Văn bản " Quyết định 722/2003/QĐ-BHXH-BT ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành" đã HẾT HIỆU LỰC từ ngày 01/01.2012 và được thay thế bởi Quyết định 902/QĐ-BHXH năm 2007 quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc do Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành, có hiệu lực từ 01/07/2007

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
******

CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 722/2003/QĐ-BHXH-BT

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM SỐ 722/2003/QĐ-BHXH-BT NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ các quy định hiện hành về Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế bắt buộc; 
Theo đề nghị của Trưởng ban Thu Bảo hiểm xã hội;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2003 và thay thế Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11/1999 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 3: Chánh Văn phòng Trưởng Ban Thu bảo hiểm xã hội, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Huy Ban

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC QUẢN LÝ THU BẢO HIẾM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC 
(Ban hành kèm theo Quyết định số 722/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 5 năm 2003 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

1. Đối tượng, mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc.

1. Đối tượng

1.1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

1.1.1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định lại khoản 1, Điều 1 Nghị định số01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ gồm:

a. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;

- Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính thị - xã hội;

- Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;

- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính;

- Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;

- Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tố chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

- Các tổ chức khác có sử dụng lao động là những tổ chức chưa quy định tại điểm a này.

b. Cán bộ, công chức, viên chức theo pháp lệnh cán bộ, công chức.

c. Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao dộng từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

d. Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a và điểm c mục này, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng 1ao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc.

e. Người lao động quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d Mục này, đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động trả thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc.

1.1.2. Quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng lương và hưởng sinh hoạt phí theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quan đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ.

1.1.3. Cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí được quy định tại Điều 3 Nghị định số09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ; Điều 7 Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23/6/1999 của Chính phủ và Điều 1 Nghị định số 46/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ.

1.1.4. Người 1ao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài quy định tại Nghị định số152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ.

1.1.5. Đối tượng tự đóng BHXH theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ và đối tượng quy định tại khoản b điểm 9 mục II Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/03/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1.2. Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.

1.2.1. Người lao động Việt Nam trong danh sách lao động thường xuyên, lao động hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên làm việc trong:

- Các doanh nghiệp Nhà nước, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang

- Các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung; bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100 vốn đầu tư nước ngoài; các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

- Các đơn vị tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên.

1.2.2. Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp; người làm việc trong các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ; người làm việc trong các cơ quan dân cử từ Trung ương đến cấp xã, phường.

1.2.3. Đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế Nhà nước hoặc không hưởng chế độ BHXH hàng tháng.

Các đối tượng quy định tại tiết 1.2.1 , 1.2.2, 1.2.3 nêu trên trong thời gian đi học ngắn hạn hoặn dài hạn trong nước vẫn thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.

1.2.4. Người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ.

1.2.5. Thân nhân sĩ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ.

1.2.6. Lưu học sinh nước ngoài học tại Việt Nam quy định tại Thông tư Liên bộ số 68 LB/TC-KH ngày 04/11/1996 của Bộ Tài chính - Kế hoạch và đầu tư.

1.2.7. Các đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp kinh phí thông qua BHXH;

1.2.8. Người nghèo được hưởng chế độ KCB theo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTgngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

1.2.9. Người đang hưởng chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng (hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, công nhân cao su).

2. Mức đóng.

2.1. Mức đóng BHXH.

2.1.1. Mức 20% tiền lương hàng tháng đối với các đối tượng quy định tại tiết 1.1.1 và 1.1.2 điểm 1.1 mục 1, trong đó người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ tiền lương tháng, người lao động đóng 5% tiền lương tháng.

2.1.2. Mức 15% tiền lương hàng tháng và sinh hoạt phí đối với các đối tượng quy định tại tiết 1.1.3; 1.1.4 và 1.1.5 điểm 1.1 mục 1 cụ thể như sau:

- Đối tượng tại tiết 1.1.3 đóng 15% mức sinh hoạt phí hàng tháng, trong đó Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đóng 10%, cán bộ xã, phường, thị trấn đóng 5%.

- Đối tượng tại tiết 1.1.4 nếu đã tham gia BHXH ở trong nước thì mức đóng bằng 15% tiền lương tháng đã đóng BHXH liền kề trước khi ra nước ngoài làm việc; nếu chưa tham gia BHXH ở trong nước thì mức đóng hàng tháng bằng 15% của hai lần mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại từng thời điểm.

- Đối tượng tại tiết 1.1.5 tự đóng 15% mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc.

2.2. Mức đóng BHYT

2.2.1. Mức 3% tiền lương hàng tháng đối với các đối tượng quy định tại tiết 1.2.1 và 1.2.2 điểm 1.2 mục 1, trong đó người sử dụng lao động đóng 2% tổng quỹ tiền lương tháng, người lao động đóng 1% tiền lương tháng.

2.2.2. Mức 3% tiền lương tối thiểu hiện hành đối với các đối tượng quy định tại tiết l.2.3; 1.2.4 và 1.2.5 điểm 1.2 mục 1, do các cơ quan có trách nhiệm quản lý đối tượng đóng.

2.2.3. Mức 3% suất học bổng được cấp hàng tháng đối với các đối tượng quy định tại tiết 1.2.6 điểm 1.2 mục 1, do cơ quan có trách nhiệm quản lý đối tượng đóng.

2.2.4. Mức đóng của đối tượng tại tiết 1.2.7 và 1.2.8 điểm 1.2 mục 1, theo quy định hiện hành của Chính phủ, do cơ quan có trách nhiệm quản lý đối tượng đóng.

2.2.5. Mức 3% tiền lương hưu, trợ cấp hàng tháng do cơ quan BHXH trích từ quỹ hưu trí trợ cấp sang quỹ khám chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại tiết 1.2.9 điểm 1.2 mục 1.

2.3. Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT

2.3.1. Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương, tiền công theo ngạch, bậc hoặc lương theo cấp bậc, chức vụ, lương hợp đồng; các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử, khu vực, đắt đỏ, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

2.3.2. Người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương thuộc hệ thống thang bảng lương do Nhà nước quy định, được tính theo mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm đóng BHXH, BHYT. Từ ngày 01/01/2003 mức tiền lương tối thiểu là 290.000 đồng/tháng.

2.3.3. Người lao động làm việc trong các đơn vị quy định tại Điều 2 Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ và khoản 3 mục II Thông tư số 04/2003/TT-BLĐTBXH ngày 17/2/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT là mức lương ghi trong hợp đồng lao động theo thang, bảng lương của đơn vị xây dựng, nhưng không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu.

2.3.4. Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH của người lao động làm việc trong các đơn vị liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo mức lương ghi trong hợp đồng lao động, nhưng không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu quy định tại Quyết định số708/1999/QĐ-BLĐTB&XH ngày 15/6/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội .

3. Phương thức đóng BHXB, BHYT.

3.1. Đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT.

Thực hiện đóng BHXH, BHYT đồng thời, hàng tháng. Chậm nhất là ngày cuối tháng, các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm trích nộp tiền vào tài khoản thu của cơ quan BHXH.

3.2. Đối tượng tham gia BHXH

3.2.1. Hàng tháng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính phủ đóng BHXH cho các đối tượng được quy định tại tiết 1.1.2 điểm 1.1 mục 1.

3.2.2. Đơn vị quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng BHXH 6 tháng 1 lần cho các đối tượng quy định tại tiết 1.1.4 điểm 1.1 mục 1.

3.2.3. Đối tượng quy định tại tiết 1.1.5 điểm 1.1 mục 1, đóng BHXH hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần theo đăng ký của người lao động.

3.2.4. Các đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khác thực hiện đóng BHXH hàng tháng.

3.3. Đối tượng tham gia BHYT.

3.3.1. Đối tượng quy định tại tiết 1.2.3, 1.2.4, 1.2.5, 1.2.6, 1.2.7, 1.2.8 điểm 1.2 mục 1, do các cơ quan có trách nhiệm quản tý đóng BHYT hàng tháng trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc được ký với cơ quan BHXH.

3.3.2. Đối tượng quy định tại tiết 1.2.9 điểm 1.2 mục 1, do BHXH Việt Nam thực hiện ghi thu quỹ khám chữa bệnh (KCB), ghi chi quỹ hưu trí trợ cấp hàng tháng.

II. QUẢN LÝ THU - NỘP BHXH, BHYT

1. Quy trình thu nộp.

1.1. Đăng ký tham gia BHXH - BHYT lần đầu

1.1.1. Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị (gọi chung là đơn vị) quản lý các đối tượng nêu tại mục 1 phần I có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH, BHYT với cơ quan BHXH được phân công quản lý theo địa giới hành chính cấp tỉnh, nơi cơ quan, đơn vị đóng trụ sở; Hồ sơ đăng ký ban đầu bao gồm:

- Công văn đăng ký tham gia BHXH, BHYT.

- Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH (mẫu C45-BH), danh sách đối tượng tham gia BHYT (mẫu C45a-BH).

- Hồ sơ hợp pháp về đơn vị và người lao động trong danh sách (Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, bảng thanh toán tiền lương hàng tháng).

1.1.2. Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, thông báo kết quả thẩm định danh sách tham gia BHXH, BHYT, số tiền phải đóng hàng tháng hoặc tiến hành ký kết hợp đồng về BHYT với cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng.

1.1.3. Đơn vị quản lý đối tượng căn cứ thông báo hoặc hợp đồng đã ký kết với cơ quan BHXH tiến hành đóng BHXH, BHYT.

1.2. Hàng tháng nếu có sự biến động so với danh sách đã đăng ký tham gia BHXH, BHYT, đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh theo mẫu C47-BH (hoặc theo mẫu C47a-BH), gửi cơ quan BHXH để kịp thời điều chỉnh.

1.3. Hàng quý hoặc định kỳ theo hợp đồng đã ký kết, cơ quan BHXH và đơn vị quản lý đối tượng vận hành đối chiếu số liệu nộp BHXH, BHYT và lập biên bản (mẫu C46-BH) theo nguyên tắc ưu tiên tính đủ mức đóng BHYT bắt buộc, để xác định số tiền thừa, thiếu) còn phải nộp trong quý.

1.4. Trước 30/11 hàng năm, đơn vị quản lý đối tượng có trách nhiệm lập "Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH" (mẫu C45-BH) hoặc "Danh sách đối tượng tham gia BHYT" (mẫu C45a-BH) để đăng ký tham gia BHXH, BHYT của năm kế tiếp cho đối tượng với cơ quan BHXH được phân công quản lý.

2. Phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT.

2.1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Thu BHXH) chịu trách nhiệm tổng hợp, phân loại đối tượng tham gia BHXH; Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, quản lý thu BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và phiếu KCB; Kiểm tra, đối chiếu tình hình thu nộp BHXH, BHYT cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, phiếu KCB và thẩm định số thu BHXH, BHYT.

2.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng (gọi chung là BHXH tỉnh).

2.2.1. Bảo hiểm xã hội tỉnh (phòng thu BHXH) trực tiếp thu.

- Các đơn vị do Trung ương quản lý đóng trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Các đơn vị trên địa bàn do tỉnh quản lý.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức quốc tế, lưu học sinh nước ngoài.

- Lao động hợp đồng thuộc doanh nghiệp lực lượng vũ trang.

- Các đơn vị đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Người có công với cách mạng quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ

- Người nghèo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

- Những đơn vị BHXH huyện không đủ điều kiện thu thì BHXH tỉnh trực tiếp tổ chức thu.

2.2.2. Phòng thu BHXH có trách nhiệm:

- Tổ chức, hướng dẫn thu BHXH, BHYT, cấp, ghi, xác nhận trên sổ BHXH, cấp Thẻ BHYT, Phiếu KCB đối với các đơn vị do tỉnh quản lý; Hướng dẫn BHXH huyện quản lý thu BHXH, BHYT, cấp, ghi, xác nhận trên sổ BHXH, cấp Thẻ BHYT, Phiếu KCB cho đối tượng do huyện quản lý; Định kỳ quý, năm thẩm định số thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện.

- Cung cấp cơ sở dữ liệu về người lao động tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn cho phòng công nghệ thông tin để cập nhật vào chương trình quản lý thu BHXH, BHYT và in ấn Thẻ BHYT, Phiếu KCB.

- Cung cấp cho Phòng Giám định chi những thông tin về đối tượng đã đãng ký tại các cơ sở KCB theo Phiếu KCB đã cấp.

- Phối hợp với phòng Kế hoạch Tài chính lập và giao kế hoạch, quản lý tiền thu BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh quản lý.

2.3. Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện).

2.3.1. Bảo hiểm xã hội huyện trực tiếp thu BHXH, BHYT.

- Các đơn vị trên địa bàn do huyện quản lý;

- Các đơn vị ngoài quốc doanh, ngoài công lập.

- Các xã phường, thị trấn.

- Thân nhân sĩ quan tại ngũ quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ.

- Đối tượng quy định tại tiết 1.1.5 điểm 1.1 mục 1.

- Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu.

2.3.2. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quản lý thu, nộp BHXH, BHYT; cấp, hướng dẫn sử dụng sổ BHXH, phiếu KCB đối với cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng.

3. Lập và giao kế hoạch thu BHXH, BHYT.

3.1. Bảo hiểm xã hội huyện căn cứ vào Danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị và đối tượng tham gia BHXH, BHYT do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp và lập 02 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu số 4-KHT) 01 bản lưu tại BHXH huyện, 01 bản gửi BHXH tỉnh trước ngày 20/10.

3.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, thực hiện kiểm tra, đối chiếu lập kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu số 4-KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH, BHYT của BHXH các huyện lập 02 bản (theo mẫu số 5-KHT), 01 bản lưu tại tỉnh, 01 bản gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31/10.

3.3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm của BHXH các địa phương và tình hình phát triển kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch thu BHXH, BHYT do BHXH các tỉnh và BHXH khối lực lượng vũ trang lập, giao số kiểm tra về thu BHXH, BHYT cho BHXH các tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính phủ trước ngày 15/11 hàng năm.

3.4. Căn cứ số kiểm tra của BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh đối chiếu với tình hình thực tế trên địa bàn, BHXH khối lực lượng vũ trang đối chiếu với quân số sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương; hạ sĩ quan và binh sĩ hưởng phụ cấp đang quản lý nếu chưa phù hợp thì phản ảnh về BHXH Việt Nam để được xem xét điều chỉnh.

3.5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp số thu BHXH, BHYT trên toàn quốc trình Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt để giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH lực lượng vũ trang trong tháng 01 năm sau.

3.6. Bảo hiểm xã hội tỉnh, căn cứ dự toán thu BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH, BHYT cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 15/01 của năm kế hoạch.

4. Quản lý tiền thu BHXH, BHYT

4.1. Thu BHXH, BHYT bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngân hàng ngay trong ngày.

4.2. Không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT để chi cho bất cứ việc gì; Không được áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH, BHYT đối với các đơn vị Mọi trường hợp thoái thu, truy thu BHXH để cộng nối thời gian công tác chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của BHXH Việt Nam.

4.3. Chậm nhất vào ngày cuối tháng, cơ quan, đơn vị quản lý đối lượng phải nộp đủ số tiền đã được xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHXH, BHYT. Nếu chậm nộp từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính về BHXH, cơ quan, đơn vị còn phải nộp tiền lãi theo mức lãi suất tiền vay quá hạn do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp.

BHXH tỉnh, huyện có quyền yêu cầu kho bạc, ngân hàng trích từ tài khoản của cơ quan, đơn vị chuyển vào tài khoản của cơ quan BHXH khoản tiền phải nộp BHXH (kể cả tiền lãi do chậm nộp) mà không cần có sự chấp nhận thanh toán của cơ quan, đơn vị.

4.4. Bảo hiểm xã hội huyện chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối năm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH, BHYT của huyện về BHXH tỉnh trước 24 giờ ngày 31/12.

4.5. Hàng tháng BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng. Nếu số dư trên tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh quá 5.000.000.000 đồng, thì BHXH tỉnh phải chuyển bổ sung ngay về BHXH Việt Nam. Riêng tháng cuối năm chuyển hết số tiền thu BHXH, BHYT về BHXH Việt Nam trước 24 giờ ngày 31/12.

5. Chế độ thông tin báo cáo.

5.1. BHXH huyện.

- Lập sổ theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH (mẫu S03-BH), sổ chi tiết thu BHXH (mẫu S53-BH) và báo cáo tháng (Mẫu 6-BCT), quý, năm (Mẫu 7-BCT).

- Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng; Báo cáo quý trước ngày 15 tháng đầu quý sau; Báo cáo năm ngày 20 tháng 01 năm sau.

- Địa điểm gửi BHXH tỉnh.

5.2. BHXH tỉnh.

- Lập sổ theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH (mẫu S03-BH), sổ chi tiết thu BHXH (mẫu S53-BH) và báo cáo tháng (Mẫu 6-BCT), quý, năm (Mẫu:7-BCT; 8-BCT).

- Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng; Báo cáo quý trước ngày 25 tháng đầu quý sau; Báo cáo năm ngày 31 tháng 01 năm sau.

- Địa điểm gửi: BHXH Việt Nam.

5.3. BHXH Việt Nam.

- Lập báo cáo tháng, quý và năm.

Định kỳ hàng quý, năm báo cáo tình hình số liệu thu BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, Thẻ BHYT, Phiếu KCB với Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền.

(Mẫu sổ, báo cáo và phương pháp lập xem phụ lục đính kèm).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết, phổ biến cụ thể đến các đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc để thực hiện đúng các nội dung đã nêu trong quy định này; Thông tin kịp thời cho các đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT về những thay đổi có liên quan đến chính sách BHXH, BHYT, phương thức quản lý thu, nộp, cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT, phiếu KCB để thực hiện.

2. Hướng dẫn chi tiết về thu BHXH đối với lực lượng vũ trang sẽ được quy định bằng một văn bản riêng.

3. Quy định này được thực hiện kể từ ngày 01/7/2003.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, cần báo cáo kịp thời về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xem xét giải quyết.

 

THEGIOILUAT.VN
Hết hiệu lực
Hết HL: 01/01/2012

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Quyết định 722/2003/QĐ-BHXH-BT ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 722/2003/QĐ-BHXH-BT Ngày ban hành 26/05/2003
Ngày có hiệu lực 01/07/2003 Ngày hết hiệu lực 01/01/2012
Nơi ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Tình trạng Hết hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Quyết định 722/2003/QĐ-BHXH-BT ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Mục lục

Mục lục

Close