BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2018/TT-BQP

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2018

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH THI HÀNH ÁN QUÂN ĐỘI

Căn cứ Luật thi hành án n sự ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thinh án dân sự

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư ban hành Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2018 và thay thế Thông tư 138/2011/TT-BQP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án dân sự trong Quân đội.

Điều 3. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tư lệnh Quân khu Quân chủng Hải quân, chỉ huy các cơ quan đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Ngành Thi hành án Quân đội thực hiện Thông tư này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Thượng tướng Lê Chiêm

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH THI HÀNH ÁN QUÂN ĐỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-BQP ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc hoạt động; trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc; chế độ hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội (sau đây viết gọn là Ngành Thi hành án).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với Cục trưởng, các Phó Cục trưởng, chỉ huy các phòng, ban thuộc Cục Thi hành án; chỉ huy Phòng Thi hành án thuộc Bộ Tổng Tham mưu, các quân khu, Quân chủng Hải quân (sau đây gọi chung là Phòng Thi hành án cấp quân khu); Chấp hành viên Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và hạ sĩ quan, binh sĩ Ngành Thi hành án (sau đây gọi chung là cán bộ, nhân viên, chiến sĩ).

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động

1. Tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng; chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

2. Giải quyết công việc đúng phạm vi, thẩm quyền; đúng trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của pháp luật và kế hoạch công tác của cơ quan.

Chương II

TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Điều 4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án

1. Cục trưởng

a) Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự trong Quân đội theo quy định của pháp luật.

b) Phạm vi giải quyết công việc

Những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thi hành án theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng; công việc được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao hoặc ủy quyền; báo cáo Bộ trưởng về những công việc vượt quá thẩm quyền;

Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể và chỉ đạo, điều hành, kiểm tra hoạt động giữa các Phó Cục trưởng, các phòng, ban thuộc Cục Thi hành án; kết luận giải quyết công việc thuộc thẩm quyền;

Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra Phòng Thi hành cấp quân khu thực hiện trình tự, thủ tục và áp dụng quy định của pháp luật phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác thi hành án dân sự,

2. Phó Cục trưởng

a) Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Cục trưởng về những công việc được giao, được phân công phụ trách hoặc ủy quyền.

b) Phạm vi giải quyết công việc

Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc, giải quyết công việc theo sự phân công hoặc ủy quyền của Cục trưởng và báo cáo kết quả thực hiện với Cục trưởng;

Chủ động phối hợp với Phó Cục trưởng khác để giải quyết công việc có liên quan; báo cáo Cục trưởng quyết định những vấn đề, công việc có khó khăn, vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền;

Ký thay Cục trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Cục trưởng trong phạm vi công việc được Cục trưởng phân công hoặc ủy quyền,

Điều 5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Trưởng phòng, ban; Phó Trưởng phòng, ban thuộc Cục Thi hành án

1. Trưởng phòng, ban

a) Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Cục trưởng về toàn bộ công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban.

b) Phạm vi giải quyết công việc

Những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban mình và công việc được Cục trưởng giao hoặc ủy quyền;

Phân công, giao nhiệm vụ cho cán bộ, nhân viên chiến sĩ thuộc quyền và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phòng, ban mình;

Chủ động phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ chung của Cục và Ngành Thi hành án; báo cáo Cục trưởng quyết định những vấn đề, công việc có khó khăn, vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền,

2. Phó Trưởng phòng, ban

a) Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng phòng, ban về những công việc được giao, phân công phụ trách hoặc ủy quyền,

b) Phạm vi giải quyết công việc

Chỉ huy, điều hành giải quyết công việc theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng, ban và báo cáo kết quả thực hiện với Trưởng phòng, ban;

Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc có liên quan; báo cáo Trưởng phòng, ban quyết định những vấn đề, công việc có khó khăn, vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền.

Điều 6. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Thi hành án cấp quân khu

1. Trưởng phòng

a) Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân, Cục trưởng Cục Thi hành án về công tác thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền,

b) Phạm vi giải quyết công việc

Những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thi hành án theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng; công việc được Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân, Cục trưởng Cục Thi hành án giao hoặc ủy quyền;

Báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân, Cục trưởng Cục Thi hành án những vấn đề, công việc có khó khăn, vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền;

Tham mưu, đề xuất với Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân, Cục trưởng Cục Thi hành án về công tác xây dựng thể chế, xây dựng văn bản quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ; công tác thi hành án dân sự; công tác xây dựng ngành;

Phân công, giao nhiệm vụ cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc có liên quan.

2. Phó Trưởng phòng

a) Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng phòng về những công việc được giao, được phân công phụ trách hoặc ủy quyền.

b) Phạm vi giải quyết công việc

Chỉ huy, điều hành giải quyết công việc theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng và báo cáo kết quả thực hiện với Trưởng phòng;

Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc có liên quan; báo cáo Trưởng phòng quyết định những vấn đề, công việc có khó khăn, vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền;

Ký thay Trưởng phòng các văn bản thuộc thẩm quyền của Trưởng phòng trong phạm vi công việc được Trưởng phòng phân công hoặc ủy quyền.

Điều 7. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Ngành Thi hành án

1. Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người chỉ huy trực tiếp về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác được giao.

2. Cán bộ, nhân viên, chiến sĩ

a) Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước người chỉ huy trực tiếp về nội dung tham mưu đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc được giao; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

b) Chấp hành và thực hiện đúng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Quân đội và quy định có liên quan của chính quyền địa phương nơi đóng quân.

Chương III

CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG

Điều 8. Chế độ hoạt động theo kế hoạch

1. Hoạt động của Cục Thi hành án, Phòng Thi hành án cấp quân khu được thực hiện theo kế hoạch công tác tháng, quý và năm,

2. Hằng năm, Cục Thi hành án xây dựng kế hoạch công tác thi hành án dân sự của Ngành Thi hành án, Phòng Thi hành án cấp quân khu xây dựng kế hoạch công tác thi hành án dân sự, các phòng, ban thuộc Cục Thi hành án xây dựng kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp điều chỉnh kế hoạch hoặc có nhiệm vụ đột xuất thì các cơ quan, đơn vị báo cáo cấp có thẩm quyền đã phê duyệt kế hoạch xem xét, quyết định.

3. Hằng tháng, quý, căn cứ vào kế hoạch công tác năm và nhiệm vụ được giao các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện.

Điều 9. Chế độ báo cáo xin ý kiến chỉ đạo

1. Cục trưởng Cục Thi hành án báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để hướng dẫn, chỉ đạo Phòng Thi hành án cấp quân khu giải quyết những việc thi hành án có ảnh hưởng lớn đến quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, uy tín của Quân đội hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2. Trưởng phòng Thi hành án cấp quân khu báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân, Cục trưởng Cục Thi hành án để giải quyết những việc thi hành án có ảnh hưởng lớn đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị trên địa bàn quân khu và tương đương bao gồm:

a) Việc thi hành án có số tiền, giá trị tài sản phải thi hành lớn; việc thi hành án khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội hoặc việc thi hành án có yếu tố nước ngoài;

b) Việc thi hành án phải áp dụng biện pháp cưỡng chế có sử dụng lực lượng ngoài Quân đội, kê biên tài sản là bất động sản;

c) Việc thi hành án mà người phải thi hành là người có công với cách mạng, chức sắc tôn giáo, người dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản;

d) Những việc thi hành án khác cần xin ý kiến chỉ đạo.

3. Cục trưởng Cục Thi hành án cho ý kiến chỉ đạo theo quy trình hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự trong Quân đội.

Điều 10. Chế độ lập dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nghiệp vụ, trang bị phương tiện, vật tư, tài sản, công cụ hỗ trợ

1. Chế độ lập dự toán

a) Hằng năm, Phòng Thi hành án cấp quân khu lập dự toán ngân sách của đơn vị mình gửi về Cục Thi hành án để xem xét, tổng hợp, lập dự toán ngân sách của Ngành Thi hành án báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

b) Cục Thi hành án có trách nhiệm xây dựng dự toán phân cấp ngân sách nghiệp vụ của Ngành Thi hành án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trình tự, thủ tục phân cấp ngân sách được thực hiện theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng

2. Chế độ quản lý, sử dụng ngân sách, nghiệp vụ, trang bị phương tiện, vật tư, tài sản, công cụ hỗ trợ

a) Các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm quản lý sử dụng ngân sách nghiệp vụ, trang bị phương tiện, vật tư, tài sản, công cụ hỗ trợ được cấp theo quy định.

b) Cục Thi hành án có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tính hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách nghiệp vụ, trang bị phương tiện vật tư, tài sản, công cụ hỗ trợ trong Ngành Thi hành án.

Điều 11. Chế độ kiểm tra, tập huấn, sơ, tổng kết

1. Chế độ kiểm tra

a) Cục Thi hành án kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với Phòng Thi hành án cấp quân khu theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.

b) Phòng Thi hành án cấp quân khu kiểm tra nghiệp vụ thi hành án dân sự đối với cán bộ, nhân viên thuộc quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.

2. Chế độ tập huấn, sơ, tổng kết công tác

a) Việc tổ chức hội nghị tập huấn, sơ, tổng kết công tác thực hiện theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

b) Nội dung tập huấn, sơ tổng kết công tác phải được xác định trong kế hoạch công tác năm của cơ quan, đơn vị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp thực hiện nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu.

Điều 12. Chế độ giữ gìn bí mật công tác

1. Cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Ngành Thi hành án phải giữ gìn bí mật công tác; hồ sơ, công văn, tài liệu, con dấu phải được bảo mật theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và quy định của đơn vị.

2. Trường hợp để lộ bí mật công tác, làm mất hồ sơ, tài liệu, con dấu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.

Trình duyệt không hỗ trợ xem PDF
THEGIOILUAT.VN
Đang có hiệu lực
HL: 25/03/2018

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Thông tư 01/2018/TT-BQP về Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Số hiệu 01/2018/TT-BQP Ngày ban hành 05/01/2018
Ngày có hiệu lực 25/03/2018 Ngày hết hiệu lực
Nơi ban hành Bộ Quốc phòng Tình trạng Đang có hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Thông tư 01/2018/TT-BQP về Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Mục lục

Mục lục

Close