Văn bản "Thông tư 167/1998/TT-BGTVT hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB thuộc ngành GTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành" đã HẾT HIỆU LỰC từ ngày 11/08.2006

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số: 167/1998/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 1998

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XDCB THUỘC NGÀNH GTVT
(áp dụng thông tư hướng dẫn số 08/1997/TT-BXD ngày 05/12/1997 của Bộ Xây dựng)

Căn cứ chỉ thị số 05/1998/CT-TTg ngày 22/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ "về việc tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng";
Trên cơ sở Thông tư số 08/1997/TT-BXD ngày 05/12/1997 của Bộ Xây dựng "hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB";
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc điều chỉnh dự toán các công trình XDCB sử dụng vốn Nhà nước thuộc Bộ GTVT quản lý như sau
:

I - ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN :

Áp dụng theo đúng Thông tư số 08/1997/TT-BXD ngày 05/12/1997 của Bộ Xây dựng "hướng dẫn điều chỉnh dự toán XDCB", cụ thể :

1.1 - Đối tượng :

* Chỉ tiến hành điều chỉnh 02 thành phần trong chi phí trực tiếp là chi phí nhân công và chi phí máy. Do vậy, để đơn giản hóa trong văn bản hướng dẫn, cụm từ "Đơn giá" nêu trong văn bản này chỉ gồm 02 thành phần chi phí trực tiếp trong Đơn giá là : chi phí nhân công và chi phí máy.

*Chi phí chung, thuế và lãi : áp dụng đúng tỷ lệ quy định trong phụ lục II của TT 08/1997/TT-BXD sau khi đã điều chỉnh phần chi phí trực tiếp.

1.2 -Mức điều chỉnh :

+ Tăng lên 1,2 lần chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp.

+ Tăng lên 1,15 lần chi phí máy trong chi phí trực tiếp.

Lưu ý :

Chi phí trực tiếp được hiểu bao gồm kể cả các khoản lương phụ, phụ cấp lương và các chế độ chính sách khác được Nhà nước cho phép.

II - PHẠM VI VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG ĐIỀU CHỈNH :

Mức điều chỉnh nêu trên được áp dụng để điều chỉnh các dự toán XDCB sử dụng vốn Nhà nước trong phạm vi và thỏa mãn các điều kiện như sau :

2.1 - Các khối lượng xây lắp thực hiện từ 01/01/1997 thuộc các công trình chưa quyết toán và thực hiện theo phương thức Hợp đồng có điều chỉnh giá cho tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu).

2.2 - Các dự toán công trình hoặc gói thầu phải có phân tích đơn giá chi tiết của từng chi phí nhân công, chi phí máy trong chi phí phí trực tiếp.

2.3 - Đơn giá được áp dụng điều chỉnh :

a - Đơn giá chi tiết được lập theo Đơn giá XDCB của địa phương ban hành.

b - Đơn giá chi tiết được cấu thành :

- Từ Định mức hao phí nhân công, nhân với tiền lương theo bảng lương A6 do nhà nước ban hành (chi phí nhân công).

- Từ Định mức hao phí Máy, nhân với Giá ca máy do Nhà nước ban hành kèm theo quyết định số 57/BXD-VKT ngày 30/3/1994 (chi phí máy).

III - PHƯƠNG THỨC ĐIỀU CHỈNH GIÁ :

3.1 - Đối với công trình hoặc gói thầu được chỉ định thầu hoặc giao thầu trực tiếp : (Thanh toán theo dự toán xây lắp được duyệt).

a -* Phải loại bỏ những phần chênh lệch đã điều chỉnh khác với mức điều chỉnh quy định tại điểm (I) về chi phí nhân công, chi phí máy, chi phí chung, thuế và lãi trong giá DTXL được duyệt trước đây để đưa về đúng số liệu dự toán ban đầu chưa điều chỉnh.

b-* Sau đó tiến hành điều chỉnh đúng theo mức điều chỉnh quy định tại điểm (I) nêu trên và tính toán xác định lại Giá giao thầu sau khi điều chỉnh (GGT).

c-* Từ đó có thể xác định Giá trị chênh lệch (mCL) giữa Giá giao thầu sau khi điều chỉnh so với Giá dự toán XL được duyệt (GDTXL).

mCL = ½ ­GGTđc ¾ GDTXL½

3.2 - Đối với công trình đấu thầu (được thanh toán theo Đơn giá trúng thầu).

Đơn giá trúng thầu là Đơn giá do nhà thầu tự cân đối để bỏ thầu thỏa mãn yêu cầu của Hồ sơ mời thầu và phù hợp với mặt bằng giá, thể chế hiện hành của Nhà nước tại thời điểm mở thầu ¾ Nên có thể dẫn đến có Đơn giá cao hơn, có đơn giá thấp hơn so với Đơn giá của Nhà nước với cùng loại công việc.

Do vậy phương thức điều chỉnh Đơn giá trúng thầu được tiến hành như sau :

a - Trên cơ sở giữ nguyên cấu trúc lập Đơn giá của nhà thầu (không làm thay đổi bản chất xây dựng Giá dự thầu của nhà thầu) :

* Nếu cấu trúc theo kiểu dạng (2.3a) nêu trên, phải rà soát hiệu chỉnh về đúng Đơn giá XDCB của địa phương hiện hành tại thời điểm mở thầu.

* Nếu cấu trúc đơn giá theo kiểu dạng (2.3.b), phải tiến hành thay thế tương ứng - Bằng Định mức hiện hành của Nhà nước hoặc Định mức riêng của công trình được cấp thẩm quyền duyệt - Bằng tiền lương theo bảng lương A6 do Nhà nước ban hành theo Nghị định 05/CP ngày 26/01/1994 (Bảng lương A6) - Bằng Giá ca máy theo Giá ca máy trong XDCB ban hành theo quyết định số 57/BXD-VKT ngày 30/3/1994 của Bộ Xây dựng (Giá ca máy 57/BXD-VKT).

b - Sau khi thay thế tương ứng ĐM, giá Nhà nước ban hành như điểm (3.2.a) nêu trên, tiến hành tính toán xác định lại Đơn giá (gọi là ĐGNN).

c - So sánh kết quả Đơn giá được tính toán lại sau khi thay thế ở trên (ĐGNN) với Đơn giá trúng thầu của nhà thầu (ĐGTT) :

+ Nếu Đơn giá của hạng mục công việc thứ (i), sau khi thay thế nhỏ hơn Đơn giá trúng thầu của nhà thầu (ĐGNNi < ĐGTTi) sẽ không được điều chỉnh Đơn giá trúng thầu này nữa.

+ Nếu Đơn giá của hạng mục công việc thứ (j), sau khi thay thế lớn hơn Đơn giá trúng thầu của nhà thầu (ĐGNNj > ĐGTTj) sẽ được tiến hành điều chỉnh theo phương thức hướng dẫn tiếp theo (tại điểm 3.2d).

d - Phương thức điều chỉnh Đơn giá trúng thầu được điều chỉnh :

Giả sử điều chỉnh Đơn giá trúng thầu thứ j (ĐGNNj > ĐGTTj) các bước tiến hành như sau:

* Rà soát, loại bỏ toàn bộ phần đã điều chỉnh khác với mức qui định tại điểm (I) nêu trên về chi phí nhân công, chi phí máy trong đơn giá trúng thầu của nhà thầu, để đưa về số liệu Đơn giá chưa điều chỉnh (ĐGj).

* Sau đó tiến hành điều chỉnh theo mức điều chỉnh quy định tại điểm (I) và tính toán xác định lại Đơn giá trúng thầu sau khi được điều chỉnh (ĐGTTj ).

* Nếu đơn giá sau khi điều chỉnh (ĐGTTj) thấp hơn Đơn giá trúng thầu (ĐGTTj) :

ĐGTTjđc < ĐGTTj

Chấp thuận giữ nguyên Đơn giá trúng thầu của nhà thầu là đơn giá chính thức để thanh toán.

IV - TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

Căn cứ hướng dẫn tại thông tư này, Chủ đầu tư thẩm tra dự toán và đơn giá chi tiết đảm bảo đúng, đủ, chính xác theo phạm vi và điều kiện diều chỉnh, phương thúc điều chỉnh để tiến hành điều chỉnh phù hợp với thực tế của từng công trình cụ thể.

4.1 - Trong trường hợp Tổng giá trị xây lắp công trình ( cộng giá trị XL của toàn bộ các gói thầu ) sau khi được điều chỉnh không vượt phần xây lắp của Tổng mức đầu tư được duyệt :

Cho phép Chủ đầu tư chấp thuận để thực hiện thanh quyết toán công trình và chịu trách nhiệm trước Bộ về kết quả điều chỉnh của mình.

Văn bản chấp thuận này có Giá trị thực hiện như văn bản duyệt.

4.2 - Trong trường hợp tổng Giá trị xây lắp công trình (cộng Giá trị XL của toàn bộ các gói thầu) sau khi điều chỉnh vượt phần xây lắp của Tổng mức đầu tư được duyệt :

Chủ đầu tư phải lập thủ tục trình duyệt kèm theo đầy đủ bản Thuyết minh và giải trình tính toán chi tiết để Bộ xem xét quyết định.

4.3 - Đối với công trình hoặc gói thầu thực hiện theo phương thức "Hợp đồng trọn gói" :

Trên cơ sở tờ trình của Chủ đầu tư, Bộ sẽ xem xét giải quyết cho từng công trình cụ thể, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện khó khăn trong quá trình xây dựng.

4.4 - Đối với công trình đầu tư bằng nguồn vốn vay nước ngoài cần phải đối chiếu với điều khoản Hợp đồng và Hồ sơ mời thầu được duyệt, trong đó có quy định cụ thể về trượt giá hoặc các phần công việc được điều chỉnh giá, để tiến hành điều chỉnh Giá cho phần khối lượng do các nhà thầu trong nước, được trúng thầu, đảm bảo phù hợp với văn bản hướng dẫn này.

4.5 - Đối với các công trình quan trọng được phép xây dựng - Đơn giá riêng cho công trình hoặc được các cơ quan có thẩm quyền cho phép áp dụng, các khoản phụ cấp, chế độ chính sách riêng để tính vào đơn giá tiền lương :

Chủ đầu tư phải lập thủ tục trình Bộ xem xét nếu có yêu cầu điều chỉnh để áp dụng. (Vì kết quả tính toán sau khi được điều chỉnh Giá theo đối tượng và mức quy định tại điểm (I) nêu trên lớn hơn Giá trị dự toán XL được duyệt).

4.6 - Các vấn đề khác, không nêu tại văn bản hướng dẫn này, sẽ áp dụng đúng như Thông tư số 08/1997/TT-BXD ngày 05/12/1997 của Bộ Xây dựng "hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB".

Trong quá trình thực hiện văn bản này, nếu có gì vướng mắc hoặc chưa phù hợp, đề nghị các Chủ đầu tư có văn bản báo cáo Bộ (qua Cục GĐ & QLCL CTGT) để xem xét giải quyết./.

 

 

Nơi nhận :
 - Bộ Xây dựng
 - Bộ KHĐT
 - Bộ Tài chính
 - TC ĐTPT
 - Các Vụ chức năng thuộc Bộ GTVT
 - Các Cục quản lý chuyên ngành và LHĐSVN
 - Các Ban QLDA trực thuộc Bộ
 - Các Sở GTVT địa phương
 - Các TCTy XDCT 90,91 TTg thuộc ngành GTVT
 - TCTy TVTK GTVT
 - Lưu VP,CGĐ

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT
THỨ TRƯỞNG




Phạm Quang Tuyến

 

THEGIOILUAT.VN
Hết hiệu lực
Hết HL: 11/08/2006

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Thông tư 167/1998/TT-BGTVT hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB thuộc ngành GTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 167/1998/TT-BGTVT Ngày ban hành 18/06/1998
Ngày có hiệu lực 03/07/1998 Ngày hết hiệu lực 11/08/2006
Nơi ban hành Bộ Giao thông vận tải Tình trạng Hết hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Thông tư 167/1998/TT-BGTVT hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB thuộc ngành GTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Mục lục

Mục lục

Close