ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2906/QĐ-UBND

An Giang, ngày 19 tháng 11 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH “TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, VẬN ĐỘNG, HỖ TRỢ PHỤ NỮ THAM GIA GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN PHỤ NỮ GIAI ĐOẠN 2017 – 2027” TỈNH AN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 – 2027”.

Xét đề nghị của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tại Tờ trình số 66/TTr-BTV ngày 09 tháng 11 năm 2018;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 – 2027” tỉnh An Giang (Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Giao Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo phân công trách nhiệm; theo dõi và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- TT: TU, HĐND, UBND;
- Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh;
- UBND huyện, thị, thành phố;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Website Văn phòng;
- Phòng: KGVX, TH;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

KẾ HOẠCH

“TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, VẬN ĐỘNG, HỖ TRỢ PHỤ NỮ THAM GIA GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN PHỤ NỮ GIAI ĐOẠN 2017 – 2027” TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2906/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2018)

Căn cứ Quyết định số 938/QĐ-TTG ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” (sau đây gọi tắt là Đề án 938); Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xây dựng Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao kiến thức, kỹ năng, thực hành của phụ nữ, phát huy vai trò chủ động của phụ nữ trong ứng phó và tham gia giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước.

2. Yêu cầu

- Phát huy tốt công tác phối kết hợp quá trình triển khai thực hiện, các hoạt động phải tiến hành đồng bộ, xuyên suốt, có trọng tâm, tạo được sức lan tỏa.

- Lấy phụ nữ làm trung tâm, vừa là chủ thể hành động vừa là đối tượng thụ hưởng, đảm bảo giải quyết được một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, tạo chuyển biến rõ nét của phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội ưu tiên.

3. Chỉ tiêu

- Hàng năm có 100% hội viên, 30% phụ nữ, ông bố - bà mẹ có con dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức về giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật; kiến thức làm cha mẹ; khả năng, vai trò của phụ nữ trong bảo đảm an toàn thực phẩm; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống mua bán người. Phấn đấu đến năm 2027 có 60% hội viên, phụ nữ, ông bố, bà mẹ có chuyển đổi hành vi.

- Năm 2022 có 80% và đến năm 2027 có 95% cán bộ chuyên trách của các cơ quan tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch được bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội.

- Hàng năm, mỗi cơ sở xã, phường, thị trấn tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ ít nhất 01 phụ nữ còn thiếu kiến thức, kỹ năng, có nguy cơ hoặc vi phạm đạo đức, pháp luật trong các vấn đề xã hội nổi cộm có chuyển biến tích cực về hành vi.

- Hàng năm, có ít nhất 12.000 phụ nữ được tiếp cận, cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực giới, cách thức lên tiếng trước các hành vi bạo lực và sẵn sàng lên tiếng trước các hành vi bạo lực.

- Hàng năm, không để xảy ra tình trạng các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em mà Hội không lên tiếng kịp thời.

- Mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng được ít nhất 01 mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết, giám sát một số vấn đề xã hội ưu tiên; tổ chức duy trì tốt hoạt động các mô hình và nhân rộng các mô hình điển hình trong cộng đồng.

II. PHẠM VI, NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đối tượng

- Hội viên, phụ nữ trong tỉnh An Giang;

- Cha mẹ có con dưới 16 tuổi;

- Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và các cơ quan triển khai thực hiện kế hoạch; Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và Bình đẳng giới các cấp;

Trong đó, chú trọng các nhóm phụ nữ đặc thù ở địa bàn trọng điểm của các vấn đề xã hội ưu tiên giải quyết.

2. Phạm vi triển khai

Triển khai thực hiện trong toàn tỉnh từ năm 2018. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, ban, ngành, đoàn thể chính trị cấp huyện căn cứ nội dung yêu cầu của Kế hoạch và tình hình, khả năng thực tế của địa phương xác định nội dung triển khai thực hiện.

3. Nội dung thực hiện

Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức và giáo dục pháp luật là các vấn đề xuyên suốt trong các nội dung thực hiện đề án, chú trọng thực hiện các nội dung liên quan đến những vấn đề sau:

- Bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới và mất cân bằng giới tính khi sinh

- An toàn vệ sinh thực phẩm

- Giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em; phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em.

* Dự kiến chủ đề triển khai thực hiện hàng năm:

- Năm 2017 – 2018: An toàn vệ sinh thực phẩm

- Năm 2019 – 2020: Giáo dục cha mẹ có con dưới 16 tuổi có kỹ năng, chăm sóc giáo dục trẻ.

- Năm 2021 – 2022: Phòng chống bạo lực gia đình; bạo lực trên cơ sở giới (bao gồm xâm hại tình dục trẻ em; mất cân bằng giới tính khi sinh)

III. THỜI GIAN, ĐỊA BÀN THỰC HIỆN

1. Thời gian: Thời gian thực hiện từ năm 2017 đến hết năm 2027.

Đề án được chia thành 02 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (2017 – 2021): Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng truyền thông, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về các nội dung thuộc phạm vi đề án; xây dựng mô hình điển hình; nghiên cứu, đề xuất chính sách giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ; tăng cường phối hợp với ngành chức năng.

- Giai đoạn 2 (2022 – 2027): Tập trung hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi hành vi thông qua các mô hình, điển hình đã được xây dựng; phát huy tính chủ động của phụ nữ trong giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan; nghiên cứu, đề xuất chính sách.

2. Địa bàn thực hiện: tại 11 huyện, thị xã, thành phố và 100% Hội phụ nữ cơ sở trong tỉnh.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ

- Thành lập Ban Chỉ đạo xác định vấn đề xã hội cần ưu tiên tập trung giải quyết; chọn điểm chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch. Hàng năm, Ban Chỉ đạo sẽ lựa chọn chủ đề cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn xây dựng kế hoạch, tập trung nguồn lực triển khai thực hiện.

- Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động phụ nữ giữ gìn, rèn luyện đạo đức, ý thức pháp luật, nâng cao kiến thức làm cha mẹ trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiến thức về phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống mua bán người…; chủ động tham gia giải quyết hiệu quả một số vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ, trong đó chú trọng phát hiện, xây dựng những điển hình tốt, cách làm hiệu quả nhằm hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ để truyền thông, nhân rộng.

- Xây dựng, duy trì và nâng cao hiệu quả các mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ chủ động giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ, trong đó xây dựng thí điểm mô hình Nhà tạm lánh dành cho phụ nữ bị bạo lực gia đình và bị rơi vào nạn mua bán người. Chú trọng triển khai hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo lực gia đình tại cộng đồng, xây dựng thí điểm Trung tâm tư vấn hôn nhân và gia đình, kết nối trong toàn quốc đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực giới/ bạo lực gia đình.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan, chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn về các nội dung của Đề án.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch; xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình phụ nữ, trẻ em gái bị bạo lực giới/ bạo lực gia đình; định kỳ tổ chức sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện, thực hiện cơ chế, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh trong việc vận động thêm nguồn lực để triển khai các hoạt động của kế hoạch.

2. Một số giải pháp cơ bản

a) Xây dựng tài liệu tuyên truyền, giáo dục:

- Tiếp thu tài liệu, tập huấn giảng viên, tuyên truyền viên.

- Xây dựng bộ tài liệu truyền thông, các ấn phẩm truyền thông làm cẩm nang truyền thông tại cơ sở; tờ rơi, sổ tay, áp phích, băng, đĩa phù hợp với từng nhóm đối tượng.

b) Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực:

Tổ chức hội thảo, tập huấn, nâng cao năng lực, kỹ năng tuyên truyền cho:

- Đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, Đoàn thanh niên, Công đoàn cấp tỉnh, huyện và cơ sở.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện Đề án trong trường học.

- Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ văn hóa và cán bộ nếp sống, văn hóa và gia đình cơ sở.

- Các cán bộ lãnh đạo, quản lý, phóng viên báo chí trung ương đóng trên địa bàn và địa phương chuyên viết và thực hiện chương trình về mảng đề tài phụ nữ.

c) Sử dụng các hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn:

Tùy theo tình hình, đặc điểm cụ thể của từng đối tượng, địa bàn, sử dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền, giáo dục

- Tổ chức truyền thông trực tiếp: mở các chiến dịch truyền thông, các hoạt động truyền thông nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, các ngày truyền thống của ngành, đoàn thể; mở các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong các buổi họp, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt câu lạc bộ, tổ nhóm, …

- Tổ chức tuyên truyền, trao đổi, thảo luận trong các hoạt động của Chi hội phụ nữ và các đoàn thể.

- Tuyên truyền, giáo dục thông qua các phương tiện và hình thức thông tin đại chúng: báo in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình; mạng lưới truyền thanh cơ sở; mạng internet…

- Tuyên truyền phối hợp: Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục vào các chương trình, kế hoạch đề án, mô hình được các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Nguồn kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định và các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).

- Hằng năm, căn cứ chế độ, định mức của nhà nước, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể dự toán kinh phí triển khai thực hiện, lồng ghép trong kinh phí thường xuyên của đơn vị, kinh phí thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án khác và các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có) để thực hiện.”

- Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2018 – 2021 là: 1.962.990.000 đ (Một tỷ chín trăm sáu mươi hai triệu chín trăm chín chục nghìn đồng).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các cơ quan, tổ chức được phân công chủ trì triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch thành lập Tổ công tác hoặc bộ phận chuyên trách để chỉ đạo, điều hành và quản lý việc thực hiện phần công việc được giao; phối hợp với Ban chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án.

1. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh:

- Tham mưu Ủy ban nhân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Chuyên viên giúp việc thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 – 2027” theo yêu cầu và quy định của Trung ương; xây dựng Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, …

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện những nội dung công việc cụ thể để thực hiện tốt Kế hoạch “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 – 2027” tỉnh An Giang; chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn; hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra tiến độ thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; tổ chức sơ, tổng kết đề ra các giải pháp cụ thể tăng cường hiệu quả hoạt động của Kế hoạch đề ra.

- Lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan; tham gia giám sát việc thực hiện Đề án.

- Định kỳ báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch về Ban Chỉ đạo Đề án tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Điều hành Đề án Trung ương (vào 15/6 và 15/11 hàng năm).

2. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Lồng ghép triển khai hiệu quả các hoạt động của Đề án vào việc thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”. Chọn nội dung phù hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn và hàng năm với các nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

- Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong nhà trường; chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm; kiểm tra, giám sát đánh giá.

3. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan định hướng thông tin tuyên truyền đối với nội dung của kế hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng trong tỉnh, đồng thời, chỉ đạo hệ thống đài truyền thanh tăng cường công tác tuyên truyền tại địa phương. Hướng dẫn các cơ quan báo chí và truyền thông trong tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền về các vấn đề đạo đức xã hội bức xúc liên quan đến phụ nữ; phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ, vai trò của phụ nữ trong giáo dục đạo đức xã hội và gia đình.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án lồng ghép với việc triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam; lồng ghép triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; Đề án “Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng đình hạnh phúc”; Chương trình hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình.

5. Sở Lao động – Thương binh và xã hội:

Chủ trì xây dựng kế hoạch phối hợp với Hội LHPN tỉnh tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới. Chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện phối hợp với Hội LHPN cấp huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án phù hợp với chức năng nhiệm vụ.

6. Sở Tư pháp:

Chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tập trung vào các nội dung: tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ; hướng dẫn thực hiện công tác hòa giải tại cơ sở; tham mưu định hướng các nội dung phổ biến giáo dục pháp luật, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với các đối tượng là hội viên, phụ nữ.

7. Sở Y tế:

Tăng cường quản lý nhà nước về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, an toàn thực phẩm; lồng ghép việc thực hiện Đề án với việc thực hiện chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020, Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2018-2025, Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020; phối hợp triển khai các nhiệm vụ khác của Để án theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật cho phụ nữ tham gia giải quyết, đảm bảo an toàn thực phẩm; phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.

9. Sở Tài chính:

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách chủ trì phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ và đơn vị có liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.

10. Các sở, ban, ngành có liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội; các tổ chức xã hội; tổ chức nghề nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp tham gia thực hiện.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn; chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng cấp triển khai thực hiện Đề án trên cơ sở hướng dẫn của Ban chỉ đạo tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các sở, ban ngành liên quan. Bố trí ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị tổng hợp gửi báo cáo về Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh - Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có hướng chỉ đạo kịp thời để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc./.

 

PHỤ LỤC

CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM CỦA KẾ HOẠCH “TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, VẬN ĐỘNG, HỖ TRỢ PHỤ NỮ THAM GIA GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN PHỤ NỮ GIAI ĐOẠN 2017 – 2027”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2906/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2018)

TT

Các hoạt động trọng tâm

Thời gian

Đơn vị/bộ phận phụ trách

Đơn vị phối hợp

Phụ ghi

2018

2019

2020

2021

 

 

 

1

- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án.

- Hướng dẫn thực hiện Đề án.

- Xây dựng các văn bản quản lý hành chính liên quan đến tham mưu triển khai thực hiện Đề án

x

 

 

 

Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh

- Các sở, ngành, đoàn thể liên quan

 

2

- Xây dựng kế hoạch khung hoạt động thực hiện Đề án từ 2018-2021 cấp tỉnh

- Xây dựng KH thực hiện Đề án hằng năm

x


x

 


x

 


x

 


x

3

Hội nghị triển khai Đề án và kế hoạch hoạt động giai đoạn I, năm 2018 - 2021

x

 

 

 

4

Hội nghị triển khai kế hoạch năm

 

x

x

x

5

Họp Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc

x

x

x

x

6

Dự Hội nghị triển khai và tổng kết năm, giai đoạn tại Hà Nội

x

x

x

x

Trưởng, Phó Ban Chỉ đạo Đề án; Ban chuyên đề Hội LHPN tỉnh

 

 

Nhiệm vụ 1: Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động phụ nữ giữ gìn, rèn luyện đạo đức, ý thức pháp luật, chủ động tham gia giải quyết hiệu quả một số vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ

7

Truyền thông tại cộng đồng

X

X

X

X

Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh

 

 

8

Hội thi “Sân khấu hóa hình thức tuyên truyền các nội dung Đề án 938”

 

x

 

 

Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh

 

 

9

Hội thi truyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

 

x

 

x

- Sở VHTT&DL

 

Lồng ghép kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng chống bạo lực gia đình của Sở VHTT&DL

10

Thực hiện tiểu phẩm tuyên truyền về giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam

 

x

x

x

11

Tổ chức tập huấn kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình

 

x

x

x

12

Thực hiện CD tuyên truyền về Luật Bình Đẳng giới, Luật PCBLGĐ

 

x

x

x

13

Tuyên truyền, phổ biến các văn bản Quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm

x

x

x

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

Lồng ghép kinh phí thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới của Sở NN&PTNN

14

Tổ chức học tập, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với phụ nữ 2 giỏi thực hiện mô hình áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm

x

x

x

 

15

Tổ chức Hội thi tuyên truyền giáo dục về Bình đẳng giới tại các huyện, thị, thành phố (dành cho học sinh cấp THPT)

 

x

 

 

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

16

Thông tin tuyên truyền các nội dung của kế hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng; trên Cổng thông tin điện tử tỉnh

x

x

x

x

Sở Thông tin truyền thông

- Hội LHPN tỉnh

- Các sở, ngành liên quan

 

17

Tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình phụ nữ tiêu biểu tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ

 

 

 

x

Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh

 

 

18

Tổ chức Hội nghị Báo cáo viên về các nội dung liên quan đến Đề án

x

x

x

x

 

 

19

Nhân bản tài liệu truyền thông mẫu dành cho đội ngũ Báo cáo viên, TTV phù hợp với từng đối tượng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.

x

x

x

x

- Sở Tư pháp

-Các sở, ngành liên quan

 

20

Nhân bản tài liệu của Trung ương và xây dựng tài liệu truyền thông pháp luật của tỉnh

x

x

x

x

Sở Tư pháp

-Hội LHPN tỉnh

 

 

Nhiệm vụ 2: Xây dựng các mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ chủ động giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ

21

Củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, các mô hình phòng chống bạo lực gia đình, thành lập mới những nơi có nhu cầu

x

x

x

x

- Sở LĐTB&XH

- Sở VHTT&DL

- Ban GĐXH Hội LHPN tỉnh

 

22

Xây dựng và nhân rộng mô hình “Giáo dục cha mẹ nuôi dạy con tốt”

x

x

x

 

- Ban GĐXH Hội LHPN tỉnh

- Sở GD&ĐT

- Sở Y tế

- Sở VHTT&DL

 

23

Xây dựng và nhân rộng mô hình “Tổ tư vấn pháp luật cộng đồng”

x

x

x

 

- Ban CSLP Hội LHPN tỉnh

- Sở Tư pháp

 

24

Xây dựng và nhân rộng mô hình “An toàn thực phẩm”

x

x

x

 

- Ban GĐXH Hội LHPN tỉnh

- Sở Y tế

- Sở NN&PTNT

 

25

Tổ chức Tọa đàm “Chia sẽ kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của các CLB về gia đình

 

 

x

 

- Ban GĐXH Hội LHPN tỉnh

 

 

26

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật tại cộng đồng

x

x

x

x

- Sở Tư pháp

- Sở VHTT&DL

- Hội LHPN tỉnh

 

27

Rà soát Tủ sách pháp luật trong hệ thống Hội; nhân rộng đối với xã chưa xây dựng Tủ sách pháp luật; tập huấn kỹ năng quản lý và sử dụng sách.

x

x

 

 

- Ban CSLP Hội LHPN tỉnh

- Sở Tư pháp

 

28

Tư vấn tiền hôn nhân/sức khỏe sinh sản

x

x

x

x

- Sở Y tế

- Tỉnh Đoàn

- Hội LHPN tỉnh (Ban GĐXH)

 

Nhiệm vụ 3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan

29

Tập huấn cán bộ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện tham gia triển khai thực hiện các nội dung Đề án

x

 

 

 

Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh

- TW Hội

 

30

Tập huấn cán bộ Hội LHPN cơ sở tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ

 

x

 

 

 

31

Tập huấn Chi Hội trưởng phụ nữ, Ban Chủ nhiệm CLB, mô hình tham gia thực hiện Đề án

 

x

 

 

Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh

- Các sở, ngành liên quan

- Hội LHPN và Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị các huyện

 

32

Tập huấn kiến thức và kỹ năng tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ

 

 

x

 

 

 

33

Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do Ban Chỉ đạo Đề án cấp trung ương tổ chức

x

x

x

x

 

 

34

Tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ

 

 

x

 

 

 

35

Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật cho cán bộ Hội LHPN cấp xã

x

x

x

x

Sở Tư pháp

 

 

Nhiệm vụ 4. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội; Nghiên cứu, đề xuất chính sách; Giám sát việc thực thi pháp luật về các chủ đề của đề án

36

Tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện quyết định 217, 218 của hệ thống Hội

 

x

 

 

Ban Chính sách luật pháp Hội LHPN tỉnh

Sở Tư pháp

 

37

Tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng cho cán bộ Hội tham gia giải quyết các vụ việc xâm hại, bạo lực phụ nữ, trẻ em, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong các vụ án hôn nhân và gia đình.

 

x

 

 

Sở Tư pháp

 

38

Tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng ứng phó với bạo lực cho phụ nữ khuyết tật; hướng tới thành lập mô hình phụ nữ tự lực

 

 

x

 

- Sở Tư pháp

- Sở LĐTB&XH

 

39

Tổ chức đối thoại về chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, trẻ em và các vấn đề xã hội

 

 

x

 

- Sở Tư pháp

- Sở LĐTB&XH

 

40

Tọa đàm định hướng nghề cho phụ nữ nông thôn trong độ tuổi lao động

 

 

 

x

- Sở LĐTB&XH

 

Nhiệm vụ 5. Công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Đề án

41

Khảo sát, đánh giá việc thực hiện Đề án theo bộ công cụ, hướng dẫn của TW Hội LHPN Việt Nam

x

x

x

 

Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh

 

 

42

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án cấp huyện và cơ sở

x

x

x

 

 

 

43

Sơ kết, tổng kết, đánh giá Đề án

x

x

x

x

 

 

 

 

THEGIOILUAT.VN
Đang có hiệu lực
HL: 19/11/2018

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Quyết định 2906/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017–2027” tỉnh An Giang

Số hiệu 2906/QĐ-UBND Ngày ban hành 19/11/2018
Ngày có hiệu lực 19/11/2018 Ngày hết hiệu lực
Nơi ban hành Tỉnh An Giang Tình trạng Đang có hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Quyết định 2906/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017–2027” tỉnh An Giang
Mục lục

Mục lục

Close