướng phù hợp với tình hình mới, đảm bảo hoạt động quản lý đối với các tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975, kịp thời ngăn chặn tác phẩm có nội dung, tư tưởng không phù hợp với chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng và Nhà nước.

- Xây dựng dự thảo Nghị định mới quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

- Dự kiến Quý IV/2018

(hoặc nếu đưa quy định cắt giảm, đơn giản hóa ngay các điều kiện kinh doanh như đề xuất vào Nghị định sửa một số Nghị định liên quan quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL thì thời gian trình Chính phủ là tháng 10/2018)

 

Kết quả rà soát, đề xuất

TỔNG SỐ: 02 điều kiện.

 

Tổng số: 2 điều kiện, trong đó:

- CẮT GIẢM: 01

- ĐƠN GIẢN HÓA: 01

 

 

THEGIOILUAT.VN
Đang có hiệu lực
HL: 18/04/2018

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Quyết định 1396/QĐ-BVHTTDL năm 2018 về phê duyệt phương án đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Số hiệu 1396/QĐ-BVHTTDL Ngày ban hành 18/04/2018
Ngày có hiệu lực 18/04/2018 Ngày hết hiệu lực
Nơi ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Tình trạng Đang có hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Quyết định 1396/QĐ-BVHTTDL năm 2018 về phê duyệt phương án đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Mục lục

Mục lục

Close