Văn bản "Quyết định 66/2005/QĐ-BGTVT về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tầu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành" đã HẾT HIỆU LỰC từ ngày 28/01.2009 và được thay thế bởi Quyết định 31/2008/QĐ-BGTVT về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 28/01/2009

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
*******
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số: 66/2005/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN VÀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU CỦA TẦU BIỂN VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quyết định này quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tầu biển Việt Nam.

2. Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, thuyền viên có liên quan đến tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tầu biển Việt Nam.

3. Quyết định này áp dụng đối với tầu công vụ trong những trường hợp có quy định cụ thể tại Quyết định này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quyết định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tầu dầu là tầu được chế tạo và sử dụng để vận chuyển xô dầu thô và sản phẩm của dầu mỏ;

2. Tầu chở hóa chất là tầu được chế tạo hoặc hoán cải và được sử dụng để vận chuyển xô bất kỳ một sản phẩm ở dạng lỏng nào được quy định tại Chương 17 của Bộ luật Quốc tế về cấu trúc và thiết bị của tầu vận chuyển xô hóa chất nguy hiểm (IBC Code);

3. Tầu chở khí hóa lỏng là tầu được chế tạo hoặc hoán cải và được sử dụng để vận chuyển xô bất kỳ một chất khí hóa lòng nào được quy định tại Chương 19 của Bộ luật Quốc tế về cấu trúc và thiết bị của tầu vận chuyển xô khí hóa lỏng (IGC Code);

4. Tầu khách Ro-Ro là tầu chở khách với các khoang hàng Ro-Ro hoặc các khoang đặc biệt được định nghĩa trong Quy tắc II-2/3 của Công ước Quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển 1974 và sửa đổi;

5. Hành trình gần bờ là hành trình của tầu dưới 500 GT trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam;

6. Sổ ghi nhận huấn luyện là sổ cấp cho thuyền viên thực tập sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên, thực tập sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên;

7. Thời gian thực tập là thời gian thuyền viên làm việc trên tầu theo chương trình huấn luyện phù hợp với quy định Công ước STCW;

8. Thời gian tập sự là thời gian thực tập chức danh trên hạng tầu tương ứng với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn dưới sự giám sát của một sỹ quan;

9. Thời gian đảm nhiệm chức danh là thời gian làm việc theo chức danh phù hợp với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được cấp;

10. Thời gian đi biển là thời gian thuyền viên làm việc trên tầu biển;

11. Công ước STCW là Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 1995;

12. Bộ luật STCW là Bộ luật kèm theo Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 1995;

13. Giấy xác nhận về việc công nhận GCNKNCM là giấy xác nhận do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài đã có GCNKNCM được cấp theo quy định của Công ước STCW để làm việc trên tầu biển Việt Nam;

14. Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận là giấy xác nhận do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên đã được thủ trưởng cơ sở huấn luyện cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện tương ứng theo quy định tại quy tắc IV/2 và quy tắc V/1 của Công ước STCW.

Chương 2:

TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN

Điều 3. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tầu từ 500 GT trở lên

Thuyền trưởng, đại phó tầu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/1, A-II/2, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau:

1. Hàng hải theo mức quản lý;

2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý;

3. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức quản lý;

4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

Điều 4. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tầu dưới 50 GT

Thuyền trưởng, đại phó tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gnầ bờ và thuyền trưởng tầu dưới 50 GT phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

1. Hàng hải theo mức quản lý;

2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý;

3. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức quản lý;

4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

Điều 5. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên

Sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/1, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

1. Hàng hải theo mức vận hành;

2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành;

3. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức vận hành;

4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

Điều 6. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ

Sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sâu đây:

1. Hàng hải theo mức vận hành;

2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành;

3. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức vận hành;

4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

Điều 7. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca

Thủy thủ trực ca phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 của Bộ luật STCW về chức năng hàng hải theo mức trợ giúp.

Điều 8. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên

Máy trưởng, máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuyển chuyên môn quy định tại Mục A-III/1, A-III/2 và A-VIII-2 của Bộ luật STCW về các chức năng sâu đây:

1. Kỹ thuật máy tầu biển theo mức quản lý:

2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý;

3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý;

4. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức quản lý.

Điều 9. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW và máy trưởng tầu có tổng công suất máy chính dưới 75 KW

Máy trưởng, máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW và máy trưởng tầu có tổng công suất máy chính dưới 75 KW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng BỘ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:

1. Kỹ thuật máy tầu biển theo mức quản lý;

2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý;

3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý;

4. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức quản lý.

Điều 10. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên

Sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/1 và A-VIII-2 của Bộ luật STCW về các chức năng sâu đây:

1. Kỹ thuật máy tầu biển theo mức vận hành;

2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành;

3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành;

4. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức vận hành.

Điều 11. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW

Sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo Chương  trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:

1. Kỹ thuật máy tầu biển theo mức vận hành;

2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành;

3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành;

4. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức vận hành.

Điều 12. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca

Thợ máy trực ca phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/4  của Bộ luật STCW về chức năng kỹ thuật máy tầu biển theo mức trợ giúp.

Chương 3:

CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN

Mục 1: CÁC LOẠI CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN

Điều 13. Phân loại và mẫu chứng chỉ chuyên môn

1. Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tầu biển Việt Nam bao gồm các loại sau đây:

a. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (viết tắt GCNKNCM);

b. Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản;

c. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ;

d. Giấy chứng nhận huấn luệyn đặc biệt.

2. Mẫu các lọai chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Phụ lục I của Quyết định này.

Điều 14. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

1. GCNKNCM do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Quyết định này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.

2. GCNKNCM có giá trị sử dụng 5 năm kể từ ngày cấp.

Điều 15. Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản

1. Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản do cơ sở huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện cơ bản về kỹ thuật cứu sinh, phòng cháy, chữa cháy, sơ cứu y tế cơ bản, an toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội phù hợp với quy định của Công ước STCW.

2. Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản không hạn chế thời gian sử dụng.

Điều 16. Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt

1. Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt do cơ sở huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW, sau đây:

a. Làm quen tầu dầu, tầu chở hóa chất, tầu chở khí hóa lỏng, tầu khách hoặc tầu khách Ro-Ro;

b. Nâng cao về khai thác tầu dầu, tầu chở hóa chất hoặc tầu chở khí hóa lỏng;

c. Quản lý đám đông;

d. An toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tầu;

đ. Quản lý khủng hoảng;

e. An toàn.

2. Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt có giá trị sử dụng 5 năm kể từ ngày cấp.

Điều 17. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ

1. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ do cơ sở huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ, phù hợp với quy định của Công ước STCW, sau đây:

a) Quan sát và đồ giải Radar;

b) Thiết bị đồ giải rada tự động (ARPA);

c) Hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu (GMDSS): hạng tổng quát (GOC), hạng hạn chế (ROC);

d) Chữa cháy nâng cao;

đ) Sơ cứu y tế;

e) Chăm sóc y tế;

g) Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn;

h) Xuồng cứu nạn cao tốc.

2. Giấy chứng nhận huấn luyện GOC, ROC có giá trị sử dụng 5 năm kể từ ngày cấp; các Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ khác không hạn chế thời gian sử dụng.

Mục 2: ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

Điều 18. Điều kiện chung

Để được cấp GCNKNCM, thuyền viên phải có đủ các điều kiện chung sau đây:

1. Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định;

2. Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển hoặc khai thác máy tầu biển tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;

3. Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này ở các trường khác;

b) Tốt nghiệp chuyên ngành tương tự tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;

c) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa hoặc máy phương tiện thủy nội địa tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa:

4. Có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 43 của Quyết định này;

5. Có đủ điều kiện về chuyên môn và thời gian đảm nhiệm chức danh tương ứng với từng chức danh quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Quyết định này.

Điều 19. Điều kiện cấp GCNKNCM thuyền trưởng, đại phó tầu từ 3000 GT trở lên

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định:

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ C hoặc tương đương trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tầu từ 3000 GT trở lên.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với đại phó: có thời gian đảm bảo nhiệm chức danh sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên tối thiểu 12 tháng;

b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tầu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 12 tháng hoặc có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tầu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng.

Điều 20. Điều kiện cấp GCNKNCM thuyền trưởng, đại phó tầu từ 500 GT đến dưới 3000 GT

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ cao đẳng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ B hoặc tương đương trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tầu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên tối thiểu 12 tháng.

b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tầu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng.

Điều 21. Điều kiện cấp GCNKNCM thuyền trưởng, đại phó tầu từ 50 GT đến dưới 5000 GT không hành trình gần bờ

Đối với thuyền trưởng, đại  phó tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ: không quy định điều kiện và cấp GCNKNCM riêng. Thuyền trưởng, đại phó tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ phải có GCNKNCM của thuyền trưởng, đại phó tầu từ 500 GT đến dưới 3000 GT theo quy định tại Điều 20 của Quyết định này.

Điều 22. Điều kiện cấp GCNKNCM thuyền trưởng, đại phó tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ A hoặc tương đương trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đă thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tầu từ 50 GT đến dưới 5000 GT.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng;

b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng.

Điều 23. Điều kiện cấp GCNKNCM thuyền trưởng tầu dưới 50 GT

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp trung học cơ sở;

b) Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành điều khiển tầu biển và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ sơ cấp nghề thì chỉ cần đạt kết quả thi.

2. Điều kiện thời gian đi biển:

Có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.

Điều 24. Điều kiện cấp GCNKNCM sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ cao đẳng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ B hoặc tương đương trở lên;

c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian thực tập được ghi nhận tong “Sổ ghi nhận huấn luyyện” tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-II/1 của Bộ luật STCQ hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tầu từ 500 GT trở lên, trong đó có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca;

b) Trường hợp đã làm sỹ quan boong trên tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu từ 500 GT trở lên.

Điều 25. Điều kiện cấp GCNKNCM sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ

Đối với sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ: không quy định điều kiện và cấp GCNKNCM riêng. Sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ phải có GCNKNCM của sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên theo quy định tại Điều 24 của Quyết định này.

Điều 26. Điều kiện cấp GCNKNCM sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đaào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ A hoặc tương đương trở lên;

c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ.

2. Điều khiển thời gian đảm nhiệm chức danh:

Có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tầu từ 50 GT trở lên.

Điều 27. Điều kiện cấp GCNKNCM máy trưởng, máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ C hoặc tương đương trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tầu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với máy hai: Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên tối thiểu 12 tháng;

b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW tối thiểu 12 tháng.

Điều 28. Điều kiện cấp GCNKNCM máy trưởng, máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 750KW đến dưới 3000 KW

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ cao đẳng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn thời gian dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ A hoặc tương đương trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 12 tháng;

b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 12 tháng.

Điều 30. Điều kiện cấp GCNKNCM máy trưởng tầu có tổng công suất máy chính dưới 75 KW

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp trung học cơ sở;

b) Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành khai thác máy tầu biển và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ giao thông vận tải; trường hợp đã tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ sơ cấp nghề thì chỉ cần đạt kết quả thi.

2. Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.

Điều 31. Điều kiện cung cấp GCNKNCM sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ cao đẳng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ B hoặc tương đương trở lên;

c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian thực tập được ghi trong “Sổ ghi nhận huấn luyện” tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-III/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tầu có tổng công suất máy tính từ 750 KW trở lên trong đó phải có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thợ máy trực ca;

b) Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên.

Điều 32. Điều kiện cấp GCNKNCM sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn thời gian đào tạo dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ A hoặc tương đương trở lên;

c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

Có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW trở lên.

Điều 33. Điều kiện cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca

1. Thủy thủ trực ca:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển tình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b)  Có giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản;

c) Có thời gian tập sự thủy thủ trực ca 02 tháng.

2. Thợ máy trực ca:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đaào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản;

c) Có thời gian tập sự thợ máy trực ca 02 tháng.

Mục 3: TỔ CHỨC THI SỸ QUAN

Điều 34. Hội đồng thi sỹ quan

1. Hội đồng thi sỹ quan (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi) do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thành lập, gồm từ 05 đến 07 thành viên: Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam; các ủy viên là đại diện Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Giao thông vận tải, đại diện của một số ban chức năng có liên quan của Cục Hàng hải Việt Nam, thủ trưởng cơ sơ huấn luyện.

2. Hội đồng thi có nhiệm vụ:

a) Tư vấn để Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định: danh sách thí sinh; thành lập Ban Giám khảo kỳ thi sỹ quan (sau đây viết tắt là Ban Giám khảo) để tổ chức coi và chấm thi; đề thi cho từng hạng chức danh; công nhận kết quả kỳ thi;

b) Tổ chức, kiểm tra, giám sát, điều hành các kỳ thi;

c) Tổng hợp báo cáo kết quả kỳ thi;

d) Xử lý các vi phạm quy chế thi.

Điều 35. Ban Giám khảo

1. Ban Giám khảo do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi.

2. Số lượng thành viên Ban Giám khảo tùy thuộc vào số lượng thí sinh dự thi nhưng tối thiểu phải có 03 thành viên, trong đó ít nhất 1/3 thành viên giám khảo không tham gia trực tiếp giảng dạy. Thành viên Ban Giám khảo là thuyền trưởng, máy trưởng, giáo viên có năng lực, kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ tương ứng với trình độ và khả năng chuyên môn theo yêu cầu của mỗi khóa thi.

3. Nhiệm vụ của Ban Giám khảo:

a) Hỏi thi, chấm thi nghiêm túc, công minh, chính xác, đánh giá đúng trinh độ của thí sinh;

b) Phát hiện sai sót trong đề thi, đề nghị Hội đồng thi điều chỉnh kịp thời;

c) Phát hiện, kiến nghiẹ Chủ tịch Hội đồng thi những hiện tượng tiêu cực trong kỳ thi để kịp thời giải quyết.

Mục 4: XÁC NHẬN, GIA HẠN, ĐỔI, CẤP LẠI, THU HỒI GCNKNCM

Điều 36. Xác nhận về việc công nhận GCNKNCM

Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tầu biển Việt Nam ngoài GCNKNCM phù hợp với từng chức danh phải có Giấy xác nhận về việc công nhận GCNKNCM do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp theo quy định của Công ước STCW.

Điều 37. Gia hạn, đổi, cấp lại, thu hồi GCNKNCM

1. GCNKNCM hết thời hạn sử dụng có thể được gia hạn nếu thuyền viên đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Trong độ tuổi lao động và đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định;

b) Đã đảm nhiệm chức danh phù hợp với GCNKNCM được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 5 năm; trường hợp không đảm bảo đủ thời gian này thì phải tập sự 3 tháng theo chức danh của GCNKNCM.

2. GCNKNCM bị hư hỏng, rách nát thì được đổi lại.

3. GCNKNCM bị mất thì được cấp lại nếu thuyền viên có đơn đề nghị cấp lại có xác nhận của cảng vụ, cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

4. GCNKNCM bị thu hồi trong trường hợp thuyền viên giả mạo giấy tờ hồ sơ để dự thi hoặc tẩy xóa, giả  mạo, bán, cho thuê, chomượn GCNKNCM. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định việc thu hồi.

5. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ vào hồ sơ gốc quyết định việc gia hạn, đổi, cấp lại GCNKNCM.

Mục 5: HUẤN LUYỆN VÀ CƠ SỞ HUẤN LUYỆN

Điều 38. Huấn luyện cơ bản

1. Thuyền viên tốt nghiệp trường đào tạo chuyên ngành hàng hải thì được trường đó cấp giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản.

2. Trường hợp thuyền viên chưa qua huấn luyện cơ bản thì phải hoàn thành chương trình huấn luyện cơ bản theo quy định và được cơ sở huấn luyện cấp giấy chứng nhận.

Điều 39. Huấn luyện đặc biệt

1. Huấn luyện đặc biệt được áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tầu dầu, tầu chở hóa chất, tầu chở khí hóa lỏng, tầu khách và tầu khách Ro-Ro.

2. Huấn luyện đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tầu dầu, tầu chở hóa chất, tầu chở khí hóa lỏng bao gồm huấn luyện làm quen và huấn luyện nâng cao.

3. Huấn luyện đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tầu khách và tầu khách Ro-Ro bao gồm huấn luyện làm quen và huấn luyện quy định riêng đối với từng chức danh.

4. Đối với tầu dầu, tầu chở hóa chất, tầu chở khí hóa lỏng, tầu khách và tầu khách Ro-Ro, giấy chứng nhận huấn luyện làm quen được cấp cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện làm quen và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

5. Đối với tầu dầu, tầu chở hóa chất, tầu chở khí hóa lỏng, giấy chứng nhận huấn luyện nâng cao được cấp cho thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai, sỹ quan và các thuyền viên khác chịu trách nhiệm về xếp dỡ và chăm sóc hàng hóa đã hoàn thành chương trình huấn luyện nâng cao và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

6. Đối với tầu khách Ro-Ro, giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt được cấp cho việc hoàn thành một hoặc tất cả những nội dung huấn luyện sau đây:

a) Thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan và thuyền viên khác được giao nhiệm vụ giúp đỡ hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện về quản lý đám đông và thi đạt yêu cầu theo quy định;

b) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về việc lên xuống tầu của hành khách, bốc dỡ, chằng buộc hàng hóa, đóng mở cửa bên mạn, phía mũi, sau lái tầu đã hoàn thanh chương trình huấn luyện về an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tầu và đạt kết quả kỳ thi theo quy định;

c) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khách chịu trách nhiệm về an toàn của hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện về quản lý khủng hoảng, ứng xử trong tình huống khẩn cấp và đạt kết quả kỳ thi theo quy định;

d) Thuyền viên trực tiếp phục vụ hành khách trong khu vực hành khách đã hoàn thành chương trình huấn luyện về an toàn và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

7. Đối với tầu khách, giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt được cấp cho việc hoàn thành một hoặc tất cả những nội dung huấn luyện sau đây:

a) Thuyền viên có nhiệm vụ giúp đỡ hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện về quản lý đám đông và đạt kết quả kỳ thi theo quy định;

b) Thuyền trưởng, đại phó và thuyền viên chịu trách nhiệm về việc lên xuống tầu của hành khách đã hoàn thành chương trình huấn luyện về an toàn hành khách và đạt kết quả kỳ thi theo quy định;

c) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên chịu trách nhiệm về an toàn của hành khách trong tình huống khẩn cấp đaw4 hoàn thành chương trình huấn luyện về quản lý khủng hoảng, ứng xử trong tình huống khẩn cấp và đạt kết quả kỳ thi theo quy định;

d) Thuyền viên trực tiếp phục vụ hành khách trong khu vực hành khách đã hoàn thành chương trình huấn luyện về an toàn và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

Điều 40. Huấn luyện nghiệp vụ

1. Quan sát và đồ giải Radar:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quan sát và đồ giải Radar được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

2. ARPA:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về ARPA được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sy quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

3. GMDSS:

a) Giấy chứng nhận khai thác viên tổng quát (GOC) được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong làm việc trên tầu có trang bị GMDSS hoạt động trong vùng A2, A3, A4 đã hoàn thành khóa huấn luyện khai thác viên tổng quát và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông;

b) Giấy chứng nhận khai thác viên hạn chế (ROC) được cấp cho thuyền trưởng, đại  phó, sỹ quan boong làm việc trên tầu có trang bị GMDSS hoạt động trong vùng A1 đã hoàn thành khóa huấn luyện khai thác viên hạn chế và đạt kết quả thi theo quy định.

4. Chữa cháy nâng cao:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về chữa cháy nâng cao được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện về chữa cháy nâng cao và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

5. Sớ cứu y tế:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về sơ cứu y tế được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện về sơ cứu y tế và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

6. Chăm sóc y tế:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về chăm sóc y tế được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế trên tầu đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

7. Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về bè cứu sinh, xuồng cứu nạn được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy, thủy thủ trưởng, thọ máy chính đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

8. Xuồng cứu nạn cao tốc:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về xuồng cứu nạn cao tốc được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy, thủy thủ trưởng, thợ máy chính làm việc trên tầu có trang bị xuồng cứu nạn cao tốc đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

Thuyền viên muốn được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về xuồng cứu nạn cao tốc phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bè cứu sinh và xuồng cứu nạn.

Điều 41. Xác nhận việc cấp giấy chứng nhận

Thuyền viên Việt Nam đã được cấp giấy chứngnhận huấn luyện đặc biệt về làm quen và nâng cao đối với tầu dầu, tầu chở hóa chất, tầu chở khí hóa lỏng, GOC, ROC phải được Cục Hàng hải Việt Nam cấp giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận.

Điều 42. Cơ sở huấn luyện

1. Cơ sở huấn luyện là cơ sơ đào tạo hàng hải có đủ các trang thiết bị theo quy định tại Phụ lục II của Quyết định này và được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.

2. Cơ sở huấn luyện có trách nhiệm:

a) Tổ chức huấn luyện theo chương trình đã được phê duyệt;

b) Tổ chức thi và đánh giá kết quả thi;

c) Cấp giấy chứng nhận huấn luyện;

d) Hàng năm báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam về tình hình huấn luyện, cấp giấy chứngnhận huấn luyện và tiến hành đánh giá nội bộ theo quy định của Công ước STCW.

3. Trong khoảng thời gian 5 năm, các cơ sở huấn luyện phải được đánh giá độc lập theo quy định của Công ước STCW.

Mục 6: HỒ SƠ CẤP, XÁC NHẬN GCN KNCM, GCN HUẤN LUYỆN VÀ CƠ QUAN, TỔ CHỨC TIẾP NHẬN HỒ SƠ

Điều 43. Hồ sơ dự khóa đào tạo nâng cao, dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi, cấp, xác nhận GCNKNCM, GCN huấn luyện

1. Hồ sơ dự khóa đào tạo nâng cao, dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan bao gồm:

a) Đơn đề nghị;

b) Bản sao bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo và giấy chứng nhận đã học trái ngành (nếu có);

c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận tổ chức quản lý thuyền viên hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đăng ký hộ khẩu;

d) Bản sao GCNKNCM;

đ) Giấy chứng nhận sức khỏe theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Quyết định này;

e) Bản sao các giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ, chứng chỉ tiếng Anh theo quy định đối với chức danh dự thi;

g) Bản khai thời gian đi biển, thời gian đảm nhiệm chức danh có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên; bản phôtô Hộ chiếu thuyền viên hoặc Sổ thuyền viên;

h) 03 ảnh mầu 3 x 4 cm

2. Hồ sơ cấp GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên;

b) Bản khai thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó, máy hai tương ứng với chức danh ghi trên GCKNCM có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên;

c) Bản sao GCNKNCM đại phó, máy hai;

d) Bản phôtô Hộ chiếu thuyền viên hoặc Sổ thuyền viên có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên;

đ) 03 ảnh mầu 3 x 4 cm.

3. Hồ sơ cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca bao gồm:

a) Bản sao bằng tốt nghiệp chuyên ngành và giấy chứng nhận đã học trái ngành (nếu có);

b) Bản phôtô Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên;

c) Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên có ghi rõ thời gian tập sự trực ca;

d) 03 ảnh mầu 3 x 4 cm

4. Hồ sơ gia hạn, đổi, cấp lại GCNKNCM và đổi, cấp lại GCN huấn luyện bao gồm:

a) Đơn đề nghị có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên, trong đó ghi rõ: họ tên, ngày sinh, nơi sinh, đơn vị công tác, thời gian cấp GCNKNCM, GCN huấn luyện, thời gian đảm nhiệm chức danh, lý do đề nghị;

b) GCNKNCM, GCN huấn luyện;

c) Xác nhận của cảng vụ, cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đối với trường hợp bị mất;

d) 03 ảnh mầu 3 x 4

5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận việc cấp nhận bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên;

b) Bản sao Giấy chứng nhận GOC, ROC, huấn luyện đặc biệt;

c) 03 ảnh mầu 3 x 4 cm

6. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận về việc công nhận GCNKNCM bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên ghi rõ thời hạn hợp đồng lao động;

b) GCNKNCM (xuất trình bản gốc);

c) 03 ảnh mầu 3 x 4 cm.

Điều 44. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ

1. Cơ sở huấn luyện tiếp nhận hồ sơ dự khóa đào tạo nâng cao, dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ và dự thi sỹ quan.

2. Cơ sở huấn luyện đã cấp GCN huấn luyện trước đây tiếp nhận hồ sơ gia hạn, cấp lại GCN huấn luyện.

3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cấp GCNKNCM, Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận, Giấy xác nhận về việc công nhận GCNKNCM.

Chương 4:

ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU

Điều 45. Khung định biên an toàn tối thiểu

1. Quy định chung đối với tầu biển Việt Nam

a) Định biên an toàn tối thiểu bộ phận boong theo tổng dung tích (GT)

Chức danh

Dưới 50 GT

Từ 50 GT đến dưới 500 GT

Từ 500 GT đến dưới 3000 GT

Từ 3000 GT trở lên

Thuyền trưởng

01

01

01

10

Đại phó

 

01

01

10

Sỹ quan boong

 

 

01

02

Sỹ quan VTĐ (*)

 

 

02

01

Thủy thủ trực ca

01

01

02

02

Tổng cộng

02

03

06

07

(*) Trường hợp sỹ quan boong có chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đảm nhiệm nhiệm vụ khai thác thiết bị vô tuyến điện trên tầu thì không phải bố trí chức danh sỹ quan VTĐ.

b) Định biên an toàn tối thiểu bộ phận máy theo tổng công suất máy chính (KW)

KW

Dưới 75 KW

Từ 75 KW đến dưới 750 KW

Từ 750 KW đến dưới 3000 KW

Từ 3000 KW trở lên

Máy trưởng

01

01

01

01

Máy hai

 

 

01

01

Sỹ quan máy

 

01

01

01

Thợ máy trực ca

 

01

02

03

Tổng cộng

01

03

05

06

2. Căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, mức độ tự động hóa và vùng hoạt động của tầu, Cơ quan đăng ký tầu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu của tầu phù hợp với thực tế sử dụng, khai thác tầu.

3. Đối với tầu khách, căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, số lượng hành khách, vùng hoạt động của tầu, Cơ quan đăng ký tầu biển quy định định biên an toàn tối thiểu nhưng phải bố trí thêm ít nhất 01 thuyền vỉên phụ trách hành khách so với quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Đối với tầu công vụ, căn cứ vào cỡ tầu, đặc tính kỹ thuật và vùng hoạt động của tầu, Cơ quan đăng ký tầu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu.

5. Mẫu Giấy chứng nhậnbiên an toàn tối thiểu theo quy định tại Phụ lục IV của Quyết định này.

Điều 46. Bố trí thuyền viên trên tầu biển Việt Nam

1. Chủ tầu có trách nhiệm bố trí thuyền viên làm việc trên tầu biển Việt Nam đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

2. Việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tầu biển Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Phải có GCNKNCM, giấy chứng nhận huấn luyện phù hợp với chức danh mà thuyền viên đó đảm nhiệm;

b) Thuyền viên được bố trí làm việc trên tầu dầu, tầu chở hóa chất, tầu chở khí hóa lỏng, tầu khách, tầu khách Ro-Ro thì ngoài GCNKNCM ra các giấy chứng nhận huấn luyện cần phải có khi làm việc trên tầu biển thông thường, còn phải có giấy chứng nhận huấn luyện tương ứng với từng chức danh trên loại tầu đó.

3. Nguyên tắc bố trí chức danh trong một trường hợp đặc biệt:

a) Đối với việc bố trí chức danh thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong, sỹ quan máy làm việc trên tầu lai dăt, tầu công trình, tầu tìm kiếm cứu nạn và các tầu công vụ khác thì Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ cỡ tầu, đặc tính kỹ thuật và vùng hoạt động của tầu hướng dẫn cơ quan đăng ký tầu biển thực hiện;

b) Trong trường hợp tầu đang hành trình trên biển mà thuyền trưởng, máy trưởng không còn khả năng đảm nhiệm chức năng, chủ tầu, người khai thác tầu có thể bố trí đại phó, máy hai thay thế thuyền trưởng hoặc máy trưởng để có thể tiếp tục chuyến đi nhưng chỉ đến cảng tới đầu tiên;

c) Thuyền trưởng tầu khách phải có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của tầu không phải là tầu khách cùng hạng tối thiểu 24 tháng hoặc đã đảm nhiệm chức danh đại phó tầu khách tối thiểu 24 tháng.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 và thay thế Quyết định số 1387/1998/QĐ-BGTVT ngày 03/6/1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chế huấn luyện, cấp chứng chỉ chuyên môn và đảm nhiệm chức danh thuyền viên tầu biển Việt Nam, Quyết định số 1581/1999/QĐ-BGTVT ngày 30/6/1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Khung định biên an toàn tối thiểu cho tầu biển Việt Nam.

2. Các chứng chỉ chuyên môn đã được cấp, đổi theo Quyết định số 1387/1998/QĐ-BGTVT ngày 03/6/1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chế huấn luyện, cấp chứng chỉ chuyên môn và đảm nhiệm chức danh thuyền viên trên tầu biển Việt Nam và các Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu đã được cấp theo Quyết định số 1581/1999/QĐBGTVT ngày 30/6/1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Khung định biên an toàn tối thiểu cho tầu biển Việt Nam vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.

3. Thuyền viên có GCNKNCM cấp theo Quyết định số 2115/2001/QĐ-BGTVT ngày 04/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GCNKNCM được chuyển đổi đặc cánh) chỉ được bố trí làm việc trên những tầu có tổng dung tích hoặc tổng công suất máy chính tương ứng với GCNKNCM được cấp. Thuyền viên có GCNKNCM này muốn được nâng hạng lên chức danh cao hơn hoặc lên hạng tầu cao hơn phải đáp ứng để các điều kiện tương ứng quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31 và 32 của Quyết định này.

Điều 48. Tổ chức thực hiện

1. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng và Vụ thuộc Bộ. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

PHỤ LỤC I

MẪU CÁC LOẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
(Kèm theo Quyết định số 66/2005/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Mẫu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

1.1. Mẫu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (mặt ngoài):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

Giấy chứng nhận này được gia hạn đến:…..........................

The validity of this certificate is hereby extended until

……………............................

Chữ ký của người được ủy quyền

Signature of duly authorized official

 

Ngày gia hạn: ……………………………………………...

Date of revatidation     Tên của người được ủy quyền

Name of duly authorized official

................................................................................

 

Giấy chứng nhận này được gia hạn đến: ………………….

The validity of this certificate is hereby extended until

 

………………………..

Chữ ký của người được ủy quyền

Signature of duly authorized official

 

Ngày gia hạn: ……………………………………………...

Date of revatidation     Tên của người được ủy quyền

Name of duly authorized official

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

 

 

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

CERTIFICATE OF COMPETENCY

 

CẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN HUẤN LUYỆN, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA ĐỐI VỚI THUYỀN VIÊN, 1978, SỬA ĐỔI 1995

 

CERTIFICATE ISSUED UNDER THE PROVISIONS OF THE INTERNATIONAL CONVENTION ON STANDARDS OF TRAINING, CERTIFICATION AND WATCHKEPPING FOR SEAFARERS, 1978, AS AMENDED IN 1995

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

THE VIETNAM MARITIME ADMINISTRATION

 

 

 

 

 


1.2. Mẫu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (mặt trong):

 

(Kích thước 14 cm x 21 cm)

 

Thừa ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cục Hàng hải

By authorization of the Government of the Socialist Republic of Vietnam, the Vietnam Maritime

 

Việt Nam chứng nhận ……………………………………………………

Administration hereby certifies that

 

Có đủ khả năng chuyên môn phù hợp với các điều khoản của quy tắc.......

has been found duly quaified in accordance with the provisions of regulation

 

của công ước nói trên, đã sửa đổi, và có đủ khả năng đảm nhiệm các nhiệm vụ sau

of the above Convention, as amended, and has been found competent to perform the following

 

theo trình độ quy định với những hạn chế đã nêu cho đến………………..

functions at the levels specified, subject to any limitations indicated until

 

hoặc đến ngày hết hạn của bất kỳ sự gia hạn của giấy chứng nhận này như nêu ở mặt bên:

or until the date of expiry of any extension of the validity of this certificate as may be shown overleaf

 

CHỨC NĂNG

(FUNCTION)

MỨC TRÁCH NHIỆM

(LEVEL)

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người giữ hợp pháp giấy chứng nhận này có thể đảm nhiệm chức danh hoặc các chức danh

The lawful holder of this certificate may serve in the fllowing capacity of capacities specified in

 

sau đã được nêu trong các yêu cầu định biên an toàn hiện hành của chính quyền

the applicable safe manning requirements of the Administration

 

 

 

CHỨC DANH

(CAPACITY)

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giấy chứng nhận số ….……………… cấp ngày ………………………..

Certificate No                                        issued on

 

 

……………............................

Chữ ký của người được ủy quyền

Signature of duly authorized official

 

……………............................

Tên của người được ủy quyền

Name of duly authorized official

 

 

 

 

Khi phục vụ trên tầu bản gốc của giấy chứng nhận này phải

The original of this certificate must be kept available in

 

luôn sẵn có theo quy tắc I/2

accordance with regulation I/2

 

khoản 9 của Công ước.

paragraph 9 of the Convention while serving on a ship

 

Ngày sinh của người được cấp giấy chứng nhận ………

Date of birth of the holder of the certificate

 

Chữ ký của người được cấp giấy chứng nhận ………….

Signature of the holer of the certificate

 

 

 


2. Mẫu Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận

 

2.1. Mẫu Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận (mặt ngoài)

 

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

Giấy xác nhận này được gia hạn đến:…..........................

The validity of this endorsement is hereby extended until

 

……………............................

Chữ ký của người được ủy quyền

Signature of duly authorized official

 

Ngày gia hạn: ……………………………………………...

Date of revatidation     Tên của người được ủy quyền

Name of duly authorized official

................................................................................

 

Giấy xác nhận này được gia hạn đến: ………………….

The validity of this endorsement  is hereby extended until

 

………………………..

Chữ ký của người được ủy quyền

Signature of duly authorized official

 

Ngày gia hạn: ……………………………………………...

Date of revatidation     Tên của người được ủy quyền

Name of duly authorized official

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

 

 

 

 

 

GIẤY XÁC NHẬN

VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

 

ENDORSEMENT ATTESTING THE ISSUE OF A CERTIFICATE

 

CẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN HUẤN LUYỆN, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA ĐỐI VỚI THUYỀN VIÊN, 1978, SỬA ĐỔI 1995

 

CERTIFICATE ISSUED UNDER THE PROVISIONS OF THE INTERNATIONAL CONVERNTION OF STANDARDS OF TRAINING, CERTIFICATION AND WATCHKEPPING FOR SEAFARERS, 1978, AS AMENDED IN 1995

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

THE VIETNAM MARITIME ADMINISTRATION

 


2.2. Mẫu Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận (mặt trong):

 

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

Thừa ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cục Hàng hải

By authorization of the Government of the Socialist Republic of Vietnam, the Vietnam Maritime

 

Việt Nam chứng nhận rằng Giấy chứng nhận số ………… được cấp cho

Administration hereby certifies that certificate No                    issued to

…………………………………………………………….

 

Có đủ khả năng chuyên môn phù hợp với các điều khoản của quy tắc.......

has been found duly quaified in accordance with the provisions of regulation

 

của công ước nói trên, đã sửa đổi, và có đủ khả năng đảm nhiệm các nhiệm vụ sau

of the above Convention, as amended, and has been found competent to perform the following

 

theo trình độ quy định với những hạn chế đã nêu cho đến………………..

functions at the levels specified, subject to any limitations indicated until

 

hoặc đến ngày hết hạn của bất kỳ sự gia hạn của giấy chứng nhận này như nêu ở mặt bên:

or until the date of expiry of any extension of the validity of this certificate as may be shown overleaf

 

CHỨC NĂNG

(FUNCTION)

MỨC TRÁCH NHIỆM

(LEVEL)

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người giữ hợp pháp giấy chứng nhận này có thể đảm nhiệm chức danh hoặc các chức danh

The lawful holder of this certificate may serve in the fllowing capacity of capacities specified in

 

sau đã được nêu trong các yêu cầu định biên an toàn hiện hành của Chính quyền

the applicable safe manning requirements of the Administration

 

 

 

CHỨC DANH

(CAPACITY)

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giấy xác nhận số ….……………… cấp ngày ………………………..

Endorsement  No                                        issued on

 

 

……………............................

Chữ ký của người được ủy quyền

Signature of duly authorized official

 

……………............................

Tên của người được ủy quyền

Name of duly authorized official

 

 

 

 

Khi phục vụ trên tầu bản gốc của giấy chứng nhận này phải

The original of this certificate must be kept available in

 

luôn sẵn có theo quy tắc I/2

accordance with regulation I/2

 

khoản 9 của Công ước.

paragraph 9 of the Convention while serving on a ship

 

Ngày sinh của người được cấp giấy chứng nhận ………

Date of birth of the holder of the certificate

 

Chữ ký của người được cấp giấy chứng nhận ………….

Signature of the holer of the certificate

 

Ảnh của người được cấp giấy chứng nhận

Photograph of the holder of the certificate

 

 


3. Mẫu Giấy xác nhận về việc công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

 

3.1. Mẫu Giấy xác nhận về việc công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (mặt ngoài):

 

(Kích thước 14 cm x 21 cm)

 

 

Giấy xác nhận này được gia hạn đến:…..........................

The validity of this endorsement is hereby extended until

 

……………............................

Chữ ký của người được ủy quyền

Signature of duly authorized official

 

Ngày gia hạn: ……………………………………………...

Date of revatidation     Tên của người được ủy quyền

Name of duly authorized official

................................................................................

 

Giấy xác nhận này được gia hạn đến: ………………….

The validity of this endorsement  is hereby extended until

 

………………………..

Chữ ký của người được ủy quyền

Signature of duly authorized official

 

Ngày gia hạn: ……………………………………………...

Date of revatidation     Tên của người được ủy quyền

Name of duly authorized official

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

 

 

 

 

 

GIẤY XÁC NHẬN

VỀ VIỆC CÔNG NHẬN GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

 

ENDORSEMENT ATTESTING THE RECOGNITION OF A CERTIFICATE

 

CẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN HUẤN LUYỆN, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA ĐỐI VỚI THUYỀN VIÊN, 1978, SỬA ĐỔI 1995

 

UNDER THE PROVISIONS OF THE INTERNATIONAL CONVENTION ON STANDARDS OF TRAINING, CERTIFICATION AND WATCHKEEPING FOR SEAFARERS, 1978, AS AMENDED IN 1995

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

THE VIETNAM MARITIME ADMINISTRATION

 


3.2. Mẫu Giấy xác nhận về việc công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (mặt trong):

 

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

Thừa ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cục Hàng hải

By authorization of the Government of the Socialist Republic of Vietnam, the Vietnam Maritime

 

Việt Nam chứng nhận rằng Giấy chứng nhận số ………… được cấp cho

Administration hereby certifies that certificate No                    issued to

…………………………………………………………….

 

bởi hoặc đại diện của Chính phủ …………………………………….........

by or behalf of the Government

 

được công nhận phù hợp với các điều khoản của quy tắc I/10 của Công ước nói trên,

has been found duly qualified in accordance with the provisions of regulation I/10 of the above

 

đã sửa đổi, và người cầm giấy hợp pháp này được phép hoàn thành các nhiệm vụ sau

Convention, as amended, and the lawful holder is authorized to perform the following functions at the levels

 

theo trình độ quy định với những hạn chế đãnêu cho đến ……………….

specitied, subject to any limitations indicated until

 

hoặc đến ngày hết hạn của bất kỳ sự gia hạn của giấy xác nhận này hư nêu ở mặt bên:

or until the date of expiry of any extension of the validity of this endorsement as may be shown overleaf

 

CHỨC NĂNG

(FUNCTION)

MỨC TRÁCH NHIỆM

(LEVEL)

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người giữ hợp pháp giấy chứng nhận này có thể đảm nhiệm chức danh hoặc các chức danh

The lawful holder of this certificate may serve in the fllowing capacity of capacities specified in

 

sau đã được nêu trong các yêu cầu định biên an toàn hiện hành của Chính quyền

the applicable safe manning requirements of the Administration

 

 

 

CHỨC DANH

(CAPACITY)

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giấy xác nhận số ….……………… cấp ngày ………………………..

Endorsement  No                                        issued on

 

 

……………............................

Chữ ký của người được ủy quyền

Signature of duly authorized official

 

……………............................

Tên của người được ủy quyền

Name of duly authorized official

 

 

 

 

Khi phục vụ trên tầu bản gốc của giấy chứng nhận này phải

The original of this certificate must be kept available in

 

luôn sẵn có theo quy tắc I/2

accordance with regulation I/2

 

khoản 9 của Công ước.

paragraph 9 of the Convention while serving on a ship

 

Ngày sinh của người được cấp giấy chứng nhận ………

Date of birth of the holder of the certificate

 

Chữ ký của người được cấp giấy chứng nhận ………….

Signature of the holer of the certificate

 

 

 

 


4. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản

 

4.1. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản (mặt ngoài)

 

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

 

 

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

HUẤN LUYỆN CƠ BẢN

 

Cấp theo quy định của Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn

huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và Trực ca đối với

Thuyền viên, 1978, sửa đổi 1995

 

BASIC TRAINING CERTIFICATE

 

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers, 1978, as amended in 1995

 

 

 

 


4.2. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản (mặt trong)

 

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

 

 

 

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN CƠ BẢN

 

Cấp theo quy định của Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn

huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và Trực ca đối với

Thuyền viên, 1978, sửa đổi 1995

 

BASIC TRAINING CERTIFICATE

 

Issued under the provisions of the International Convention

on Standards of Training, Certification and Watchkeeping

for Seafarers, 1978, as amended in 1995

 

 

 

 

 

Chữ ký người được cấp: …………………

Holder’s Signature

 

 

 

Trường

The

 

chứng nhận ………………………………………………………………

certifies that

 

Sinh ngày: …………………………… Quốc tịch …………………….

Born on                                                 Nationality

 

đã hoàn thành và thi đạt yêu cầu của khóa huấn luyện về:

has completed and successfully passed the exam of a training course in:

…………………………………………………………………………..........

…………………………………………………………………………..........

…………………………………………………………………………..........

…………………………………………………………………………..........

 

theo quy định của Quy tắc …………………… Công ước nói trên và các

under the provisions of the Reg …………………. of the above Convention

 

quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam

and legal regulations in force in the S.R. Vietnam

 

Giấy chứng nhận số ………………….. cấp ngày ……………………….

Certificate No                                            issued on

 

Thời hạn hiệu lực

Duration of validity

Không thời hạn

Unlimited

 

Hiệu trưởng

The Rector

 

 

 

 


5. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ

 

5.1. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ (mặt ngoài)

 

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

 

 

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ

 

Cấp theo quy định của Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn

huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và Trực ca đối với

Thuyền viên, 1978, sửa đổi 1995

 

PROFESSIONAL TRAINING CERTIFICATE

 

Issued under the provisions of the International Convention

on Standards of Training, Certification and Watchkeeping

for Seafarers, 1978, as amended in 1995

 

 

 

 


5.2. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ (mặt trong)

 

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

 

 

 

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ

 

Cấp theo quy định của Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn

huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và Trực ca đối với

Thuyền viên, 1978, sửa đổi 1995

 

PROFESSIONAL TRAINING CERTIFICATE

 

Issued under the provisions of the International Convention

on Standards of Training, Certification and Watchkeeping

for Seafarers, 1978, as amended in 1995

 

 

 

 

 

Chữ ký người được cấp: …………………

Holder’s Signature

 

 

 

Trường

The

 

chứng nhận ………………………………………………………………

certifies that

 

Sinh ngày: …………………………… Quốc tịch …………………….

Born on                                                 Nationality

 

đã hoàn thành và thi đạt yêu cầu của khóa huấn luyện về:

has completed and successfully passed the exam of a training course in:

…………………………………………………………………………..........

…………………………………………………………………………..........

…………………………………………………………………………..........

…………………………………………………………………………..........

 

theo quy định của Quy tắc …………………… Công ước nói trên và các

under the provisions of the Reg …………………. of the above Convention

 

quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam

and legal regulations in force in the S.R. Vietnam

 

Giấy chứng nhận số ………………….. cấp ngày ……………………….

Certificate No                                            issued on

 

Thời hạn hiệu lực

Duration of validity

Không thời hạn

Unlimited

 

Hiệu trưởng

The Rector

 

 

 

 


6. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt

 

6.1. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt (mặt ngoài)

 

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

Giấy chứng nhận này được gia hạn đến: …………………

The validity of this certificate is hereby extended until

 

Ngày gia hạn: …………………….....

Date of revalidation

Hiệu trưởng

The Rector

 

Giấy chứng nhận này được gia hạn đến: ………………….

The validity of this certificate is hereby extended until

 

Ngày gia hạn: …………………….....

Date of revalidation

Hiệu trưởng

The Rector

 

 

GHI CHÚ (REMARKS)

1. Nội dung của khóa huấn luyện này dựa trên Giáo trình chuẩn

The content of this Training course was hased on IMO Model

..………………… của IMO và được tổ chức ngày ……………

Course(s) and helf from

đến ngày ………………... tại: ………………………………

to at

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

2. Giấy chứng nhận này được cấp theo đề nghị tại văn bản số

This certificate has been issued by the proposal stated in document

……………. ngày …… tháng …… năm …… của Hiệu trưởng

No      dated of the Director of

(Giám đốc) Trường /Trung tâm huấn luyện nói trên.

the above Martime Universitey / School / training certer

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

 

 

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

HUẤN LUYỆN ĐẶC BIỆT

 

Cấp theo quy định của Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn

huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và Trực ca đối với

Thuyền viên, 1978, sửa đổi 1995

 

SPECIAL TRAINING CERTIFICATE

 

Issued under the provisions of the International Convention

on Standards of Training, Certification and Watchkeeping

for Seafarers, 1978, as amended in 1995

 

 

 

 


6.2. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt (mặt trong)

 

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

 

 

 

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN ĐẶC BIỆT

 

Cấp theo quy định của Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn

huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và Trực ca đối với

Thuyền viên, 1978, sửa đổi 1995

 

SPECIAL TRAINING CERTIFICATE

 

Issued under the provisions of the International Convention

on Standards of Training, Certification and Watchkeeping

for Seafarers, 1978, as amended in 1995

 

 

 

 

 

Chữ ký người được cấp: …………………

Holder’s Signature

 

 

 

Trường

The

 

chứng nhận ………………………………………………………………

certifies that

 

Sinh ngày: …………………………… Quốc tịch …………………….

Born on                                                 Nationality

 

đã hoàn thành và thi đạt yêu cầu của khóa huấn luyện về:

has completed and successfully passed the exam of a training course in:

…………………………………………………………………………..........

…………………………………………………………………………..........

…………………………………………………………………………..........

…………………………………………………………………………..........

 

theo quy định của Quy tắc …………………… Công ước nói trên

under the provisions of the Reg …………………. of the above

 

và các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam

Convention and legal regulations in force in the S.R. Vietnam

 

Giấy chứng nhận số ………………….. cấp ngày ……………………….

Certificate No                                            issued on

 

Có giá trị đến ………………………………… hoặc đến ngày hết hạn của

Valid until                           or until the date of expiry of and extension

 

các lần gia hạn ở trang sau.

of the validity of this certificate as may be shown overleaf.

 

 

Hiệu trưởng

The Rector

 

 

 

 


Phụ lục II

TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT PHỤC VỤ HUẤN LUYỆN

THEO YÊU CẦU CỦA BỘ LUẬT STCW

(Kèm theo Quyết định số 66/2005/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

1. Huấn luyện Kỹ thuật cứu sinh

(Học viên: 20 người)

 

Số thứ tự

Danh mục

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

1

Phao bè 10 người

cái

01

 

2

Phao bè 20 người

cái

01

 

3

Cầu đỡ phao bè

cái

01

 

4

Giá đỡ xuồng cứu sinh

cái

01

 

5

Bộ Davit nâng hạ xuồng CS

cái

01

 

6

Xuồng cứu sinh

cái

01

Xuồng từ 15 - 20 chỗ ngồi

7

Phao áo cứu sinh

cái

20

 

8

Quần áo bơi giữ nhiệt

bộ

01

 

9

Thiết bị chống mất nhiệt

cái

02

 

10

Máy VTĐ xách tay dùng cho phương tiện cứu sinh

cái

01

 

11

Pháo hiệu, đuốc hiệu, pháo hiệu khói

cái

06 x 10

Số lượng cho 01 khóa huấn luyện (dự trù 10 khóa)

12

EPIRB

cái

01

Dùng để giới thiệu (cũ)

13

Dây cứu sinh dùng đưa người lên máy bay

cái

01

 

14

Giỏ cứu sinh

cái

01

 

15

Thiết bị phóng dây

cái

01

 

16

Tivi, đầu video & băng huấn luyện cứu sinh

bộ

01

 

17

Cần nâng hạ phao bè tự thổi

cái

02

 

18

Cầu nhẩy

cái

01

Cao 2,5m hoặc 4, 5 m

 


2. Huấn luyện Sơ cứu

 

(Học viên: 20 người)

 

2.1. Trang thiết bị

 

Số thứ tự

Tên y cụ

Đơn vị

Số lượng

1

Bông hút nước

gói

20

2

Gạc các cỡ

m

30

3

Băng

cuộn

50

4

Băng dính

cuộn

02

5

Băng kính cá nhân

cuộn

20

6

Kim tiêm có mầu

cái

02

7

Kéo cắt băng

cái

02

8

Bộ tiểu phẫu

bộ

01

9

Xoong 2 lít

cái

01

10

Nhiệt kế

cái

05

11

Máy đo Huyết áp

cái

05

12

Khẩu trang

cái

05

13

Găng phẫu thuật

đôi

05

14

Kim + chỉ khâu y tế

bộ

02

15

Xilanh tiêm nhựa

cái

50

16

Dụng cụ thông tiểu nam

cái

02

17

Bô tiểu tiện nam

cái

02

18

Túi chườm nóng

cái

02

19

Băng tam giác vải 90 x 90

cái

10

20

Nẹp cố định gãy xương cái

bộ

05

21

Phông đèn chiếu

cái

01

22

Bảng phóc-mi-ca

cái

01

23

Bút xóa

cái

01

24

Chậu

cái

02

25

cái

02

26

Khăn mặt

cái

02

27

Khăn trải bàn

cái

03

28

Bàn ghế phòng học đủ cho 30 học viên bố trí vừa học lý thuyết vừa thực hành tại chỗ

 

 

29

Quạt và chiếu sáng phòng học

 

 

30

Các tranh ảnh phục vụ giảng dạy theo tiêu chuẩn STCW

 

 

31

Giường cá nhân (0.9m)

chiếc

01

32

Chiếu trải giường

chiếc

02

33

Gối

chiếc

02

34

Garô cầm máu

bộ

05

35

Túi y tế cơ động

túi

02

36

Cáng Neil-Robertson (hoặc cáng bóng đá)

cáng

01

37

Tủ thuốc và y cụ

 

01

38

Tủ tài liệu

 

01

39

Túi chườm lạnh

cái

02

40

Khay vuông, chữ nhật

cái

02

 

2.2. Trang bị thuốc

 

Số

thứ tự

Tên thuốc

Đơn vị

Hàm lượng

Số lượng

1

Aspirin

viên

0.3 - 0.5 g

100

2

Paracetamon

viên

0.3 - 0.5 g

100

3

Cao sao vàng

hộp

3 g

10

4

Mocphin HCL

ống

0.01

05

5

Cồn xoa bóp

lọ

 

05

6

Promethzin

viên

25 mg

30

7

Ampixilin

viên

0.25 - 0.5 g

100

8

Ampixilin

lọ

1 g

10

9

Nước cất

ống

2 ml

20

10

Gentamyxin

ống

80 mg

20

11

Bicepton 480

viên

480 mg

50

12

Tetraxinlin

viên

0.25 g

50

13

Cloroquin

viên

0.25 g

50

14

Diazepam

viên

5 mg

20

15

Orezol

gói

 

10

16

Nitroglyxerin

viên

0.5 mg

20

17

Hypothiazid

viên

25 mg

20

18

Propranolol

viên

40 mg

20

19

Cimetidine

viên

250 mg

50

20

Kawet

viên

 

100

21

Atropin Sunfat

ống

1/4 mg

20

22

Opizoic

viên

 

400

23

Klion

viên

0.25 g

50

24

Codein

viên

0.01 g

100

25

Panthenol

tuýp

4.26%

03

26

Oxy già

lọ

10 thể tích

20

27

Cồn boric

lọ

3%

10

28

Cloramphenicol

lọ

4%

10

29

Sulpharin

lọ

1%

05

30

Dentoxit

lọ

 

05

31

Cồng ASA

lọ

 

05

32

Mỡ Tetraxilin

tuýp

1%

05

33

Mỡ Flucina

tuýp

 

02

34

DEP

lọ

 

10

35

Cồn 700 

lọ

 

20

36

Vitamin B1

viên

0.01

100

37

Vitamin B1

ống

0.025

20

38

Vitamin C

viên

0.1

100

39

Vitamin C

ống

0.5

20

40

Penicilin

viên

1000000

20

 

3. Huấn luyện Chữa cháy

 

 (Học viên: 20 - 30 người)

 

Số

 thứ tự

Yêu cầu, trang thiết bị

1

Xây dựng 01 căn nhà nhỏ cho việc luyện tập lửa, khói có 04 phòng

2

Lắp đặt 01 trạm nén khí bao gồm: máy nén, thiết bị đo, đường ống hoàn chỉnh

3

Xây dựng 01 phòng thao tác, sửa chữa các thiết bị cứu hỏa, và 01 phòng treo quần áo

4

02 khay bằng tôn 07 mm kích thước 1 m x 1 m x 0.3 m

5

02 thùng bằng gạch chịu lửa có 03 mặt

6

02 đường ống nước cứu hỏa đường kính F 110 mm, dài 140 m mỗi ống có chỗ lắp 03 vòi rồng cứu hỏa

7

01 thùng phi đựng dâàu, gỗ, giẻ rách

8

06 người giả để luyện tập cứu người bị nạn trong lửa, khói

9

06 ống rồng cứu hỏa tiêu chuẩn F 70 mm

10

03 ống rồng cứu hỏa tiêu chuẩn F 45 mm

11

06 vòi phun nước cứu hỏi gồm: 02 vòi phun tiêu chuẩn, 02 vòi phun khuếch tán, 02 vòi phun kiểu phản lực

12

01 máy tạo bọt giãn nở cao (thấp) nhất

13

02 đường ống nhánh để sử dụng bọt từ máy tạo bọt

14

02 tay mở van

15

06 bình cứj hỏa bằng nước loại 09 lít

16

06 bình cứu hỏa bằng bọt: 03 bình loại 09 lít của hàn quốc, 03 bình loại 09 lít của Việt Nam

17

06 bình cứu hỏa CO2 loại 5 kg

18

04 bình cứu hỏa Halon 121 loại 2,5 kg

19

10 bình bọt cứu hỏa loại 10 kg

20

30 bộ quần áo bảo hộ, mũ, g8ang tay, úng chống nắng, áo mưa

21

25 bộ thiết bị báo kiệt sức để lắp cho các thiết bị thở (DSVs)

22

01 máy tạo khói để luyện tập

23

Mặt nạ chống khói

24

Đặt 01 đường ống nước ngọt có vòi rửa, vòi tắm để phục vụ cho vệ sinh

25

01 cáng cáng thương bằng vải bạt

26

01 tủ thuốc cấp cứu

27

01 máy cấp cứu thở ô xy

28

02 bộ quần áo chống cháy

29

02 rìu cứu hỏa

30

02 đường dây an toàn có móc, mỗi đường 36 m

31

25 bộ thiết bị tự thở hoàn chỉnh

32

01 bơm cứu hỏa

33

01 bộ TV + video để học viên xem băng

 

4. Huấn luyện trên mô phỏng Radar, ARPA

 

(Học viên: 06 người)

 

4.1. Mô phỏng RADAR với ít nhất 02 buồng huấn luyện có các đặc tính sau:

 

- Có bộ phận điều khiển hướng đi va tốc độ tầu;

 

- Có khả năng mô phỏng ít nhất 10 mục tiêu;

 

- Màn ảnh RADAR đáp ứng yêu cầu nêu tại Nghị quyết A. 574 (14) và A. 477 (11) của IMO.

 

4.2. Bàn thực hiện huấn luyện đồ giải, hải đồ, các trang thiết bị cần thiết.

 

4.3. Phòng học với máy chiếu, ánh sáng phù hợp.

 

5. Huấn luyện GMDSS - Chứng chỉ GOC, ROC

 

(Học viên: 06 người)

 

Số

thứ tự

Thiết bị

Số lượng (bộ)

1

Bộ thu phát MF/HF, NBDP, DSC hoàn chỉnh

01

2

Bộ MF/HF trực thu trên tần số cấp cứu

01

3

Thiết bị báo hiệu EPIB (406 MHz hoặc 1.6 GHz)

01

4

Thiết bị thu EGC

01

5

Thiết bị thu NAVTEX

01

6

Thiết bị thu phát trên kênh 70 VHF

01

7

Thiết bị thu trực canh 2182 KHz

01

8

Thiết bị VHF cầm tay cùng với bộ nạp

01

9

Thiết bị mô phỏng hoặc máy vi tính có thể mô phỏng hoạt động của INMARSAT A/B, INMARSAT C, DSC và NBDP

02

10

Ắc quy và hộp nạp

01

11

Các tài liệu vận hành: INMARSAT A/B, INMARSAT C, NBDP, Gọi chọn số (DSC)

01

 

6. Huấn luyện An toàn tầu dầu


(Học viên: 20 người)

 

Số

thứ tự

Thiết bị

Số lượng (bộ)

1

Một phòng học với các trang thiết bị: máy chiếu, video, băng

01

2

Thiết bị cấp cứu

01

3

Thiết bị thở ôxy

01

4

Bình bọt chữa cháy

05

5

Bình khí CO2 chữa cháy

05

6

Vòi chữa cháy băng nước

01

7

Bình chữa cháy bột

05

8

Thiết bị kiểm tra nồng độ ôxy

02

9

Thiết bị kiểm tra nồng độ ôxy cá nhân

02

10

Thiết bị chỉ báo cháy

02

11

Các ống hấp thụ hóa học

05

12

Thiết bị phát hiện khí độc hại

01

13

Thiết bị đưa người ra khỏi két

01

 

7. Huấn luyện An toàn tầu chở khí hóa lỏng

 

(Học viên: 20 người)

 

Số

thứ tự

Thiết bị

Số lượng (bộ)

1

Một phòng học có đầy đủ thiết bị phục vụ giảng dạy: máy chiếu, video, băng, các hình ảnh về tầu chở khí hóa lỏng

 

2

Quần áo an toàn

01

3

Thiết bị bảo vệ

01

4

Dụng cụ cấp cứu

05

5

Thiết bị thở ôxy

05

6

Phin lọc chất độc hại dùng khi thoát nạn

01

7

Bộ quần áo thở

05

8

Ống phát hiện khí

02

9

Thiết bị phát hiện khí để bàn

02

10

Thiết bị phát hiện khí cháy để bàn

02

11

Thiết bị đo nồng độ khí ôxy

05

12

Quần áo chống cháy

01

 


8. Huấn luyện An toàn tầu chở hóa chất

 

(Học viên: 20 người)

 

Số

thứ tự

Thiết bị

Số lượng (bộ)

1

Một phòng học có đầy đủ thiết bị phục vụ giảng dạy: máy chiếu, video, băng, các hình ảnh về tầu chở khí hóa lỏng

 

2

Quần áo an toàn

01

3

Thiết bị bảo vệ

01

4

Dụng cụ cấp cứu

01

5

Thiết bị thở ôxy

01

6

Phin lọc chất độc hại dùng khi thoát nạn

05

7

Bộ quần áo thở

01

8

Ống phát hiện khí

02

9

Thiết bị phát hiện khí để bàn

02

10

Thiết bị phát hiện khí cháy để bàn

02

11

Thiết bị đo nồng độ khí ôxy

02

12

Quần áo chống cháy

02

13

Một phòng thí nghiệp để thực hành về phát hiện và xác định các loại hóa chất

01

 


Phụ lục III

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN SỨC KHỎE

(Kèm theo Quyết định số 66/2005/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2005

của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_____________________________

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN SỨC KHỎE

(Health Certificate)

 

 

 

Họ và tên (Full name): …………………………………………………………………

Ngày tháng năm sinh (Date of birth): ………………………………………………….

Nghề nghiệp (Occupation: ……………………………………………………………..

Quốc tịch (Nationality): ………………………………………………………………..

Địa chỉ (Address):………………………………………………………………………

 

Tiểu sử bệnh tật (Medical history)

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

Phần khám (Genearl examination)

 

Chiều cao (Height): ………………………Cân nặng (Weight): …………………………

Mạch (Pulse): …………………………… Huyết áp (Blood pressure): …………………

Mắt (Eyes)

- Thị lực (Visual ability) Không kính (No glass) …… Phải (Right) …… Trái (Left) ……

    Có kính (With glass)……… Phải (Right) …… Trái (Left) ……

- Sắc giác (Colour vision)…………………………………………………………………

  Bác sĩ (Doctor): …………………………………………………

Tai (Ears) 

- Nghe thông thường (Ordinary hearing):…………………………………………………

- Nghe nói thầm (Whisper): ………………………………………………………………

  Bác sĩ (Doctor): …………………………………………………

Mũi (Nose) ………………………… Họng (Throat) ……………………………………

Lưỡi (Tongue)……………………… Răng (Teeth)………………………………………

  Bác sĩ (Doctor): …………………………………………………

Hệ tim mạch (Cardio - vascular System)…………………………………………………

Nghe tim (Ansculation) ……………………………………………………………………

Điện tim đồ (Electrocardiogram)…………………………………………………………

  Bác sĩ (Doctor): …………………………………………………

Hệ hô hấp (Respiratory system)……………………………………………………………

Hệ tiêu hóa (Digestive system) ……………………………………………………………

Hệ thần kinh (Nervous system) ……………………………………………………………

Tình trạng thần kinh (Psychial state) ………………………………………………………

Hệ sinh dục - tiết niệu (Urogenital system) ………………………………………………

Hệ bạch huyết (Lymphatic system) ………………………………………………………

  Bác sĩ (Doctor): …………………………………………………

Hệ vận động (Movement system) …………………………………………………………

Phản xạ gân gót (Achile tendon reflex) ……………………………………………………

Xương (Skeleton) …………………………………………………………………………

Sọ não (Skull) ………………………… Cột sống (Vertebral column)……………………

Tay (Arms) …………………………… Chân (Legs) ……………………………………

  Bác sĩ (Doctor): …………………………………………………

Bệnh ngoài da (Skin disease) ………………………………………………………………

 

Một số xét nghiệm (Some kind of tests)

 

Điện quang (X-ray examination) …………………………………………………………

Các xét nghiệm máu (Blood analyses) ……………………………………………………

- Huyết sắc tố (Hemoglobin) ………………………………………………………………

- Nhóm máu (Blood group) ………………………………………………………………

- Bạch cầu (Leukocyty) ……………………………………………………………………

Công thức bạch cầu (Leukocyte formula) …………………………………………………

Xét nghiệm nước tiểu (Urine analyses) ……………………………………………………

- Albumin (Albumin) ……………………… Đường (Glucose) …………………………

   Bác sĩ (Doctor): …………………………………………

HIV………………………… Bác sĩ (Doctor): …………………………………………

Giang mai (Syphilis test) ……  Bác sĩ (Doctor): …………………………………………

Tôi, người ký dưới đây, xác nhận Ông ……………………………………………………

Phù hợp, không phù hợp với nhiệm vụ nghề nghiệp được giao: …………………………

I, the undersigned as a doctor to certify that Mr …………………………………………

Being (fit) (not fit) for duty as a (Master, Chief mate, Officer or seaman)

……………………………………………………………………………………………

 

 

Ngày …… tháng …… năm ……

Date ……………………

Giám đốc bệnh viện

Chief of Hospital

(Ký tên đóng dấu)

(Sign - seal)

 

 

 

 

 

 

 

 

Họ và tên ……………………

Full name ……………………

 

 


Phụ lục IV

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU

(Kèm theo Quyết định số 66/2005/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

 

 

 

 

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIETNAM MARITIME ADMINISTRATION

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU

CERTIFICATE OF MINIMUM SAFE MANNING

 

Cấp theo các điều khoản của Quy tắc V/13(b) SOLAS 1974, đã sửa đổi; Bộ luật Hàng hải Việt Nam và Quyết định số 66/2005/QĐ-BGTVT ngày 30/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Issued under the provisions of Regulation V/13(b) SOLAS 1974, as amended; the Vietnamese Maritime Code and Decision No. 66/2005/QĐ-BGTVT dated 30/11/2005 of the Minister of Transport

 

Được sự ủy quyền của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, phùhợp với những quy định hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cơ quan Đăng ký tầu biển ………………………… chứng nhận:

 

By the authorization of the Chairman of the Vietnam Maritime Administration, in compliance with the existing regulations of the Socialist Republic of Vietnam, the Ship Registration Office at …………… certifies:

 

Tên tầu (Ship’s Name) ……………………………

Tổng dung tích (Gross Tonnage) …………………

Vùng hàng hải (Navigational Area) ………………

Hô hiệu (Call Sign) ………………………………

Cảng đăng ký (Port of Registry) …………………

Công suất máy (Propulsion Power) ………………

 

Chức danh (Ranks)

Số lượng (Number)

Chức danh (Ranks)

Số lượng (Number)

Thuyền trưởng (Master)

 

Máy truởng (Chief Engineer)

 

Đại phó (Chief Officer)

 

Máy hai (Second Engineer)

 

Sỹ quan boong (Deck Officer)

 

Sỹ quan máy (Engine Officer)

 

Sỹ quan VTĐ (Radio Officer)

 

Thợ máy trực ca

(Engine Watchkeeping Rating)

 

Thủy thủ trực ca

(Deck Watchkeeping Rating)

 

 

 

 

Ghi chú (Remark): …………………………………

Trình độ chuyên môn và số lượng chức danh nêu trong bảng trên bảo đảm định biên an toàn của tầu, người, hàng hóa và môi trường phù hợp với Nghị quyết A.890(21) của Tổ chức Hàng hải quốc tế và Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

The ranks and the number of personnel shown in the above-mentioned table are for safe manning of the ship, life, cargo and environment in accordance with IMO esolution A.890(21) and the Vietnamese Maritime Code.

 

Giấy chứng nhận này có giá trị theo Giấy chứng nhận Đăng ký tầu.

This Certificate is subject to the validity of the Certificate of Registry.

 

 

 

 

Số: ………/ĐKTB

No

Cấp tại……………………, ngày …………

Issued at Date

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THEGIOILUAT.VN
Hết hiệu lực
Hết HL: 28/01/2009

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Quyết định 66/2005/QĐ-BGTVT về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tầu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành

Số hiệu 66/2005/QĐ-BGTVT Ngày ban hành 30/11/2005
Ngày có hiệu lực 01/01/2006 Ngày hết hiệu lực 28/01/2009
Nơi ban hành Bộ Giao thông vận tải Tình trạng Hết hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Quyết định 66/2005/QĐ-BGTVT về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tầu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
Mục lục

Mục lục

Close