BỘ THƯƠNG MẠI

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 724/1999/QĐ-BTM

Hà Nội , ngày 08 tháng 06 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI CHẾ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỢ BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 4/12/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại ;
Căn cứ văn bản số 1269/KTTH/KTTH ngày 26/3/1999 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành "Qui chế tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt Nam - Campuchia";
Nhằm thống nhất việc tổ chức và quản lý các hoạt động lưu thông hàng hoá ở khu vực biên giới của Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước và phát triển mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành "Qui chế tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt Nam - Campuchia" kèm theo quyết định này.

Điều 2. Chủ tịch UBND, Giám đốc Sở Thương mại các tỉnh biên giới phía tây nam, thủ trưởng các cơ quan chức năng thuộc Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký./.

 

BỘ TRƯỞNG




Trương Đình Tuyển

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỢ BIÊN GIỚI VIỆT NAM – CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 0724/1999/QĐ-TTg ngày 08/06/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG.

Điều 1. Bản Quy chế này áp dụng cho các chợ trên lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia.

Điều 2. Chợ biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc các khu kinh tế cửa khẩu được điều chỉnh theo qui định riêng.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC VÀO KINH DOANH TẠI CHỢ

Điều 3.

3.1 - Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia (Sau đây gọi tắt là cư dân) được phép vào chợ để trao đổi, mua bán hàng hoá. Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực biên giới khi vào chợ để trao đổi, mua bán hàng hoá phải tuân thủ Quy chế khu vực biên giới .

3.2 - Công dân Campuchia có hộ khẩu thường trú trong khu vực biên giới phía Campuchia (Sau đây gọi tắt là cư dân) có Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Campuchia cấp, tuân thủ quy chế khu vực biên giới của Việt Nam được vào chợ biên giới của Việt Nam để trao đổi, mua bán hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Điều 4.

4.1 - Thương nhân của Việt Nam nếu được Ban quản lý chợ chấp thuận bố trí địa điểm đặt cửa hàng,( cửa hiệu, sạp hàng...) thì được phép kinh doanh tại chợ.

4.2 - Thương nhân Campuchia nếu thực hiện đầy đủ các thủ tục sau đây thì được Giám đốc Sở Thương mại xem xét, cấp sổ kinh doanh thường xuyên tại chợ:

Là công dân Campuchia có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới phía Cămpuchia có Giấy chứng minh biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Campuchia cấp.

Có đơn xin phép, trong đó có xác nhận của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Campuchia - (Mẫu số 1 kèm theo).

Chương 3

TRAO ĐỔI, MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CHỢ.

Điều 5.

5.1. Hàng hoá trao đổi, mua bán tại chợ phải là hàng được phép lưu thông trên thị trường theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

5.2. Hàng hoá đưa qua cửa khẩu biên giới được thực hiện theo các qui định hiẹn hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.

Điều 6 . Việc áp dụng chính sách thuế đối với hàng hoá buôn bán tại chợ biên giới được quy định như sau:

6.1. Đối với cư dân biên giới của Việt Nam và Campuchia:

Nhà nước khuyến khích việc trao đổi, mua bán tại chợ các hàng hoá sản xuất tại Việt Nam và Campuchia. Những hàng hoá này khi đưa qua cửa khẩu biên giới với trị giá không quá 500.000 đồng Việt Nam được miễn thuế mỗi người một lượt một ngày; nếu trị giá hàng hoá vượt mức quy định trên đây, người có hàng phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phần vượt định mức và chấp hành chế độ hải quan của mỗi nước. Trường hợp hàng hoá là sản phẩm nông, lâm thuỷ sản hoặc sản phẩm thủ công mỹ nghệ không thể cắt rời (Vật nguyên con, nguyên cái) nếu giá trị một đơn vị sản phẩm cao hơn mức quy định vẫn được miễn thuế cho một đơn vị sản phẩm đó khi đưa qua cửa khẩu.

Định mức miễn thuế trên đây sẽ được thay đổi do nhu cầu thị trường. Bộ trưởng Bộ Thương mại sẽ qui định và thông báo trong từng thời gian cụ thể.

Hàng hoá sản xuất tại nước thứ ba trao đổi, mua bán tại chợ biên giới khi đi qua cửa khẩu biên giới không được hưởng định mức miễn thuế nói trên. Người có hàng hoá phải tuân thủ chế độ quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thực hiện chế độ hải quan theo qui định hiện hành của Nhà nước Việt Nam .

6.2. Đối với thương nhân Việt Nam và Campuchia:

Thương nhân Việt Nam có Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong chợ, thương nhân Campuchia có Sổ kinh doanh tại chợ phải đăng ký nộp thuế theo các Luật thuế của Việt Nam. Hàng hoá đưa qua biên giới phải chịu Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu theo các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam .

Điều 7. Trong chợ biên giới được phép đổi hàng hoặc dùng Đồng Việt Nam và Riel Campuchia làm phương tiện thanh toán.

Chương 4

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỢ.

Điều 8. Chợ biên giới do chủ tịch UBND tỉnh căn cứ vào các quy định của Chính phủ và tình hình cụ thể của địa phương để ra quyết định thành lập hoặc giải thể theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại.

Điều 9. Tại mỗi chợ biên giới có Ban quản lý chợ được thành lập và có nhiệm vụ phù hợp với Thông tư số 15-TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại.

Cơ quan quản lý Nhà nước về thương nghiệp cấp huyện có nhiệm vụ giúp UBND huyện tổ chức và quản lý chợ biên giới.

Điều 10. Thương nhân buôn bán ở chợ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

10.1. Được bảo hộ quyền kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật.

10.2. Được giúp đỡ, hướng dẫn hoạt động kinh doanh tại chợ.

10.3. Được quyền yêu cầu Ban quản lý chợ và các cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết các tranh chấp về số lượng, chất lượng hàng hoá, về trật tự an toàn trong khi mua bán hàng hoá tại chợ.

10.4. Nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định. Chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến việc buôn bán tại chợ.

10.5. Giữ vệ sinh, bảo đảm trật tự, môi trường nơi bán hàng.

Điều 11. Tài chính của chợ và các yêu cầu quản lý khác không nêu trong quy chế này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 15-TM/CSTTTN ngày 16 - 10 - 1996 của Bộ Thương mại.

Chương 5

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. UBND tỉnh biên giới căn cứ vào đặc điểm cụ thể trên từng địa bàn, chỉ đạo Sở Thương mại và các ngành chức năng, UBND huyện có chợ ban hành các quy định cụ thể về quản lý chợ tại địa phương phù hợp với Quy chế này và Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16 tháng 10 năm 1996 của Bộ Thương mại. Những nội dung liên quan đên việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của thương nhân buôn bán trong chợ phải được niêm yết công khai bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Campuchia để mọi người biết và thực hiện.

Điều 13. Sở Thương mại tỉnh biên giới chủ trì phối hợp với các Ngành Tài chính, Hải quan ... địa phương thống nhất chỉ đạo thực hiện Quy chế này; Hướng dẫn cơ quan chức năng quản lý nhà nước về thương nghiệp cấp huyện, thị xã nơi có chợ biên giới thực hiện việc lập hồ sơ xin cấp sổ kinh doanh tại chợ biên giới (Theo mẫu số 2) cho các đối tượng nói tại điều 4, (khoản 4.2) trên đây.

Điều 13. Định kỳ 3 tháng, Sở Thương mại báo cáo về Bộ Thương mại tình hình thị trường và số liệu về kinh doanh tại chợ (Theo mẫu số 3 đính kèm)./.

 

BỘ TRƯỞNG




Trương Đình Tuyển

MẪU SỐ 1

ĐƠN XIN KINH DOANH THƯỜNG XUYÊN

TẠI CHỢ BIÊN GIỚI............................

Kính gửi : Giám đốc Sở Thương mại tỉnh….

(thông qua Phòng Tài chính - Thương nghiệp huyện...)

1. Họ, tên: ………………………………….

2. Dân tộc:……………………….Quốc tịch:………………………

3. Địa chỉ:…………………………………….

- Trụ sở chính:…………………………………….

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………

- Điện thoại, TELEX, FAX:…………………………………….

4. Tài khoản:………………………………………

Tiền Việt Nam:……………………….Tại Ngân hàng:………………

Ngoại tệ:………………………………Tại Ngân hàng:………………

5. Chủ tài khoản:……………………………..

6. Vốn:………………………………………

Trong đó: Vốn cố định:             Vốn lưu động:

7. Xin phép kinh doanh tại chợ:

8. Ngành hàng, mặt hàng xin phép kinh doanh tại chợ biên giới.

a) Hàng từ nước ngoài đưa sang bán:

Tên hàng:

Dự kiến doanh số/năm:

b) Hàng mua từ chợ biên giới Việt Nam đem sang nước ngoài:

Tên hàng:

Dự kiến doanh số/năm:

9. Cửa khẩu xin phép mang hàng hoá qua lại (phía Việt Nam):

10. Cam kết: Tôi xin cam đoan những nội dung ghi trong đơn là đúng sự thật. Nếu có sai trái tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam. Khi được chấp thuận, tôi xin cam kết tuân thủ pháp luật và các qui định của Nhà nước Việt Nam.

Xác nhận của chính quyền cơ sở của CPC

(Ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký và đóng dấu)

 

Làm tại.....ngày....năm 199..

Người làm đơn

MẪU SỐ 2

UBND TỈNH, TP...

SỞ THƯƠNG MẠI

Số........XNKBG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỔ KINH DOANH HÀNG HOÁ TẠI CHỢ BIÊN GIỚI

Tên chợ .....................................................

 Họ tên:

1.                  ã Dân tộc:                                 Quốc tịch:

2.                  ã Địa chỉ nơi cư trú:

3.                  ã Vốn:

4.                  ã Ngành hàng được phép kinh doanh:

5.                  ã Kinh doanh tại chợ:

6.                  ã Hàng hoá đem qua cửa khẩu:            

Sổ có giá trị đến hết ngày ..........................

 

…., ngày….tháng….năm 199

Giám đốc Sở Thương mại

(Ký tên, đóng dấu)

 

THEO DÕI HÀNG HOÁ KINH DOANH

Ngày

Mua từ CPC về (nhập khẩu) hay bán từ VN đi

(xuất khẩu)

Tên hàng

Số lượng

Trị giá (1000đ)

Tiền thuế đã nộp (1000đ)

Cán bộ kiển hoá thu thuế

1

2

3

4

5

6

7

 

 

              

 

 

 

 

 Ghi chú : Các cột 1, 2, 3, 4, 5, 6 do người dk ghi.

 MẪU SỐ 3

UBND TỈNH, TP...

SỞ THƯƠNG MẠI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…, ngày........tháng........năm 199       

BÁO CÁO QUÍ.....

Số liệu về mua bán hàng hoá của các đối tượng được cấp sổ kinh doanh tại chợ biên giới

(Yêu cầu tổng hợp đúng mẫu và đúng thời gian: 3 tháng/lần)

I. Số hộ kinh doanh:

II. Hàng hoá đưa qua cửa khẩu biên giới vào bán ở chợ Việt Nam:

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Trị giá

Cửa khẩu

Ghi chú

1. Tổng trị giá

 

 

 

 

 

2. Mặt hàng chính

 

 

 

 

 

......

 

 

 

 

 

III. Hàng hoá mua từ chợ Việt Nam bán qua biên giới:

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Trị giá

Cửa khẩu

Ghi chú

1. Tổng trị giá

 

 

 

 

 

2. Mặt hàng chính

 

 

 

 

 

......

 

 

 

 

 

IV. Số thuế đã thu tại cửa khẩu trong các tháng :.... (Triệu đồng)

V. Những khó khăn và kiến nghị của địa phương:

 

T/M Giám đốc Sở Thương mại

(Ký tên đóng dấu)

 

 

THEGIOILUAT.VN
Không còn phù hợp

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Quyết định 724/1999/QĐ-BTM về Qui chế tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt Nam - Campuchia do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu 724/1999/QĐ-BTM Ngày ban hành 08/06/1999
Ngày có hiệu lực 23/06/1999 Ngày hết hiệu lực
Nơi ban hành Bộ Công thương Tình trạng Không còn phù hợp

Tóm tắt nội dung

Quyết định 724/1999/QĐ-BTM về Qui chế tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt Nam - Campuchia do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
Mục lục

Mục lục

Close