BỘ THUỶ SẢN
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 342/2000/QÐ-BTS

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CẤP NGÀNH

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

Căn cứ Nghị định số 50/CP ngày 21 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ sản;
Theo đề nghị của ông vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ trong Tờ trình ngày 17 tháng 4 năm 2000;

QUYẾT ĐỊNH

Ðiều 1. Ban hành 06 Tiêu chuẩn cấp Ngành sau đây :

1. 28TCN150:2000 "Kích dục tố cho cá đẻ HCG".

2. 28TCN151:2000 "Cá nước ngọt - Cá bố mẹ các loài : mè vinh, he vàng, bống tượng, trê lai F1 - Yêu cầu kỹ thuật".

3. 28TCN152:2000 "Cá nước ngọt - Cá bột các loài : mè vinh, he vàng, bống tượng, trê lai F1 - Yêu cầu kỹ thuật".

4. 28TCN153:2000 "Cá nước ngọt - Cá hương các loài : mè vinh, he vàng, bống tượng, trê lai F1 - Yêu cầu kỹ thuật".

5. 28TCN154:2000 "Cá nước ngọt - Cá giống các loài : mè vinh, he vàng, bống tượng, trê lai F1 - Yêu cầu kỹ thuật".

6. 28TCN155:2000 "Quy trình kỹ thuật trồng rong câu chỉ vàng đạt năng suất 2 tấn rong khô/ha/năm".

Ðiều 2. Các tiêu chuẩn có hiệu lực kể từ ngày ký với hình thức ban hành như sau :

- Các tiêu chuẩn từ thứ 1 đến thứ 5 là bắt buộc áp dụng cho các cơ sở sản xuất thuốc HCG, sản xuất và kinh doanh giống thủy sản trong phạm vi cả nước.

- Tiêu chuẩn thứ 6 là khuyến khích áp dụng cho các cơ sở trồng rong câu chỉ vàng thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung.

Ðiều 3. Các ông Chánh Văn phòng Bộ; Thủ trưởng các Vụ, Cục; Chánh Thanh tra Bộ; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc HCG, cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc Bộ và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3
- Văn phòng CP
- Công báo
- Lãnh đạo Bộ
- Tổng cục TCÐLCL
- Lưu VT, Vụ KHCN

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Việt Thắng

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 28TCN 150:2000

KÍCH DỤC TỐ CHO CÁ ĐẺ HCG

Soát xét lần 1

Gonadotropine for spawning of fish

1 Ðối tượng và phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định những chỉ tiêu chất lượng của Kích dục tố HCG (Human Chorionic Gonadotropine) được chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ có thai dùng để tiêm cho cá đẻ.

2 Yêu cầu kỹ thuật

2.1 Nguyên liệu

Nước tiểu phụ nữ có thai từ 30 đến 165 ngày, đã được cơ quan y tế xác nhận không bị các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

2.2 Các chỉ tiêu cảm quan của HCG phải theo đúng yêu cầu qui định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Chỉ tiêu cảm quan của HCG

TT

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1

Trạng thái

Khô, đông viên

2

Màu sắc

Trắng hoặc trắng ngà

3

Mùi

Mùi đặc trưng

3. Các chỉ tiêu lý, hoá, sinh vật của HCG phải theo đúng mức và yêu cầu qui định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Chỉ tiêu lý, hoá, sinh vật của HCG

TT

Tên chỉ tiêu

Mức và yêu cầu

1

Ðộ pH

5,5 - 7,0

2

Ðộ ẩm tính bằng tỉ lệ % so với khối lượng mẫu thử

1,5 - 2,0

3

Ðộ hoà tan, tính bằng thời gian (giây) quan sát không vượt quá

20

4

Vi sinh vật

Không có vi khuẩn gây xung huyết

5

Ðộc tố

Tiêm HCG cho chuột nhắt trắng với liều 125 UI/con, chuột không bị chết, hoặc không có phản ứng phụ

6

Hoạt lực sinh học trên ếch

Tiêm HCG cho ếch đực với liều từ 20 đến 25 UI/con, làm ếch xuất tinh, tinh trùng không bị chết.

7

Hoạt lực sinh học trên cá

Tiêm HCG cho cá mè trắng cái với liều 1200 - 1500 UI trên kg khối lượng cá thể, làm cá rụng trứng và đẻ.

2.4 Tất cả các lô hàng HCG, phải được bộ phận kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất xác nhận chất lượng mới được phép xuất xưởng.

3 Phương pháp thử

3.1 Lấy mẫu

3.1.1 Cách lấy mẫu

Lấy ngẫu nhiên trong cùng một lô sản xuất, cùng cách tính lượng đơn vị (UI), cùng thời gian kiểm nghiệm và bao gói.

3.1.2 Số lượng mẫu lấy

- Lô hàng dưới 300 lọ HCG, lấy 20 lọ mẫu (1 lọ HCG có 10 000 UI).

- Lô hàng từ 300 lọ đến 500 lọ HCG, lấy 30 lọ mẫu.

- Lô hàng trên 500 lọ HCG, lấy 40 lọ mẫu.

- Số lượng mẫu lấy được sử dụng 2/3 để kiểm nghiệm, 1/3 để lưu trong thời hạn 2 năm.

3.2 Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu

3.2.1 Kiểm tra chỉ tiêu cảm quan của HCG theo TCVN 5277- 90.

3.2.2 Kiểm tra độ pH

3.2.2.1 Dụng cụ

- Nước muối sinh lý 7%0 (hoặc nước cất).

- Bơm tiêm (xi lanh y tế).

3.2.2.2 Cách tiến hành

- Dùng bơm tiêm hút 3 ml nước muối sinh lý (hoặc nước cất) bơm vào 01 lọ mẫu, lắc nhẹ lọ cho đến khi thuốc tan hoàn toàn.

- Ðổ dung dịch thuốc trong lọ mẫu vào một cốc thuỷ tinh trung tính khô và sạch.

- Dùng các dung dịch đệm chuẩn bị theo Ðiều 3.2 của TCVN 2655-78 hoặc dung dịch chuẩn kèm theo máy (phương pháp so sánh với thang mầu tiêu chuẩn) để kiểm tra độ chính xác của máy đo pH. Sau đó, rửa sạch điện cực chỉ thị bằng nước cất rồi nhúng vào dung dịch HCG cần thử để xác định độ pH của mẫu.

- Giá trị pH đo được là trung bình cộng của 3 lần kiểm tra đối với 3 lọ mẫu.

3.2.3 Kiểm tra độ ẩm

3.2.3.1 Dụng cụ

- Cốc thuỷ tinh 10 ml,

- Tủ sấy,

- Cân phân tích có độ chính xác đến 0,001 g

3.2.3.2 Cách tiến hành

- Dùng cốc thuỷ tinh 10 ml đã rửa sạch và sấy ở nhiệt độ 105 - 110oC trong 2 giờ. Sau đó, để cốc nguội trong bình hút ẩm.

- Cân không ít hơn 0,1 g HCG từ lọ mẫu cho vào cốc đã được rửa và sấy. Cân để xác định khối lượng của cả cốc và thuốc HCG.

- Ðem cốc có thuốc sấy ở nhiệt độ 105 - 110oC trong thời gian 2 giờ rồi để nguội trong bình hút ẩm. Cân để xác định lượng thuốc còn lại sau khi đã làm khô trong bình hút ẩm. Lặp lại các thao tác trên cho đến khi khối lượng không đổi.

- Cân cốc có thuốc rồi lặp lại cho đến khi khối lượng không đổi,

3.2.3.3 Tính kết quả

- Ðộ ẩm (X) được tính bằng tỷ lệ % theo công thức: X =  x 100

Trong đó:

A là khối lượng cốc và thuốc trước khi sấy, tính bằng mg

B là khối lượng cốc và thuốc sau khi sấy, tính bằng mg

C là khối lượng thuốc trước khi sấy, tính bằng mg

- Trị số tính được là trung bình cộng của 3 lần kiểm tra đối với 3 lọ mẫu .

3.2.4 Kiểm tra độ hoà tan

3.2.4.1 Dụng cụ và hoá chất

- Bơm tiêm (xi lanh y tế),

- Nước muối sinh lý 7%0 (hoặc nước cất).

3.2.4.2 Cách tiến hành

- Dùng bơm tiêm hút 3ml nước muối sinh lý (hoặc nước cất) bơm vào 1 lọ mẫu.

- Lắc nhẹ lọ mẫu và theo dõi thời gian từ khi bơm nước muối sinh lý (hoặc nước cất) vào cho đến khi dung dịch trong lọ hoà tan hoàn toàn (trong lọ không xuất hiện cặn, thuốc không bị kết tủa).

- Tiến hành 3 lần đối với 3 lọ mẫu.

3.2.5 Kiểm tra vi khuẩn gây xung huyết theo TCVN 1023 - 91

3.2.6 Kiểm tra chỉ tiêu độc tố

3.2.6.1 Dụng cụ, hoá chất và đối tượng thử

- Bơm tiêm (xi lanh y tế),

- Nước muối sinh lý 7%0 (hoặc nước cất),

- Chuột nhắt trắng (Mus musculus) có khối lượng 18 - 20 g/cá thể.

3.2.6.2 Cách tiến hành

- Hoà tan HCG của lọ mẫu cần thử trong nước muối sinh lý để có nồng độ 500 UI/ml.

- Dùng dung dịch trên tiêm dưới da chuột 2 lần trong ngày, mỗi lần tiêm với liều 0,25 ml/cá thể và tiêm liên tục trong 2 ngày. Theo dõi 3 ngày đêm kể từ lần tiêm đầu tiên.

- Mỗi lọ mẫu cần kiểm tra phải tiêm cho 5 cá thể, nếu cả 5 chuột đều chết thì tiến hành kiểm tra lại trên 10 cá thể khác cũng bằng thuốc trong lọ mẫu đó. Nếu không thấy cá thể nào chết, thì thuốc mới được coi là không có độc tố.

3.2.7 Kiểm tra chỉ tiêu hoạt lực sinh học trên ếch

3.2.7.1 Dụng cụ, hoá chất và đối tượng thử

- Bơm tiêm (xi lanh y tế),

- Nước muối sinh lý 7%0 (hoặc nước cất),

- Ếch đực đồng (Rana tigrina Daudin) có khối lượng 80 - 100 g/cá thể khoẻ mạnh và chưa xuất tinh.

3.2.7.2 Cách tiến hành

- Hoà tan HCG của lọ mẫu cần kiểm tra trong nước muối sinh lý để có nồng độ 20 - 25 UI trong 0,5 ml nước muối sinh lý. Dùng dung dịch trên tiêm cho ếch.

- Mỗi lọ mẫu phải tiêm cho không ít hơn 5 cá thể, nếu có từ 3 cá thể trở lên có phản ứng dương thì mới được coi là thuốc đạt chỉ tiêu hoạt tính sinh học trên ếch theo qui định trong Bảng 1. Tổng số ếch kiểm tra cho mỗi lô hàng không dưới 30 cá thể.

3.2.8 Kiểm tra chỉ tiêu hoạt lực sinh học trên cá

3.2.8.1 Dụng cụ và đối tượng thử

- Bơm tiêm (xi lanh y tế),

- Cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix).

3.2.8.2 Cách tiến hành

- Chọn cá mè trắng cái theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN131:1998 để tiêm kiểm tra.

- Thuốc tiêm và phương pháp tiêm theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 56 - 79

- Lượng thuốc dùng tiêm cho 1 kg cá mè cái đủ gây rụng trứng là 1200 - 1500 UI. Số lượng cá tiêm kiểm tra phải từ 15 đến 20 cá thể. Số cá đẻ phải đạt từ 60 % trở lên mới được coi là thuốc đạt chỉ tiêu hoạt lực sinh học trên cá theo qui định trong Bảng 1.

4 Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và thời hạn sử dụng

4.1 Bao gói

Kích dục tố HCG phải có bao bì chứa đựng là lọ thuỷ tinh trung tính sạch, miệng lọ phải đậy chặt bằng nút cao su, ngoài ghép mí nhôm và tráng một lớp parafin chống ẩm. Các lọ sản phẩm phải có bao bì ngoài là hộp giấy hoặc túi nilon.

4.2 Ghi nhãn và tài liệu kèm theo

Sản phẩm HCG khi lưu thông trong nước hoặc để xuất khẩu phải có nhãn hàng hoá. Nội dung, yêu cầu và cách trình bày đối với nhãn hàng hoá phảI theo đúng qui định trong Quy chế Ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành theo Quyết định số 178/1999/QÐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

4.2.1 Nội dung ghi nhãn trên mỗi lọ sản phẩm HCG (bao bì chứa đựng) như sau:

a. Tên sản phẩm,

b. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất,

c. Số đơn vị quốc tế (UI) HCG,

d. Thời hạn sử dụng, thời hạn và nhiệt độ bảo quản.

4.2.2 Tài liệu thuyết minh kèm theo

Khi cung cấp sản phẩm cho người sử dụng, cơ sở sản xuất HCG phải có tài liệu thuyết minh kèm theo. Tài liệu thuyết minh được đựng chung với các lọ sản phẩm trong bao bì ngoài và ghi những nội dung còn lại của nhãn hàng hoá như sau:

a. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm,

b. Số hiệu tiêu chuẩn về chất lượng của sản phẩm,

c. Ngày sản xuất.

d. Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản sản phẩm.

đ. Tên nước xuất sứ của sản phẩm nếu sản phẩm được xuất khẩu.

e. Các nội dung không bắt buộc khác nếu thấy cần thiết như qui định tại Ðiều 14 của Quy chế và Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 hướng dẫn cách ghi nhãn hàng hoá của Bộ Thương mại.

4.3 Bảo quản sản phẩm

Kích dục tố HCG phải được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng và nhiệt độ trên 300C. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 8 đến 150C.

4.4 Thời hạn sử dụng

Sản phẩm được sử dụng trong thời hạn từ 3 đến 5 năm kể từ ngày đóng gói, nếu sản phẩm được bảo quản đúng theo qui định tại Ðiều 4.3.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 28TCN 151:2000

CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ BỐ MẸ CÁC LOÀI : MÈ VINH, HE VÀNG, BỐNG TƯỢNG, TRÊ LAI F1 - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Freshwater fish - Broodstock of silver barb, tin-foil barb, sand goby, hybrid catfish F1 - Technical requirements

1 Ðối tưượng và phạm vi áp dụng

1.1 Ðối tượng

Tiêu chuẩn này qui định chỉ tiêu chất lượng của cá bố mẹ 4 loài sau đây:

- Mè vinh (Barbodes gonionotus Bleeker -1850);

- He vàng (Barbodes altus Gunther -1868);

- Bống tượng (Oxyeleotris marmoratus Bleeker -1852);

- Trê lai F1 giữa cá trê đực (Clarias gariepinus Burechell -1822) và trê vàng cái (Clarias macrocephalus Gunther-1864).

1.2 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thuỷ sản trong phạm vi cả nước.

2 Yêu cầu kỹ thuật

2.1 Cá bố mẹ nuôi vỗ để cho đẻ

2.1.1 Yêu cầu quản lý đối với đàn cá bố mẹ

- Cá bố mẹ nuôi vỗ để cho đẻ phải có nguồn gốc rõ ràng. Cơ sở sản xuất cá giống phải có sổ theo dõi nguồn gốc đàn cá bố mẹ đang nuôi.

- Hàng năm, đàn cá bố mẹ phải được luân phiên chuyển đổi cá đực và cá cái đến các khu vực địa lý khác nhau, không trùng lặp để tránh tình trạng bị cận huyết. Hoặc bổ sung thay thế từng phần đàn cá bố mẹ già cũ bằng số cá mới từ các địa phương khác nhau

2.1.2 Chất lượng cá bố mẹ nuôi vỗ phải theo đúng mức và yêu cầu qui định trong Bảng 1

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bố mẹ nuôi vỗ

Chỉ tiêu

Mè vinh

He vàng

Bống tượng

Trê vàng cái

Trê phi đực

1. Tuổi cá (năm)

 

 

 

 

 

- Cá cái

1 - 5

1+ - 5

2 - 4

1 - 2

 

- Cá đực

1 - 5

1 - 5

2 - 4

 

1 - 2

2. Khối lượng (kg)

 

 

 

 

 

- Cá cái

0,3 - 0,8

0,2 - 0,5

0,5 - 1,0

0,2 - 0,5

 

- Cá đực

0,2 - 0,7

0,2 - 0,4

0,5 - 1,0

 

1,0

Bảng 1 (kết thúc)

Chỉ tiêu

Mè vinh

He vàng

Bống tượng

Trê vàng cái

Trê phi đực

3. Ngoại hình

Cân đối, không dị hình, vây và vẩy hoàn chỉnh, không mất nhớt

4. Màu sắc cơ thể

-Thân màu sáng bạc

- Vây đuôi, vây hậu môn, vây bụng hơi vàng cam

- Thân màu sáng bạc, lườn bụng vàng cam

- Các vây (trừ vây lưng) có màu vàng cam đậm

- Thân màu nâu xám

- Có đốm sọc lớn trên thân

- Lưng màu xám

- Lườn bụng hơi vàng

- Thân màu xám

- Bụng màu hơi bạc

5. Trạng thái hoạt động

Bơi nhanh nhẹn

6. Tình trạng sức khoẻ

Tốt, không có bệnh

2.2 Cá bố mẹ tuyển chọn để cho đẻ

2.2.1 Cá bố mẹ tuyển chọn để cho đẻ phải đạt yêu cầu về chất lượng theo qui định trong Bảng 1.

2.2.2 Ðộ thành thục của cá bố mẹ tuyển chọn cho đẻ phải theo đúng yêu cầu qui định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Ðộ thành thục sinh dục cá bố mẹ tuyển cho đẻ

 

Yêu cầu

Loài cá

Cá cái

Cá đực

1

2

3

- Cá mè vinh

- Cá he vàng

- Bụng to, mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục hồng.

- Kiểm tra thấy các hạt trứng tròn, đều, rời, màu trắng bạc, mạch máu to và ít, 70 % số trứng trở lên nhân lệch cực.

- Ðường kính trứng của mè vinh từ 0,6 đến 0,7 mm, của he vàng từ 0,5 đến 0,6 mm.

- Hậu môn có màu hơi hồng.

- Vuốt nhẹ hai bên lườn bụng đến hậu môn thấy có tinh dịch trắng, đặc chảy ra rất dễ dàng.

Cá bống tượng

- Da bụng hơi mỏng, lỗ sinh dục lồi và dẹt.

- Kiểm tra thấy hạt trứng đều, rời, màu trắng nhạt, nhân lệch

Gai sinh dục nhọn và dài

Bảng 2 (kết thúc)

1

2

3

Cá trê vàng

- Bụng căng to, mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục hơi lồi và hồng.

- Vuốt hai bên lườn bụng tới lỗ sinh dục thấy có vài hạt trứng màu hơi nâu vàng chảy ra.

- Kiểm tra thấy hạt trứng căng tròn, đều; hạt trứng dính khi gặp nước; 80% số trứng trở lên nhân lệch cực.

- Ðường kính trứng từ 1,5 đến 1,6 mm

 

Cá trê phi

 

- Gai sinh dục dài, da bụng nổi nhiều mạch máu.

- Giải phẫu thấy buồng tinh căng mọng, chứa tinh dịch màu trắng hơi đặc.

3 Phương pháp kiểm tra

3.1 Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá bố mẹ được qui định trong Bảng 3

Bảng 3 - Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá bố mẹ

TT

Tên dụng cụ

Quy cách, đặc điểm

Số lượng

1

Cân đồng hồ

Cân được tối đa 5 kg, độ chính xác 10 gam

1

2

Que thăm trứng

Dài 0,25 - 0,30 m, f 2 - 3 mm (que nhựa) hoặc f 1 - 2 mm (que kim loại)

1

3

Lam kính

Kích thước 30 x 60 x 1 mm

6

4

Ðĩa petri

f 50 - 60 mm

6

5

Kính hiển vi hoặc kính giải phẫu

Ðộ phóng đại : 10- 100 lần

1

6

Băng ca

Bằng vải mềm, kích thước 400 x 600 mm

4

7

Lưới cá bố mẹ

Bằng sợi PE, mắt lưới 2a = 20 - 24 mm, dài 50 - 70 m, cao 3 - 4 m,

2

8

Giai chứa cá bố mẹ

Bằng sợi cước, mắt lưới 2a = 2 - 3 mm, kích thước 5,0 x 3,0 x 1,5 m.

2

9

Thước dây

Bằng chất liệu mềm, dài 1 - 2 m

1

10

Giấy kẻ ô li

Có vạch chia đến mm

1

3.2 Dung dịch để kiểm tra độ lệch cực của nhân trứng gồm 3/4 axít acetic đậm đặc và 1/4 cồn 90o

3.3 Lấy mẫu

Lấy ngẫu nhiên 3 - 5 cá thể cái và 3 - 5 cá thể đực trong số cá bố mẹ nuôi vỗ hoặc tuyển chọn để cho đẻ.

3.4 Kiểm tra các chỉ tiêu

3.4.1 Tuổi cá

Xác định tuổi cá trên vẩy (đối với cá có vẩy) hoặc trên gai vây ngực (đối với cá không có vẩy). Kết hợp với việc theo dõi lý lịch trong quá trình nuôi dưỡng để xác định tuổi cá.

3.4.2 Khối lượng cá

Bắt từng cá thể cho vào băng ca để cân xác định khối lượng cá.

3.4.3 Ngoại hình, màu sắc và trạng thái hoạt động

Quan sát cá đang bơi trong giai chứa, kết hợp quan sát trực tiếp số mẫu đã lấy. Ðánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá bố mẹ theo qui định trong Bảng 1.

3.4.4 Ðộ thành thục tuyến sinh dục

3.4.4.1 Cá cái

- Quan sát bụng và lỗ sinh dục cá với điều kiện đủ ánh sáng để phân biệt được màu sắc, hình dạng ngoài của bụng và lỗ sinh dục. Dùng tay để cảm nhận độ mềm của bụng nhằm đánh giá mức độ thành thục của buồng trứng.

- Dùng que thăm trứng lấy trứng đưa vào đĩa có nước trong, sạch để quan sát hạt trứng với điều kiện đủ ánh sáng để phân biệt được màu sắc, hình thái hạt trứng.

- Sau đó, kiểm tra trứng trên kính hiển vi hoặc kính giải phẫu để quan sát độ lệch cực, sự phân bố mạch máu của trứng.

- Ðo đường kính trứng hạt trứng trên giấy kẻ ô li hoặc trên kính giải phẫu có trắc vi thị kính.

3.4.4.2 Cá đực

- Quan sát bụng, hậu môn, gai sinh dục cá với điều kiện đủ ánh sáng để đánh giá được các chỉ tiêu qui định trong Bảng 2.

- Kiểm tra tinh dịch bằng cách vuốt nhẹ 2 bên lườn bụng cá cho tinh dịch chảy ra rồi quan sát, đánh giá chất lượng tinh dịch.

3.4.5 Tình trạng sức khoẻ

- Kiểm tra các chỉ tiêu cảm nhiễm bệnh theo 28TCN101:1997 do các cơ quan chức năng được Bộ Thuỷ sản chỉ định.

- Kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của cá bố mẹ bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động qui định trong Bảng 1.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 28TCN 152:2000

CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ BỘT CÁC LOÀI : MÈ VINH, HE VÀNG, BỐNG TƯỢNG, TRÊ LAI F1 - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Freshwater fish - Larvae of silver barb, tin-foil barb, sand goby, hybrid catfish F1 - Technical requirements

1 Ðối tượng và phạm vi áp dụng

1.1 Ðối tượng

Tiêu chuẩn này qui định chỉ tiêu chất lượng của cá bột 4 loài sau đây:

- Mè vinh (Barbodes gonionotus Bleeker -1850);

- He vàng (Barbodes altus Gunther -1868);

- Bống tượng (Oxyeleotris marmoratus Bleeker -1852);

- Trê lai F1 giữa cá trê đực (Clarias gariepinus Burechell -1822) và trê vàng cái (Clarias macrocephalus Gunther-1864).

1.2 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thuỷ sản trong phạm vi cả nước.

2 Yêu cầu kỹ thuật

Chất lượng cá bột phải theo đúng mức và yêu cầu qui định trong Bảng 1

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bột trước khi thả nuôi

Chỉ tiêu

Mè vinh

He vàng

Bống tượng

Trê lai

1. Khả năng bắt mồi

Có khả năng bắt được mồi bên ngoài

2. Tuổi tính từ khi trứng nở (ngày)

2 - 3

2 - 3

2 - 3

2 - 3

3. Chiều dài (cm)

0,15 - 0,20

0,15 - 0,20

0,10 - 0,15

0,50 - 0,60

4. Ngoại hình

Hoàn chỉnh, số cá thể dị hình phải nhỏ hơn 5 % tổng số

5. Màu sắc

Màu trong, có một số ít sắc tố đen trên thân

Thân còn trong, mắt đen

Màu nâu, có ít sắc tố đen trên thân

6. Trạng thái hoạt động

Bơi nhanh nhẹn

7. Tình trạng sức khoẻ

Tốt, không có bệnh

             

3 Phương pháp kiểm tra

3.1 Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá bột được qui định trong Bảng 2

Bảng 2 - Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá bột

TT

Dụng cụ

Qui cách, đặc điểm

Số lượng

1

Thước đo hoặc giấy kẻ ô li

Có vạch chia chính xác đến mm

1

2

Bát (chén) chứa cá bột

Bằng nhựa hoặc sứ màu trắng, dung tích 0,5 - 1,0 lít

3

3

Panh (kẹp)

Loại thẳng

1 - 2

4

Vải màn (mùng)

Hình vuông, kích thước 200 x 200 mm

1

5

ống hút

2 - 5 ml

1

3.2 Thức ăn để kiểm tra khả năng bắt mồi của cá bột

3.2.1 Với cá bột mè vinh, he vàng, bống tượng là lòng đỏ trứng gà luộc.

3.2.2 Với cá bột trê lai là trùn chỉ (Tubifex) hoặc Moina

3.3 Lấy mẫu

Lấy 3 lần mẫu, mỗi lần dùng ống hút lấy ngẫu nhiên 100 cá thể từ dụng cụ ấp cá bột thả vào bát chứa sẵn nước sạch với mức nước 3 - 4 cm.

3.4 Kiểm tra các chỉ tiêu

3.4.1 Khả năng bắt mồi

3.4.1.1 Với cá bột mè vinh, he vàng, bống tượng

Lấy lòng đỏ trứng đã luộc chín cho vào vải màn, bóp nhuyễn rồi hoà vào 50 cc nước. Rải nước trứng trên mặt nước bể ấp. Sau 10 phút, kiểm tra thấy bụng cá có lòng đỏ trứng là cá đã ăn được mồi bên ngoài.

3.4.1.2 Với cá bột trê lai

Thả trùn chỉ hoặc Moina vào dụng cụ ấp cá bột. Sau 10 phút, kiểm tra thấy bụng cá có trùn chỉ hoặc Moina là cá đã ăn được mồi bên ngoài.

3.4.2 Ngoại hình, màu sắc và trạng thái hoạt động

- Quan sát trực tiếp ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá bột trong bát mẫu với điều kiện đủ ánh sáng để phân biệt được về ngoại hình, màu sắc của cá qui định trong Bảng 1.

- Vớt những cá thể dị hình để tính tỷ lệ % trong tổng số cá kiểm tra. Lặp lại 3 lần, mỗi lần kiểm tra 100 cá thể theo 3 lần lấy mẫu. Bình quân tỷ lệ % số cá thể dị hình của 3 lần kiểm tra phải nhỏ hơn 5 % tổng số.

3.4.3 Chiều dài

Dùng panh gắp cá bột đặt nhẹ nhàng trên giấy kẻ ô li hoặc thước đo kẻ li để đo chiều dài toàn thân cá (L). Số lượng đo không ít hơn 50 cá thể. Số cá thể đạt chiều dài theo qui định trong Bảng 1 phải lớn hơn 90 % tổng số cá đã kiểm tra.

3.4.4 Tình trạng sức khoẻ

- Kiểm tra các chỉ tiêu cảm nhiễm bệnh theo 28TCN101:1997 do các cơ quan chức năng được Bộ Thuỷ sản chỉ định.

- Kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của cá bột bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động qui định trong Bảng 1.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 28TCN 153:2000

CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ HƯƠNG CÁC LOÀI : MÈ VINH, HE VÀNG, BỐNG TƯỢNG, TRÊ LAI F1 - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Freshwater fish - Fry of silver barb, tin-foil barb, sand goby, hybrid catfish F1 - Technical requirements

1 Ðối tượng và phạm vi áp dụng

1.1 Ðối tượng

Tiêu chuẩn này qui định những chỉ tiêu chất lượng của cá hương 4 loài sau đây:

- Mè vinh (Barbodes gonionotus Bleeker -1850);

- He vàng (Barbodes altus Gunther -1868);

- Bống tượng (Oxyeleotris marmoratus Bleeker -1852);

- Trê lai F1 giữa cá trê đực (Clarias gariepinus Burechell -1822) và trê vàng cái (Clarias macrocephalus Gunther-1864).

1.2 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thuỷ sản trong phạm vi cả nước.

2 Yêu cầu kỹ thuật

Chất lượng cá hương phải theo đúng mức và yêu cầu qui định trong Bảng 1

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá hương (ương trong ao)

Chỉ tiêu

Mè vinh

He vàng

Bống tượng

Trê lai

1. Ngoại hình

- Cân đối, vây vẩy hoàn chỉnh, không sây sát, không mất nhớt

- Cỡ cá đồng đều. Số cá thể dị hình phải nhỏ hơn 2 % tổng số

2. Màu sắc

Thân trắng bạc. Một số vây vàng cam nhạt

Lưng trắng bạc. Bụng và một số vây vàng cam đậm

Thân màu xám ,có sọc đen

Thân màu nâu xám, có chấm sọc

3.Trạng thái hoạt động

Bơi nhanh nhẹn

4. Tuổi tính từ cá bột (ngày)

28 - 30

28 - 30

30 - 40

18 - 20

5. Chiều dài (cm)

3,0 - 3,5

2,5 - 3,0

2,0 - 2,5

5,0 - 6,0

6. Khối lượng (g)

0,4 - 0,5

0,3 - 0,4

0,20 - 0,25

4,0 - 5,0

7. Tình trạng sức khoẻ

Tốt, không có bệnh

           

3 Phương pháp kiểm tra

3. 1 Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá hương được qui định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá hương

TT

Dụng cụ

Qui cách, đặc điểm

Số lượng

1

Vợt cá hương

- Bằng lưới mềm PA, không gút, mắt lưới 2a = 4 mm

- Ðường kính vợt 350 - 400 mm.

1

2

Thước đo hoặc giấy kẻ ô li

Có vạch chia chính xác đến mm

1

3

Cân đồng hồ

Loại 5 kg, độ chính xác 20 g

1

4

Chậu hoặc xô

Bằng nhựa, dung tích 5 - 10 lít

3

5

Lưới cá hương

- Bằng lưới mềm PA, không gút, mắt lưới 2a = 8 - 10 mm, (hoặc bằng sợi cước mắt lưới 2a= 2 - 3 mm)

- Kích thước: dài 25 - 70 m, cao 2 - 4 m

1

6

Giai chứa cá hương

- Bằng lưới mềm PA, mắt lưới 2a = 8 - 10 máy móc (hoặc bằng sợi cước mắt 2a= 2 - 3 mm)

- Kích thước giai: 2 x 5 x 1 m

1

3.2 Lấy mẫu

3.2.1 Lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động và chiều dài.

Dùng vợt cá hương vớt ngẫu nhiên 100 cá thể từ giai chứa thả vào chậu hoặc xô chứa sẵn nước sạch. Lấy 3 lần mẫu để xác định tỷ lệ % số cá bị dị hình khi kiểm tra chỉ tiêu ngoại hình.

3.2.2 Lấy mẫu để kiểm tra khối lượng

Dùng vợt cá hương vớt ngẫu nhiên cá từ giai chứa thả vào chậu hoặc xô chứa sẵn nước sạch. Lấy 3 lần mẫu, trong đó có một lần vớt sát đáy. Mỗi mẫu cân không nhỏ hơn 500 g cá.

3.3 Kiểm tra các chỉ tiêu

3.3.1 Ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động

- Quan sát trực tiếp ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá hương trong chậu hoặc xô mẫu, với điều kiện đủ ánh sáng để phân biệt được về ngoại hình, màu sắc của cá qui định trong Bảng 1.

- Vớt những cá thể dị hình để tính tỷ lệ % trong tổng số cá kiểm tra. Lặp lại 3 lần, mỗi lần kiểm tra 100 cá thể theo 3 lần lấy mẫu. Bình quân tỷ lệ % số cá thể dị hình của 3 lần kiểm tra phải nhỏ hơn 2 % tổng số.

3.3.2 Chiều dài

Ðặt cá hương trên giấy kẻ ô li hoặc thước đo kẻ li để đo chiều dài toàn thân cá (L). Số lượng đo không ít hơn 50 cá thể. Số cá thể đạt chiều dài theo qui định trong Bảng 1 phải lớn hơn 90 % tổng số cá đã kiểm tra.

3.3.3 Khối lượng

- Ngừng cho cá ăn trước khi kiểm tra ít nhất là 6 giờ.

- Ðặt chậu hoặc xô không chứa nước lên đĩa cân để xác định khối lượng của chậu hoặc xô.

- Dùng vợt xúc cá, để róc hết nước rồi đổ vào chậu hoặc xô đã cân. Cân xác định khối lượng của chậu hoặc xô có cá rồi trừ đi khối lượng của chậu hoặc xô để xác định khối lượng của cá.

- Ðếm số lượng cá thể trong mẫu đã cân và tính khối lượng bình quân của cá thể trong mẫu.

- Tiến hành 3 lần kiểm tra để lấy giá trị bình quân cá thể của 3 lần. Khối lượng cá thể phải nằm trong khoảng giá trị qui định trong Bảng 1.

3.3.4 Tình trạng sức khoẻ

- Kiểm tra các chỉ tiêu cảm nhiễm bệnh theo 28TCN101:1997 do các cơ quan chức năng được Bộ Thuỷ sản chỉ định.

- Kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của cá hương bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động qui định trong Bảng 1.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 28TCN 154:2000

CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ GIỐNG CÁC LOÀI : MÈ VINH, HE VÀNG, BỐNG TƯỢNG, TRÊ LAI F1 - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Freshwater fish - Fingerling of silver barb, tin-foil barb, sand goby, hybrid catfish F1 - Technical requirements

1 Ðối tượng và phạm vi áp dụng

1.1 Ðối tượng

Tiêu chuẩn này qui định những chỉ tiêu chất lượng của cá giống 4 loài sau đây:

- Mè vinh (Barbodes gonionotus Bleeker -1850);

- He vàng (Barbodes altus Gunther -1868);

- Bống tượng (Oxyeleotris marmoratus Bleeker -1852);

- Trê lai F1 giữa cá trê đực (Clarias gariepinus Burechell -1822) và trê vàng cái (Clarias macrocephalus Gunther-1864).

1.2 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thuỷ sản trong phạm vi cả nước.

2 Yêu cầu kỹ thuật

Chất lượng cá giống phải theo đúng mức và yêu cầu qui định trong Bảng 1

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá giống

Chỉ tiêu

Mè vinh

He vàng

Bống tượng

Trê lai

1. Ngoại hình

- Cân đối, vây vẩy hoàn chỉnh, không sây sát, màu sắc tươi sáng

- Cỡ cá đồng đều. Số cá thể dị hình phải nhỏ hơn 1 % tổng số

2.Trạng thái hoạt động

Bơi nhanh nhẹn

3. Tuổi tính từ cá hương (ngày)

- Giống nhỏ

- Giống lớn

20 - 25

45 - 50

20 - 25

45 - 50

50 - 60

90 - 100

10 - 12

20 - 25

4. Chiều dài (cm)

- Giống nhỏ

- Giống lớn

4 - 6

7 - 8

4 - 6

7 - 8

5 - 6

7 - 8

7 - 10

10 - 12

5. Khối lượng (g)

- Giống nhỏ

- Giống lớn

1,5 - 5,0

10,0 - 15,0

1,5 - 5,0

10,0 - 15,0

2,0 - 5,0

12,0 - 20,0

8,0 - 12,0

15,0 - 30,0

6. Tình trạng sức khoẻ

Tốt, không có bệnh

3 Phương pháp kiểm tra

3. 1 Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá giống được qui định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá giống

TT

Dụng cụ

Qui cách, đặc điểm

Số lượng

1

Vợt cá giống

- Bằng lưới mềm PA, không gút, mắt lưới 2a = 8 - 10 mm

- Ðường kính vợt 500 - 600 mm.

1

2

Thước đo hoặc giấy kẻ ô li

Có vạch chia chính xác đến mm

1

3

Cân đồng hồ

Loại 5 kg, độ chính xác 20 g

1

4

Chậu hoặc xô

Bằng nhựa, dung tích 10 - 15 lít

3

5

Lưới cá giống

- Bằng lưới mềm PA, không gút, mắt lưới 2a = 8 - 10 mm, ( hoặc bằng sợi cước, mắt lưới 2a = 2 - 3 mm ).

- Kích thước lưới: dài 20 - 70 m, cao 3 - 4 m

1

6

Giai chứa cá giống

- Bằng lưới mềm PA, không gút, mắt lưới 2a = 8 - 10 mm, ( hoặc bằng sợi cước mắt lưới 2a = 2 - 3 mm ).

- Kích thước giai: 3,0 x 5,0 x 1,0 m

1

3.2 Lấy mẫu

3.2.1 Lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu ngoại hình, trạng thái hoạt động và chiều dài

Dùng vợt cá giống vớt ngẫu nhiên 100 cá thể giống nhỏ và 100 cá thể giống lớn từ giai chứa thả vào chậu hoặc xô chứa sẵn nước sạch. Lấy 3 lần mẫu để xác định tỷ lệ % số cá bị dị hình khi kiểm tra chỉ tiêu ngoại hình.

3.2.2 Lấy mẫu để kiểm tra khối lượng

Dùng vợt cá giống vớt ngẫu nhiên cá từ giai chứa thả vào chậu hoặc xô chứa sẵn nước sạch. Lấy 3 lần mẫu, trong đó có một lần vớt sát đáy. Mỗi mẫu cân không nhỏ hơn 1000 g cá.

3.3 Kiểm tra các chỉ tiêu

3.3.1 Ngoại hình, trạng thái hoạt động

- Quan sát trực tiếp ngoại hình, trạng thái hoạt động của cá giống trong chậu hoặc xô mẫu với điều kiện đủ ánh sáng để phân biệt được về ngoại hình của cá qui định trong Bảng 1.

- Vớt những cá thể dị hình để tính tỷ lệ % trong tổng số cá kiểm tra. Lặp lại 3 lần, mỗi lần kiểm tra 100 cá thể theo 3 lần lấy mẫu. Bình quân tỷ lệ % số cá thể dị hình của 3 lần kiểm tra phải nhỏ hơn 1 % tổng số.

3.3.2 Chiều dài

Trình tự thao tác và yêu cầu khi kiểm tra phải theo Ðiều 3.3.2 của 28TCN153:2000.

3.3.3 Khối lượng

Trình tự thao tác và yêu cầu khi kiểm tra phải theo Ðiều 3.3.3 của 28TCN153:2000.

3.3.4 Tình trạng sức khoẻ

- Kiểm tra các chỉ tiêu cảm nhiễm bệnh theo 28TCN101:1997 do các cơ quan chức năng được Bộ Thuỷ sản chỉ định.

- Kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của cá giống bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động qui định trong Bảng 1.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 28TCN 155:2000

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RONG CÂU CHỈ VÀNG ĐẠT NĂNG SUẤT 2 TẤN RONG KHÔ/HA/NĂM

Technical process for cultivation of Gracilaria asiatica to productivity of 2 dry tons/ha/year

1 Ðối tượng và phạm vi áp dụng

1.1 Ðối tượng

Quy trình này qui định trình tự, nội dung kỹ thuật trồng loài rong câu chỉ vàng Gracilaria asiatica Chang et Xia (tên khoa học cũ là Gracilaria verrucosa (Huds.) Papenf.)

1.2 Phạm vi

Quy trình này áp dụng cho các cơ sở nuôi trồng hải sản ở ven biển miền Bắc và miền Trung có đủ điều kiện trồng rong câu chỉ vàng để đạt năng suất 2 tấn rong khô/ha/năm (rong khô đã rửa muối).

2 Nội dung quy trình

2.1 Yêu cầu về địa điểm và điều kiện môi trường

2.1.1 Ðịa điểm

- Ðầm hoặc ao nước lợ đang trồng quảng canh rong câu hoặc chưa trồng nhưng có rong câu tự nhiên phân bố.

- Nơi ít sóng gió, giao thông thuận tiện.

2.1.2 Ðiều kiện môi trường

- Vùng nước lợ không bị ô nhiễm và có khả năng thay nước thuận lợi.

- Ðáy là bùn, hoặc bùn cát, cát bùn. Tốt nhất là đáy bùn cát, có tỷ lệ bùn/cát từ 70/30 đến 80/20.

- Mặt đáy đầm/ao tương đối bằng phẳng. Mỗi chu kỳ thuỷ triều đảm bảo đầm/ao được ngập nước 0,6 - 1,0 m trong 5 - 7 ngày.

- Ðộ pH của nước 7,0 - 8,5; độ pH của đáy không nhỏ hơn 6,0.

- Ðộ muối của nước 5 - 30 %0 (tốt nhất 10 - 20 %0).

- Ðộ trong của nước từ 0,4 m trở lên.

2.2 Yêu cầu về xây dựng đầm/ ao

2.2.1 Diện tích và mặt đáy

- Ðầm/ao có diện tích 1 - 5 ha; đầm có diện tích lớn phải chia thành nhiều ao nhỏ.

- Ðáy đầm/ao tương đối bằng phẳng, dốc về phía cống 2 - 30 .

2.2.2 Bờ đê

Ðê bao quanh và bờ ngăn phải đủ vững để giữ được nước và bảo đảm an toàn cho sản xuất. Kích thước đê, bờ phụ thuộc vào loại đất đắp, biên độ thuỷ triều và mức sóng gió ở từng nơi. Kích thước thông thường như sau:

- Ðê bao quanh: chân 4,0 - 5,0m; mặt 1,0m; cao 1,5 - 2,0m.

- Bờ ngăn trong đầm: chân 3,0 - 4,0m; mặt 1,0m; cao 1,0 - 1,5m.

2.2.3 Cống

Mỗi ao cần 1 cống xây bằng gạch hoặc đá hoặc làm bằng tre, gỗ. Khẩu độ cống tuỳ theo diện tích ao:

- Với ao có diện tích từ 1 đến 2 ha, khẩu độ là 0,6 - 0,8 m.

- Với ao có diện tích từ 3 đến 5 ha, khẩu độ là 1,0 - 1,2 m.

2.3 Kỹ thuật trồng

2.3.1 Thời vụ trồng

- Ven biển miền Bắc: Từ cuối tháng 10, tháng 11 năm trước đến tháng 6, tháng 7 năm sau. Riêng vùng đảo và vùng sát biển có độ muối tương đối cao, thời vụ trồng từ tháng 4 đến tháng 9, tháng 10.

- Ven biển miền Trung: Từ cuối tháng 12 năm trước hoặc tháng 1, tháng 2 đến cuối tháng 8, tháng 9, tháng 10 hàng năm. Thời vụ trồng rong câu chậm dần vào phía Nam.

2.3.2 Chuẩn bị đầm/ ao

2.3.2.1 Dọn đáy

Trước mỗi vụ trồng rong câu, phải tiến hành dọn đáy đầm/ao với các biện pháp như sau:

- Dọn sạch rong tạp và cỏ dại trên mặt đáy, cắt cỏ ven bờ.

- Bừa đáy tạo ra một lớp bùn trên mặt đáy.

2.3.2.2 Khử chua

- Thay nước liên tục 4 - 5 ngày để rửa đáy.

- Sau đó rút cạn nước, rải vôi bột với lượng 0,1 - 0,3 kg/m2.

2.3.2.3 Bón lót

- Phân chuồng (phân gia súc, gia cầm ủ) với lượng 0,6 - 1,0 kg/ m2.

- Lân (lân vô cơ) với lượng 0,03 - 0,06 kg/ m2.

Rải đều phân chuồng và phân lân trên bề mặt đáy. Sau khi bón lót phân, trong khoảng thời gian 7 - 10 ngày tiếp theo không được thay nước cho đầm/ao.

2.3.2.4 Lấy nước

Chuẩn bị đầm/ao xong, đợi khi có con nưốc triều tiến hành lấy nước mới vào và giữ mức nước 0,3 m, sau 5 - 7 ngày giữ mức nước tới 0,5m để chuẩn bị thả rong giống.

2.3.3 Chọn giống và rải giống

2.3.3.1 Chọn giống

Chất lượng rong giống phải theo đúng qui định tại Ðiều 2.1 của 28TCN108:1998 (Rong biển - Giống rong câu chỉ vàng - Yêu cầu kỹ thuật).

2.3.3.2 Xử lý giống

Khi độ muối nơi lấy giống và nơi rải giống chênh lệch lớn hơn 8 %0, phải xử lý giống theo qui định tại Ðiều 2.3.4 của 28TCN109:1998 (Quy trình sản xuất giống rong câu chỉ vàng).

2.3.3.3 Rải giống

a. Mật độ giống rải là 500 g/ m2.

b. Cách rải giống

- Tách nhỏ các tản rong rồi rải đều trên mặt đáy đầm/ao.

- Thời gian rải rong giống vào lúc trời râm mát, gió nhẹ.

- Sau khi rải giống, trong thời gian 15 - 20 ngày đầu không thay nước cho đầm/ao.

2.3.4 Chăm sóc và quản lý

2.3.4.1 Thay nước

- Mỗi chu kỳ thuỷ triều, phải thay nước cho đầm/ao liên tục trong 5 - 7 ngày, mỗi ngày thay 1/3 - 1/2 lượng nước cũ.

- Khi gặp mưa lớn kéo dài, phải thay nước mới ngay cho đầm/ao. Nếu khi đó nước thuỷ triều thấp, phải dùng máy bơm để thay nước mới cho kịp thời.

- Sau khi thay nước, giữ mức nước cho đầm/ao trong khoảng 0,4 - 0,5 m.

2.3.4.2 Bón phân

a. Phân chuồng

Bón 2 lần/năm, trong đó lần 1 bón vào tháng thứ 3, lần 2 bón vào tháng thứ 5 sau khi rải giống. Mỗi lần bón với lượng 0,3 - 0,5 kg/ m2.

b. Phân lân

Phân lân được bón vào tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4 sau khi rải giống. Mỗi lần bón với lượng 0,02 - 0,03 kg/ m2.

2.3.4.3 Hạn chế rong tạp

Hạn chế sự phát triển của rong tạp bằng các biện pháp sau:

- Luôn duy trì rong câu chỉ vàng ở mật độ cao. Thấp nhất, rong cũng phải đạt được mật độ là 400 g/ m2.

- Không để mức nước đầm/ao cạn dưới 0,30 m.

- Khi phát hiện có rong tạp, phải vớt ngay và không để rong tạp trôi nổi khắp đầm/ao. Ðồng thời, phải thay nước nhiều hơn và giữ mức nước ở độ sâu 0, 50 - 0, 60 m.

2.3.4.4 Ðiều chỉnh mật độ rong

Sau mỗi lần thu hoạch hoặc sau những ngày có sóng gió lớn làm rong câu bị dồn tụ lại, phải vớt rong ở chỗ mật độ quá cao rải đều ra khắp đáy đầm/ao.

2.3.5 Thu hoạch rong

2.3.5.1 Chỉ tiêu rong thu hoạch

Sau khi rải giống 40 - 50 ngày, có thể tiến hành thu hoạch rong câu lần đầu. Sau đó cứ từ 30 đến 35 ngày, tiến hành thu hoạch 1 lần. Trong một vụ trồng rong câu, có thể thu hoạch được từ 5 đến 7 lần. Chỉ tiến hành thu hoạch rong câu khi đủ các điều kiện sau:

- Các tản rong đã sinh trưởng chậm dần, chiều dài tản rong đạt 20 - 30 cm.

- Rong phát triển đạt mật độ bình quân trên 1 kg/ m2.

2.3.5.2 Cách thu hoạch

- Dùng thuyền, cào thưa, te, lưới hoặc dùng tay để thu hoạch rong. Thu lần lượt diện tích từng khu vực để tránh bỏ sót diện tích cần thu.

- Không được thu toàn bộ số rong trên diện tích cần thu, mà phải để lại rong với mật độ là 400 - 600 g/ m2.

3 Sơ chế và bảo quản rong khô

3.1 Sơ chế rong câu

3.1.1 Với rong khô chưa rửa muối

Rong câu tươi khi thu lên, phải loại bỏ rong tạp và cỏ rác, rồi rửa sạch bùn đất bằng nước ngay tại đầm /ao đã trồng. Sau đó, rải đều rong lên sân phơi (sân gạch, sân bê tông hoặc sân đất). Trong quá trình phơi, phải lật trở nhiều lần cho rong khô đều.

3.1.2 Với rong khô đã rửa muối

Rong khô chưa rửa muối sau khi sơ chế như qui định tại Ðiều 3.1.1, phải rửa lại 1 lần nữa bằng nước ngọt (nước giếng hoặc nước máy) rồi phơi khô trên sân (sân gạch hoặc sân bê tông). Cách phơi rong như qui định tại Ðiều 3.1.1.

3.2 Bảo quản rong khô

3.2.1 Rong câu khô phải được bảo quản trong điều kiện khô ráo, thoáng mát.

3.2.2 Kho bảo quản rong câu phải chắc chắn, không bị dột.

3.2.3 Khi bảo quản phải xếp rong câu từng lớp trên sàn kho. Sàn kho phải để cách tường từ 0,3 đến 0,4 m và cách nền kho từ 0,20 m trở lên.

3.2.4 Trong quá trình bảo quản, phải thường xuyên kiểm tra chất lượng rong. Nếu thấy rong ẩm hoặc mốc phải đưa ra sân phơi lại.

THEGIOILUAT.VN
Đang có hiệu lực
HL: 10/05/2000

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Quyết định 342/2000/QĐ-BTS về tiêu chuẩn cấp ngành do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành

Số hiệu 342/2000/QĐ-BTS Ngày ban hành 10/05/2000
Ngày có hiệu lực 10/05/2000 Ngày hết hiệu lực
Nơi ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tình trạng Đang có hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Quyết định 342/2000/QĐ-BTS về tiêu chuẩn cấp ngành do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
Mục lục

Mục lục

Close