BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
******

Số: 163/1999/QĐ-BNN-TCCB

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG - QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHO DỰ ÁN KHU VỰC LÂM NGHIỆP VN - ADB.

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 1/11/1995 của Chính phủ qui định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Căn cứ vào các điều khoản trong Hiệp định vay số 1515-VIE (SF) giữa Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam và ADB ngày 11/6/1997;
Căn cứ Quyết định số 22/TTg ngày 1/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án tiền khả thi Khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ;
Căn cứ vào Quyết định số 2764/BNN-TCKT ngày 31 tháng 7 năm 1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc áp dụng định mức chi tiêu cho Dự án Khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn;
Xét tờ trình số 419 TT-BQLLN-ADB ngày 12/8/1999 của Ban quản lý các dự án viện trợ Lâm nghiệp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Vụ Tài chính- Kế toán

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Qui định về Xây dựng - Quản lý Chương trình Đào tạo cho Dự án Khu vực Lâm nghiệp VN - ADB" hoạt động trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hoá, Quảng Trị, Phú Yên và Gia Lai gồm 6 Điều và 3 Phụ lục.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng các vụ: Tổ chức cán bộ, Tài chính kế toán, Kế hoạch và quy hoạch, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Giám đốc Dự án Khu vực Lâm nghiệp Việt Nam - ADB và Ban quản lý dự án Khu vực Lâm nghiệp các tỉnh vùng Dự án chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Đẳng

 

QUI ĐỊNH

VỀ XÂY DỰNG - QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DỰ ÁN KHU VỰC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM - ADB NO. 1515 VIE (SF)
(Kèm theo Quyết định Số 163/1999/QĐ-BNN-TCCB ngày 10 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

Chữ viết tắt

ADB                             Ngân hàng phát triển châu Á

ADB FSP                      Dự án Khu vực Lâm nghiệp ADB

APO                             Kế hoạch hoạt động hàng năm

ARD                             Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

CCB                             Ban điều phối xã

CEMMA                        Uỷ Ban Dân tộc và Miền núi

DARD                           Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

DLA                              Sở Địa chính

DOSTE                         Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường

DPI                               Sở Kế hoạch và Đầu tư

DPMU                           Ban Quản lý Dự án Huyện

EA                                Tổ chức thực thi

FAO                             Tổ chức Lương Nông

FIB                               Ban Điều tra rừng

FIPI                              Viện Điều tra Quy hoạch rừng

FDP                              Phòng Bảo vệ rừng

FPS                              Trạm Kiểm lâm

GFA                             Gesellschaft fur Agrarprojekte MBH

GL                                Gia Lai

GoV                             Chính phủ Việt Nam

GoKN                           Chính phủ Hà Lan

LA                                Hiệp định Vay vốn

MARD                           Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

MoF                             Bộ Tài chính

MOSTE                         Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

MPI                              Bộ Kế hoạch và Đầu tư

NEU                              Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

NEZ                              Vùng Kinh tế mới

PAM                             Biên Bản Quản Trị Dự án

PLA                              Giao đất có người dân tham gia

PC                                Uỷ Ban Nhân dân

PD                                Giám đốc Dự án

PLUP                           Quy hoạch sử dụng đất có người dân tham gia

PMO                             Văn phòng Quản lý Dự án Trung Ương

PPMU                           Ban Quản lý Dự án Tỉnh

PRA                             Đánh giá Nông thôn có người dân tham gia

PSC                             Ban chỉ đạo Tỉnh

PY                                Phú Yên

QT                                Quảng Trị

RI                                 Điều tra nguồn lực trên cơ sở PRA

SARD                           Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

SC                                Ban chỉ đạo

SFE                              Lâm trường Quốc doanh

TA                                Hỗ trợ kỹ thuật

TH                                Thanh Hoá

TL                                Cố vấn trưởng

T/ES                             Chuyên gia Đào tạo và Khuyến Nông lâm

TNA                              Đánh giá nhu cầu đào tạo

TP                                Kế hoạch đào tạo

TOEFL                          Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL

ToRs                            Đề cương nhiệm vụ

USD                             Đô la Mỹ

VND                             Đồng Việt Nam

PHẦN GIỚI THIỆU

Chính phủ Hà Lan cùng với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đồng cấp vốn cho Hỗ trợ Kỹ thuật số 2852 - VIE (TA) cho Dự án Khu vực Lâm nghiệp 1515 - VIE qua hình thức viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hà Lan. Các hoạt động xây dựng năng lực, hoặc các hoạt động đào tạo của Dự án nằm trong khuôn khổ của Hỗ trợ Kỹ thuật (TA) và được trợ cấp vốn hoàn toàn. ADB trực tiếp quản lý và kiểm tra ngân sách phân bổ cho các hoạt động này.

Những qui đinh về việc xây dựng và quản lý chương trình đào tạo này được soạn thảo nhằm hỗ trợ cho các cán bộ Dự án xây dựng những đề cương cho các hoạt động đào tạo trong nước trình ADB và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt để triển khai.

Dự án sẽ chỉ tổ chức hay cấp kinh phí cho những hoạt động có liên quan đến các hoạt động được đề cập trong Hiệp định Vay vốn, và các hoạt động này phải phù hợp với nội dụng trong Kế Hoạch Xây Dựng Năng Lực. Để khoá đào tạo được phê duyệt, Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương phải trình kế hoạch đào tạo riêng biệt, bao gồm tất cả chi tiết của từng khoá học như đề cương khoá đào tạo, đề cương từng học phần, dự kiến kinh phí và phải được trình theo những Biểu mẫu tiêu chuẩn. Các mẫu này được đính kèm với những hướng dẫn này tại các Phụ lục A và B.

Điều 1- Các qui định chung

1- Chuẩn bị từ phía Văn phòng Quản lý Dự án Trung Ương và Tư vấn Dự án

Cứ 6 tháng, Tư vấn kỹ thuật phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương chuẩn bị một kế hoạch đào tạo cho Dự án (TP). Kế hoạch này được xây dựng dựa trên cơ sở các kế hoạch phát triển của các Tiểu dự án (Kế hoạch phát triển xã), kế hoạch hoạt động hàng năm và những đánh giá định kỳ về nhu cầu đào tạo chuyên môn do chuyên gia tư vấn và cán bộ Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương thực hiện. Về việc này, Ban quản lý Dự án các Tỉnh phải đưa ra các đề xuất trước.

2- Chuẩn bị của Ban Quản lý Dự án Tỉnh (PPMU) và những kiến nghị

Các hoạt động đào tạo do Ban Quản lý Dự án Tỉnh đề xuất phải phản ánh được các nhu cầu cũng như yêu cầu của người thực thi các Tiểu dự án và người hưởng lợi. Đề xuất cần làm rõ (i) các nhu cầu về hoạt động đề xuất phải phù hợp với chiến lược đào tạo của Dự án; (ii) mục tiêu cụ thể của các khoá đào tạo; (iii) đối tượng học viên; (iv) mối liên quan giữa các hoạt động này tới sự thành công của Dự án. Như vậy mỗi một hoạt động đào tạo cần có một sự chuẩn bị riêng biệt.

3- Việc xem xét và thông qua kế hoạch

Ban Quản lý Dự án Tỉnh phải trình bản kế hoạch đào tạo của tỉnh lên Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương để xem xét. Những đề xuất này nhất thiết phải có trong kế hoạch đào tạo của Dự án. Sau khi có những nhận xét và kiến nghị từ Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương, kế hoạch sẽ được điều chỉnh và Ban Quản lý Dự án Tỉnh có thể trình bản kế hoạch đã điều chỉnh lên Ban chỉ đạo Dự án Tỉnh (PSC) để thông qua. Thay mặt Ban Chỉ đạo Dự án Tỉnh, Ban Quản lý Dự án Tỉnh gửi đề cương kế hoạch đào tạo đã được PSC thông qua cho Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương.

4- Tổng hợp kế hoạch

Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương tổng hợp các đề xuất đã được thông qua để xây dựng thành kế hoạch đào tạo 6 tháng (TP) của Dự án.

5- Phê duyệt

Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương và Tư vấn Kỹ thuật của Dự án đệ trình Kế hoạch đào tạo 6 tháng này lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Ban Điều hành Dự án Trung ương) và ADB để phê duyệt.

6- Thực hiện

Sau khi Kế hoạch đào tạo được phê duyệt, Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương mới có thể triển khai các hoạt động này. Chỉ có những hoạt động đào tạo có ghi trong bản kế hoạch đã phê duyệt mới được cấp kinh phí thực hiện. Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo của Dự án. Tuy nhiên, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể hợp đồng với một tổ chức chuyên ngành để thực hiện.

Điều 2- Xây dựng kế hoạch cho từng khoá đào tạo

1- Nguyên tắc

Kế hoạch đào tạo được chuẩn bị dựa trên cơ sở các kế hoạch phát triển các Tiểu dự án (kế hoạch phát triển xã), kế hoạch hoạt động hàng năm, những đánh giá định kì về nhu cầu đào tạo chuyên môn và đề xuất của Ban quản lý Dự án Tỉnh đã được Ban Chỉ đạo Dự án Tỉnh thông qua . Để chuẩn bị kế hoạch đào tạo 6 tháng được tốt, Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương và Tư vấn kỹ thuật cần phải phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Dự án Tỉnh, các cán bộ Tiểu dự án và những người hưởng lợi từ Dự án.

Khi trình đề xuất cho một hoạt động đào tạo nào đó có trong kế hoạch đào tạo, Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương cần cung cấp đủ những thông tin tối thiểu sau đây:

- Tên khoá đào tạo;

- Đối tượng đào tạo;

- Mục đích/ yêu cầu của khoá đào tạo bồi dưỡng;

- Nội dung chương trình đào tạo;

- Thời gian khoá đào tạo;

- Địa điểm tổ chức khoá đào tạo;

- Giảng viên (số người và bằng cấp);

- Dự toán ngân sách.

Khi kế hoạch 6 tháng đã được ADB và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt, cần lập kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động đào tạo. Ban Quản lý Dự án Tỉnh thiết kế chi tiết cho từng hoạt động của khoá đào tạo và trình Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương để xem xét.

Kế hoạch chi tiết cho một hoạt động đào tạo cần bao gồm các phần chính sau:

(Các Mẫu Bảng để trình bày các chi tiết này có trong Phụ lục A, B)

1. Thiết kế khoá đào tạo;

2. Liệt kê và tóm tắt các học phần;

3. Chương trình của khoá đào tạo;

4. Những giảng viên được đề xuất;

5. Chuẩn bị cho thực thi;

6. Dự toán chi phí.

Trên cơ sở các đề xuất chi tiết này Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp sẽ phê duyệt dự toán chi tiết cho từng khoá đào tạo, nếu như nội dung các khoá đào tạo đó phù hợp với (i) những hướng dẫn này; (ii) chiến lược đào tạo của Dự án và (iii) kế hoạch đào tạo 6 tháng đã được ADB và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt.

Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp có thể giao cho Ban Quản lý Dự án Tỉnh kí hợp đồng và tuyển dụng giảng viên dưới sự giám sát của Ban Quản lý dự án Trung ương và đảm bảo các yêu cầu dưới đây:

Các Ban Quản lý Dự án Tỉnh được giao nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm thay mặt Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương tổ chức, thực hiện và/ hoặc giám sát các hoạt động đào tạo mà họ đề xuất và có báo cáo bằng văn bản khi khoá học kết thúc. Báo cáo này cần liệt kê danh sách những người tham gia có ghi rõ đơn vị, tổ chức hiện đang làm việc, giới, thành phần dân tộc và lý do tham gia. Cần đưa ra những ý kiến đánh giá và kiến nghị của mình cho từng khoá học cụ thể nhằm cải thiện nội dung, chương trình cho các khoá đào tạo tiếp theo. Chính vì vậy, Kế hoạch 6 tháng về tổ chức các khoá đào tạo mới cần phải bao gồm cả việc đánh giá tổng quát trên cơ sở những kinh nghiệm, nhận xét và những kiến nghị cụ thể từ các khoá đào tạo trước.

2- Một số hướng dẫn thiết kế khoá đào tạo

Khi xây dựng nội dung cho các khoá đào tạo cần xem xét kỹ đến khả năng tiếp thu của học viên:

- Không nên đưa ra quá nhiều mục tiêu và nội dung khác nhau cho một khoá đào tạo;

- Điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với các phương pháp khi trình bày;

- Cần phải tách riêng các mục tiêu của khoá học ra thành một hoặc nhiều học phần.

Sử dụng các phương pháp đào tạo khác nhau và ước tính về kế hoạch thời gian cho khoá học theo các gợi ý như sau:

Phương pháp đào tạo

Những kiến nghị

Phần bài giảng trên lớp

Tối đa chiếm 60% tổng số thời gian

Phần thảo luận

Trên cơ sở những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, cứ 10-15% nội dung một học phần cần phải đưa ra tối thiểu là 1 câu hỏi cho nội dung đó, đồng thời tiến hành thảo luận theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp.

Phần bài tập và ôn tập

Trên cơ sở các bài tập đã chuẩn bị sẵn, cứ 25% nội dung một học phần phải có tối thiểu một bài tập. Bài tập này trước hết phải được trả lời theo nhóm hoặc cá nhân, sau đó cả lớp tham gia đánh giá và tổng kết.

Phần Thực hành và thử nghiệm (ngoại nghiệp)

Công việc này là rất cần thiết và phải được chuẩn bị trước theo các tiêu chí để hướng dẫn học viên quan sát, thực hành.

Phần câu hỏi và trả lời

Giành thời gian cho các học viên tự do đặt câu hỏi, và trả lời. Thời gian này chiếm ít nhất là 10% trong tổng số thời gian của bài giảng.

Các phương pháp khác

Nếu cần thiết và có khả năng thực hiện.

Điều 3- Kí hợp đồng thuê giảng viên

Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc tuyển dụng giáo viên cho tất cả các hoạt động đào tạo của Dự án kể cả khi các đơn vị khác được uỷ quyền thay mặt Dự án tổ chức khoá đào tạo. Văn phòng Tư vấn Kỹ thuật sẽ đưa ra những kiến nghị trong việc tuyển dụng các giảng viên. Các ứng cử viên đủ tiêu chuẩn cần chuẩn bị hồ sơ và gửi cho Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương để lựa chọn. Việc kí hợp đồng và thanh toán sẽ được tiến hành trực tiếp giữa giảng viên được chọn và Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp.

Điều 4- Tổ chức Thực hiện các hoạt động đào tạo

Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương có thể kí hợp đồng phụ với các cơ quan để tổ chức từng khoá đào tạo. Mỗi hợp đồng phụ bao gồm tất cả các chi phí hợp lý để hỗ trợ cho việc tổ chức đào tạo như chuẩn bị hậu cần, thiết bị, chi phí ăn và ngủ, v.v. Văn phòng Tư vấn kỹ thuật sẽ đóng góp ý kiến đề xuất của mình vào việc thu xếp kí các hợp đồng phụ cho tất cả các hoạt động đào tạo của Dự án. Các đơn vị thay mặt PMO tổ chức hoạt động đào tạo sẽ do các Ban Quản lý Dự án liên quan đề xuất và tuyển chọn. Các Ban quản lý chịu mọi trách nhiệm về các chứng từ thanh quyết toán có liên quan theo quy định tài chính hiện hành.

Điều 5- Các khoá học mở

Theo chính sách phát triển cán bộ thì các thành viên trong PMO và PPMUs có thể được đề cử để tham gia vào các khoá học mở tổ chức trong nước. Tuy nhiên các học viên này cần phải có sự đồng ý của lãnh đạo của các đơn vị hiện đang công tác. Về việc này cần phải có văn bản ghi rõ đề cương chi tiết cho khoá học, các chỉ tiêu tuyển chọn và các điều kiện để được tham gia. Nói chung, các thủ tục tham gia khoá học mở phải tuân thủ các mẫu biểu đã được qui định cho các hoạt động đào tạo. Cán bộ tham gia khoá học sẽ được hưởng mức chi phí tiêu theo hướng dẫn dưới đây trong tài liệu này. PPMUs và PMO sẽ là người đánh giá mức độ liên quan của từng khoá học và những đóng góp tích cực của học viên thông qua đào tạo đối với những mục tiêu chung của Dự án. PMO là người có quyền quyết định hay thay đổi ý kiến cuối cùng của mình trong công việc tuyển chọn này.

Các cán bộ Dự án có thể tham gia các khoá học của Dự án hoặc của các dự án bên ngoài. Một khoá học mở cần phải do một tổ chức chuyên ngành có uy tín thực hiện. Để đảm bảo chất lượng cho một khoá học, mỗi khoá học không nên kéo dài quá hai tuần. Ngoài ra, một số hoạt động khác cũng có thể được coi như các khoá học mở chẳng hạn như các cuộc hội thảo khoa học nhằm trao đổi kinh nghiệm và các buổi thuyết trình.

Điều 6- Mức trần chi phí cho công tác lập ngân sách đào tạo

1- Nguyên tắc

Các đối tượng tham gia đào tạo được hưởng chế độ theo qui định tại quyết định 69- BNN ngày 24 tháng 4 năm 1999 của Bộ NN&PTNT ban hành và Công văn số 2764/BNN-TCKT ngày 31 tháng 7 năm 1999 của Bộ NN&PTNT về điều chỉnh định mức chi tiêu áp dụng cho Dự án. Để nhằm thúc đẩy và từng bước tiêu chuẩn hoá các thủ tục trong việc lập dự toán ngân sách cho các kế hoạch đào tạo. Tuy nhiên, về giá cả cần phải cố gắng để có được mức chi phí hợp lý, phù hợp với thực tế. Sau đây là các hạng mục chi phí và nội dung cơ bản của các khoản mục chi tiêu - chi tiết được trình bày tại Phụ lục C (Các Phụ lục này có thể thay đổi theo cơ chế, chính sách mới nhất được áp dụng cho Dự án). Do đó, cần phải sử dụng Phụ lục mới nhất để tính toán. Dự án sẽ sử dụng các Mẫu biểu thống nhất (Phụ lục B) đã được chuẩn bị giúp cho việc tính toán ngân sách của các khoá đào tạo thông qua hệ thống Excel.

Báo cáo tài chính về các hoạt động đào tạo cần tuân thủ các thủ tục kế toán như đối với việc kế toán các nguồn tài chính khác của Dự án.

2- Chi phí ăn và ngủ

Học viên và khách mời tham dự khoá học sẽ được trợ cấp chi phí ăn theo mức ở Phụ lục C (Bảng 1) và chi phí ngủ ở Phụ lục C (Bảng 2). Chi phí ngủ chỉ được thanh toán cho khoá học kéo dài (qua đêm) và nguời tham gia đến từ những địa phương khác. Các học viên đến trước 1 ngày (sớm hơn 1 đêm) hoặc về muộn hơn 1 ngày (chậm hơn 1 tối) so với lịch đào tạo sẽ được thanh toán tiền ngủ như những ngày tham gia học tập.

3- Giảng viên

Khi giảng viên tham gia lên lớp tiền bồi dưỡng giảng viên được tính theo Phụ lục C, Bảng 3, tuỳ thuộc vào cấp bậc hành chính của giảng viên và cần được điều chỉnh hợp lý theo khả năng chuyên môn. Văn phòng Tư vấn kỹ thuật sẽ đóng góp ý kiến đề xuất của mình vào việc xem xét trên cơ sở bằng cấp và kinh nghiệm thực tế của giảng viên. Tiền bỗi dưỡng cho giảng viên được tính theo ngày.

Cần lưu ý rằng chỉ những người có khả năng nhất mới được hưởng các mức tối đa: Một giảng viên cao cấp đòi hỏi phải có 8 năm kinh nghiệm trong đào tạo, một giảng viên bình thường thì phải có 5 năm kinh nghiệm trở lên. Để được tuyển dụng làm giáo viên hướng dẫn thực hành ở cấp Trung ương, ứng cử viên phải có bằng đại học và chỉ cần 2 hoặc 3 năm kinh nghiệm trong chyên môn đào tạo. Về việc chọn giảng viên là người sở tại (nơi tổ chức khoá học), thì các yêu cầu về chuyên môn và kinh nghiệm sẽ được xem xét và đánh giá cho từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể.

Chi phí cho giảng viên/chuyên gia được tính theo mức thuê trọn gói, đối với các trường hợp giảng viên/chuyên gia từ các địa phương khác tới tiền chi phí ăn được tính như đối với “Khách mời”.

Thời gian mà các giảng viên cần để chuẩn bị cho khoá đào tạo (như chuẩn bị giáo trình, báo cáo hoặc tài liệu trợ giúp, v.v.) sẽ được thanh toán cho giảng viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Các tài liệu đã chuẩn bị cần được gửi lên Văn phòng Quản lý Dự án Trung ương để xác nhận. Thời gian giảng viên cần cho phần việc chuẩn bị sẽ được tính thêm tối đa không quá 2 lần số ngày họ tham gia trực tiếp giảng bài. Nếu giảng viên tham gia nhiều lớp học có cùng một nội dung thì chỉ được thanh toán tiền bồi dưỡng soạn bài ở lớp đầu tiên. Thời gian đi lại của giảng viên ở xa được thanh toán tiền ngủ như cán bộ đi công tác trong nước theo mức ở Phụ lục C (Bảng 1 và 2).

4- Chi phí đi lại và thuê xe

Giảng viên, học viên và những người khác tham gia trong khoá học đều được thanh toán tiền chi phí đi lại theo mức đã liệt kê tại Phụ lục C, Bảng 5 áp dụng cho các tuyến đường cụ thể trong vùng Dự án (tính cho 1 lượt đi gồm cả các chi phí đi lại khác). Còn đối với các tuyến đường khác cần phải xác định lại bằng cách kiểm tra chéo các báo giá khác nhau của các công ty giao thông. Tuỳ theo giá cước thời điểm của địa phương sử dụng chi phí sao cho hợp lý nhất.

5- Các chi phí cho khoá đào tạo

Bảng 4 -Phụ lục C dưới đây cho biết mức trần chi phí có thể cung cấp cho học viên về văn phòng phẩm phục vụ khoá học như bút, bút chì vở viết, thước kẻ v.v. và giá thuê địa điểm để tổ chức khoá học. Tuy nhiên, giá này sẽ được tính toán tuỳ thuộc vào số lượng học viên tham gia của từng khoá đào tạo.

6- Các chi phí khác

Các chi phí không được đề cập đến trong những hướng dẫn này thì cần phải làm rõ trong khi lập thiết kế và chương trình của khoá học và phải được tính toán trên cơ sở giá thị trường tại nơi tổ chức lớp học vào thời điểm đó. Ví dụ, chi phí cho việc sử dụng giấy bóng kính, đèn chiếu, thuê thiết bị hoặc bất kì một khoản đầu tư nào trong thời gian thử nghiệm của khoá học, v.v. ngoài dự kiến.

 

PHỤ LỤC A:

CÁC MẪU BIỂU THIẾT KẾ KHOÁ ĐÀO TẠO

Mẫu biểu 1                   Thiết kế khoá đào tạo

Tên khoá học

 

Mục tiêu

Mục đích

1

2

3

Học viên

Số lượng

Mô tả vắn tắt chức năng của từng cá nhân

Thời gian cần (ngày hoặc giờ)

 

Tên học phần

1

2

3

4

Giảng viên

 

Thời khoá biểu

Ngày/thời gian

Nội dung/học phần

Giảng viên

Tài liệu và giáo trình đào tạo

 

Địa điểm

Thiết bị và/hoặc dịch vụ yêu cầu

Phương tiện đi lại

Khách mời

 

 

 

 

 

 

 

NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆC THIẾT KẾ KHOÁ ĐÀO TẠO:

·       Thiết kế khoá học theo khả năng tiếp thu của học viên

·       Mục tiêu và nội dung khoá học

·       Tốc độ và sự kết hợp của các phương pháp giảng dạy

·       Không đưa ra quá nhiều mục tiêu cho một khoá học

·        Nên trình bày mỗi mục tiêu vào một hoặc vài học phần

·       Sử dụng các phương pháp đào tạo khác nhau

Mẫu biểu 2                   Thiết kế giáo trình đào tạo

Tên học phần

 

Mục tiêu

1

2

Học viên

 

Giảng viên

 

Phương pháp và thời gian đào tạo

Phương pháp

1.       Bài giảng trên lớp

2.       Thảo luận

3.       Bài tập và tổng kết

4.       Câu hỏi và trả lời

5.       Quan sát/thử nghiệm trên hiện trường

6.       Các phương pháp khác

Tài liệu đào tạo cần thiết

Thời gian cần thiết

Thời gian (ngày hoặc giờ)

 

Địa điểm

 

 

NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Phương pháp

Đề xuất

Bài giảng trên lớp

Chiếm tối đa 75% thời gian cả khoá học

Thảo luận

Tối thiểu phải có một câu hỏi cho 10-15% nội dung của một học phần, trên cơ sở những câu hỏi đã được chuẩn bị trước. Thảo luận theo từng nhóm nhỏ sau đó đánh giá, tổng kết cho cả lớp.

Bài tập và tổng kết

Tối thiểu phải có một bài tập cho 25% nội dung của một học phần, trên cơ sở những bài tập đã được chuẩn bị trước. Thảo luận theo nhóm hoặc cá nhân, sau đó đánh giá, tổng kết trên cả lớp.

Những quan sát/thử nghiệm trên hiện trường

Cần chuẩn bị trước các tiêu chí để hướng dẫn các học viên quan sát và thực hành trên hiện trường.

Câu hỏi và câu trả lời

Giành tối thiểu 10% thời gian của bài giảng cho học viên tự do đặt câu hỏi và trả lời.

Các phương pháp khác

Theo yêu cầu và khả năng thực hiện.

 

Mẫu biểu 3                   Lịch công việc

Ngày

Thời gian bắt đầu

Thời gian kết thúc

Hoạt động/Nội dung

Giảng viên chịu trách nhiệm

Nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu biểu 4                   Hồ sơ giảng viên

Tên

 

 

Quốc tịch

 

 

Ngôn ngữ

 

 

Đơn vị công tác và nhiệm vụ

 

 

Địa chỉ và thông tin chi tiết để liên hệ

 

 

Trình độ

 

 

Kinh nghiệm làm việc

(Các cơ quan đã qua công tác, từ khi nào đến khi nào, làm gì, chức năng, nhiệm vụ và công việc chuyên môn được phân công).

 

 

Kinh nghiệm trong đào tạo

(Kinh nghiệm về lĩnh vực gì, trong thời gian bao lâu và có các loại học viên nào)

 

 

Tài liệu tham khảo/ người biết và giới thiệu

 

 

Mức phí yêu cầu cho mỗi ngày:

·       Phần chuẩn bị

·       Phần lên lớp

 

 

Đánh giá nội bộ

 

 

 

Mẫu biểu 5                   Bảng kiểm tra các công việc cần chuẩn bị

Anh chị đã chuẩn bị các công việc sau đây chưa?

 Có

Không

Bản phê duyệt khoá đào tạo

1

1

Đề xuất đơn vị tổ chức thực hiện

1

1

Bản thảo thư mời

1

1

Tài liệu mô tả về:

 

 

·       Địa điểm

1

1

·       Chỗ ngủ, ví dụ số phòng cần, tên khách sạn

1

1

·       Kế hoạch đi lại của học viên

1

1

·       Các tuyến giao thông học viên sử dụng đến địa điểm tổ chức khoá học

1

1

·       Phương tiện đi lại cho học viên trong thời gian tổ chức khoá học (sáng - chiều, đi hiện trường, v.v.)

1

1

·       Tài liệu dùng cho việc đào tạo và giảng dạy cho khoá đào tạo

1

1

 

PHỤ LỤC B

MẪU BIỂU XÂY DỰNG NGÂN SÁCH DỰ TOÁN CHO KHOÁ ĐÀO TẠO

Mẫu biểu 6                   Xây dựng ngân sách dự toán cho khoá đào tạo

 

Thông tin cơ bản

Chủ đề đào tạo

 

Đơn vị tổ chức

 

Số lượng học viên

 

Thời gian thực hiện (Số ngày)

 

 

Dự toán ngân sách

Đề mục

Đơn vị

Số lượng

Giá đơn vị

Đơn vị tính

Số ngày

Thành tiền

Chi phí Giảng viên, học viên

Tổng phụ

 

Chi phí bồi dưỡng cho giảng viên lên lớp

Người

 

 

Đ/ngày/người

 

-

Chi phí bồi dưỡng cho giảng viên soạn bài giảng

Người

 

 

Đ/ngày/người

 

-

Chi phí ăn cho giảng viên

Người

 

 

Đ/ngày/người

 

-

Chi phỉ ngủ cho giảng viên

Người

 

 

Đ/ngày/người

 

-

Chi phí ăn cho học viên

Người

 

 

Đ/ngày/người

 

-

Chi phí ngủ cho học viên

Người

 

 

Đ/ngày/người

 

-

Chi phí ăn cho các khách mời khác

Người

 

 

Đ/ngày/người

 

-

Chi phí ngủ cho các khách mời khác

Người

 

 

Đ/ngày/người

 

-

Chi phí ăn cho lái xe

Người

 

 

Đ/ngày/người

 

-

Chi phí ngủ cho lái xe

Người

 

 

Đ/ngày/người

 

-

Chi phí cho mỗi khoá học

 

 

 

Tổng phụ

 

Tài liệu đào tạo và tài liệu cho văn phòng

Bộ

 

 

Đồng/Bộ

 

-

Thuê địa điểm

Ngày

 

 

Số ngày

 

-

v.v.

 

 

 

 

 

-

v.v.

 

 

 

 

 

-

Các phí khác/phí dự phòng

%

 

 

 

 

-

Tổng số

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC C

CÁC MỨC TRẦN CỦA CHI PHÍ ĐÀO TẠO

(SỐ LIỆU THEO SỬA ĐỔI ĐẾN NGÀY 07/08/1999)

(Theo Quyết định 2764 /BNN - TCKT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

Bảng 1 Phụ cấp tiền ăn

Đối tượng

Huyện

Tỉnh

Trung ương

1 người/1 ngày

20.000

30.000

50.000

60.000

 

Bảng 2 Phụ cấp tiền ngủ

Đối tượng

Huyện

Tỉnh

Trung ương

1 người/1 ngày

30.000

40.000

60.000

90.000

 

Bảng 3 Chi phí bồi dưỡng cho giảng viên lên lớp:

Đối tượng

Huyện

Tỉnh

Trung ương

1 người/1 ngày

160.000

160.000

240.000

320.000

 

Bảng 4 Tiền chi phí lớp học

Đối tượng

Huyện

Tỉnh

Trung ương

Văn phòng phẩm /người

10.000

10.000

20.000

30.000

Thuê địa điểm mỗi ngày

500.000

700.000

800.000

1.000.000

 

Bảng 5 Tiền đi lại mà Dự án ADB cho phép lập dự toán:

Phương tiện đi lại

Đơn giá (Đồng Việt Nam)

Đi bằng tàu, ô tô khách và máy bay được tính theo giá cước trên thị trường địa phương. Trên cơ sở thực tế giá cước hiện hành (đã khảo sát), Dự án cho phép áp dụng mức sau đây (giá một lượt) để lập dự toán:

Hà Nội đi Gia Lai:

Hà Nội đi Phú Yên:

Hà Nội đi Quảng Trị:

- Hà Nội đi Thanh Hoá:

1.050.000

1.800.000

1.100.000

1.000.000

Mức thuê xe ô tô (nơi không có các phương tiện trên), Dự án cho phép áp dụng các mức sau để lập dự toán:

 

Xe cá nhân

Xe 2 cầu

Xe 12 chỗ ngồi

Xe ca (Từ 24 chỗ trở lên)

650.000

770.000

800.000

1.000.000

 

THEGIOILUAT.VN
Đang có hiệu lực
HL: 25/12/1999

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Quyết định 163/1999/QĐ-BNN-TCCB về Xây dựng - Quản lý Chương trình Đào tạo cho Dự án Khu vực lâm nghiệp VN - ADB do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 163/1999/QĐ-BNN-TCCB Ngày ban hành 10/12/1999
Ngày có hiệu lực 25/12/1999 Ngày hết hiệu lực
Nơi ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tình trạng Đang có hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Quyết định 163/1999/QĐ-BNN-TCCB về Xây dựng - Quản lý Chương trình Đào tạo cho Dự án Khu vực lâm nghiệp VN - ADB do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Mục lục

Mục lục

Close