Văn bản "Thông tư 21/2010/TT-NHNN quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành" đã HẾT HIỆU LỰC từ ngày 01/12.2014 và được thay thế bởi Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực từ 09/02/2015

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 21/2010/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2010

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH BÁO CÁO THỐNG KÊ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI  

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010;
Căn cứ Luật Thống kê 04/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là báo cáo thống kê) như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Báo cáo thống kê quy định tại Thông tư này thuộc loại Chế độ báo cáo thống kê cơ sở theo quy định của Luật Thống kê số 04/2003/QH11 ngày 17/6/2003.

Báo cáo thống kê quy định trong Thông tư này là hình thức thu thập thông tin thống kê từ các đơn vị báo cáo để đáp ứng việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước.

Đối với các báo cáo khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này, các đơn vị báo cáo thực hiện theo các quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 2. Đơn vị báo cáo

1. Các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước).

2. Tổ chức tín dụng (trừ các tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo Luật các tổ chức tín dụng (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng).

Điều 3. Đơn vị nhận báo cáo

Đơn vị nhận báo cáo là các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 4. Chỉ tiêu báo cáo và mẫu biểu báo cáo thống kê (sau đây gọi tắt là chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo)

1. Các chỉ tiêu báo cáo được phân tổ thành các nhóm chỉ tiêu. Mỗi nhóm chỉ tiêu có các phân nhóm chỉ tiêu khác nhau.

2. Các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo định kỳ: Định kỳ lập, thời hạn gửi báo cáo, đơn vị báo cáo, nội dung và hướng dẫn báo cáo các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo định kỳ được quy định cụ thể tại Điều 11 Thông tư này và các Phụ lục 1, 2, 3, 4a, 4b kèm theo Thông tư này.

3. Trong trường hợp cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu báo cáo theo các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo chưa được quy định tại Thông tư này; Các đơn vị báo cáo có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu báo cáo.

Điều 5. Mã số thống kê và các hướng dẫn phân tổ, phân loại

1. Các quy định cụ thể về mã số thống kê áp dụng trong công tác thống kê ngân hàng được quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

2. Hướng dẫn về phân loại hình tổ chức và cá nhân, phân tổ các ngành kinh tế theo 3 khu vực kinh tế, phân tổ người cư trú và không cư trú của Việt Nam được quy định tương ứng tại các Phụ lục 6, 7 và 8 kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Phương thức báo cáo

1. Báo cáo điện tử là báo cáo thể hiện dưới dạng tệp (file) dữ liệu điện tử được truyền qua mạng máy tính hoặc gửi qua vật mang tin. Báo cáo điện tử phải có đầy đủ chữ ký điện tử của thủ trưởng hoặc người có thẩm quyền của đơn vị báo cáo và theo đúng ký hiệu, mã truyền tin, cấu trúc file do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Báo cáo điện tử áp dụng bắt buộc đối với các chỉ tiêu báo cáo quy định tại Phụ lục 1 và các mẫu biểu báo cáo có quy định hình thức báo cáo điện tử tại Phụ lục 4a, Phụ lục 4b kèm theo Thông tư này.

2. Báo cáo bằng văn bản là báo cáo bằng giấy và phải theo đúng hình thức mẫu biểu quy định, có đầy đủ dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của đơn vị báo cáo và chữ ký, họ tên của người lập, người kiểm soát báo cáo.

Điều 7. Nối mạng và quy trình báo cáo điện tử

1. Trụ sở chính các tổ chức tín dụng (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải là chi nhánh đầu mối của các chi nhánh cùng hệ thống hoạt động tại Việt Nam) nối mạng truyền tin với Cục Công nghệ tin học để gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Phụ lục 2 và Phụ lục 4b kèm theo Thông tư này.

2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) nối mạng truyền tin với Cục Công nghệ tin học để gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Phụ lục 2, Phụ lục 4a kèm theo Thông tư này và khai thác báo cáo của tổ chức tín dụng trên địa bàn từ kho dữ liệu chung tại Ngân hàng Nhà nước theo hướng dẫn của Cục Công nghệ tin học.

3. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở để gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Phụ lục 2 và Phụ lục 4b kèm theo Thông tư này.

Trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chưa đủ điều kiện để nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thì gửi file báo cáo qua vật mang tin hoặc gửi báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm cập nhật dữ liệu báo cáo của từng Quỹ tín dụng cơ sở vào cơ sở dữ liệu tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để gửi về Ngân hàng Nhà nước.

4. Trường hợp hệ thống truyền dữ liệu có sự cố, các đơn vị báo cáo phải gửi file báo cáo được lưu trên vật mang tin cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định sau:

a) Trụ sở chính tổ chức tín dụng (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải là chi nhánh đầu mối của các chi nhánh cùng hệ thống hoạt động tại Việt Nam) gửi cho Cục Công nghệ tin học.

b) Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi cho Cục Công nghệ tin học thông qua Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở.

Điều 8. Gửi báo cáo bằng văn bản

Việc gửi báo cáo bằng văn bản áp dụng đối với mẫu biểu báo cáo được thực hiện theo quy định cụ thể trên từng mẫu biểu báo cáo tại Phụ lục 4a và Phụ lục 4b kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Bảo mật thông tin báo cáo

Những số liệu báo cáo thống kê và các tài liệu liên quan thuộc danh mục bí mật Nhà nước phải được quản lý, sử dụng và truyền tin theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 10. Chất lượng số liệu báo cáo thống kê

Các số liệu báo cáo thống kê phải đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan, chính xác. Khi có chỉnh sửa đối với số liệu đã báo cáo hoặc số liệu trong kỳ báo cáo có biến động khác thường thì đơn vị báo cáo phải gửi các thuyết minh báo cáo bằng văn bản cho đơn vị nhận báo cáo.

Điều 11. Định kỳ và thời hạn gửi báo cáo

1. Định kỳ báo cáo.

a) Kỳ báo cáo ngày được xác định theo ngày làm việc.

b) Các kỳ báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm được xác định theo lịch dương.

c) Kỳ báo cáo 10 ngày (hay 3 kỳ/tháng): kỳ 1 được tính từ ngày 01 đến ngày 10 của tháng báo cáo; Kỳ 2 được tính từ ngày 11 đến ngày 20 của tháng báo cáo và kỳ 3 được tính từ ngày 21 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

d) Kỳ báo cáo 15 ngày (hay 2 kỳ/tháng): kỳ 1 được tính từ ngày 01 đến ngày 15 của tháng báo cáo; Kỳ 2 được tính từ ngày 16 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

2. Thời hạn gửi báo cáo áp dụng đối với chỉ tiêu báo cáo

a) Báo cáo ngày: các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào 14 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày báo cáo.

b) Báo cáo 10 ngày (3 kỳ/tháng), 15 ngày (2 kỳ/tháng): các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất sau 02 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.

c) Báo cáo tháng: các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 12 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.

d) Báo cáo quý: các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 14 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo.

đ) Báo cáo 6 tháng: các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo.

e) Báo cáo năm: các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu năm tiếp theo ngay sau năm báo cáo.

g) Riêng đối với các báo cáo của từng Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi Ngân hàng Nhà nước theo thời hạn như sau:

- Báo cáo 10 ngày (3 kỳ/tháng), 15 ngày (2 kỳ/tháng): gửi chậm nhất sau 03 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.

- Báo cáo tháng: gửi chậm nhất vào ngày 14 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.

- Báo cáo quý: gửi chậm nhất vào ngày 16 của tháng tiếp theo ngay sau quý báo cáo.

- Báo cáo năm: gửi chậm nhất vào ngày 25 của tháng đầu năm tiếp theo ngay sau năm báo cáo.

h) Trường hợp thời hạn gửi báo cáo khác với các quy định nêu trên thì được quy định cụ thể tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

3. Thời hạn gửi báo cáo áp dụng đối với mẫu biểu báo cáo được quy định cụ thể trên các mẫu biểu báo cáo tại Phụ lục 4a, Phụ lục 4b kèm theo Thông tư này.

4. Nếu ngày quy định cuối cùng của thời hạn báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.

Trường hợp báo cáo gửi bằng văn bản, ngày gửi báo cáo thực tế được tính là ngày ghi trên dấu của bưu điện nơi tiếp nhận báo cáo gửi đi. Trường hợp báo cáo gửi qua kênh báo cáo điện tử, ngày gửi báo cáo là ngày truyền file báo cáo thành công về Cục Công nghệ tin học.

Trường hợp khẩn cấp hoặc đột xuất, đơn vị phải gửi báo cáo bằng văn bản qua fax. Sau khi gửi báo cáo qua fax, đơn vị báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo chính thức bằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 6 và Điều 8 Thông tư này. Ngày gửi báo cáo thực tế được tính là ngày fax báo cáo.

Điều 12. Quy trình tra soát đối với chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo điện tử

1. Tại Cục Công nghệ tin học:

a) Ngay sau khi nhận báo cáo theo thời hạn gửi báo cáo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 11 Thông tư này, Cục Công nghệ tin học kiểm tra tính đầy đủ của các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo điện tử do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, trụ sở chính tổ chức tín dụng truyền quan mạng tin học. Nếu phát hiện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, trụ sở chính tổ chức tín dụng không truyền hoặc truyền thiếu chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo điện tử hoặc truyền thiếu báo cáo của các chi nhánh tổ chức tín dụng trong hệ thống, Cục Công nghệ tin học phải thông báo qua mạng tin học cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh thành phố, trụ sở chính tổ chức tín dụng để gửi đầy đủ báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước.

b) Ngay sau khi nhận được kết quả tra soát của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Cục Công nghệ tin học thông báo kịp thời qua mạng tin học cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, trụ sở chính tổ chức tín dụng để xử lý, truyền lại số liệu đúng cho Cục Công nghệ tin học.

c) Ngay sau khi nhận được các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo điện tử do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, tổ chức tín dụng truyền lại cho Cục Công nghệ tin học, Cục Công nghệ tin học thông báo qua mạng tin học cho các đơn vị nhận báo cáo để kịp thời cập nhật số liệu.

2. Tại các Vụ, Cục, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:

Trong 03 ngày làm việc kể từ thời hạn gửi báo cáo quy định tại điểm c, d, đ, e, g, h khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư này, các Vụ, Cục, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra tính hợp lý của số liệu tổng hợp từ các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo điện tử thuộc trách nhiệm theo dõi, tổng hợp được quy định tại Điều 16 Thông tư này; Nếu phát hiện sai sót, các Vụ, Cục, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng gửi kết quả tra soát số liệu qua mạng tin học cho Cục Công nghệ tin học để thông báo cho các đơn vị báo cáo truyền lại số liệu đúng.

3. Tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố:

a) Trong 03 ngày làm việc kể từ thời hạn gửi báo cáo quy định tại điểm c, d, đ, e, h khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của số liệu tổng hợp từ các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo điện tử của từng sở giao dịch, chi nhánh tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng không có chi nhánh trực thuộc trên địa bàn; Nếu phát hiện sai sót, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi kết quả tra soát số liệu qua mạng tin học cho Cục Công nghệ tin học để thông báo cho các đơn vị báo cáo truyền lại số liệu đúng.

b) Trong 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo tra soát điện tử của Cục Công nghệ tin học, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải truyền lại đầy đủ, chính xác số liệu báo cáo cho Cục Công nghệ tin học để các Vụ, Cục, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng khai thác.

4. Tại tổ chức tín dụng:

Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo tra soát điện tử của Cục Công nghệ tin học, trụ sở chính tổ chức tín dụng phải truyền lại đầy đủ, chính xác số liệu báo cáo cho Cục Công nghệ tin học để các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khai thác.

Điều 13. Quy trình tra soát đối với mẫu biểu báo cáo bằng văn bản

1. Tại các Vụ, Cục, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:

a) Trong 02 ngày làm việc kể từ thời hạn gửi báo cáo quy định tại các mẫu biểu báo cáo bằng văn bản, các Vụ, Cục, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của số liệu tổng hợp từ các mẫu biểu báo cáo bằng văn bản thuộc trách nhiệm theo dõi, tổng hợp quy định tại Điều 16 Thông tư này; Nếu phát hiện đơn vị báo cáo không gửi hoặc số liệu báo cáo sai sót, các Vụ, Cục, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thông báo qua điện thoại hoặc fax cho đơn vị báo cáo gửi đầy đủ hoặc gửi lại số liệu đúng.

b) Trong 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo tra soát qua điện thoại hoặc fax của các Vụ, Cục, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đơn vị báo cáo phải gửi đầy đủ hoặc gửi lại số liệu đúng cho các Vụ, Cục, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

2. Tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố:

a) Trong 02 ngày làm việc kể từ thời hạn gửi báo cáo quy định tại các mẫu biểu báo cáo áp dụng đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của số liệu tổng hợp từ các mẫu biểu báo cáo bằng văn bản của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn; Nếu phát hiện Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở không gửi hoặc số liệu báo cáo sai sót, thông báo qua điện thoại hoặc fax cho Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi đầy đủ hoặc gửi lại số liệu đúng.

b) Ngay sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn gửi lại cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải tổng hợp đầy đủ, chính xác số liệu và truyền qua mạng tin học cho Cục Công nghệ tin học để các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khai thác.

3. Tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở:

Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo tra soát qua điện thoại hoặc fax của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải gửi đầy đủ hoặc gửi lại số liệu đúng cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

Điều 14. Chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo không phát sinh

Đối với chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 4a và Phụ lục 4b không phát sinh, các đơn vị báo cáo thực hiện theo hướng dẫn của Cục Công nghệ tin học.

Chương 2.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO THỐNG KÊ

Điều 15. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các Vụ, Cục, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm như sau:

1. Xây dựng các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình.

2. Khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, các Vụ, Cục, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phải xây dựng các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, thống nhất với đơn vị đầu mối là Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ và do Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

2. Phối hợp với Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ tổ chức các đợt tập huấn về báo cáo thống kê, hướng dẫn lập các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo do đơn vị mình xây dựng.

3. Phối hợp với Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ hướng dẫn và trả lời kịp thời cho các đơn vị báo cáo về các vướng mắc liên quan đến trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Thông tư này. Trường hợp được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao hướng dẫn hoặc trả lời cho đơn vị báo cáo đối với vấn đề thuộc phạm vi chuyên môn, quản lý của mình thì phải đồng gửi Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ văn bản hướng dẫn hoặc trả lời của đơn vị mình.

4. Theo dõi, đôn đốc các đơn vị báo cáo thực hiện gửi đầy đủ, đúng hạn các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo theo quy định tại Điều 16 Thông tư này; khi phát hiện chỉ tiêu báo cáo sai sót, phải kịp thời yêu cầu đơn vị báo cáo chỉnh sửa và gửi lại số liệu đúng; phối hợp với Cục Công nghệ tin học tra soát việc gửi báo cáo điện tử của đơn vị báo cáo qua mạng tin học.

5. Trong 10 ngày làm việc kể từ thời hạn gửi báo cáo được quy định tại điểm c, d, đ, e, g, h khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư này, các Vụ, Cục, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng xử lý, kiểm duyệt các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo do đơn vị mình phụ trách, truyền số liệu đã được kiểm duyệt qua mạng tin học cho Cục Công nghệ tin học để cập nhật vào kho dữ liệu chung của Ngân hàng Nhà nước.

6. Định kỳ hàng quý, nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện báo cáo thống kê của các đơn vị báo cáo đối với các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo do đơn vị mình phụ trách và gửi Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng đầu quý sau để tổng hợp, thông báo chung.

7. Tổ chức lưu giữ và quản lý các báo cáo thống kê bằng văn bản do đơn vị mình trực tiếp nhận từ các đơn vị báo cáo theo các quy định hiện hành về quản lý lưu trữ hồ sơ, tài liệu trong ngành ngân hàng.

8. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Vụ Kiểm toán nội bộ thanh tra, kiểm tra các tổ chức, đơn vị liên quan trong việc thực hiện Thông tư này.

9. Lập và gửi các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo cho các đơn vị nhận báo cáo theo quy định tại Thông tư này.

Điều 16. Trách nhiệm của các Vụ, Cục, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc xây dựng, theo dõi, đôn đốc, tra soát và tổng hợp các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo

1. Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ: 1A.1, 1B.1, 1C.1, 1E, 1H, 2A, 2B.1, 4A, 4D, 5G, 7C, 7D.

2. Vụ Chính sách tiền tệ: 1C.2, 3A, 7B.

3. Vụ Tín dụng: 1A.2, 1A.3, 1B.2, 1B.3, 1G, 7A.

4. Vụ Quản lý ngoại hối: 5A, 5B, 5C, 5D, 5E.

5. Vụ Thanh toán: 4B, 4C.

6. Cục Phát hành và kho quỹ: 4E.

7. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: 1D, 6A, 6B, 6C, 8A, 8B, 8C, 8D, 8E, 8G, 8H.

8. Các đơn vị nhận báo cáo được quy định cụ thể trên các mẫu biểu báo cáo tại Phụ lục 4a, Phụ lục 4b kèm theo Thông tư này có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tra soát và tổng hợp các mẫu biểu báo cáo do đơn vị mình tiếp nhận.

Điều 17. Trách nhiệm của Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ

Ngoài trách nhiệm nêu tại Điều 15 và Điều 16 Thông tư này, Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ có trách nhiệm:

1. Là đơn vị đầu mối tại Ngân hàng Nhà nước trong việc tiếp nhận các kiến nghị bằng văn bản về thực hiện Thông tư này, phối hợp với các đơn vị liên quan để trả lời cho đơn vị có ý kiến; Theo dõi việc xử lý kiến nghị của các đơn vị liên quan.

2. Cập nhật và thông báo bộ phận làm đầu mối thống kê tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trên Website của Ngân hàng Nhà nước để các tổ chức tín dụng liên hệ, trao đổi khi phát sinh vướng mắc.

3. Tổng hợp và tham mưu trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt quyền khai thác chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo đã kiểm duyệt cho các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.

4. Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này; Định kỳ quý, tổng hợp nhận xét, đánh giá và thừa lệnh Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông báo tình hình thực hiện, chấp hành các quy định tại Thông tư này.

5. Chủ trì xây dựng và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt danh mục các chỉ tiêu thống kê tổng hợp của ngành ngân hàng; Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan định kỳ lập, bảo quản, lưu trữ, cung cấp và công bố số liệu thống kê tổng hợp theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 18. Trách nhiệm của Cục Công nghệ tin học

1. Là đơn vị đầu mối tổ chức tiếp nhận các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo dưới dạng file dữ liệu, kiểm tra tên, cấu trúc file, mã chỉ tiêu báo cáo do các đơn vị truyền qua mạng hoặc gửi qua vật mang tin. Trường hợp báo cáo bị sai về tên, cấu trúc file hoặc mã chỉ tiêu, phải yêu cầu đơn vị báo cáo chỉnh sửa và gửi lại theo đúng quy định; phản hồi kịp thời về tình trạng file dữ liệu cho đơn vị báo cáo. Trường hợp xảy ra sự cố đường truyền dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, phải thông báo kịp thời cho đơn vị báo cáo và thực hiện ngay biện pháp để khắc phục sự cố.

2. Xây dựng và tổ chức quản lý kho dữ liệu báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước; Đảm bảo việc khai thác, sử dụng số liệu thống kê cho các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.

3. Nối và duy trì mạng truyền tin cho các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.

4. Cung cấp, lập, cài đặt và hướng dẫn vận hành chương trình tin học báo cáo thống kê cho các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước để truyền, nhận, theo dõi, tổng hợp, khai thác, tra soát chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo qua mạng máy tính và ghi, sao lưu nhật ký các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo đã gửi đi.

5. Chủ trì và phối hợp với Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ nghiên cứu, xây dựng các chương trình tin học ứng dụng trong công tác báo cáo thống kê, triển khai quy trình truyền, nhận, tra soát báo cáo điện tử qua mạng tin học và hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư này theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

6. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, trụ sở chính tổ chức tín dụng xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện tra soát báo cáo điện tử.

7. Hướng dẫn việc cấp phát, quản lý mã khóa, chương trình ký điện tử dùng trong báo cáo thống kê cho các đơn vị báo cáo nối mạng truyền tin trực tiếp với Cục Công nghệ tin học.

8. Chủ trì, phối hợp với Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ và các đơn vị liên quan xây dựng và ban hành mã chỉ tiêu báo cáo thống kê. Hướng dẫn các quy định về tên, cấu trúc file dữ liệu của báo cáo điện tử và hướng dẫn các đơn vị lập, gửi chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo không phát sinh để thực hiện Thông tư này.

9. Xây dựng và hướng dẫn quy trình gửi file báo cáo điện tử áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp hệ thống truyền dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước có sự cố.

10. Trường hợp các đơn vị báo cáo thông báo đã truyền file dữ liệu báo cáo nhưng các đơn vị nhận báo cáo vẫn chưa nhận được các chỉ tiêu báo cáo qua mạng, sau khi nhận được phản ánh của các đơn vị, Cục Công nghệ tin học có trách nhiệm kiểm tra, xác minh việc truyền file dữ liệu báo cáo của đơn vị báo cáo và thông báo kết quả cho đơn vị nhận báo cáo để phối hợp xử lý kịp thời.

11. Cập nhật kịp thời các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo do các đơn vị báo cáo đã chỉnh sửa theo yêu cầu tra soát của Ngân hàng Nhà nước.

12. Ghi và sao lưu nhật ký tiếp nhận các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo do các đơn vị báo cáo gửi. Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau, gửi thông báo nhật ký tiếp nhận, tra soát các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo trong quý trước cho các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước qua mạng tin học để đánh giá, nhận xét và thông báo tình hình thực hiện, chấp hành các quy định tại Thông tư này của các đơn vị báo cáo.

13. Định kỳ tháng, chậm nhất vào ngày 25 của tháng tiếp theo, tổng hợp, thông báo qua mạng tin học kết quả xử lý, kiểm duyệt các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo trong tháng trước liền kề của các Vụ, Cục, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và gửi Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ để theo dõi chung.

Điều 19. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Ngoài trách nhiệm nêu tại Điều 15 và Điều 16 Thông tư này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm thanh tra các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc chấp hành Thông tư này và xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Trách nhiệm của Vụ Kiểm toán nội bộ

Vụ Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành Thông tư này của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước thông qua các đợt kiểm toán.

Điều 21. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố

1. Đôn đốc quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn gửi đầy đủ, kịp thời các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo; kiểm tra tính hợp lý của các báo cáo; tổng hợp báo cáo và gửi về Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.

2. Trường hợp trên địa bàn tỉnh, thành phố chưa phát sinh (hoặc không có) các hoạt động liên quan đến nội dung của chỉ tiêu hoặc mẫu biểu báo cáo được quy định tại Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

3. Định kỳ hàng quý, nhận xét, đánh giá và thông báo tình hình thực hiện Thông tư này của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ) chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng đầu quý sau để tổng hợp, thông báo chung.

4. Lập và gửi các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo cho các đơn vị nhận báo cáo theo quy định tại Thông tư này. Kiểm tra, chỉnh sửa và kịp thời gửi báo cáo đúng về Cục Công nghệ tin học khi nhận được yêu cầu tra soát báo cáo điện tử của Cục Công nghệ tin học.

5. Liên hệ trực tiếp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo theo quy định tại Điều 16 Thông tư này hoặc phản ánh bằng văn bản về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ) khi có vướng mắc trong quá trình thực hiện.

6. Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Thông tư này đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

Điều 22. Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng

1. Chấp hành đúng các quy định về báo cáo thống kê của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phải phản ánh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước để được giải đáp theo quy định sau:

a) Trụ sở chính tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải là chi nhánh đầu mối của các chi nhánh cùng hệ thống hoạt động tại Việt Nam) liên hệ trực tiếp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo theo quy định tại Điều 16 Thông tư này hoặc phản ánh bằng văn bản về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ).

b) Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở liên hệ trực tiếp hoặc phản ánh bằng văn bản về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở.

2. Trụ sở chính tổ chức tín dụng là đơn vị đầu mối gửi báo cáo và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác của số liệu tổng hợp toàn hệ thống, số liệu chi tiết của từng sở giao dịch, chi nhánh tổ chức tín dụng trong hệ thống gửi cho Ngân hàng Nhà nước theo hướng dẫn tại Phụ lục 2.

3. Khi nhận được thông báo tra soát báo cáo điện tử của Cục Công nghệ tin học hoặc phát hiện báo cáo đã gửi cho Ngân hàng Nhà nước có sai sót, trụ sở chính tổ chức tín dụng, phải kịp thời chỉnh sửa và gửi lại báo cáo đúng cho Ngân hàng Nhà nước, đồng thời giải trình các sai sót cho đơn vị nhận báo cáo.

4. Trường hợp tổ chức tín dụng chưa phát sinh (hoặc không có) các hoạt động liên quan đến nội dung của từng nhóm chỉ tiêu báo cáo hoặc mẫu biểu báo cáo quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng phải thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

Điều 23. Khai thác chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo

1. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được phép khai thác chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo do đơn vị mình chịu trách nhiệm xây dựng, theo dõi, đôn đốc, tra soát và tổng hợp theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

2. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có nhu cầu khai thác chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo do đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước kiểm duyệt thì phải đăng ký bằng văn bản với Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ để tổng hợp, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

3. Các đơn vị được phép khai thác chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng thông tin, số liệu thống kê đúng mục đích và theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Kết quả chấp hành quy định tại Thông tư này là một trong những căn cứ để Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận đề nghị của tổ chức tín dụng về cho phép thực hiện nghiệp vụ mới và mở rộng mạng lưới hoạt động, xếp loại tổ chức tín dụng.

a) Tổ chức tín dụng vi phạm thường xuyên (từ 5 lần trở lên) hoặc cố ý vi phạm quy định tại Thông tư này trong 2 kỳ nhận xét, đánh giá tình hình chấp hành quy định báo cáo thống kê liên tiếp gần nhất với thời điểm đề nghị cấp phép sẽ không được Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận đề nghị cho phép thực hiện các nghiệp vụ mới và mở rộng mạng lưới hoạt động ít nhất trong vòng 6 tháng và cho đến khi thực hiện đúng quy định tại Thông tư này.

b) Tổ chức tín dụng vi phạm quy định tại Thông tư này bị Ngân hàng Nhà nước xử lý vi phạm hành chính hoặc có văn bản nhắc nhở việc chấp hành Thông tư này từ 02 lần trở lên trong năm tài chính không được xếp loại tốt nhất trong năm đó.

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.

2. Thông tư này thay thế Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN ngày 28/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng; Quyết định số 1747/2005/QĐ-NHNN ngày 01/12/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

 

Nơi nhận:
- Như khoản 3 Điều 25;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ (2 bản);
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Lưu VP, PC, DBTKTT.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Đồng Tiến

 

PHỤ LỤC 1

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010)

1. TÍN DỤNG

Ký hiệu

Tên chỉ tiêu

Định kỳ báo cáo

1A

PHÂN LOẠI DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO NGÀNH KINH TẾ

 

1A.1

Dư nợ tín dụng

 

1

Dư nợ tín dụng bằng loại tiền xx đối với ngành kinh tế xxxx

Tháng

2

Dư nợ tín dụng ngắn hạn bằng loại tiền xx đối với ngành kinh tế xxxx

Tháng

3

Dư nợ xấu bằng loại tiền xx đối với ngành kinh tế xxxx

Tháng

4

Dư nợ xấu ngắn hạn bằng loại tiền xx đối với ngành kinh tế xxxx

Tháng

1A.2

Dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng tài sản

 

1

Dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng tài sản đối với ngành kinh tế xxxx

Tháng

2

Dư nợ tín dụng ngắn hạn có bảo đảm bằng tài sản đối với ngành kinh tế xxxx

Tháng

1A.3

Dư nợ tín dụng có khả năng mất vốn – Nhóm 5

 

1

Dư nợ tín dụng nhóm 5 đối với ngành kinh tế xxxx

Tháng

2

Dư nợ tín dụng ngắn hạn nhóm 5 đối với ngành kinh tế xxxx

Tháng

3

Dư nợ tín dụng nhóm 5 có bảo đảm bằng tài sản đối với ngành kinh tế xxxx

Tháng

4

Dư nợ tín dụng ngắn hạn nhóm 5 có bảo đảm bằng tài sản đối với ngành kinh tế xxxx

Tháng

1B

PHÂN LOẠI DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO LOẠI HÌNH TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN

 

1B.1

Dư nợ tín dụng

 

1

Dư nợ tín dụng bằng loại tiền xx đối với loại hình tổ chức và cá nhân xx

Tháng

2

Dư nợ tín dụng ngắn hạn bằng loại tiền xx đối với loại hình tổ chức và cá nhân xx

Tháng

3

Dư nợ xấu bằng loại tiền xx đối với loại hình tổ chức và cá nhân xx

Tháng

4

Dư nợ xấu ngắn hạn bằng loại tiền xx đối với loại hình tổ chức và cá nhân xx

Tháng

1B.2

Dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng tài sản

 

1

Dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng tài sản đối với loại hình tổ chức và cá nhân xx

Tháng

2

Dư nợ tín dụng ngắn hạn có bảo đảm bằng tài sản đối với loại hình tổ chức và cá nhân xx

Tháng

1B.3

Dư nợ tín dụng có khả năng mất vốn – Nhóm 5

 

1

Dư nợ tín dụng nhóm 5 đối với loại hình tổ chức và cá nhân xx

Tháng

2

Dư nợ tín dụng ngắn hạn nhóm 5 đối với loại hình tổ chức và cá nhân xx

Tháng

3

Dư nợ tín dụng nhóm 5 có bảo đảm bằng tài sản đối với loại hình tổ chức và cá nhân xx

Tháng

4

Dư nợ tín dụng ngắn hạn nhóm 5 có bảo đảm bằng tài sản đối với loại hình tổ chức và cá nhân xx

Tháng

1C

PHÂN LOẠI DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO CÁC TIÊU CHÍ KHÁC

 

1C.1

Cho vay đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và trả nợ nước ngoài trước hạn

 

1

Dư nợ cho vay bằng loại tiền xx để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Quý

2

Dư nợ cho vay ngoại tệ để trả nợ nước ngoài trước hạn

Quý

1C.2

Dư nợ tín dụng theo phương thức bảo đảm

 

1

Dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên vay

Tháng

2

Dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng tài sản khác của bên vay

Tháng

3

Dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên bảo lãnh.

Tháng

4

Dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng tài sản khác của bên bảo lãnh

Tháng

5

Dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành từ vốn vay

Tháng

6

Dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng tài sản khác hình thành từ vốn vay

Tháng

7

Dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, số dư tài khoản tiền gửi, vàng, kim loại quý, đá quý

Tháng

8

Dư nợ tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản

Tháng

1D

CHO THUÊ TÀI CHÍNH

 

1

Dư nợ cho thuê tài chính bằng loại tài sản xx

Tháng

2

Số tiền đã đầu tư vào tài sản cho thuê tài chính bằng loại tài sản xx

Tháng

3

Số tiền đã đầu tư vào tài sản cho thuê tài chính đối với ngành kinh tế xxxx

Tháng

4

Số tiền đã đầu tư vào tài sản cho thuê tài chính đối với loại hình tổ chức và cá nhân xx

Tháng

1E

DƯ NỢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

 

1

Dư nợ tín dụng ngắn hạn bằng loại tiền xx đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quý

2

Dư nợ tín dụng trung hạn bằng loại tiền xx đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quý

3

Dư nợ tín dụng dài hạn bằng loại tiền xx đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quý

1G

BẢO LÃNH

 

1

Doanh số bảo lãnh vay vốn phát sinh trong kỳ

Tháng

2

Doanh số bảo lãnh thanh toán phát sinh trong kỳ

Tháng

3

Doanh số bảo lãnh thực hiện hợp đồng phát sinh trong kỳ

Tháng

4

Doanh số bảo lãnh dự thầu phát sinh trong kỳ

Tháng

5

Doanh số bảo lãnh khác phát sinh trong kỳ

Tháng

6

Doanh số xác nhận bảo lãnh cho TCTD khác phát sinh trong kỳ

Tháng

7

Số dư xác nhận bảo lãnh cho TCTD khác

Tháng

8

Doanh số trả thay xác nhận bảo lãnh cho TCTD khác phát sinh trong kỳ

Tháng

9

Số dư trả thay xác nhận bảo lãnh cho TCTD khác

Tháng

10

Doanh số bảo lãnh cho loại hình tổ chức và cá nhân xx phát sinh trong kỳ

Tháng

11

Số dư bảo lãnh cho loại hình tổ chức và cá nhân xx

Tháng

12

Số dư trả thay bảo lãnh cho loại hình tổ chức và cá nhân xx

Tháng

1H

TỔNG DƯ NỢ TÍN DỤNG (Nhóm chỉ tiêu kiểm tra)

 

1

Tổng dư nợ tín dụng bằng loại tiền xx

Tháng

2

Tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn bằng loại tiền xx

Tháng

2. HUY ĐỘNG VỐN

Ký hiệu

Tên chỉ tiêu

Định kỳ báo cáo

2A

HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC

 

2A.1

Tiền gửi của cá nhân và tổ chức là người cư trú của Việt Nam

 

1

Tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân trong nước bằng loại tiền xx

Tháng

2

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng của cá nhân trong nước bằng loại tiền xx

Tháng

3

Tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng của cá nhân trong nước bằng loại tiền xx

Tháng

4

Tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng của cá nhân trong nước bằng loại tiền xx

Tháng

5

Tiền gửi có kỳ hạn từ trên 24 tháng đến 60 tháng của cá nhân trong nước bằng loại tiền xx

Tháng

6

Tiền gửi có kỳ hạn từ trên 60 tháng của cá nhân trong nước bằng loại tiền xx

Tháng

7

Tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức trong nước bằng loại tiền xx

Tháng

8

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng của tổ chức trong nước bằng loại tiền xx

Tháng

9

Tiền gửi có kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng của tổ chức trong nước bằng loại tiền xx

Tháng

10

Tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng của tổ chức trong nước bằng loại tiền xx

Tháng

11

Tiền gửi có kỳ hạn từ trên 24 tháng đến 60 tháng của tổ chức trong nước bằng loại tiền xx

Tháng

12

Tiền gửi có kỳ hạn từ trên 60 tháng của tổ chức trong nước bằng loại tiền xx

Tháng

2A.2

Phát hành giấy tờ có giá cho người cư trú của Việt Nam

 

1

Phát hành giấy tờ có giá loại xxxx cho người cư trú của Việt Nam bằng loại tiền xx

Tháng

2B

HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC NGOÀI

 

2B.1

Phát hành giấy tờ có giá cho người không cư trú của Việt Nam

 

1

Phát hành giấy tờ có giá loại xxxx cho người không cư trú của Việt Nam bằng loại tiền xx

Tháng

3. LÃI SUẤT

Ký hiệu

Tên chỉ tiêu

Định kỳ báo cáo

3A

LÃI SUẤT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

 

1

Lãi suất tiết kiệm thấp nhất đối với loại không kỳ hạn bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

2

Lãi suất tiết kiệm cao nhất đối với loại không kỳ hạn bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

3

Lãi suất tiết kiệm phổ biến đối với loại không kỳ hạn bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

4

Lãi suất tiết kiệm thấp nhất đối với kỳ hạn 3 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

5

Lãi suất tiết kiệm cao nhất đối với kỳ hạn 3 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

6

Lãi suất tiết kiệm phổ biến đối với kỳ hạn 3 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

7

Lãi suất tiết kiệm thấp nhất đối với kỳ hạn 6 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

8

Lãi suất tiết kiệm cao nhất đối với kỳ hạn 6 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

9

Lãi suất tiết kiệm phổ biến đối với kỳ hạn 6 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

10

Lãi suất tiết kiệm thấp nhất đối với kỳ hạn 12 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

11

Lãi suất tiết kiệm cao nhất đối với kỳ hạn 12 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

12

Lãi suất tiết kiệm phổ biến đối với kỳ hạn 12 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

13

Lãi suất tiết kiệm thấp nhất đối với kỳ hạn 24 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

14

Lãi suất tiết kiệm cao nhất đối với kỳ hạn 24 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

15

Lãi suất tiết kiệm phổ biến đối với kỳ hạn 24 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

16

Lãi suất tiết kiệm thấp nhất kỳ hạn 60 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

17

Lãi suất tiết kiệm cao nhất đối với kỳ hạn 60 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

18

Lãi suất tiết kiệm phổ biến đối với kỳ hạn 60 tháng bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

19

Lãi suất huy động thấp nhất bằng phát hành giấy tờ có giá loại xxxx bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

20

Lãi suất huy động cao nhất bằng phát hành giấy tờ có giá loại xxxx bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

21

Lãi suất huy động phổ biến bằng phát hành giấy tờ có giá loại xxxx bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

22

Lãi suất thấp nhất đối với các khoản cho vay ngắn hạn bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

23

Lãi suất cao nhất đối với các khoản cho vay ngắn hạn bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

24

Lãi suất phổ biến đối với các khoản cho vay ngắn hạn bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

25

Lãi suất thấp nhất đối với các khoản cho vay trung hạn bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

26

Lãi suất cao nhất đối với các khoản cho vay trung hạn bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

27

Lãi suất phổ biến đối với các khoản cho vay trung hạn bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

28

Lãi suất thấp nhất đối với các khoản cho vay dài hạn bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

29

Lãi suất cao nhất đối với các khoản cho vay dài hạn bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

30

Lãi suất phổ biến đối với các khoản cho vay dài hạn bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

31

Lãi suất thấp nhất đối với các khoản vay vốn ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ đời sống

3kỳ/tháng

32

Lãi suất cao nhất đối với các khoản vay vốn ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ đời sống

3kỳ/tháng

33

Lãi suất phổ biến đối với các khoản vay vốn ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ đời sống

3kỳ/tháng

34

Lãi suất thấp nhất đối với các khoản vay vốn trung hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ đời sống

3kỳ/tháng

35

Lãi suất cao nhất đối với các khoản vay vốn trung hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ đời sống

3kỳ/tháng

36

Lãi suất phổ biến đối với các khoản vay vốn trung hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ đời sống

3kỳ/tháng

37

Lãi suất thấp nhất đối với các khoản vay vốn dài hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ đời sống

3kỳ/tháng

38

Lãi suất cao nhất đối với các khoản vay vốn dài hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ đời sống

3kỳ/tháng

39

Lãi suất phổ biến đối với các khoản vay vốn dài hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ đời sống

3kỳ/tháng

40

Lãi suất thấp nhất đối với các khoản cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

3kỳ/tháng

41

Lãi suất cao nhất đối với các khoản cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

3kỳ/tháng

42

Lãi suất phổ biến đối với các khoản cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

3kỳ/tháng

4. THANH TOÁN VÀ NGÂN QUỸ

Ký hiệu

Tên chỉ tiêu

Định kỳ báo cáo

4A

THU, CHI TIỀN MẶT

 

1

Tổng thu tiền mặt qua quỹ ngân hàng

Tháng

2

Tổng chi tiền mặt qua quỹ ngân hàng

Tháng

4B

TÀI KHOẢN THANH TOÁN PHÂN THEO LOẠI ĐỐI TƯỢNG

 

1

Số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân

Tháng

2

Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân

Tháng

3

Số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức

Tháng

4

Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức

Tháng

5

Số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của TCCƯDVTT khác

Tháng

6

Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của TCCƯDVTT khác

Tháng

4C

THANH TOÁN PHÂN LOẠI THEO PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN VÀ HỆ THỐNG THANH TOÁN

 

4C.1

THANH TOÁN PHÂN LOẠI THEO PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN

 

1

Số lượng giao dịch rút tiền mặt bằng loại PTTT xxx

Tháng

2

Giá trị giao dịch rút tiền mặt bằng loại PTTT xxx

Tháng

3

Số lượng giao dịch thanh toán bằng loại PTTT xxx

Tháng

4

Giá trị giao dịch thanh toán bằng loại PTTT xxx

Tháng

5

Số lượng giao dịch thanh toán được xử lý qua chuyển tiền điện tử

Tháng

6

Giá trị giao dịch thanh toán được xử lý qua chuyển tiền điện tử

Tháng

7

Số lượng giao dịch thanh toán được xử lý bằng chứng từ

Tháng

8

Giá trị giao dịch thanh toán được xử lý bằng chứng từ

Tháng

9

Số lượng giao dịch thanh toán được xử lý qua Internet, mobile, PC kết nối mạng

Tháng

10

Giá trị giao dịch thanh toán được xử lý qua Internet, mobile, PC kết nối mạng

Tháng

11

Số lượng thẻ ghi nợ nội địa đang lưu hành

Tháng

12

Số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành

Tháng

13

Số lượng thẻ nội địa khác đang lưu hành

Tháng

14

Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế đang lưu hành

Tháng

15

Số lượng thẻ tín dụng quốc tế đang lưu hành

Tháng

16

Số lượng thẻ quốc tế khác đang lưu hành

Tháng

17

Số lượng thẻ nội địa bị giả mạo

Tháng

18

Số lượng thẻ giao dịch bằng thẻ nội địa giả

Tháng

19

Giá trị giao dịch bằng thẻ nội địa giả

Tháng

20

Số lượng thẻ quốc tế bị giả mạo

Tháng

21

Số lượng giao dịch bằng thẻ quốc tế giả

Tháng

22

Giá trị giao dịch bằng thẻ quốc tế giả

Tháng

23

Số lượng chuyển tiền nội địa đi qua SWIFT

Tháng

24

Giá trị chuyển tiền nội địa đi qua SWIFT

Tháng

25

Số lượng chuyển tiền quốc tế đi qua SWIFT

Tháng

26

Giá trị chuyển tiền quốc tế đi qua SWIFT

Tháng

27

Số lượng chuyển tiền quốc tế đến qua SWIFT

Tháng

28

Giá trị chuyển tiền quốc tế đến qua SWIFT

Tháng

29

Số lượng chuyển tiền quốc tế đi qua thanh toán biên mậu

Tháng

30

Giá trị chuyển tiền quốc tế đi qua thanh toán biên mậu

Tháng

31

Số lượng chuyển tiền quốc tế đến qua thanh toán biên mậu

Tháng

32

Giá trị chuyển tiền quốc tế đến qua thanh toán biên mậu

Tháng

33

Số lượng chuyển tiền quốc tế đi bằng phương thức khác

Tháng

34

Giá trị chuyển tiền quốc tế đi bằng phương thức khác

Tháng

35

Số lượng chuyển tiền quốc tế đến bằng phương thức khác

Tháng

36

Giá trị chuyển tiền quốc tế đến bằng phương thức khác

Tháng

4C.2

THANH TOÁN PHÂN THEO HỆ THỐNG THANH TOÁN

 

4C.2.1

Thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại NHNN – Chứng từ giấy

 

1

Số lượng giao dịch thanh toán qua từng lần qua TKTG tại NHNN (Chứng từ giấy)

Tháng

2

Giá trị giao dịch thanh toán qua từng lần qua TKTG tại NHNN (Chứng từ giấy)

Tháng

4C.2.2

Thanh toán nội bộ TCTD

 

1

Số lượng giao dịch thanh toán nội bộ

Tháng

2

Giá trị giao dịch thanh toán nội bộ

Tháng

4C.2.3

Thanh toán qua TCTD khác

 

1

Số lượng chuyển tiền đi bằng VND qua TCTD khác

Tháng

2

Giá trị chuyển tiền đi bằng VND qua TCTD khác

Tháng

3

Số lượng chuyển tiền đi bằng ngoại tệ qua TCTD khác

Tháng

4

Giá trị chuyển tiền đi bằng ngoại tệ qua TCTD khác

Tháng

4C.2.4

Thanh toán điện tử song phương

 

1

Số lượng chuyển tiền đi bằng VND qua thanh toán điện tử song phương với TCTD xxx

Tháng

2

Giá trị chuyển tiền đi bằng VND qua thanh toán điện tử song phương với TCTD xxx

Tháng

3

Số lượng chuyển tiền đến bằng VND qua thanh toán điện tử song phương với TCTD xxx

Tháng

4

Giá trị chuyển tiền đến bằng VND qua thanh toán điện tử song phương với TCTD xxx

Tháng

5

Số lượng chuyển tiền đi bằng ngoại tệ qua thanh toán điện tử song phương với TCTD xxx

Tháng

6

Giá trị chuyển tiền đi bằng ngoại tệ qua thanh toán điện tử song phương với TCTD xxx

Tháng

7

Số lượng chuyển tiền đến bằng ngoại tệ qua thanh toán điện tử song phương với TCTD xxx

Tháng

8

Giá trị chuyển tiền đến bằng ngoại tệ qua thanh toán điện tử song phương với TCTD xxx

Tháng

4C.2.5

Thanh toán thẻ ATM/POS/EFTPOS/EDC

 

1

Số lượng máy ATM (máy rút tiền tự động) đặt tại tỉnh xx

Tháng

2

Số lượng thiết bị đầu cuối, POS/EFTPOS/EDC

Tháng

3

Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ

Tháng

4

Số lượng giao dịch qua ATM

Tháng

5

Giá trị giao dịch qua ATM

Tháng

6

Số lượng giao dịch rút tiền mặt qua ATM

Tháng

7

Giá trị giao dịch rút tiền mặt qua ATM

Tháng

8

Số lượng giao dịch chuyển khoản qua ATM

Tháng

9

Giá trị giao dịch chuyển khoản qua ATM

Tháng

10

Số lượng giao dịch qua ATM có tra soát khiếu nại

Tháng

11

Giá trị giao dịch qua ATM có tra soát khiếu nại

Tháng

12

Số lượng giao dịch qua POS/EFTPOS/EDC

Tháng

13

Giá trị giao dịch qua POS/EFTPOS/EDC

Tháng

14

Số lượng giao dịch rút tiền mặt qua POS/EFTPOS/EDC

Tháng

15

Giá trị giao dịch rút tiền mặt qua POS/EFTPOS/EDC

Tháng

4D

THANH TOÁN QUỐC TẾ

 

4D.1

Các giao dịch về chuyển tiền

 

1

Thu chuyển tiền của đại sứ quán, lãnh sự quán, tổ chức quân sự nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo loại tiền xx

Tháng

2

Chi chuyển tiền của đại sứ quán, lãnh sự quán, tổ chức quân sự nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo loại tiền xx

Tháng

3

Thu hội phí theo loại tiền xx

Tháng

4

Chi hội phí theo loại tiền xx

Tháng

4E

NGÂN QUỸ

 

4E.1

Áp dụng cho các Kho tiền Trung ương

 

1

Nhập Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT từ các Nhà máy in tiền & tiền mới công bố LT

Tháng

2

Nhập Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT do điều chuyển giữa các Kho tiền TW

Tháng

3

Nhập Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT từ NHNN chi nhánh tỉnh, TP

Tháng

4

Nhập Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT từ Sở Giao dịch NHNN

Tháng

5

Nhập Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT được tuyển chọn từ tiền không đủ TCLT

Tháng

6

Xuất Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT để điều chuyển giữa các Kho tiền TW

Tháng

7

Xuất Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT để giao cho NHNN chi nhánh tỉnh, TP

Tháng

8

Xuất Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT để giao cho Sở Giao dịch NHNN

Tháng

9

Xuất Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT do không đủ TCLT (được tuyển chọn từ tiền đủ TCTL)

Tháng

10

Tồn Quỹ DTPH cuối kỳ loại tiền xxx đủ TCLT

Ngày

4E.2

Áp dụng cho NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

 

1

Nhập Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT từ Quỹ Nghiệp vụ PH

Tháng

2

Nhập Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT từ tiền mới công bố lưu hành

Tháng

3

Nhập Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT do điều chuyển đến từ NHTƯ

Tháng

4

Nhập Quỹ DTPH trong kỳ tiền xx đủ TCLT do điều chuyển đến từ tỉnh khác

Tháng

5

Nhập Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT do tuyển chọn từ tiền không đủ TCLT

Tháng

6

Xuất Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT cho Quỹ Nghiệp vụ PH của NHNN chi nhánh tỉnh, TP

Tháng

7

Xuất Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT do điều chuyển đi NHTƯ

Tháng

8

Xuất Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT do điều chuyển đi tỉnh khác

Tháng

9

Xuất Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT do không đủ TCLT (được tuyển chọn từ tiền đủ TCTL)

Tháng

10

Tồn Quỹ DTPH cuối kỳ loại tiền xxx đủ TCLT

Ngày

4E.3

Áp dụng cho NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; các Kho tiền Trung ương

 

1

Nhập Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx không đủ TCLT

Tháng

2

Xuất Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx không đủ TCLT

Tháng

3

Tồn Quỹ DTPH cuối kỳ loại tiền xxx không đủ TCLT

Ngày

4

Nhập Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đình chỉ lưu hành

Tháng

5

Xuất Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx đình chỉ lưu hành

Tháng

6

Tồn Quỹ DTPH cuối kỳ loại tiền xxx đình chỉ lưu hành

Ngày

7

Nhập Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx bị phá hoại

Tháng

8

Xuất Quỹ DTPH trong kỳ loại tiền xxx bị phá hoại

Tháng

9

Tồn Quỹ DTPH cuối kỳ loại tiền xxx bị phá hoại

Ngày

4E.4

Áp dụng cho NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; Sở giao dịch NHNN

 

1

Thu trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT thuộc Quỹ Nghiệp vụ PH từ Quỹ DTPH

Tháng

2

Thu trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT thuộc Quỹ Nghiệp vụ PH từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn

Tháng

3

Thu trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT thuộc Quỹ Nghiệp vụ PH từ Kho bạc Nhà nước

Tháng

4

Thu trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT thuộc Quỹ Nghiệp vụ PH từ các Nghiệp vụ khác

Tháng

5

Thu trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT thuộc Quỹ Nghiệp vụ PH từ để đổi loại tiền

Tháng

6

Chi trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT thuộc Quỹ Nghiệp vụ PH cho Quỹ DTPH

Tháng

7

Chi trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT thuộc Quỹ Nghiệp vụ PH cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn

Tháng

8

Chi trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT thuộc Quỹ Nghiệp vụ PH cho Kho bạc Nhà nước

Tháng

9

Chi trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT thuộc Quỹ Nghiệp vụ PH cho các nghiệp vụ khác

Tháng

10

Chi trong kỳ loại tiền xxx đủ TCLT thuộc Quỹ Nghiệp vụ PH để đổi loại tiền

Tháng

11

Tồn Quỹ Nghiệp vụ PH cuối kỳ loại tiền xxx đủ TCLT

Ngày

12

Thu trong kỳ loại tiền xxx không đủ TCLT thuộc Quỹ Nghiệp vụ PH

Tháng

13

Chi trong kỳ loại tiền xxx không đủ TCLT thuộc Quỹ Nghiệp vụ PH

Tháng

14

Tồn Quỹ Nghiệp vụ PH cuối kỳ loại tiền xxx không đủ TCLT

Ngày

15

Thu trong kỳ loại tiền xxx đình chỉ lưu hành thuộc Quỹ Nghiệp vụ PH

Tháng

16

Chi trong kỳ loại tiền xxx đình chỉ lưu hành thuộc Quỹ Nghiệp vụ PH

Tháng

17

Tồn Quỹ Nghiệp vụ PH cuối kỳ loại tiền xxx đình chỉ lưu hành

Ngày

18

Nhập Quỹ DTPH trong kỳ từ Quỹ Nghiệp vụ PH 

Tháng

19

Xuất Quỹ DTPH trong kỳ cho Quỹ Nghiệp vụ PH 

Tháng

20

Thu từ Ngân hàng TMCP Công thương VN

Tháng

21

Thu từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN

Tháng

22

Thu từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN

Tháng

23

Thu từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN

Tháng

24

Thu từ Ngân hàng Chính sách xã hội

Tháng

25

Thu từ Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long

Tháng

26

Thu từ các TCTD khác

Tháng

27

Thu từ Kho bạc Nhà nước

Tháng

28

Các nguồn thu còn lại

Tháng

29

Chi cho Ngân hàng TMCP Công thương VN

Tháng

30

Chi cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN

Tháng

31

Chi cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN

Tháng

32

Chi cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN

Tháng

33

Chi cho Ngân hàng Chính sách xã hội

Tháng

34

Chi cho Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long

Tháng

35

Chi cho các TCTD khác

Tháng

36

Chi cho Kho bạc Nhà nước

Tháng

37

Các nguồn chi còn lại

Tháng

4E.5

Áp dụng cho NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; Sở giao dịch NHNN; các Kho tiền Trung ương

 

1

Doanh số xuất Quỹ Nghiệp vụ phát hành loại tiền xxx (lũy kế từ đầu tháng)

Ngày

2

Doanh số nhập Quỹ Nghiệp vụ phát hành loại tiền xxx (lũy kế từ đầu tháng)

Ngày

3

Nhập trong kỳ loại tiền xxx bị phá hoại xác định được mệnh giá

Tháng

4

Xuất trong kỳ loại tiền xxx bị phá hoại xác định được mệnh giá

Tháng

5

Tồn quỹ cuối kỳ loại tiền xxx bị phá hoại xác định được mệnh giá

Tháng

6

Nhập trong kỳ loại tiền xxx giả từ các TCTD

Tháng

7

Thu giữ trong kỳ loại tiền xxx giả bởi NHNN chi nhánh tỉnh, TP (không bao gồm tiền giả do TCTD nộp về)

Tháng

8

Xuất trong kỳ (giao nộp về Kho tiền TƯ) loại tiền xxx giả

Tháng

9

Tồn quỹ cuối kỳ loại tiền xxx giả

Tháng

10

Vần sêri loại tiền xxx giả nhập trong kỳ (mã của vần sêri là 2 chữ cái đầu tương ứng mỗi loại tiền xxx giả)

Tháng

4E.6

Áp dụng cho các TCTD

 

1

Nhập trong kỳ loại tiền xxx giả

Tháng

2

Xuất trong kỳ loại tiền xxx giả

Tháng

3

Tồn quỹ cuối kỳ loại tiền xxx giả

Tháng

4

Vần sêri loại tiền xxx giả nhập trong kỳ (mã của vần sêri – 2 chữ cái đầu tương ứng mỗi loại tiền xxx giả)

Tháng

5. HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI

Ký hiệu

Tên chỉ tiêu

Định kỳ báo cáo

5A

ÁP DỤNG CHO CÁC TCTD

 

5A.1

Mua, bán ngoại tệ

 

1

Lượng ngoại tệ xx mua giao ngay từ khách hàng

Ngày

2

Lượng ngoại tệ xx bán giao ngay cho khách hàng

Ngày

3

Lượng ngoại tệ xx mua kỳ hạn từ khách hàng

Ngày

4

Lượng ngoại tệ xx bán kỳ hạn cho khách hàng

Ngày

5

Lượng ngoại tệ xx giao dịch hoán đổi với khách hàng

Ngày

6

Trạng thái cuối ngày của ngoại tệ xx

Ngày

7

Tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày

Ngày

8

Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày

Ngày

5A.2

Chi trả ngoại tệ

 

1

Tổng số giá trị các loại ngoại tệ từ nước xxx chuyển về dưới hình thức chuyển tiền một chiều để chi trả cho cá nhân người cư trú trong nước

Tháng

2

Tổng số giá trị ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về mà TCTD đã chi trả bằng ngoại tệ cho cá nhân người cư trú trong nước

Tháng

5A.3

Xuất, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt

 

1

Tổng số ngoại tệ tiền mặt xuất ra nước ngoài

Tháng

2

Tổng số ngoại tệ tiền mặt nhập từ nước ngoài

Tháng

5A.4

Bán, chuyển và xác nhận ngoại tệ mang ra nước ngoài của cá nhân

 

1

Tổng doanh số ngoại tệ TCTD chuyển ra nước ngoài của cá nhân cho các mục đích du học, chữa bệnh, thừa kế, định cư, trợ cấp, công tác, du lịch, thăm viếng, trả phí và các mục đích được phép khác

Quý

2

Tổng doanh số ngoại tệ TCTD đã cấp giấy xác nhận cho cá nhân mang ra nước ngoài cho các mục đích du học, chữa bệnh, thừa kế, định cư, trợ cấp, công tác, du lịch, thăm viếng, trả phí và các mục đích được phép khác

Quý

5A.5

Thanh toán xuất, nhập khẩu với các nước có chung biên giới

 

1

Doanh số thanh toán xuất khẩu với nước có chung biên giới xxx bằng loại tiền xx

Quý

2

Doanh số thanh toán nhập khẩu với nước có chung biên giới xxx bằng loại tiền xx

Quý

5A.6

Tình hình thu đổi ngoại tệ của các TCTD được phép

 

1

Doanh số thu đổi ngoại tệ tiền mặt của các TCTD trong kỳ

Quý

5B

ÁP DỤNG CHO NHNN CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ

 

5B.1

Chi trả ngoại tệ

 

1

Số lượng tổ chức kinh tế làm đại lý chi trả ngoại tệ

Quý

2

Tổng giá trị ngoại tệ do các tổ chức kinh tế làm đại lý chi trả cho người thụ hưởng

Quý

5B.2

Tình hình thu đổi ngoại tệ của các đại lý

 

1

Tổng số đại lý đổi ngoại tệ

Quý

2

Doanh số bán ngoại tệ của các đại lý cho TCTD ủy nhiệm

Quý

5C

VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

 

5C.1

Vay, trả nợ nước ngoài ngắn hạn

 

1

Tổng giá trị rút vốn vay nước ngoài ngắn hạn theo loại hình vay xx trong tháng báo cáo

Tháng

2

Tổng số trả nợ vay nước ngoài ngắn hạn theo loại hình vay xx trong tháng báo cáo

Tháng

3

Tổng số nợ nước ngoài ngắn hạn quá hạn phát sinh tăng theo loại hình vay xx trong tháng báo cáo

Tháng

4

Tổng số dư vay nợ nước ngoài ngắn hạn theo loại hình vay xx tại ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo

Tháng

5

Tổng số dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn quá hạn theo loại hình vay xx tại ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo

Tháng

5C.2

Vay, trả nợ nước ngoài trung và dài hạn không thông qua nghiệp vụ thanh toán quốc tế

 

1

Tổng số rút vốn vay nước ngoài trung và dài hạn theo loại tiền xx của đối tượng vay nợ nước ngoài xx trong tháng báo cáo

Tháng

2

Tổng số rút vốn vay nước ngoài trung và dài hạn theo loại tiền xx của đối tượng vay nợ nước ngoài xx lũy kế đến ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo

Tháng

3

Tổng số trả nợ gốc nước ngoài trung và dài hạn theo loại tiền xx của đối tượng vay nợ nước ngoài xx trong tháng báo cáo

Tháng

4

Tổng số trả nợ gốc nước ngoài trung và dài hạn theo loại tiền xx của đối tượng vay nợ nước ngoài xx lũy kế đến ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo

Tháng

5

Tổng số trả nợ lãi và phí vay nước ngoài trung và dài hạn theo loại tiền xx của đối tượng vay nợ nước ngoài xx trong tháng báo cáo

Tháng

6

Tổng số dư vay nước ngoài trung và dài hạn theo loại tiền xx của đối tượng vay nợ nợ nước ngoài xx tại thời điểm cuối tháng báo cáo

Tháng

7

Tổng số dư vay nước ngoài trung và dài hạn quá hạn theo loại tiền xx của đối tượng vay nợ nước ngoài xx tại thời điểm cuối tháng báo cáo

Tháng

5C.3

Vay, trả nợ nước ngoài trung và dài hạn thông qua nghiệp vụ thanh toán quốc tế

 

1

Tổng số rút vốn vay nước ngoài trung và dài hạn theo loại tiền xx của đối tượng vay nợ nước ngoài xx thực hiện thông qua nghiệp vụ mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm của TCTD phát sinh trong tháng báo cáo

Tháng

2

Tổng số rút vốn vay nước ngoài trung và dài hạn theo loại tiền xx của đối tượng vay nợ nước ngoài xx thông qua các nghiệp vụ thanh toán quốc tế khác của TCTD phát sinh trong tháng báo cáo

Tháng

3

Tổng số trả nợ nước ngoài trung và dài hạn theo loại tiền xx của đối tượng vay nợ nước ngoài xx thông qua nghiệp vụ mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm của TCTD phát sinh trong tháng báo cáo

Tháng

4

Tổng số trả nợ nước ngoài trung và dài hạn theo loại tiền xx của đối tượng vay nợ nước ngoài xx thông qua các nghiệp vụ thanh toán quốc tế khác phát sinh trong tháng báo cáo

Tháng

5

Tổng số dư vay nước ngoài trung và dài hạn theo loại tiền xx của đối tượng vay nợ nợ nước ngoài xx thông qua nghiệp vụ mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm của TCTD tại thời điểm cuối tháng báo cáo

Tháng

6

Tổng số dư vay nước ngoài trung và dài hạn theo loại tiền xx của đối tượng vay nợ nợ nước ngoài xx thông qua các nghiệp vụ thanh toán quốc tế khác của TCTD tại thời điểm cuối tháng báo cáo

Tháng

7

Kế hoạch thanh toán nợ nước ngoài trung và dài hạn theo loại tiền xx của đối tượng vay nợ nước ngoài xx thực hiện thông qua nghiệp vụ mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm của TCTD trong tháng tiếp theo.

Tháng

5D

ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP

 

5D.1

Đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam

 

1

Thu từ bán ngoại tệ cho TCTD được phép

Tháng

2

Thu từ tiền lương, thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp

Tháng

3

Thu từ việc chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, bán chứng khoán

Tháng

4

Các khoản thu khác phát sinh từ hoạt động đầu tư gián tiếp

Tháng

5

Chi góp vốn, mua cổ phần, mua chứng khoán và các khoản chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam

Tháng

6

Chi mua ngoại tệ tại TCTD được phép để chuyển ra nước ngoài

Tháng

7

Tổng số dư của các tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài là người không cư trú

Tháng

5D.2

Đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài

 

1

Tổng số ngoại tệ của tổ chức, cá nhân chuyển ra nước ngoài để đầu tư gián tiếp

Tháng

2

Tổng số ngoại tệ của tổ chức, cá nhân chuyển về nước từ hoạt động đầu tư gián tiếp

Tháng

5E

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

 

5E.1

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam

 

1

Thu tiền góp vốn điều lệ, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp

Tháng

2

Thu ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ

Tháng

3

Các khoản thu hợp pháp khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp

Tháng

4

Chi ngoại tệ chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ

Tháng

5

Chi chuyển vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam

Tháng

6

Chi chuyển lợi nhuận và các khoản chi hợp pháp khác ra khỏi Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài

Tháng

7

Tổng số dư của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Tháng

5E.2

Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài

 

1

Tổng số ngoại tệ của tổ chức, cá nhân chuyển vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài xxx để thực hiện dự án đầu tư vào ngành kinh tế xxxx dưới hình thức đầu tư trực tiếp xx

Tháng

2

Tổng số ngoại tệ của tổ chức, cá nhân chuyển vốn đầu tư trực tiếp, vốn tái đầu tư về nước

Tháng

3

Tổng số ngoại tệ của tổ chức, cá nhân chuyển lợi nhuận, thu nhập hợp pháp từ hoạt động đầu tư trực tiếp về nước

Tháng

4

Tổng số dư của các tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân

Tháng

5G

MUA, BÁN CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ THU NHẬP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

 

5G.1

Mua chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài

 

1

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức chi mua cổ phiếu

Tháng

2

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân chi mua cổ phiếu

Tháng

3

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức chi mua trái phiếu

Tháng

4

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân chi mua trái phiếu

Tháng

5

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức chi mua chứng chỉ quỹ

Tháng

6

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân chi mua chứng chỉ quỹ

Tháng

7

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức chi mua các loại chứng khoán khác

Tháng

8

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân chi mua các loại chứng khoán khác

Tháng

5G.2

Bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài

 

1

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thu từ bán cổ phiếu

Tháng

2

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thu từ bán cổ phiếu

Tháng

3

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thu từ bán trái phiếu

Tháng

4

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thu từ bán trái phiếu

Tháng

5

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thu từ bán chứng chỉ quỹ

Tháng

6

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thu từ bán chứng chỉ quỹ

Tháng

7

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thu từ bán các loại chứng khoán khác

Tháng

8

Số tiền nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thu từ bán các loại chứng khoán khác

Tháng

5G.3

Thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán

 

1

Cổ tức, lợi tức của nhà đầu tư nước ngoài được hưởng bằng tiền

6 tháng

2

Cổ tức, lợi tức của nhà đầu tư nước ngoài được hưởng bằng chứng khoán

6 tháng

6. GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN

Ký hiệu

Tên chỉ tiêu

Định kỳ báo cáo

6A

ÁP DỤNG CHO CÁC TCTD

 

1

Tên đơn vị xxxx mà TCTD góp vốn mua cổ phần

Quý

2

Địa chỉ của đơn vị xxxx mà TCTD góp vốn mua cổ phần

Quý

3

Mã số thuế của đơn vị xxxx mà TCTD góp vốn mua cổ phần

Quý

4

Số tiền mà TCTD góp vốn mua cổ phần đối với đơn vị xxxx

Quý

5

Vốn điều lệ của đơn vị xxxx mà TCTD góp vốn mua cổ phần

Quý

6

Số cổ tức, lãi mà TCTD nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần tại đơn vị xxxx (lũy kế từ khi góp vốn mua cổ phần)

Quý

7

Tên của TCTD xxx mà TCTD góp vốn mua cổ phần

Quý

8

Địa chỉ của TCTD xxx mà TCTD góp vốn mua cổ phần

Quý

9

Mã số thuế của TCTD xxx mà TCTD góp vốn mua cổ phần

Quý

10

Số tiền góp vốn mua cổ phần với TCTD xxx

Quý

11

Vốn điều lệ của TCTD xxx mà TCTD góp vốn mua cổ phần

Quý

12

Số cổ tức, lãi mà TCTD nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần của TCTD xxx (lũy kế từ khi góp vốn mua cổ phần)

Quý

6B

ÁP DỤNG CHO TCTD CỔ PHẦN

 

1

Tên cổ đông nước ngoài thứ xx

Quý

2

Giá trị vốn cổ phần của cổ đông nước ngoài xx

Quý

3

Tổng số cổ phiếu của cổ đông nước ngoài thứ xx

Quý

4

Tên của cổ đông trong nước là cá nhân lớn thứ xx

Quý

5

Địa chỉ của cổ đông trong nước là cá nhân lớn thứ xx của TCTD

Quý

6

Giá trị vốn cổ phần của cổ đông trong nước là cá nhân lớn thứ xx

Quý

7

Tổng số cổ phiếu của cổ đông trong nước là cá nhân lớn thứ xx

Quý

8

Tên của cổ đông là cá nhân và những người liên quan trong một gia đình lớn thứ xx của TCTD

Quý

9

Tên của cổ đông là cá nhân và những người liên quan trong một gia đình lớn thứ xx của TCTD

Quý

10

Giá trị vốn cổ phần của cổ đông là cá nhân và những người liên quan trong một gia đình lớn thứ xx của TCTD

Quý

11

Tổng số cổ phiếu cổ phần của cổ đông là cá nhân và những người liên quan trong một gia đình lớn thứ xx của TCTD

Quý

12

Tên của cổ đông trong nước là doanh nghiệp lớn thứ xx của TCTD

Quý

13

Địa chỉ của cổ đông trong nước là doanh nghiệp lớn thứ xx của TCTD

Quý

14

Mã số thuế của cổ đông trong nước là doanh nghiệp lớn thứ xx của TCTD

Quý

15

Giá trị vốn cổ phần của cổ đông trong nước là doanh nghiệp lớn thứ xx của TCTD

Quý

16

Tổng số cổ phiếu, cổ phần của cổ đông trong nước là doanh nghiệp lớn thứ xx

Quý

6C

ÁP DỤNG CHO QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ

 

1

Số lượng thành viên là pháp nhân tại QTDND cơ sở

Quý

2

Tổng số vốn góp tại QTDND cơ sở của tất cả các thành viên là pháp nhân

Quý

3

Tổng số thành viên là thể nhân tại QTDND cơ sở

Quý

4

Tổng số vốn góp tại QTDND cơ sở của tất cả các thành viên là thể nhân

Quý

5

Vốn góp lớn nhất của thành viên là pháp nhân

Quý

6

Vốn góp lớn nhất của thành viên là thể nhân

Quý

7

Tổng vốn góp của thành viên sở hữu trên 10% vốn điều lệ QTDND cơ sở

Quý

7. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Ký hiệu

Tên chỉ tiêu

Định kỳ báo cáo

7A

ÁP DỤNG CHO CÁC TCTD (TRỪ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ)

 

7A.1

Quan hệ tín dụng, gửi tiền giữa các TCTD

 

1

Doanh số cho vay đối với TCTD xxx thời hạn xxx bằng loại tiền xx của món thứ xx

Ngày

2

Doanh số gửi tiền tại TCTD xxx thời hạn xxx bằng loại tiền xx của món thứ xx

Ngày

3

Lãi suất cho vay đối với TCTD xxx thời hạn xxx bằng loại tiền xx của món thứ xx

Ngày

4

Lãi suất gửi tiền tại TCTD xxx thời hạn xxx bằng loại tiền xx của món thứ xx

Ngày

5

Dư nợ cho vay đối với TCTD xxx bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

6

Số dư tiền gửi tại TCTD xxx bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

7

Dư nợ cho TCTD xxx vay bằng loại tiền xx quá hạn

3kỳ/tháng

8

Số dư tiền gửi tại TCTD xxx bằng loại tiền xx

3kỳ/tháng

7A.2

Mua lại giấy tờ có giá giữa các TCTD

 

1

Giá trị giấy tờ có giá loại xxxx theo loại tiền xx mua hẳn từ TCTD xxx trong kỳ báo cáo món thứ xx

Tháng

2

Thời hạn mua hẳn giấy tờ có giá loại xxxx theo loại tiền xx từ TCTD xxx trong kỳ báo cáo món thứ xx

Tháng

3

Lãi suất mua hẳn giấy tờ có giá loại xxxx theo loại tiền xx từ TCTD xxx trong kỳ báo cáo món thứ xx

Tháng

4

Giá trị giấy tờ có giá loại xxxx theo loại tiền xx mua có kỳ hạn từ TCTD xxx trong kỳ báo cáo món thứ xx

Tháng

5

Thời hạn mua có kỳ hạn giấy tờ có giá loại xxxx theo loại tiền xx từ TCTD xxx trong kỳ báo cáo món thứ xx

Tháng

6

Lãi suất mua có kỳ hạn giấy tờ có giá loại xxxx theo loại tiền xx từ TCTD xxx trong kỳ báo cáo món thứ xx

Tháng

7

Tổng giá trị giấy tờ có giá loại xxxx theo loại tiền xx đang nắm giữ

Tháng

7A.3

Bán nợ của các TCTD

 

1

Tên của đơn vị mua khoản nợ xxx do TCTD bán

Quý

2

Tên khách hàng vay vốn của khoản nợ xxx do TCTD bán

Quý

3

Giá trị khoản nợ xxx do TCTD bán

Quý

4

Trạng thái khoản nợ xxx do TCTD bán

Quý

5

Lãi suất của khoản nợ xxx do TCTD bán

Quý

6

Thời hạn cho vay của khoản nợ xxx do TCTD bán

Quý

7

Thời hạn còn lại của khoản nợ xxx do TCTD bán

Quý

8

Giá cả khoản nợ xxx do TCTD bán

Quý

9

Biện pháp bảo đảm đối với khoản nợ xxx do TCTD bán

Quý

7A.4

Mua nợ của các TCTD

 

1

Tên của đơn vị bán khoản nợ xxx do TCTD mua

Quý

2

Tên khách hàng vay vốn của khoản nợ xxx do TCTD mua

Quý

3

Giá trị khoản nợ xxx do TCTD mua

Quý

4

Trạng thái khoản nợ xxx do TCTD mua

Quý

5

Lãi suất của khoản nợ xxx do TCTD mua

Quý

6

Thời hạn cho vay của khoản nợ xxx do TCTD mua

Quý

7

Thời hạn còn lại của khoản nợ xxx do TCTD mua

Quý

8

Giá cả khoản nợ xxx do TCTD mua

Quý

9

Biện pháp bảo đảm đối với khoản nợ xxx do TCTD mua

Quý

7B

ÁP DỤNG CHO NHNN CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ SỞ GIAO DỊCH NHNN

 

1

Số dư tiền gửi của TCTD xxx bằng loại tiền xx

Ngày

2

Số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước bằng loại tiền xx

Ngày

3

Dư nợ cho TCTD vay tái cấp vốn

Ngày

4

Dư nợ cho vay hỗn hợp đặc biệt đối với TCTD

Ngày

5

Dư nợ cho TCTD vay theo các mục tiêu chỉ định của Chính phủ

Ngày

6

Dư nợ cho TCTD xxx vay qua đêm tại NHNN

Ngày

7

Số lượng loại ngoại tệ xx NHNN mua của TCTD xxx

Ngày

8

Số lượng loại ngoại tệ xx NHNN mua của KBNN

Ngày

9

Số lượng loại ngoại tệ xx NHNN mua của tổ chức quốc tế

Ngày

10

Số lượng loại ngoại tệ xx NHNN bán cho TCTD xxx

Ngày

11

Số lượng loại ngoại tệ xx NHNN bán cho KBNN

Ngày

12

Số lượng loại ngoại tệ xx NHNN bán cho tổ chức quốc tế

Ngày

13

Số lượng loại ngoại tệ xx TCTD xxx bán cho TCTD xxx trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Ngày

14

Số lượng mua lãi ngoại tệ xx ròng

Ngày

7C

TIỀN GỬI CỦA CÁC TỔ CHỨC KHÔNG PHẢI LÀ TCTD HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

 

1

Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức không phải là TCTD bằng loại tiền xx

Tháng

2

Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức không phải là TCTD bằng loại tiền xx

Tháng

3

Tiền gửi không kỳ hạn của các công ty chứng khoán bằng loại tiền xx

Tháng

4

Tiền gửi có kỳ hạn của các công ty chứng khoán bằng loại tiền xx

Tháng

7D

TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC KHÔNG PHẢI LÀ TCTD HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

 

1

Dư nợ tín dụng đối với các tổ chức không phải là TCTD trong nước bằng loại tiền xx

Tháng

2

Dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức không phải là TCTD trong nước bằng loại tiền xx

Tháng

8. GIÁM SÁT, BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TCTD

Ký hiệu

Tên chỉ tiêu

Định kỳ báo cáo

8A

ÁP DỤNG CHO CÁC TCTD

 

8A.1

Các chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

 

1

Vốn cấp 1

Tháng

2

Vốn cấp 2

Tháng

3

Các khoản phải trừ khi tính vốn tự có

Tháng

4

Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 0%

Tháng

5

Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 20%

Tháng

6

Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 50%

Tháng

7

Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 100%

Tháng

8

Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 150%

Tháng

9

Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 250%

Tháng

10

Tổng giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro

Tháng

11

Vốn cấp 1 hợp nhất

Quý

12

Vốn cấp 2 hợp nhất

Quý

13

Các khoản phải trừ khi tính vốn tự có hợp nhất

Quý

14

Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 0% hợp nhất

Quý

15

Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 20% hợp nhất

Quý

16

Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 50% hợp nhất

Quý

17

Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 100% hợp nhất

Quý

18

Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 150% hợp nhất

Quý

19

Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 250% hợp nhất

Quý

20

Tổng giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro hợp nhất

Quý

8A.2

Các chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ khả năng chi trả

 

1

Tổng tài sản “Có” thanh toán ngay

Ngày

2

Tổng Nợ phải trả

Ngày

3

Tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau bằng loại tiền xx

Ngày

4

Tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau bằng loại tiền xx

Ngày

5

Tài sản “Có” đến hạn thanh toán từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 30

Ngày

6

Tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 30

Ngày

7

Tài sản “Có” đến hạn thanh toán từ ngày thứ 30 đến ngày thứ 180

Ngày

8

Tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán từ ngày thứ 30 đến ngày thứ 180

Ngày

9

Tài sản “Có” đến hạn thanh toán từ ngày thứ 180 đến ngày thứ 360

Ngày

10

Tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán từ ngày thứ 180 đến ngày thứ 360

Ngày

11

Tài sản “Có” đến hạn thanh toán trên 360 ngày

Ngày

12

Tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trên 360 ngày

Ngày

8A.3

Các chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động

 

1

Dư nợ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động

Tháng

2

Tổng nguồn vốn huy động

Tháng

8A.4

Các chỉ tiêu xác định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn

 

1

Tổng nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn

Tháng

2

Tổng nguồn vốn trung hạn, dài hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn

Tháng

3

Tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn

Tháng

8A.5

Các chỉ tiêu về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng

 

1

Dự phòng cụ thể phải trích theo quy định của kỳ báo cáo

Quý

2

Dự phòng cụ thể phải trích của nợ nhóm 2

Quý

3

Dự phòng cụ thể phải trích của nợ nhóm 3

Quý

4

Dự phòng cụ thể phải trích của nợ nhóm 4

Quý

5

Dự phòng cụ thể phải trích của nợ nhóm 5

Quý

6

Số dư dự phòng cụ thể đã có đến cuối ngày của ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Quý

7

Số tiền dự phòng cụ thể đã sử dụng để xử lý rủi ro trong kỳ báo cáo

Quý

8

Dự phòng chung phải trích theo quy định

Quý

9

Số dư dự phòng chung đã có đến cuối ngày của ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Quý

10

Số tiền dự phòng chung sử dụng để xử lý rủi ro trong kỳ báo cáo

Quý

11

Số tiền trích lập dự phòng chung trong kỳ báo cáo 

Quý

8A.6

Tình hình mở L/C trả chậm

 

1

Số dư đầu kỳ cam kết thanh toán L/C theo loại tiền xx

Tháng

2

Số tiền TCTD cam kết thanh toán L/C theo loại tiền xx phát sinh tăng trong kỳ

Tháng

3

Số tiền TCTD cam kết thanh toán L/C theo loại tiền xx phát sinh giảm trong kỳ

Tháng

4

Cam kết thanh toán L/C đã quá hạn theo loại tiền xx mà TCTD chưa thanh toán cho nước ngoài

Tháng

5

Số dư cuối kỳ cam kết thanh toán L/C theo loại tiền xx mà TCTD đã thanh toán thay khách hàng

Tháng

6

Số dư cuối kỳ cam kết thanh toán L/C theo loại tiền xx mà TCTD đã thanh toán thay khách hàng nhưng đã chuyển sang nợ quá hạn

Tháng

7

Số dư cuối kỳ cam kết thanh toán L/C theo loại tiền xx bảo đảm bằng giá trị lô hàng nhập

Tháng

8

Số dư cuối kỳ cam kết thanh toán L/C theo loại tiền xx không có bảo đảm

Tháng

9

Số tiền đã loại khỏi tài khoản ngoại bảng của tất cả những khách hàng có nợ đã dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý đã quá thời gian theo dõi

Quý

8A.7

Tín dụng cho các đối tượng được quy định theo điều 127 Luật các TCTD

 

1

Tên của khách hàng thứ xxxx là đối tượng được quy định theo điều 127 Luật các TCTD được TCTD cấp tín dụng

Tháng

2

Địa chỉ của khách hàng thứ xxxx là đối tượng được quy định theo điều 127 Luật các TCTD được TCTD cấp tín dụng

Tháng

3

Mối quan hệ của khách hàng thứ xxxx là đối tượng được quy định theo điều 127 Luật các TCTD đối với TCTD mà khách hàng này đang được TCTD cấp tín dụng

Tháng

4

Dư nợ cấp tín dụng của TCTD đối với khách hàng thứ xxxx là đối tượng được quy định theo điều 127 Luật các TCTD.

Tháng

8A.8

Xử lý tài sản bảo đảm

 

1

Tên khách hàng thứ xxxx có tài sản bảo đảm được xử lý

Quý

2

Địa chỉ khách hàng thứ xxxx có tài sản bảo đảm được xử lý

Quý

3

Nợ gốc của khách hàng thứ xxxx tại thời điểm TCTD nhận tài sản bảo đảm

Quý

4

Lãi chưa thu từ khách hàng thứ xxxx đến thời điểm nhận tài sản bảo đảm

Quý

5

Giá trị tài sản của khách hàng thứ xxxx ghi trong biên bản nhận tài sản bảo đảm

Quý

6

Giá trị tài sản của khách hàng thứ xxxx đã được TCTD bán

Quý

7

Giá trị tài sản của khách hàng thứ xxxx đang quản lý chờ bán

Quý

8

Giá trị tài sản của khách hàng thứ xxxx dùng để sử dụng cho TCTD

Quý

9

Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng thứ xxxx được hạch toán thu nợ gốc

Quý

10

Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng thứ xxxx được hạch toán thu lãi

Quý

8B

ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

 

1

Tên khách hàng thứ xxxx có dư nợ thuê tài chính từ 1 tỷ VND trở lên

Quý

2

Địa chỉ khách hàng thứ xxxx có dư nợ thuê tài chính từ 1 tỷ VND trở lên

Quý

3

Dư nợ cho thuê tài chính của khách hàng thứ xxxx từ 1 tỷ VND trở lên

Quý

8C

ÁP DỤNG CHO CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

 

1

Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm bằng VND của cá nhân Việt Nam không có quan hệ tín dụng

Tháng

2

Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND của pháp nhân là các tổ chức Việt Nam không có quan hệ tín dụng

Tháng

3

Tên khách hàng thứ xxxx có dư nợ tín dụng so với vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm từ 15% trở lên

Tháng

4

Địa chỉ khách hàng thứ xxxx có dư nợ tín dụng so với vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm từ 15% trở lên

Tháng

5

Dư nợ tín dụng của khách hàng thứ xxxx so với vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm từ 15% trở lên

Tháng

6

Giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng thứ xxxx bằng loại tiền xx có dư nợ so với vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm từ 15% trở lên

Tháng

7

Tổng số khách hàng vay vốn tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tháng

8

Tên khách hàng thứ xxxx được chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết bảo lãnh có số dư bảo lãnh so với vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm từ 15% trở lên

Tháng

9

Địa chỉ khách hàng thứ xxxx được chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết bảo lãnh có số dư bảo lãnh so với vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm từ 15% trở lên

Tháng

10

Số dư cam kết bảo lãnh của khách hàng thứ xx có số dư bảo lãnh so với vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm từ 15% trở lên

Tháng

11

Giá trị tài sản bảo đảm cho số dư cam kết bảo lãnh bằng loại tiền xx của khách hàng thứ xxxx có số dư bảo lãnh so với vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm từ 15% trở lên

Tháng

12

Tổng số khách hàng được cam kết bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tháng

8D

ÁP DỤNG CHO NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI, NGÂN HÀNG 100% VỐN NƯỚC NGOÀI

 

1

Tiền vay TCTD ở nước ngoài ngắn hạn

Tháng

2

Tiền vay TCTD ở nước ngoài trung và dài hạn

Tháng

3

Tiền gửi của TCTD ở nước ngoài có kỳ hạn đến 12 tháng

Tháng

4

Tiền gửi của TCTD ở nước ngoài có kỳ hạn trên 12 tháng

Tháng

5

Vốn điều lệ sử dụng để mua tài sản cố định

Tháng

6

Tiền gửi ra nước ngoài có kỳ hạn đến 12 tháng

Tháng

7

Tiền gửi ra nước ngoài có kỳ hạn trên 12 tháng

Tháng

8E

ÁP DỤNG CHO QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG

 

1

Số thành viên vay vốn QTDND trung ương

Tháng

2

Số thành viên tham gia QTDND trung ương

Quý

3

Số thành viên ra khỏi QTDND trung ương

Quý

4

Tổng số cán bộ, nhân viên làm việc tại QTDND trung ương

Năm

8G

ÁP DỤNG CHO QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ

 

1

Số thành viên tham gia QTDND cơ sở

Tháng

2

Số thành viên ra khỏi QTDND cơ sở

Tháng

3

Số lượt thành viên vay vốn QTDND cơ sở

Tháng

4

Số thành viên đang vay vốn QTDND cơ sở

Tháng

5

Dư nợ cho vay đối với các hộ nghèo không phải là thành viên của QTDND cơ sở

Tháng

6

Tổng số cán bộ, nhân viên làm việc tại QTDND cơ sở

Năm

8H

Cho vay và tiền gửi của các khách hàng lớn nhất

 

1

Tổng dư nợ cho vay của 10 khách hàng vay vốn lớn nhất

Tháng

2

Tổng số dư tiền gửi của 20 khách hàng lớn nhất

Tháng

 

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN ĐƠN VỊ BÁO CÁO CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010)

Phụ lục này hướng dẫn đơn vị báo cáo đối với từng nhóm chỉ tiêu báo cáo thống kê quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này. Các đơn vị báo cáo được phân thành 2 nhóm gồm các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, cụ thể như sau:

I. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước:

Ký hiệu chỉ tiêu

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố

Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước

Kho tiền trung ương

1A

X

 

 

1B

X

 

 

1C.2

X

 

 

1E

X

 

 

1I

X

 

 

2A.1

X

 

 

3A

X

 

 

4A

X

 

 

4C.2.1

 

4E.1

 

 

4E.2

 

 

4E.3

 

4E.4

 

4E.5

4E.6

X

 

 

5B

Tổng hợp số liệu phản ánh hoạt động của các tổ chức kinh tế trên địa bàn, gửi báo cáo cho NHNN qua Cục Công nghệ tin học.

 

 

7B

 

8A.3

X

 

 

8A.4

X

 

 

8A.6

X

 

 

8A.7

X

 

 

8G

X

 

 

8H

X

 

 

Ghi chú:

- Ký hiệu √: Các đơn vị phải báo cáo số liệu hoạt động của đơn vị mình.

- Ký hiệu X: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu phản ánh hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn, gửi báo cáo cho NHNN qua Cục Công nghệ tin học.

- Ký hiệu bôi đen: Các đơn vị không phải báo cáo.

 

II. Các tổ chức tín dụng:

Ký hiệu chỉ tiêu

Ngân hàng 100% vốn nhà nước

Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng liên doanh

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Công ty tài chính

Công ty cho thuê tài chính

Quỹ tín dụng nhân dân trung ương

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

Báo cáo toàn hệ thống

Báo cáo từng sở giao dịch, chi nhánh

Báo cáo toàn hệ thống

Báo cáo từng sở giao dịch, chi nhánh

Báo cáo toàn hệ thống

Báo cáo từng sở giao dịch, chi nhánh

Báo cáo toàn hệ thống

Báo cáo từng sở giao dịch, chi nhánh

Báo cáo toàn hệ thống

Báo cáo từng chi nhánh

Báo cáo toàn hệ thống

Báo cáo từng sở giao dịch, chi nhánh

Báo cáo toàn hệ thống

Báo cáo từng sở giao dịch, chi nhánh

Báo cáo toàn hệ thống

Báo cáo từng sở giao dịch, chi nhánh

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

1A

1B

1C.1

 

 

 

 

 

 

 

 

1C.2

1D

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1E

1G

 

1H

2A.1

2A.2

 

 

 

 

 

 

 

 

2B.1

 

3A

 

 

 

 

 

 

 

4A

4B

 

 

 

 

 

4C.1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4C.2.2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4C.2.3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4C.2.4

Z

 

Z

 

Z

 

Z

 

Z

 

 

 

 

 

 

 

 

4C.2.5

T

 

T

 

T

 

T

 

T

 

 

 

 

 

 

 

 

4D.1

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4E.6

5A.1

 

X

 

 

 

X

 

X

 

 

 

 

5A.2

X

X

X

X

X

 

 

 

5A.3

 

X

 

 

 

X

 

X

 

 

 

 

5A.4

 

X

 

 

 

X

 

X

 

 

 

 

5A.5

 

X

 

 

 

X

 

X

 

 

 

 

5A.6

X

X

X

X

X

 

 

 

5C

X

X

X

X

X

X

 

 

 

5D

 

X

 

 

 

X

 

X

 

 

 

 

5E

 

X

 

 

 

X

 

X

 

 

 

 

5G

 

X

 

 

 

X

 

X

 

 

 

 

6A

 

 

 

 

 

 

 

 

6B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C

 

C

 

 

 

 

6C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7A

 

 

 

 

 

 

 

 

7C

 

 

 

 

 

 

 

 

7D

 

 

 

 

 

 

 

 

8A.1

 

 

 

 

 

 

 

 

8A.2

 

 

 

 

 

 

 

 

8A.3

 

 

 

 

 

 

 

 

8A.4

 

 

 

 

 

 

 

 

8A.5

 

 

 

 

 

 

 

8A.6

 

 

 

 

 

 

 

 

8A.7

 

 

 

 

 

 

 

8A.8

 

 

 

 

 

 

 

8B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8D

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8E

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8G

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8H

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích:

1. Ký hiệu √: Các TCTD phải báo cáo.

2. Ký hiệu X: Chỉ các TCTD được phép hoạt động ngoại hối phải báo cáo.

3. Ký hiệu C: Chỉ các Công ty tài chính cổ phần, Công ty cho thuê tài chính cổ phần phải báo cáo.

4. Ký hiệu Z: Chỉ các TCTD có hoạt động thanh toán điện tử song phương phải báo cáo.

5. Ký hiệu T: Tất cả các TCTD có hoạt động phát hành thẻ, thanh toán thẻ phải báo cáo.

6. Ký hiệu bôi đen: Các TCTD không phải báo cáo.

7. Các cột (2), (4), (6), (8), (12), (14), (16): Trụ sở chính TCTD báo cáo số liệu tổng hợp toàn hệ thống (bao gồm các sở giao dịch, chi nhánh trực thuộc hoạt động tại Việt Nam).

8. Các cột (3), (5), (7), (9), (13), (15), (17): Trụ sở chính TCTD báo cáo số liệu của từng sở giao dịch, chi nhánh trực thuộc hoạt động tại Việt Nam.

9. Cột (10): Chỉ áp dụng đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm đầu mối tổng hợp báo cáo của các chi nhánh khác trong cùng hệ thống hoạt động tại Việt Nam.

10. Cột (11):

a. Áp dụng đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm đầu mối để báo cáo số liệu của chi nhánh mình và từng chi nhánh khác trong cùng một hệ thống hoạt động tại Việt Nam.

b. Áp dụng đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa quy định tại điểm a mục này (trừ các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải chi nhánh đầu mối do số liệu của các chi nhánh này đã được chi nhánh đầu mối báo cáo cho NHNN).

11. Cột (18): Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tổng hợp số liệu báo cáo của đơn vị mình.

12. Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam không phải thực hiện báo cáo nhóm chỉ tiêu 8A.1, 8A.2, 8A.3, 8A.4.

 

PHỤ LỤC 3

HƯỚNG DẪN BÁO CÁO CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010)

Phần 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đơn vị tính: Đơn vị tính áp dụng đối với các chỉ tiêu báo cáo được ghi cụ thể trong Phần 3 “Hướng dẫn lập các chỉ tiêu thống kê” của Phụ lục này.

2. Tỷ giá áp dụng để lập báo cáo:

a. Tỷ giá giữa VND và USD: TCTD áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

b. Tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ khác: TCTD áp dụng tỷ giá do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quy định tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

c. Tỷ giá giữa USD và các ngoại tệ khác: TCTD áp dụng tỷ giá do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quy định tại ngày làm việc cuối cùng của báo cáo.

3. Nguyên tắc làm tròn số:

a. Đối với số liệu báo cáo được quy định đơn vị tính là Triệu VND: Đơn vị báo cáo được làm tròn lên 1 triệu VND nếu giá trị hàng thập phân (sau dấu phẩy) của các chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 500 nghìn VND, nếu giá trị hàng thập phân của các chỉ tiêu dưới 500 nghìn VND thì coi như bằng 0.

b. Đối với số liệu báo cáo được quy định đơn vị tính là Tỷ VND: Đơn vị báo cáo được làm tròn lên 1 tỷ VND nếu giá trị hàng thập phân (sau dấu phẩy) của các chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 500 triệu VND, nếu giá trị hàng thập phân của các chỉ tiêu dưới 500 triệu VND thì coi như bằng 0.

c. Đối với số liệu báo cáo được quy định đơn vị tính là Nghìn USD: Đơn vị báo cáo được làm tròn số nếu giá trị hàng thập phân (sau dấu phẩy) của các chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 500 USD, nếu giá trị hàng thập phân của các chỉ tiêu dưới 500 USD thì coi như bằng 0.

d. Đối với số liệu báo cáo được quy định đơn vị tính là Triệu USD: Đơn vị báo cáo được làm tròn số nếu giá trị hàng thập phân (sau dấu phẩy) của các chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 500 nghìn USD, nếu giá trị hàng thập phân của các chỉ tiêu dưới 500 nghìn USD thì coi như bằng 0.

Phần 2.

GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ NGỮ

Một số từ ngữ nêu trong hệ thống chỉ tiêu gốc tại Phụ lục 1 được hiểu như sau:

I. MỘT SỐ TỪ NGỮ CHUNG

1. Tín dụng ngắn hạn là các khoản cấp tín dụng có thời hạn đến 12 tháng.

2. Tín dụng trung hạn là các khoản cấp tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

3. Tín dụng dài hạn là các khoản cấp tín dụng có thời hạn từ trên 60 tháng.

4. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để cá nhân, tổ chức sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

5. Dư nợ tín dụng là toàn bộ số dư tại một thời điểm cụ thể của các khoản cấp tín dụng của TCTD cho cá nhân, tổ chức dưới hình thức sau đây:

a. Cho vay;

b. Chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá trị khác;

c. Cho thuê tài chính;

d. Bao thanh toán;

đ. Các khoản trả thay cá nhân, tổ chức trong trường hợp cá nhân, tổ chức được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán;

e. Các nghiệp vụ cấp tín dụng khác được NHNN chấp thuận.

6. Doanh số cấp tín dụng/thu nợ tín dụng là tổng giá trị các khoản cấp tín dụng/thu nợ tín dụng thực tế phát sinh trong một thời kỳ dưới các hình thức sau đây:

a. Cho vay;

b. Chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;

c. Cho thuê tài chính;

d. Bao thanh toán;

đ. Các khoản trả thay cá nhân, tổ chức trong trường hợp cá nhân, tổ chức được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán;

e. Các nghiệp vụ cấp tín dụng khác được NHNN chấp thuận.

7. Dư nợ xấu bao gồm toàn bộ dư nợ tín dụng thuộc nhóm nợ 3, nhóm nợ 4, nhóm nợ 5 được phân loại theo quy định hiện hành của Thống đốc NHNN.

8. Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê.

9. Người cư trú và Người không cư trú của Việt Nam được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 8 Thông tư này.

10. Giá trị giấy tờ có giá phản ánh mệnh giá của giấy tờ có giá được TCTD mua hoặc bán lại.

11. Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước gồm các ngân hàng thương mại cổ phần có trên 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu Nhà nước.

12. Các tổ chức không phải là TCTD được hiểu là các tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam không phải là tổ chức tín dụng thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây: Nhận tiền gửi; cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các hình thức cấp tín dụng khác; đầu tư; kinh doanh ngoại hối; cung ứng các dịch vụ thanh toán; môi giới và cung cấp dịch vụ bảo hiểm; môi giới và kinh doanh chứng khoán; bao gồm:

a. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

b. Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

c. Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện;

d. Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

đ. Doanh nghiệp bảo hiểm;

e. Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

g. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, chuyển tiền kiều hối, …);

h. Công ty chuyên cho vay tiêu dùng trả góp, cho vay tiêu dùng, mua nhà trả góp;

i. Công ty chuyên thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán;

k. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;

l. Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

m. Các tổ chức khác.

II. CÁC TỪ NGỮ GẮN VỚI MÃ SỐ THỐNG KÊ ÁP DỤNG TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ NGÂN HÀNG QUY ĐỊNH TẠI PHỤ LỤC 5

1. Loại hình tổ chức và cá nhân xx: được hiểu là các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, hiệp hội và các loại hình tổ chức khác ghi theo mã loại hình tổ chức và cá nhân (được ký hiệu bằng 2 chữ số). Phân tổ loại hình tổ chức và cá nhân được hướng dẫn cụ thể tại bảng 2 Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

2. Ngành kinh tế xxx: được hiểu là ngành kinh tế ghi theo mã ngành kinh tế (được ký hiệu bằng 4 chữ số) quy định cụ thể tại bảng 1 Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

3. Loại hình TCTD xx: được hiểu là loại hình TCTD ghi theo mã loại hình TCTD (được ký hiệu bằng 2 chữ số) quy định cụ thể tại bảng 3 Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

4. Loại tài sản xx: được hiểu là loại tài sản cho thuê tài chính ghi theo mã loại hình tài sản cho thuê tài chính (được ký hiệu bằng 2 chữ số) quy định cụ thể tại bảng 4 Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

5. Loại phương tiện thanh toán (PTTT) xxx: được hiểu là loại phương tiện được sử dụng trong giao dịch thanh toán ghi theo mã phương tiện thanh toán (được ký hiệu bằng 3 chữ số) quy định cụ thể tại bảng 5 Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

6. Giấy tờ có giá loại xxxx: được hiểu là các loại giấy tờ có giá do các tổ chức phát hành trên thị trường tiền tệ (như Kho bạc Nhà nước, NHNN, TCTD, …) ghi theo mã các loại giấy tờ có giá (được ký hiệu bằng 4 chữ số) quy định cụ thể tại bảng 6 Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

7. Loại tiền xxx đủ tiêu chuẩn lưu thông: được hiểu là loại tiền Việt Nam đang lưu hành trong lưu thông ghi theo mã số loại đồng tiền Việt Nam đang lưu hành (được ký hiệu bằng 3 chữ số) quy định cụ thể tại bảng 7 Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

8. Loại tiền xxx đình chỉ lưu hành: được hiểu là loại tiền Việt Nam bằng giấy cotton, polymer, kim loại không còn giá trị khi Ngân hàng Nhà nước đã công bố thu hồi và rút khỏi lưu thông ghi theo mã loại tiền đồng Việt Nam đình chỉ lưu hành (ký hiệu bằng 3 chữ số) quy định cụ thể tại bảng 8 Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

9. Loại tiền xxx giả: được hiểu là loại tiền được làm giống như loại tiền của Việt Nam nhưng không do Ngân hàng Nhà nước in, đúc, phát hành. Loại tiền này được ghi theo mã loại tiền đồng Việt Nam đang lưu hành.

10. Loại tiền xxx nghi giả chờ xử lý: được hiểu là loại tiền chưa xác định là tiền thật hay tiền giả và đang tạm thu giữ để các đơn vị có chức năng giám định, kiểm tra và có kết luận cuối cùng. Loại tiền này được ghi theo mã loại tiền đồng Việt Nam đang lưu hành.

11. Loại tiền xxx bị phá hoại: được hiểu là loại tiền Việt Nam bị làm thay đổi, sửa chữa hoặc cắt dán khác đi so với đồng tiền nguyên bản …Loại tiền này được ghi theo mã loại tiền đồng Việt Nam đang lưu hành.

12. Loại tiền xxx không đủ tiêu chuẩn lưu thông: được hiểu là loại tiền Việt Nam bằng giấy cotton, polymer, kim loại đang lưu hành nhưng đã bị rách nát, hư hỏng hoặc biến dạng ghi theo mã loại tiền đồng Việt Nam đang lưu hành.

13. Loại tiền xx: được hiểu là loại đồng tiền các nước ghi theo mã đồng tiền các nước (được ký hiệu bằng 2 chữ số) quy định cụ thể tại bảng 9 Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

14. Loại hình vay xx: được hiểu là loại hình vay nợ nước ngoài ghi theo mã loại hình vay nợ nước ngoài (được ký hiệu bằng 2 chữ số) quy định cụ thể tại bảng 12 Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

15. Đối tượng vay nợ nước ngoài xx: được hiểu là đối tượng vay nợ nước ngoài ghi theo mã loại doanh nghiệp (được ký hiệu bằng 2 chữ số) quy định cụ thể tại bảng 13 Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

16. Nước có chung biên giới xxx: được hiểu là các quốc gia có chung biên giới đường bộ với Việt Nam gồm Trung Quốc, Lào, Cam Pu Chia ghi theo mã quốc gia (được ký hiệu bằng 3 chữ số) quy định cụ thể tại bảng 11 Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

17. Loại ngoại tệ xx: được hiểu là loại đồng tiền các nước ghi theo mã đồng tiền các nước (được ký hiệu bằng 2 chữ số) quy định cụ thể tại bảng 9 Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này nhưng không bao gồm đồng tiền của Việt Nam (VND).

Phần 3.

HƯỚNG DẪN LẬP CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

1. Nhóm chỉ tiêu 1 “Tín dụng”

v Các chỉ tiêu thuộc nhóm này (trừ nhóm chỉ tiêu 1G) chỉ phản ánh dư nợ tín dụng của TCTD đối với các cá nhân, tổ chức là Người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực hộ gia đình và khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ gia đình. Dư nợ tín dụng thuộc nhóm này không bao gồm dư nợ tín dụng của TCTD đối với các tổ chức không phải là TCTD quy định tại khoản 12 Phần 2 Phụ lục này (khoản này được báo cáo tại nhóm chỉ tiêu 7C) và các TCTD khác.

v Loại tiền tệ phải báo cáo: VND, EUR quy đổi ra VND, USD quy đổi ra VND, vàng và các loại ngoại tệ khác được quy đổi ra VND. Mã đồng tiền các nước và mã đồng tiền quy đổi được quy định tại Bảng 9, Bảng 10 Phụ lục 5 Thông tư này.

v Đơn vị tính: Triệu VND.

Ÿ Các chỉ tiêu 1A “Phân loại dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế”:

Việc phân loại tín dụng theo ngành kinh tế được căn cứ vào mục đích sử dụng khoản vay của khách hàng vay vốn.

- Các chỉ tiêu 1A.1 “Dư nợ tín dụng”:

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng số dư các khoản cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn của TCTD đối với tổ chức và cá nhân tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân theo từng mã ngành kinh tế quy định tại Bảng 1 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số dư các tài khoản cấp tín dụng ngắn hạn của TCTD đối với tổ chức và cá nhân tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân theo từng mã ngành kinh tế quy định tại Bảng 1 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê tổng số dư các khoản nợ xấu ngắn, trung và dài hạn của TCTD đối với tổ chức và cá nhân tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân theo từng mã ngành kinh tế quy định tại Bảng 1 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê số dư các khoản nợ xấu ngắn hạn của TCTD đối với tổ chức và cá nhân tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân theo từng mã ngành kinh tế quy định tại Bảng 1 Phụ lục 5 Thông tư này.

- Các chỉ tiêu 1A.2 “Dư nợ tín dụng có đảm bảo bằng tài sản”: Thống kê số dư các khoản cấp tín dụng có đảm bảo bằng tài sản của TCTD đối với tổ chức và cá nhân tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân theo từng mã ngành kinh tế quy định tại Bảng 1 Phụ lục 5 Thông tư này, bao gồm cả các khoản cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai.

Trong trường hợp phát sinh cho vay cả tín chấp và có bảo đảm bằng tài sản đối với một khách hàng (hoặc nhiều tài sản đảm bảo cho một hạn mức) thì việc phân loại sẽ căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng tài sản đảm bảo để đưa vào chỉ tiêu báo cáo phù hợp. Đối với trường hợp một tài sản đảm bảo cho nhiều khách hàng vay thì phân loại theo tài sản đảm bảo như bình thường.

Ví dụ: Một khách hàng phát sinh khoản vay là 100 tỷ đồng tại ngân hàng A. Đảm bảo cho khoản vay trên bao gồm: bằng tín chấp là 40 tỷ đồng và bằng tài sản đảm bảo là 60 tỷ đồng. Trong trường hợp này, ngân hàng A thống kê 100 tỷ đồng dư nợ của khách hàng A vào dư nợ có bảo đảm bằng tài sản vì tỷ trọng có bảo đảm bằng tài sản chiếm 60%, cao hơn so với bảo đảm bằng tín chấp (không có bảo đảm bằng tài sản).

- Các chỉ tiêu 1A.3 “Dư nợ tín dụng có khả năng mất vốn – Nhóm 5”: Thống kê dư nợ tín dụng thuộc nợ nhóm 5 của TCTD tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Nội dung nợ nhóm 5 được thực hiện theo quy định hiện hành của NHNN về phân loại nợ. Các chỉ tiêu thuộc nhóm này phân theo từng mã ngành kinh tế quy định tại Bảng 1 Phụ lục 5 Thông tư này.

Ÿ Các chỉ tiêu 1B “Phân loại dư nợ tín dụng theo loại hình tổ chức và cá nhân”:

- Các chỉ tiêu 1B.1 “Dư nợ tín dụng”:

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng số dư các khoản cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn của TCTD đối với tổ chức và cá nhân tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân theo từng mã loại hình tổ chức và cá nhân quy định tại Bảng 2 Phụ lục 5 Thông tư này; tiêu chí phân loại tín dụng theo loại hình tổ chức được căn cứ vào loại hình tổ chức tương ứng của khách hàng vay vốn.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số dư các khoản cấp tín dụng ngắn hạn của TCTD đối với tổ chức và cá nhân tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân theo từng mã loại hình tổ chức và cá nhân quy định tại Bảng 2 Phụ lục 5 Thông tư này; tiêu chí phân loại tín dụng theo loại hình tổ chức được căn cứ vào loại hình tổ chức tương ứng của khách hàng vay vốn.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê tổng số dư các khoản nợ xấu ngắn, trung và dài hạn của TCTD đối với tổ chức và cá nhân tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân theo từng mã loại hình tổ chức và cá nhân quy định tại Bảng 2 Phụ lục 5 Thông tư này; tiêu chí phân loại tín dụng theo loại hình tổ chức được căn cứ vào loại hình tổ chức tương ứng của khách hàng vay vốn.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê số dư các khoản nợ xấu ngắn hạn của TCTD đối với tổ chức và cá nhân tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân theo từng mã loại hình tổ chức và cá nhân quy định tại Bảng 2 Phụ lục 5 Thông tư này; tiêu chí phân loại tín dụng theo loại hình tổ chức được căn cứ vào loại hình tổ chức tương ứng của khách hàng vay vốn.

- Các chỉ tiêu 1B.2 “Dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng tài sản”: Thống kê số dư các khoản cấp tín dụng có đảm bảo bằng tài sản của TCTD đối với tổ chức và cá nhân tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân theo từng mã loại hình tổ chức và cá nhân quy định tại Bảng 2 Phụ lục 5 Thông tư này, bao gồm cả các khoản cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai.

Trong trường hợp phát sinh cho vay cả tín chấp và có bảo đảm bằng tài sản đối với một khách hàng (hoặc nhiều tài sản đảm bảo cho một hạn mức) thì việc phân loại sẽ căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản đảm bảo để đưa vào chỉ tiêu báo cáo phù hợp. Đối với trường hợp một tài sản đảm bảo cho nhiều khách hàng vay thì phân loại theo tài sản đảm bảo như bình thường.

Ví dụ: Một khách hàng phát sinh khoản vay là 100 tỷ đồng tại ngân hàng A. Đảm bảo cho khoản vay trên bao gồm: bằng tín chấp là 40 tỷ đồng và bằng tài sản đảm bảo là 60 tỷ đồng. Trong trường hợp này, ngân hàng A thống kê 100 tỷ đồng dư nợ của khách hàng A vào dư nợ có bảo đảm bằng tài sản vì tỷ trọng có bảo đảm bằng tài sản chiếm 60%, cao hơn so với bảo đảm bằng tín chấp (không có bảo đảm bằng tài sản).

- Các chỉ tiêu 1B.3 “Dư nợ tín dụng có khả năng mất vốn – Nhóm 5”: Thống kê dư nợ tín dụng thuộc nợ nhóm 5 của TCTD tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Nội dung nợ nhóm 5 được thực hiện theo quy định hiện hành của NHNN về phân loại nợ. Các chỉ tiêu thuộc nhóm này phân theo từng mã loại hình tổ chức và cá nhân quy định tại Bảng 2 Phụ lục 5 Thông tư này; tiêu chí phân loại tín dụng theo loại hình tổ chức và cá nhân được căn cứ vào loại hình tổ chức, cá nhân tương ứng của khách hàng vay vốn.

Ÿ Các chỉ tiêu 1C “Phân loại dư nợ tín dụng theo các tiêu chí khác”:

- Các chỉ tiêu 1C.1 “Cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và trả nợ nước ngoài trước hạn”:

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số dư các khoản cho vay của TCTD cho các nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân phân theo từng loại tiền để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và các văn bản pháp lý có liên quan.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số dư các khoản cho vay bằng ngoại tệ của TCTD cho các nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân để thực hiện trả nợ nước ngoài trước hạn theo quy định tại Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008.

- Các chỉ tiêu 1C.2 “Dư nợ tín dụng theo phương thức bảo đảm”

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số dư các khoản cấp tín dụng của TCTD đối với tổ chức và cá nhân có bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên vay tại cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số dư các khoản cấp tín dụng của TCTD đối với tổ chức và cá nhân có bảo đảm bằng tài sản khác của bên vay, gồm: máy móc, thiết bị …(không bao gồm các khoản cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản đã thống kê tại chỉ tiêu 1 của nhóm này).

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê số dư các khoản cấp tín dụng của TCTD đối với tổ chức và cá nhân có bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên bảo lãnh tại cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê số dư các khoản cấp tín dụng của TCTD đối với tổ chức và cá nhân có bảo đảm bằng tài sản khác của bên bảo lãnh, gồm: máy móc, thiết bị … (không bao gồm các khoản cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản đã thống kê tại chỉ tiêu 3 của nhóm này).

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê số dư các khoản cấp tín dụng của TCTD đối với tổ chức và cá nhân có bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành từ vốn vay tại cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê số dư các khoản cấp tín dụng của TCTD đối với tổ chức và cá nhân có bảo đảm bằng tài sản khác hình thành từ vốn vay tại cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê số dư các khoản cấp tín dụng của TCTD đối với tổ chức và cá nhân có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, số dư tài khoản tiền gửi, vàng, kim loại quý, đá quý tại cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo. Giấy tờ có giá bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc nhà nước và các giấy tờ có giá khác theo quy định tại Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 và các văn bản pháp lý khác có liên quan.

+ Chỉ tiêu 8: Thống kê số dư các khoản cấp tín dụng của TCTD đối với tổ chức và cá nhân không bảo đảm bằng tài sản tại cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo.

Đối với trường hợp cấp tín dụng theo hạn mức tín dụng và được đảm bảo bằng danh mục tài sản bảo đảm, thì các TCTD xác định giá trị tài sản bảo đảm trên cơ sở nội dung thỏa thuận về các tài sản bảo đảm cho từng khoản cấp tín dụng theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, được ghi cụ thể trong hợp đồng bảo đảm và hợp đồng cấp tín dụng cụ thể trong hạn mức tín dụng (hoặc giấy nhận nợ từng lần); trường hợp tài sản bảo đảm chung cho nghĩa vụ trả nợ của tổng dư nợ cấp tín dụng theo hạn mức tín dụng thì có thể xác định giá trị tài sản bảo đảm trên cơ sở tỷ trọng của khoản tín dụng đó so với tổng hạn mức tín dụng:

Ví dụ 1: Một khách hàng có hạn mức tín dụng là 1 tỷ đồng, được bảo đảm bằng danh mục tài sản có giá trị 1,5 tỷ đồng, gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là 0,75 tỷ đồng, tài sản khác (máy móc, thiết bị …) với giá trị 0,5 tỷ đồng và tài sản hình thành từ vốn vay là 0,25 tỷ đồng. Thực tế dư nợ vay của khách hàng đến cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo là 0,5 tỷ đồng. TCTD và khách hàng vay có thỏa thuận về tài sản bảo đảm đối với khoản vay thứ nhất có dư nợ 0,3 tỷ đồng được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, khoản vay thứ hai có dư nợ là 0,1 tỷ được bảo đảm bằng tài sản khác, khoản vay thứ ba có dư nợ là 0,1 tỷ đồng được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Theo đó, TCTD xác định giá trị tài sản bảo đảm trên cơ sở nội dung thỏa thuận về các tài sản bảo đảm cho từng khoản cấp tín dụng như sau:

Ø Thống kê báo cáo vào chỉ tiêu dư nợ cấp tín dụng có bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là 0,3 tỷ;

Ø Thống kê báo cáo dư nợ cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản khác là 0,1 tỷ đồng;

Ø Thống kê báo cáo dư nợ cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay là 0,1 tỷ đồng.

Ví dụ 2: Một khách hàng có hạn mức tín dụng là 1 tỷ đồng, được bảo đảm bằng danh mục tài sản có giá trị 1,5 tỷ đồng, gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là 1 tỷ đồng, tài sản khác (máy móc, thiết bị …) là 0,5 tỷ đồng. Thực tế dư nợ vay của khách hàng đến cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo là 1 tỷ đồng; TCTD và khách hàng vay thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm là tổng giá trị tài sản bảo đảm 1,5 tỷ đồng được bảo đảm chung cho nghĩa vụ trả nợ của tổng số dư nợ thực tế trong hạn mức tín dụng. Theo đó, TCTD có thể xác định giá trị tài sản bảo đảm trên cơ sở tỷ trọng của khoản tín dụng đó so với tổng hạn mức tín dụng như sau:

Ø Thống kê báo cáo chỉ tiêu dư nợ cấp tín dụng có bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là 0,667 tỷ đồng = 1 tỷ đồng x 1 tỷ đồng/1,5 tỷ đồng;

Ø Thống kê báo cáo vào chỉ tiêu dư nợ cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản khác là 0,333 tỷ đồng = 1 tỷ đồng x 0,5 tỷ đồng/1,5 tỷ đồng.

Ÿ Các chỉ tiêu 1D “Cho thuê tài chính”:

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số dư các khoản cho thuê tài chính của TCTD đối với tổ chức và cá nhân tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân theo từng mã loại hình tài sản cho thuê tài chính quy định tại Bảng 4 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số tiền đã đầu tư vào tài sản cho thuê tài chính của TCTD tính đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân loại theo từng mã loại hình tài sản cho thuê tài chính quy định tại Bảng 4 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê số tiền đã đầu tư vào tài sản cho thuê tài chính của TCTD tính đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân loại theo từng mã ngành kinh tế quy định tại Bảng 1 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê số tiền đã đầu tư vào tài sản cho thuê tài chính của TCTD tính đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân theo từng mã loại hình tổ chức quy định tại Bảng 1 Phụ lục 5 Thông tư này.

Ÿ Các chỉ tiêu 1E “Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”:

Thống kê số dư các khoản cấp tín dụng của TCTD cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo từng loại tiền tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Tiêu chí để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Thông tư này là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, có quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) như sau:

Quy mô

Khu vực

Tổng nguồn vốn

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Từ 100 tỷ đồng trở xuống

II. Công nghiệp và xây dựng

Từ 100 tỷ đồng trở xuống

III. Thương mại và dịch vụ

Từ 50 tỷ đồng trở xuống

Phân tổ các ngành kinh tế cấp 1 theo 3 khu vực kinh tế nêu tại bảng trên được hướng dẫn tại Phụ lục 7 Thông tư này.

• Các chỉ tiêu 1G “Bảo lãnh”:

Thống kê các khoản bảo lãnh trong nước và nước ngoài của TCTD trong kỳ báo cáo (không bao gồm các cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ). Các loại hình bảo lãnh được hiểu theo quy định tại Điều 5, Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc NHNN và các văn bản pháp lý khác có liên quan.

+ Các chỉ tiêu 1 đến 6: Thống kê số tiền TCTD thực hiện cấp bảo lãnh và xác nhận bảo lãnh trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê số dư xác nhận bảo lãnh cho TCTD khác tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 8: Thống kê số tiền TCTD thực hiện trả thay cho TCTD được xác nhận bảo lãnh trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 9: Thống kê số dư trả thay xác nhận bảo lãnh cho TCTD khác tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 10: Thống kê số tiền TCTD thực hiện cấp bảo lãnh cho tổ chức và cá nhân phân theo từng mã loại hình tổ chức và cá nhân quy định tại Bảng 2 Phụ lục 5 Thông tư này trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 11: Thống kê số dư bảo lãnh cho tổ chức và cá nhân khác phân theo từng mã loại hình tổ chức và cá nhân quy định tại Bảng 2 Phụ lục 5 Thông tư này tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 12: Thống kê số dư trả thay bảo lãnh cho tổ chức và cá nhân theo từng mã loại hình tổ chức và cá nhân quy định tại Bảng 2 Phụ lục 5 Thông tư này tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

• Các chỉ tiêu 1H “Tổng dư nợ tín dụng (Nhóm chỉ tiêu kiểm tra)”:

v Các chỉ tiêu này được áp dụng để đối chiếu, kiểm tra chất lượng báo cáo nhóm chỉ tiêu 1A.1, 1B.1.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng số dư nợ tín dụng ngắn, trung và dài hạn của TCTD đối với tổ chức và cá nhân phân theo từng loại tiền tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Số liệu tổng dư nợ tín dụng của chỉ tiêu này theo từng loại tiền phải bằng số liệu tổng dư nợ tín dụng theo từng loại tiền của tất cả các ngành kinh tế, loại hình tổ chức và cá nhân.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng số dư nợ tín dụng ngắn hạn của TCTD cho tổ chức và cá nhân phân theo từng loại tiền tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Số liệu tổng dư nợ tín dụng của chỉ tiêu này theo từng loại tiền phải bằng số liệu tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn theo từng loại tiền của tất cả các ngành kinh tế, loại hình tổ chức và cá nhân.

2. Nhóm chỉ tiêu 2 “Huy động vốn”

v Loại tiền tệ phải báo cáo: VND, EUR quy đổi ra VND, USD quy đổi ra VND, vàng và các loại ngoại tệ khác được quy đổi ra VND. Mã đồng tiền các nước và mã đồng tiền quy đổi được quy định tại Bảng 9, Bảng 10 Phụ lục 5 Thông tư này.

v Đơn vị tính: Triệu VND.

• Các chỉ tiêu 2A “Huy động vốn trong nước”:

v Các chỉ tiêu thuộc nhóm này phản ánh tình hình huy động vốn của TCTD từ Người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực hộ gia đình và khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ gia đình dưới hình thức: nhận tiền gửi (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác), phát hành các loại giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu). Số dư huy động vốn thuộc nhóm này không bao gồm số dư huy động vốn của TCTD từ các tổ chức không phải là TCTD quy định tại khoản 12 Phần 2 Phụ lục này (khoản này được báo cáo tại nhóm chỉ tiêu 7D), NHNN và các TCTD khác.

- Các chỉ tiêu 2A.1 “Tiền gửi của cá nhân và tổ chức là Người cư trú của Việt Nam”:

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số dư các khoản tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân là Người cư trú của Việt Nam tại TCTD tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo, bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi ATM và các loại tiền gửi không kỳ hạn khác.

+ Chỉ tiêu từ 2 đến 6: Thống kê số dư các khoản tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân là Người cư trú của Việt Nam tại TCTD tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo, bao gồm cả các khoản tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân bằng VND được đảm bảo theo giá vàng, theo giá trị ngoại tệ.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê số dư các khoản tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức là Người cư trú của Việt Nam tại TCTD tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Các chỉ tiêu từ 8 đến 12: Thống kê số dư các khoản tiền gửi theo từng loại kỳ hạn của tổ chức là Người cư trú của Việt Nam tại TCTD tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo, bao gồm cả các khoản tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức bằng VND được đảm bảo theo giá vàng, theo giá trị ngoại tệ.

- Các chỉ tiêu 2A.2 “Phát hành giấy tờ có giá cho Người cư trú của Việt Nam”: Thống kê số dư phát hành giấy tờ có giá của TCTD cho các cá nhân, tổ chức là Người cư trú của Việt Nam mua tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo phân theo từng mã loại giấy tờ có giá quy định tại Bảng 6 Phụ lục 5 Thông tư này.

• Các chỉ tiêu 2B “Huy động vốn nước ngoài”:

v Các chỉ tiêu thuộc nhóm này phản ánh tình hình huy động vốn của TCTD từ Người không cư trú của Việt Nam dưới hình thức phát hành các loại giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu).

- Các chỉ tiêu 2B.1 “Phát hành giấy tờ có giá cho người không cư trú của Việt Nam”: Thống kê số dư phát hành giấy tờ có giá của TCTD cho các cá nhân, tổ chức là Người không cư trú của Việt Nam mua tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo theo từng mã loại giấy tờ có giá quy định tại Bảng 6 Phụ lục 5 Thông tư này.

3. Nhóm chỉ tiêu 3 “Lãi suất”

v Các chỉ tiêu thuộc nhóm này phản ánh lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của TCTD đối với tổ chức và cá nhân.

v Loại tiền tệ phải báo cáo: VND, USD. Mã đồng tiền các nước được quy định tại Bảng 9 Phụ lục 5 Thông tư này.

v Đơn vị tính: Phần trăm (%) năm.

• Các chỉ tiêu 3A “Lãi suất đối với nền kinh tế”:

Thống kê lãi suất của các khoản tiền gửi và cho vay, mà TCTD niêm yết để huy động vốn và cho vay đối với các tổ chức và cá nhân áp dụng trong kỳ báo cáo và được xác định (quy đổi) thống nhất theo mức lãi suất trả sau. Nếu trong kỳ báo cáo, TCTD áp dụng nhiều mức lãi suất huy động/hoặc cho vay khác nhau đối với cùng một loại kỳ hạn huy động hoặc thời hạn cho vay, thì TCTD xác định mức lãi suất huy động/hoặc cho vay phổ biến là mức lãi suất được TCTD niêm yết nhiều nhất trong kỳ báo cáo.

+ Các chỉ tiêu từ 1 đến 18: Thống kê mức lãi suất tiết kiệm thấp nhất, cao nhất và phổ biến đối với từng loại kỳ hạn và từng loại tiền của TCTD trong kỳ báo cáo.

+ Các chỉ tiêu từ 19 đến 21: Thống kê mức lãi suất huy động thấp nhất, cao nhất và phổ biến bằng phát hành giấy tờ có giá của TCTD đối với tổ chức và cá nhân phân theo từng mã loại giấy tờ có giá quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này trong kỳ báo cáo.

+ Các chỉ tiêu từ 22 đến 30: Thống kê mức lãi suất cho vay thấp nhất, cao nhất và phổ biến của TCTD đối với tổ chức và cá nhân để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo.

+ Các chỉ tiêu 31 đến 39: Thống kê mức lãi suất cho vay thấp nhất, cao nhất và phổ biến của TCTD đối với cá nhân để đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ đời sống trong kỳ báo cáo.

+ Các chỉ tiêu 40 đến 42: Thống kê mức lãi suất cho vay thấp nhất, cao nhất và phổ biến của TCTD đối với các tổ chức và cá nhân thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng trong kỳ báo cáo.

* Ghi chú:

Ø Các chỉ tiêu báo cáo thuộc nhóm này thay thế yêu cầu báo cáo của NHNN tại Quyết định số 17/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008.

Ø Khi báo cáo không ghi dấu (%) bên cạnh.

4. Nhóm chỉ tiêu 4 “Thanh toán và ngân quỹ”

Các chỉ tiêu thuộc nhóm này phản ánh tình hình thực hiện các dịch vụ thanh toán và hoạt động ngân quỹ của các đơn vị.

• Các chỉ tiêu 4A “Thu, chi tiền mặt”:

v Đơn vị tính: Triệu VND.

+ Đối với TCTD: Thống kê tổng số thu, chi tiền mặt bằng VND qua quỹ ngân hàng tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Không thống kê vào chỉ tiêu này các khoản thu, chi giữa NHNN với TCTD, giữa các TCTD trong cùng hệ thống và giữa các TCTD khác hệ thống.

+ Đối với NHNN: Thống kê tổng số thu, chi tiền mặt qua quỹ ngân hàng bằng VND và thu, chi tiền mặt qua quỹ của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

• Các chỉ tiêu 4B “Tài khoản thanh toán phân theo loại đối tượng”:

v Thống kê tình hình mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại các TCTD được phép cung ứng dịch vụ thanh toán.

v Đơn vị tính: Triệu VND.

+ Các chỉ tiêu 1, 3, 5: Thống kê số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam còn hoạt động của cá nhân, tổ chức và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác tại TCTD tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Các chỉ tiêu 2, 4, 6: Thống kê số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam còn hoạt động của cá nhân, tổ chức và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác tại TCTD tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

• Các chỉ tiêu 4C “Thanh toán phân theo loại phương tiện thanh toán và hệ thống thanh toán”:

v Thống kê tình hình thanh toán của NHNN, TCTD phân theo các loại phương tiện thanh toán (PTTT) và phân theo các hệ thống thanh toán (HTTT).

v Để tránh trùng lặp, chỉ thống kê số lượng và giá trị giao dịch thanh toán tại TCTD (hoặc chi nhánh TCTD) trả tiền hoặc giữ tài khoản của khách hàng trả tiền.

v Các khoản chuyển vốn của bản thân các TCTD cũng được thống kê vào các chỉ tiêu (các Lệnh chuyển Có được coi như Lệnh chi: các Lệnh chuyển Nợ được coi như Nhờ thu). Tuy nhiên, các khoản chuyển vốn để quyết toán các giao dịch thanh toán liên chi nhánh hoặc liên ngân hàng của khách hàng phải được loại khỏi thống kê (bởi đã được thống kê một lần ở phần giao dịch của khách hàng).

v Giao dịch thanh toán nội địa được hiểu là các giao dịch thanh toán bằng đồng nội tệ và ngoại tệ (nếu bằng ngoại tệ thì chuyển đổi theo tỷ giá trung bình bán-mua hiện hành của TCTD), được khởi tạo, xử lý và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam (bất kể người tham gia là người Việt Nam hay nước ngoài), ngoại trừ trường hợp liên quan đến tài khoản mở tại nước ngoài (như trường hợp đại lý thanh toán thẻ quốc tế cho nước ngoài) hoặc có doanh nghiệp chế xuất tham gia.

v Giao dịch thanh toán quốc tế được hiểu là giao dịch được khởi tạo, hoặc được thực hiện hoặc được kết thúc ở nước ngoài, hoặc có liên quan đến tài khoản mở tại nước ngoài, hoặc có doanh nghiệp chế xuất tham gia.

v Chuyển tiền nội địa gửi đi qua SWIFT được hiểu là lệnh chuyển tiền được đơn vị báo cáo gửi qua SWIFT đến một chủ thể trong nước khác.

v Thanh toán qua Internet hay Mobile, PC kết nối mạng được hiểu là sử dụng Internet hay Mobile, PC có kết nối mạng như phương tiện nhập lệnh thanh toán vào hệ thống thanh toán để thực hiện việc thanh toán.

v Đơn vị: Triệu VND. Các loại ngoại tệ được quy đổi ra VND.

- Các chỉ tiêu 4C.1 “Thanh toán phân theo các loại PTTT”

+ Các chỉ tiêu 1,2: Thống kê số lượng và giá trị giao dịch rút tiền mặt từ các tài khoản của khách hàng mở tại các TCTD được phép cung ứng dịch vụ thanh toán phát sinh trong kỳ báo cáo theo từng mã PTTT (Séc, Thẻ, PTTT khác dùng để rút tiền mặt) quy định tại Bảng 5 Phụ lục 5 Thông tư này. Chỉ tiêu này không bao gồm lượng tiền mặt do các TCTD rút ra từ tài khoản tiền gửi tại NHNN.

+ Các chỉ tiêu 3, 4: Thống kê số lượng và giá trị các giao dịch thanh toán nội địa phát sinh trong kỳ báo cáo theo từng mã phương tiện thanh toán (Séc, Thẻ, Lệnh chi, Nhờ thu và PTTT khác dùng để thanh toán) quy định tại Bảng 5 Phụ lục 5 Thông tư này. Một giao dịch thanh toán trong phần thống kê này được hiểu là quá trình thực hiện nghĩa vụ trả tiền từ người đưa ra yêu cầu thanh toán cho tới người cuối cùng nhận được khoản thanh toán đó thông qua một TCTD được phép cung ứng dịch vụ thanh toán. Vì vậy, thống kê về “giao dịch thanh toán” không bao gồm các khoản gửi, rút tiền từ tài khoản bằng séc, thẻ hoặc chuyển tiền mà người gửi và người nhận là một (như các séc du lịch rút tiền mặt hoặc séc chuyển tiền), đồng thời không bao gồm các khoản thanh toán giữa TCTD và khách hàng (như các khoản cho vay, trả nợ tiền vay, trả lãi hoặc phí …).

+ Các chỉ tiêu từ 5 đến 10: Thống kê số lượng và giá trị các giao dịch thanh toán nội địa phát sinh trong kỳ báo cáo chia theo phương thức xử lý lệnh thanh toán, nhằm phản ánh trình độ phát triển và hiện đại hóa thanh toán trong các TCTD:

Ø Chỉ tiêu 5, 6: Thống kê số lượng và giá trị các giao dịch thanh toán nội địa được xử lý trong hệ thống thanh toán nội bộ TCTD hoặc giữa TCTD này với TCTD khác thông qua mạng điện tử, cho dù thực hiện bằng Séc, Lệnh chi, Nhờ thu hoặc Thẻ.

Ø Chỉ tiêu 7, 8: Thống kê số lượng và giá trị các giao dịch thanh toán nội địa được lập và chuyển từ TCTD này đến TCTD khác bằng chứng từ giấy, chủ yếu dành cho các Séc, Lệnh chi và Nhờ thu.

Ø Chỉ tiêu 9, 10: Thống kê số lượng và giá trị các giao dịch thanh toán nội địa sử dụng mạng Internet (nếu có), Mobile (nếu có), PC kết nối mạng (nếu có) để truyền chỉ định thanh toán đến TCTD thực hiện.

* Ghi chú:

Tổng số lượng các giao dịch thanh toán phân theo phương thức xử lý tại chỉ tiêu 5, 7, 9 phải bằng (=) Tổng số lượng các giao dịch thanh toán bằng các loại PTTT tại chỉ tiêu 3.

Tổng giá trị các giao dịch thanh toán phân theo phương thức xử lý tại chỉ tiêu 6, 8, 10 phải bằng (=) Tổng giá trị các giao dịch thanh toán bằng các loại PTTT tại chỉ tiêu 4.

+ Các chỉ tiêu từ 11 đến 16: Thống kê số lượng thẻ do TCTD trong nước phát hành và đang lưu hành tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo, phân theo loại thẻ; thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ khác.

+ Chỉ tiêu 17, 18, 19: Phản ánh số lượng thẻ nội địa do TCTD phát hành bị giả mạo đã phát hiện; số lượng giao dịch và giá trị các giao dịch được thực hiện bằng thẻ giả thẻ nội địa của TCTD phát hành.

+ Chỉ tiêu 20, 21, 22: Phản ánh số lượng thẻ quốc tế do TCTD phát hành bị giả mạo đã phát hiện; số lượng giao dịch và giá trị các giao dịch được thực hiện bằng thẻ giả thẻ quốc tế của TCTD phát hành.

+ Chỉ tiêu 23, 24: Thống kê số lượng và giá trị các giao dịch chuyển tiền nội địa do TCTD gửi đi qua SWIFT phát sinh trong kỳ báo cáo.

+ Các chỉ tiêu từ 25 đến 28: Thống kê số lượng và giá trị các giao dịch chuyển tiền quốc tế qua SWIFT phát sinh trong kỳ báo cáo (chỉ áp dụng cho các TCTD có tham gia thanh toán quốc tế qua SWIFT).

+ Các chỉ tiêu từ 29 đến 32: Thống kê số lượng và giá trị các giao dịch chuyển tiền quốc tế qua thanh toán biên mậu phát sinh trong kỳ báo cáo (chỉ áp dụng cho các TCTD có thực hiện thanh toán với các nước có chung đường biên giới như Lào, Trung Quốc … theo các thỏa thuận song biên bằng đồng bản tệ).

+ Các chỉ tiêu từ 33 đến 36: Thống kê số lượng và giá trị các giao dịch chuyển tiền quốc tế bằng phương thức khác phát sinh trong kỳ báo cáo (áp dụng cho các TCTD có tham gia thanh toán quốc tế bằng phương thức khác với các phương thức trên).

- Các chỉ tiêu 4C.2 “Thanh toán phân theo hệ thống thanh toán”:

§ Các chỉ tiêu 4C.2.1: Phản ánh tổng số lượng (món) và tổng giá trị của các giao dịch thanh toán từng lần qua TKTG tại NHNN (Chứng từ giấy). Số liệu do các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và Sở giao dịch NHNN tổng hợp các chứng từ giao dịch thanh toán của khách hàng phát sinh trong tháng qua TKTG tại NHNN (không thống kê các khoản giao dịch thanh toán trực tiếp giữa khách hàng với đơn vị mình: trả nợ, trả lãi, trả phí dịch vụ, trả tiền mua giấy tờ in hoặc phương tiện thanh toán, …)

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng số lượng (món) giao dịch thanh toán phát sinh (chuyển đi) của TCTD qua TKTG tại đơn vị NHNN (đối với các Bảng kê chứng từ thanh toán, số lượng giao dịch được tính theo các chứng từ kê trên Bảng kê – bản thân Bảng kê không được tính là một chứng từ giao dịch).

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng giá trị các giao dịch thanh toán phát sinh tương ứng với số món thống kê theo chỉ tiêu 1.

§ Các chỉ tiêu 4C.2.2: Thanh toán nội bộ TCTD được hiểu là các giao dịch thanh toán giữa các khách hàng trong cùng một chi nhánh, hoặc các chi nhánh khác nhau, hoặc chuyển vốn giữa các chi nhánh của cùng một TCTD và được xử lý qua hệ thống thanh toán nội bộ của TCTD này. Hội sở của TCTD được coi như một chi nhánh.

+ Các chỉ tiêu 1, 2: Thống kê tổng số lượng (món) và tổng giá trị các giao dịch thanh toán được xử lý trong nội bộ hệ thống TCTD (để tránh trùng lặp, chỉ thống kê các giao dịch tại chi nhánh gửi lệnh thanh toán đi).

§ Các chỉ tiêu 4C.2.3: Phản ánh tổng số lượng và giá trị các giao dịch thanh toán chuyển tiền qua TCTD khác. Thanh toán qua TCTD khác được hiểu là toàn bộ các giao dịch thanh toán nội địa (VND và ngoại tệ) bằng chứng từ giấy và chứng từ điện tử do TCTD thực hiện báo cáo chuyển đi trực tiếp qua TCTD khác (không bao gồm các giao dịch thanh toán chuyển đi TCTD khác được xử lý thanh toán qua điện tử song phương, SWIFT nội địa, các hệ thống thanh toán của NHNN).

+ Các chỉ tiêu 1, 2: Phản ánh tổng số lượng và tổng giá trị chuyển tiền đi bằng VND qua TCTD khác.

+ Các chỉ tiêu 3, 4: Phản ánh tổng số lượng và tổng giá trị chuyển tiền đi bằng ngoại tệ qua TCTD khác.

§ Các chỉ tiêu 4C.2.4: Phản ánh tổng số lượng (món) và tổng giá trị giao dịch thực hiện thanh toán điện tử song phương của TCTD thực hiện báo cáo với TCTD khác. Thanh toán điện tử song phương được hiểu là các giao dịch thanh toán điện tử được chuyển/nhận thông qua kết nối trực tiếp trên cơ sở thỏa thuận, mở TK tại nhau giữa TCTD thực hiện báo cáo với TCTD khác, không bao gồm các giao dịch thanh toán điện tử chuyển đi TCTD khác qua NHNN, qua SWIFT nội địa và các giao dịch thanh toán quốc tế.

+ Chỉ tiêu 1, 2: Phản ánh số lượng và giá trị chuyển tiền đi bằng VND được thực hiện qua thanh toán điện tử song phương với TCTD xxx.

+ Chỉ tiêu 3, 4: Phản ánh tổng số lượng (món) và tổng giá trị chuyển tiền đến bằng VND được thực hiện thông qua thanh toán điện tử song phương từ TCTD xxx.

+ Chỉ tiêu 5, 6: Phản ánh tổng số lượng (món) và tổng giá trị chuyển tiền đi bằng ngoại tệ được thực hiện thông qua thanh toán điện tử song phương với TCTD xxx.

+ Chỉ tiêu 7, 8: Phản ánh số lượng và giá trị chuyển tiền đến bằng ngoại tệ được thực hiện qua thanh toán điện tử song phương từ TCTD xxx.

§ Các chỉ tiêu 4C.2.5: Phản ánh thông tin về hệ thống ATM/POS/EFTPOS/EDC của TCTD.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số lượng các máy rút tiền tự động của TCTD được đặt trên từng địa bàn tỉnh/thành phố (63 tỉnh, thành phố) tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số lượng máy hoặc thiết bị đầu cuối đặt tại nơi bán lẻ có thể sử dụng để cung cấp thông tin hoặc thực hiện giao dịch thanh toán tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê số lượng đơn vị chấp nhận thẻ (như các cửa hàng, …) tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Một cửa hàng có thể có một vài thiết bị đầu cuối, nhưng chỉ được tính là một đơn vị chấp nhận thẻ.

+ Các chỉ tiêu 4, 5: Thống kê tổng số lượng (món) và tổng giá trị các giao dịch qua ATM của các TCTD.

+ Các chỉ tiêu 6, 7: Thống kê tổng số lượng (món) và tổng giá trị các giao dịch rút tiền mặt qua ATM của các TCTD.

+ Các chỉ tiêu 8, 9: Thống kê tổng số lượng (món) và tổng giá trị các giao dịch chuyển khoản qua ATM của các TCTD.

+ Các chỉ tiêu 10, 11: Thống kê tổng số lượng (món) và tổng giá trị các giao thanh toán qua máy ATM của TCTD trong kỳ có phát sinh tra soát khiếu nại.

+ Các chỉ tiêu 12, 13: Thống kê tổng số lượng (món) và tổng giá trị các giao dịch qua POS/EFTPOS/EDC của TCTD.

+ Các chỉ tiêu 14, 15: Thống kê tổng số lượng (món) và tổng giá trị các giao dịch rút tiền mặt qua POS/EFTPOS/EDC của TCTD.

• Các chỉ tiêu 4D “Thanh toán quốc tế”:

v Khái niệm về Người cư trú và Người không cư trú của Việt Nam được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 8 Thông tư này.

v Loại tiền phải báo cáo: USD, các loại ngoại tệ khác quy đổi ra USD. Mã đồng tiền các nước và mã đồng tiền quy đổi được quy định tại Bảng 9, Bảng 10 Phụ lục 5 Thông tư này.

v Đơn vị tính: 1000 USD.

- Các chỉ tiêu 4D.1 “Các giao dịch về chuyển tiền”:

v Thời điểm thống kê: Thống kê các giao dịch về thanh toán chuyển tiền tại thời điểm thực thanh toán của khách hàng là Người cư trú của Việt Nam với Người không cư trú của Việt Nam tại các TCTD được phép hoạt động ngoại hối.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê các khoản tiền do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quân sự, tổ chức quốc tế và các tổ chức khác là Người không cư trú của Việt Nam chuyển cho các tổ chức như đại sứ quán, lãnh sự quán, tổ chức quân sự, tổ chức quốc tế và các tổ chức khác của họ đóng tại Việt Nam trong kỳ báo cáo để chi kinh phí hoạt động.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê các khoản tiền của các tổ chức như đại sứ quán, lãnh sự quán, tổ chức quân sự và tổ chức quốc tế là Người không cư trú của Việt Nam đóng tại Việt Nam chuyển tiền ra khỏi Việt Nam trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê những khoản tiền do Chính phủ, tổ chức, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức khác là Người không cư trú của Việt Nam đóng góp hội phí (phí hội viên) vào các tổ chức là người cư trú của Việt Nam trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê các khoản đóng góp hội phí của Chính phủ và các tổ chức, tổ chức chính trị và nghề nghiệp là Người cư trú của Việt Nam đóng góp phí hội viên để tham gia vào tổ chức là người không cư trú của Việt Nam trong kỳ báo cáo, như: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), …

• Các chỉ tiêu 4E “Ngân quỹ”:

v Thời hạn báo cáo chỉ tiêu định kỳ tháng: Chậm nhất vào ngày 5 tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.

v Đơn vị tính: VND.

- Các chỉ tiêu 4E.1 “Áp dụng cho các Kho tiền Trung ương”:

+ Các chỉ tiêu từ 1 đến 9: Thống kê tình hình xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành (DTPH) theo các nguồn xuất, nhập đối với từng loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 10: Thống kê tồn quỹ DTPH đối với từng loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông tại thời điểm cuối ngày báo cáo.

- Các chỉ tiêu 4E.2 “Áp dụng cho NHNN chi nhánh tỉnh, TP”:

+ Các chỉ tiêu từ 1 đến 9: Thống kê tình hình xuất, nhập Quỹ DTPH theo các nguồn xuất, nhập đối với từng loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 10: Thống kê tồn quỹ DTPH đối với từng loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông tại thời điểm cuối ngày báo cáo.

- Các chỉ tiêu 4E.3 “Áp dụng cho NHNN chi nhánh tỉnh, TP; các Kho tiền Trung ương”:

+ Các chỉ tiêu 1, 2, 4, 5, 7, 8: Thống kê tình hình xuất, nhập Quỹ DTPH theo các nguồn xuất, nhập đối với từng loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành, tiền bị phá hoại trong kỳ báo cáo.

+ Các chỉ tiêu 3, 6, 9: Thống kê tồn Quỹ DTPH đối với từng loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành, tiền bị phá hoại tại ngày làm việc cuối cùng của ngày báo cáo.

- Các chỉ tiêu 4E.4 “Áp dụng cho NHNN chi nhánh tỉnh, TP; SGDNHNN”:

+ Các chỉ tiêu từ 1 đến 10, 12, 13, 15, 16: Thống kê tình hình thu, chi Quỹ nghiệp vụ phát hành (NVPH) theo các nguồn thu, chi đối với từng loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền đình chỉ lưu hành trong kỳ báo cáo.

+ Các chỉ tiêu 11, 14, 17: Thống kê tồn quỹ NVPH đối với từng loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền đình chỉ lưu hành tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Các chỉ tiêu 18, 19: Thống kê doanh số xuất, nhập giữa Quỹ DTPH với Quỹ NVPH (bao gồm cả 3 loại tiền: đủ TCLT, không đủ TCLT, đình chỉ lưu hành) tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và tình hình xuất, nhập (bao gồm cả 3 loại tiền: đủ TCLT, không đủ TCLT, đình chỉ lưu hành) giữa Quỹ NVPH của Sở Giao dịch NHNN với Quỹ DTPH Kho tiền TW trong kỳ báo cáo.

+ Các chỉ tiêu từ 20 đến 37: Thống kê tình hình thu, chi tiền mặt trong kỳ báo cáo giữa NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch NHNN với các TCTD, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn (bao gồm cả 3 loại tiền: đủ TCLT, không đủ TCLT, đình chỉ lưu hành).

* Ghi chú:

Ø Các nghiệp vụ khác được hiểu là việc tuyển chọn tiền đủ TCLT từ tiền không đủ TCLT hoặc ngược lại: thu, chi nội bộ; thu phí đổi tiền không đủ TCLT cho khách hàng …

Ø Đổi loại tiền được hiểu là đổi cơ cấu tiền đủ TCLT, tiền không đủ TCLT và tiền ĐCLH cho khách hàng.

- Các chỉ tiêu 4E.5 “Áp dụng cho NHNN Chi nhánh tỉnh, TP; SGDNHNN; các Kho tiền Trung ương”:

+ Các chỉ tiêu 1, 2: Thống kê doanh số nhập, xuất Quỹ NVPH (không tính doanh số xuất Quỹ NVPH để nhập Quỹ DTPH và doanh số nhập Quỹ NVPH từ Quỹ DTPH) lũy kế từ đầu tháng đến ngày báo cáo.

+ Các chỉ tiêu 3, 4: Thống kê doanh số nhập, xuất quỹ NVPH đối với từng loại tiền bị phá hoại đã xác định được mệnh giá trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê số dư tồn quỹ NVPH đối với từng loại tiền bị phá hoại đã xác định được mệnh giá tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê doanh số nhập đối với từng loại tiền giả từ các TCTD trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê số tiền thu giữ đối với từng loại tiền giả bởi NHNN trong kỳ báo cáo (không bao gồm tiền giả do TCTD nộp về).

+ Chỉ tiêu 8: Thống kê doanh số xuất đối với từng loại tiền giả (giao nộp về Kho tiền TW) trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 9: Thống kê số dư tồn quỹ đối với từng loại tiền giả từ các TCTD trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 10: Thống kê 2 chữ cái đầu trong số sêri tương ứng với từng loại tiền giả nhập trong kỳ báo cáo.

- Các chỉ tiêu 4E.6 “Áp dụng cho các TCTD”:

+ Các chỉ tiêu 1, 2: Thống kê doanh số nhập, xuất đối với từng loại tiền giả trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê số dư tồn quỹ đối với từng loại tiền giả tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê 2 chữ cái đầu trong số sêri tương ứng với từng loại tiền giả nhập trong kỳ báo cáo.

5. Nhóm chỉ tiêu 5 “Hoạt động ngoại hối”

v Các chỉ tiêu thuộc nhóm này phản ánh tình hình hoạt động ngoại hối của hệ thống NHNN và các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ.

• Các chỉ tiêu 5A “Áp dụng cho các TCTD”:

- Các chỉ tiêu 5A.1 “Mua, bán ngoại tệ”

v Loại ngoại tệ phải báo cáo đối với các chỉ tiêu từ 1 đến 6: EUR, USD và JPY. Mã đồng tiền các nước được quy định tại Bảng 9 Phụ lục 5 Thông tư này.

v Mua, bán giao ngay” là giao dịch trong đó hai bên thực hiện mua, bán một số lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch (ký hợp đồng) và kết thúc thanh toán trong vòng 02 (hai) ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán.

v Mua, bán kỳ hạn” là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định, và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai.

v “Giao dịch hoán đổi” là giao dịch hối đoái kép bao gồm đồng thời cả hai giao dịch hối đoái đơn: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm được ký kết hợp đồng.

+ Các chỉ tiêu 1, 2: Thống kê các giao dịch mua, bán giao ngay giữa ngoại tệ với VND (không bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ với nhau) của TCTD với khách hàng; chỉ thống kê các giao dịch được ký hợp đồng trong ngày (không bao gồm những giao dịch đến ngày thực hiện hợp đồng).

Đơn vị tính: Nguyên tệ

+ Các chỉ tiêu 3, 4: Thống kê các giao dịch mua, bán kỳ hạn giữa ngoại tệ với VND (không bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ với nhau) giữa TCTD với khách hàng; chỉ thống kê các giao dịch được ký hợp đồng trong ngày (không bao gồm những giao dịch đến ngày thực hiện hợp đồng).

Đơn vị tính: Nguyên tệ

+ Chỉ tiêu 5: Là giá trị hợp đồng tính theo ngoại tệ của giao dịch hoán đổi giữa ngoại tệ với VND (không bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ với nhau); chỉ thống kê các giao dịch được ký hợp đồng trong ngày (không bao gồm những giao dịch đến ngày thực hiện hợp đồng).

Đơn vị tính: Nguyên tệ

+ Chỉ tiêu 6: Thực hiện theo các quy định hiện hành về trạng thái ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối.

Đơn vị tính: Phần trăm (%), làm tròn đến 2 số sau dấu phẩy.

* Ghi chú: Khi báo cáo không ghi dấu % bên cạnh. Ngoại tệ có trạng thái cuối ngày âm ghi rõ dấu âm (Ví dụ: -5,67). Ngoại tệ có trạng thái dương không cần ghi thêm dấu (Ví dụ: 0,87).

+ Các chỉ tiêu 7, 8: Thực hiện theo các quy định hiện hành về trạng thái ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối.

Đơn vị tính: Phần trăm (%), làm tròn đến 2 số sau dấu phẩy.

* Ghi chú: Khi báo cáo không ghi dấu (%) bên cạnh. Khi báo cáo không ghi dấu (âm/dương).

- Các chỉ tiêu 5A.2 “Chi trả ngoại tệ”:

v Đơn vị tính: 1000 USD. Các loại ngoại tệ khác quy đổi ra USD.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng giá trị các loại ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về Việt Nam cho cá nhân là người cư trú của Việt Nam thông qua các TCTD được phép trong kỳ báo cáo theo từng mã quốc gia quy định tại Bảng 11 Phụ lục 5 Thông tư này (bao gồm cả số ngoại tệ chuyển về cho tổ chức được NHNN nước cấp phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ).

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng số giá trị các loại ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về Việt Nam mà TCTD đã chi trả bằng ngoại tệ cho cá nhân người thụ hưởng là người cư trú trong kỳ báo cáo.

- Các chỉ tiêu 5A.3 “Xuất, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt”:

v Đơn vị tính: 1000 USD. Các loại ngoại tệ khác quy đổi ra USD.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng số ngoại tệ tiền mặt TCTD xuất về Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng số ngoại tệ tiền mặt TCTD nhập ra nước ngoài qua cửa khẩu của Việt Nam trong kỳ báo cáo.

- Các chỉ tiêu 5A.4 “Bán, chuyển và xác nhận ngoại tệ mang ra nước ngoài của cá nhân”:

v Đơn vị tính: 1000 USD. Các loại ngoại tệ khác quy đổi ra USD.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng doanh số ngoại tệ TCTD chuyển ra nước ngoài cho các mục đích du học, chữa bệnh, thừa kế, định cư, trợ cấp, công tác, du lịch, thăm viếng, trả phí và các mục đích được phép khác trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng doanh số ngoại tệ TCTD cấp giấy xác nhận cho cá nhân mang ra nước ngoài cho các mục đích du học, chữa bệnh, thừa kế, định cư, trợ cấp, công tác, du lịch, thăm viếng, trả phí và các mục đích được phép khác trong kỳ báo cáo.

- Các chỉ tiêu 5A.5 “Thanh toán xuất, nhập khẩu với các nước có chung biên giới”:

v Loại tiền tệ phải báo cáo: USD, VND quy đổi ra USD, CNY quy đổi ra USD, LAK quy đổi ra USD, KHR quy đổi ra USD, các ngoại tệ khác quy đổi ra USD.

v Đơn vị tính: 1000 USD.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê doanh số thanh toán xuất khẩu với từng nước có chung biên giới với Việt Nam (Trung Quốc, Lào, Campuchia) trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê doanh số thanh toán nhập khẩu với từng nước có chung biên giới với Việt Nam (Trung Quốc, Lào, Campuchia) trong kỳ báo cáo.

*Ghi chú: Các chỉ tiêu báo cáo thuộc nhóm 5A.5 thay thế cho “Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt – Trung” quy định tại phụ lục 7 Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày 7/06/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Các chỉ tiêu 5A.6 “Tình hình thu đổi ngoại tệ của các TCTD được phép”:

v Đơn vị tính: 1000 USD. Các loại ngoại tệ khác quy đổi ra USD.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng giá trị ngoại tệ tiền mặt các TCTD trực tiếp thu đổi trong kỳ báo cáo.

• Các chỉ tiêu 5B “Áp dụng cho NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố”:

- Các chỉ tiêu 5B.1 “Chi trả ngoại tệ”:

v Đơn vị tính: 1000 USD. Các loại ngoại tệ khác quy đổi ra USD.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số lượng tổ chức làm đại lý chi trả ngoại tệ trên địa bàn tỉnh, thành phố tính đến thời điểm báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng giá trị ngoại tệ do các tổ chức làm đại lý chi trả cho người thụ hưởng trong kỳ báo cáo.

- Các chỉ tiêu 5B.2 “Tình hình thu đổi ngoại tệ của các đại lý”:

v Đơn vị tính: 1000 USD. Các loại ngoại tệ khác quy đổi ra USD.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số lượng đại lý đổi ngoại tệ trên địa bàn tỉnh, thành phố được các TCTD ủy nhiệm tính đến thời điểm báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê giá trị ngoại tệ tiền mặt do các đại lý đổi ngoại tệ bán lại cho TCTD ủy nhiệm trên địa bàn tỉnh, thành phố trong kỳ báo cáo.

* Ghi chú: Chỉ tiêu 1, 2 thay thế các yêu cầu báo cáo tại Phụ lục 5 “Báo cáo tình hình hoạt động của đại lý đổi ngoại tệ” tại Quy chế Đại lý đổi ngoại tệ ban hành kèm theo Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

• Các chỉ tiêu 5C “Vay, trả nợ nước ngoài”:

- Các chỉ tiêu 5C.1 “Vay, trả nợ nước ngoài ngắn hạn”:

v Nội dung báo cáo: Hàng tháng, TCTD được phép báo cáo tình hình thực hiện các khoản vay, trả nợ nước ngoài ngắn hạn của chính TCTD và của doanh nghiệp (không phải TCTD) theo từng loại hình vay nước ngoài quy định tại Bảng 12 Phụ lục 5 Thông tư này.

v Vay nước ngoài ngắn hạn là khoản vay nước ngoài có thời hạn vay đến 12 tháng. Nợ nước ngoài ngắn hạn được hiểu theo quy định tại Nghị định 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý vay, trả nợ nước ngoài.

v Đơn vị tính: 1000 USD. Các loại ngoại tệ khác quy đổi ra USD.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng giá trị các khoản rút vốn vay nước ngoài ngắn hạn của TCTD và của doanh nghiệp (không phải TCTD) trong tháng báo cáo phân theo từng loại hình vay nước ngoài quy định tại Bảng 12 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng số tiền trả nợ vay nước ngoài ngắn hạn của TCTD và của doanh nghiệp (không phải TCTD) trong tháng báo cáo phân theo từng loại hình vay nước ngoài quy định tại Bảng 12 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê tổng số nợ quá hạn phát sinh tăng của các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của TCTD và của doanh nghiệp (không phải TCTD) trong tháng báo cáo phân theo từng loại hình vay nợ nước ngoài quy định tại Bảng 12 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê tổng số dư vay nước ngoài ngắn hạn của TCTD và của doanh nghiệp (không phải TCTD) tại ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo (bao gồm cả số dư nợ quá hạn) theo loại hình vay nước ngoài quy định tại Bảng 12 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê số dư quá hạn của các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của TCTD và của doanh nghiệp (không phải TCTD) tại ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo phân theo từng loại hình vay nợ nước ngoài quy định tại Bảng 12 Phụ lục 5 Thông tư này.

- Các chỉ tiêu 5C.2 “Vay, trả nợ nước ngoài trung và dài hạn không thông qua nghiệp vụ thanh toán quốc tế”:

v Nội dung báo cáo: Hàng tháng, TCTD được phép báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trung và dài hạn phân theo từng đối tượng vay nợ nước ngoài quy định tại Bảng 13 Phụ lục 5 Thông tư này thông qua Tài khoản vốn vay, Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mở tại TCTD được phép.

v Vay nước ngoài trung, dài hạn là khoản vay nước ngoài có thời hạn vay trên 12 tháng. Nợ nước ngoài trung dài hạn được hiểu theo quy định tại Nghị định 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý vay, trả nợ nước ngoài.

v Loại tiền tệ phải báo cáo: USD, EUR quy đổi ra USD, JPY quy đổi ra USD, các loại ngoại tệ khác quy đổi ra USD. Mã đồng tiền quy đổi được quy định tại Bảng 10 Phụ lục 5 Thông tư này.

v Đơn vị tính: 1000 USD.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng giá trị rút vốn vay nước ngoài trung và dài hạn phát sinh trong tháng báo cáo phân theo từng đối tượng vay nợ nước ngoài quy định tại Bảng 13 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng giá trị rút vốn vay nước ngoài trung và dài hạn lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo phân theo từng đối tượng vay nợ nước ngoài quy định tại Bảng 13 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê tổng số tiền trả nợ gốc vay nước ngoài trung và dài hạn phát sinh trong tháng báo cáo phân theo từng đối tượng vay nợ nước ngoài quy định tại Bảng 13 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê tổng số tiền trả nợ gốc vay nước ngoài trung và dài hạn lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo phân theo từng đối tượng vay nợ nước ngoài quy định tại Bảng 13 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê tổng số tiền trả nợ lãi và phí (nếu có) vay nước ngoài trung và dài hạn phát sinh trong tháng báo cáo phân theo từng đối tượng vay nợ nước ngoài quy định tại Bảng 13 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê tổng số dư vay nước ngoài trung dài hạn tại cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo (bao gồm cả số dư nợ quá hạn) phân theo từng đối tượng vay nợ nước ngoài quy định tại Bảng 13 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê tổng số dư vay nước ngoài trung và dài hạn quá hạn tại cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng báo cáo phân theo từng đối tượng vay nợ nước ngoài quy định tại Bảng 13 Phụ lục 5 Thông tư này.

- Các chỉ tiêu 5C.3 “Vay, trả nợ nước ngoài trung và dài hạn thông qua nghiệp vụ thanh toán quốc tế”:

v Nội dung báo cáo: Hàng tháng, TCTD được phép báo cáo tình hình thực hiện các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp, cá nhân phân theo từng đối tượng vay nợ nước ngoài quy định tại Bảng 13 Phụ lục 5 Thông tư này mà thực hiện thông qua nghiệp vụ thanh toán quốc tế có thời hạn thanh toán trên 1 năm được phân loại theo hình thức mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm và các hình thức thanh toán quốc tế khác (bao gồm thanh toán bằng điện chuyển tiền TTR, thanh toán nhờ thu …) của TCTD được phép.

v Loại tiền tệ phải báo cáo: USD, EUR quy đổi ra USD, JPY quy đổi ra USD, các loại ngoại tệ khác quy đổi ra USD. Mã đồng tiền quy đổi được quy định tại Bảng 10 Phụ lục 5 Thông tư này.

v Đơn vị tính: 1000 USD.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê giá trị rút vốn vay nước ngoài trung và dài hạn của doanh nghiệp, cá nhân qua hình thức mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm phát sinh trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê giá trị rút vốn vay nước ngoài trung và dài hạn của doanh nghiệp, cá nhân qua các hình thức thanh toán quốc tế khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê số tiền trả nợ (tổng hợp gốc, lãi và phí) của các khoản vay nước ngoài trung và dài hạn của doanh nghiệp, cá nhân qua hình thức mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm phát sinh trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê số tiền trả nợ (tổng hợp gốc, lãi và phí) của các khoản vay nước ngoài trung và dài hạn của doanh nghiệp, cá nhân qua các hình thức thanh toán quốc tế khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê số dư nợ nước ngoài trung và dài hạn của doanh nghiệp, cá nhân qua hình thức mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê số dư nợ nước ngoài trung và dài hạn của doanh nghiệp, cá nhân qua hình thức thanh toán quốc tế khác tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: Kế hoạch thanh toán nợ (gốc, lãi và phí) của các khoản vay nước ngoài trung và dài hạn của doanh nghiệp, cá nhân qua hình thức mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm trong tháng tiếp theo.

• Các chỉ tiêu 5D “Đầu tư gián tiếp”:

- Các chỉ tiêu 5D.1 “Đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam”

v Nội dung báo cáo: Hàng tháng, TCTD được phép báo cáo tình hình thực hiện đầu tư gián tiếp vào Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mà nhà đầu tư nước ngoài mở tại TCTD được phép.

v Đơn vị tính: Triệu VND.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số tiền nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào tài khoản vốn đầu tư gián tiếp từ bán ngoại tệ cho TCTD được phép trong tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số tiền nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào tài khoản vốn đầu tư gián tiếp từ tiền lương, thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp trong tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê số tiền nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào tài khoản vốn đầu tư gián tiếp từ chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, bán chứng khoán, nhận cổ tức trong tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê số tiền nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào tài khoản vốn đầu tư gián tiếp các khoản thu khác chưa được thống kê ở chỉ tiêu 1, 2, 3 nói trên trong tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê số tiền nhà đầu tư nước ngoài chi từ tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để góp vốn, mua cổ phần, mua chứng khoán và thanh toán các khoản chi phí khác liên quan đến đầu tư gián tiếp tại Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia quản lý trong tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê số tiền nhà đầu tư nước ngoài chi từ tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để mua ngoại tệ tại TCTD được phép để chuyển ra nước ngoài trong tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê số dư của các tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài là người không cư trú quy định tại Phụ lục 8 Thông tư này tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

- Các chỉ tiêu 5D.2 “Đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài”:

v Nội dung báo cáo: Hàng tháng, TCTD được phép báo cáo tình hình thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của bản thân TCTD, của các tổ chức khác không phải TCTD và của cá nhân là người cư trú của Việt Nam. Riêng tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của các tổ chức khác không phải TCTD và của cá nhân là người cư trú của Việt Nam được thống kê thông qua tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ mở tại TCTD được phép.

v Đơn vị tính: 1000 USD. Các loại ngoại tệ được quy đổi ra USD.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng số ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam chuyển ra nước ngoài để thực hiện đầu tư gián tiếp ở nước ngoài trong tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng số ngoại tệ các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam chuyển về Việt Nam từ hoạt động đầu tư gián tiếp ở nước ngoài trong tháng báo cáo.

• Các chỉ tiêu 5E: “Đầu tư trực tiếp”:

v Đơn vị tính: 1000 USD. Các loại ngoại tệ được quy đổi ra USD.

- Các chỉ tiêu 5E.1 “Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam”:

v Nội dung báo cáo: Hàng tháng, TCTD được phép báo cáo tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh mở tại TCTD.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số ngoại tệ chuyển vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để góp vốn điều lệ, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp trong tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số ngoại tệ chuyển vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh trong tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê số ngoại tệ chuyển vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp từ các khoản thu hợp pháp khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp trong tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê số ngoại tệ chi từ tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh trong tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê số ngoại tệ chi từ tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để chuyển vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam khi kết thúc hoạt động đầu tư trong tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê số ngoại tệ chi từ tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để chuyển lợi nhuận và các khoản chi hợp pháp khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam trong tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê số dư của các tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh mở tại TCTD.

- Các chỉ tiêu 5E.2 “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài”:

v Nội dung báo cáo: Hàng tháng, TCTD được phép báo cáo tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của bản thân TCTD, của các tổ chức khác không phải TCTD và của cá nhân là người cư trú của Việt Nam. Riêng tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các tổ chức khác không phải TCTD và của cá nhân là người cư trú của Việt Nam được thống kê thông qua tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ mở tại TCTD được phép.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê giá trị vốn đầu tư của bản thân TCTD và các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam chuyển ra nước ngoài (theo mã từng nước quy định tại Bảng 11 Phụ lục 5 Thông tư này) qua tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài trong kỳ báo cáo để đầu tư vào ngành kinh tế (mã từng ngành kinh tế quy định tại Bảng 1 Phụ lục 5 Thông tư này) dưới hình thức đầu tư trực tiếp (mã từng hình thức đầu tư trực tiếp quy định tại Bảng 14 Phụ lục 5 Thông tư này).

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê giá trị vốn đầu tư, vốn tái đầu tư của bản thân TCTD và các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam chuyển về nước qua tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê số lợi nhuận, thu nhập hợp pháp của bản thân TCTD và các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam chuyển về nước qua tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê số dư của các tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân đầu tư là người cư trú theo quy định tại Phụ lục 8 Thông tư này tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

• Các chỉ tiêu 5G “Mua, bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài và thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán”:

v Đơn vị tính: Triệu VND. Các loại ngoại tệ được quy đổi ra VND.

- Các chỉ tiêu 5G.1 “Mua chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài”:

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng số tiền chi mua cổ phiếu trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của các nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng số tiền chi mua cổ phiếu trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của các nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê tổng số tiền chi mua trái phiếu trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của các nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê tổng số tiền chi mua trái phiếu trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của các nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê tổng số tiền chi mua chứng chỉ quỹ trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của các nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê tổng số tiền chi mua chứng chỉ quỹ trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của các nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê tổng số tiền chi mua các loại chứng khoán khác trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của các nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 8: Thống kê tổng số tiền chi mua các loại chứng khoán khác trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của các nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân trong kỳ báo cáo.

- Các chỉ tiêu 5G.2 “Bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài”:

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng số tiền trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thu được từ hoạt động bán cổ phiếu trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng số tiền trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thu được từ hoạt động bán cổ phiếu trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê tổng số tiền trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thu được từ hoạt động bán trái phiếu trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê tổng số tiền trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thu được từ hoạt động bán trái phiếu trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê tổng số tiền trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thu được từ hoạt động bán chứng chỉ quỹ trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê tổng số tiền trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thu được từ hoạt động bán chứng chỉ quỹ trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê tổng số tiền trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thu được từ hoạt động bán các loại chứng khoán khác.

+ Chỉ tiêu 8: Thống kê tổng số tiền trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng VND của nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thu được từ hoạt động bán các loại chứng khoán khác trong kỳ báo cáo.

- Các chỉ tiêu 5G.3 “Thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán”:

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng giá trị cổ tức, lợi tức các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng bằng tiền trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng giá trị cổ tức, lợi tức các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng bằng chứng khoán trong kỳ báo cáo.

(Tính theo giá thị trường của cổ phiếu được chia tại thời điểm được nhận. Trong trường hợp không có giá thị trường thì tính theo mệnh giá).

6. Nhóm chỉ tiêu 6 “Góp vốn, mua cổ phần”

v Các chỉ tiêu thuộc nhóm này thống kê tình hình TCTD góp vốn, mua cổ phần với các doanh nghiệp, Quỹ đầu tư, Dự án đầu tư, TCTD khác và Công ty trực thuộc.

v Đơn vị: Triệu VND.

• Các chỉ tiêu 6A “Áp dụng cho các TCTD”:

Đơn vị xxxx được hiểu là những đối tượng mà TCTD có quan hệ góp vốn, mua cổ phần (theo quy định của pháp luật) ghi theo mã số khách hàng (do TCTD quy định).

TCTD xxx được hiểu là tên của TCTD ghi theo mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng quy định tại Quyết định số 23/2007/QĐ-NHNN ngày 5/6/2007.

* Ghi chú: Từ chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu 6 là những đối tượng mà TCTD có quan hệ góp vốn, mua cổ phần (không bao gồm góp vốn, mua cổ phần với TCTD xxx)

+ Chỉ tiêu 1, 2, 3: Thống kê tên, địa chỉ, mã số thuế ghi trong Quyết định thành lập và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trong trường hợp có thay đổi thì ghi theo sự thay đổi mới nhất.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê số tiền góp vốn mua cổ phần của TCTD ở đối tượng thứ xxx còn dư đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê vốn điều lệ của đối tượng thứ xxx được ghi trên báo cáo tài chính gần nhất với kỳ báo cáo của đối tượng xxx.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê số cổ tức, số tiền lãi mà TCTD nhận được từ việc góp vốn, mua cổ phần lũy kế từ khi nhận được số cổ tức, số lãi đầu tiên đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7, 8, 9: Thống kê tên, địa chỉ, mã số thuế của TCTD khác thứ xxx được ghi trong Quyết định thành lập; trong trường hợp có thay đổi thì ghi theo sự thay đổi mới nhất.

+ Chỉ tiêu 10: Thống kê số tiền góp vốn mua cổ phần của TCTD ở một TCTD khác thứ xxx còn dư đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 11: Thống kê vốn điều lệ của TCTD thứ xxx tại thời điểm TCTD bỏ tiền ra góp vốn, mua cổ phần ở TCTD khác thứ xxx trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 12: Thống kê số cổ tức, số tiền lãi mà TCTD nhận được từ việc góp vốn, mua cổ phần lũy kế từ khi nhận được cổ tức, số lãi đầu tiên đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

• Các chỉ tiêu 6B “Áp dụng cho TCTD cổ phần”:

Chỉ tiêu từ 1 đến 16 chỉ báo cáo thông tin của 10 cá nhân và 10 doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất của TCTD.

+ Chỉ tiêu 1: Ghi tên của cổ đông là cá nhân hoặc tên pháp nhân là cổ đông nước ngoài lớn nhất đến lớn thứ 10 của TCTD (xx lấy từ 01 đến 10, 01 là cổ đông là cá nhân lớn nhất).

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê giá trị vốn cổ phần do cổ đông nước ngoài thứ xx đóng góp đang hạch toán trong sổ sách của TCTD (xx lấy từ 01 đến 10)

+ Chỉ tiêu 3: Ghi số lượng cổ phiếu của cổ đông nước ngoài thứ xx theo đơn vị tính đến hàng đơn vị. Ví dụ: cổ đông có 1000 cổ phiếu thì ghi 1000.

+ Chỉ tiêu 4: Ghi tên của cổ đông trong nước là cá nhân lớn thứ nhất đến lớn thứ 10 của TCTD (xx lấy từ 01 đến 10, 01 là cổ đông là cá nhân lớn nhất).

+ Chỉ tiêu 5: Ghi địa chỉ của cổ đông trong nước là cá nhân tương ứng với tên cổ đông ở chỉ tiêu 4.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê giá trị vốn cổ phần do cổ đông trong nước là cá nhân lớn thứ xx đóng góp đang hạch toán trong sổ sách của TCTD.

+ Chỉ tiêu 7: Ghi số lượng cổ phiếu của cổ đông trong nước là cá nhân lớn xx theo đơn vị tính đến hàng đơn vị (xx lấy từ số 01 đến 10). Ví dụ: cổ đông có 1000 cổ phần thì ghi 1000.

+ Chỉ tiêu 8: Ghi tên của cổ đông là cá nhân và những người liên quan trong một gia đình lớn thứ xx của TCTD (lấy 10 cổ đông lớn nhất, xx lấy từ 01 đến 10, những người có liên quan là Bố, Mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột).

+ Chỉ tiêu 9: Ghi địa chỉ của cổ đông là cá nhân và những người có liên quan trong một gia đình lớn thứ xx của TCTD.

+ Chỉ tiêu 10: Thống kê giá trị vốn cổ phần do cổ đông đóng góp đang hạch toán trong sổ sách của TCTD.

+ Chỉ tiêu 11: Ghi số lượng cổ phiếu của cổ đông theo đơn vị tính đến hàng đơn vị. Ví dụ cổ đông có 1000 cổ phần thì ghi 1000.

+ Chỉ tiêu 12: Ghi tên của cổ đông trong nước là doanh nghiệp lớn thứ xx của TCTD (lấy 5 cổ đông lớn nhất, xx lấy từ 01 đến 05).

+ Chỉ tiêu 13: Ghi địa chỉ của cổ đông trong nước là doanh nghiệp lớn thứ xx của TCTD.

+ Chỉ tiêu 14: Ghi mã số thuế của cổ đông trong nước là doanh nghiệp lớn thứ xx của TCTD.

+ Chỉ tiêu 15: Ghi giá trị vốn cổ phần do cổ đông góp đang hạch toán trong sổ sách của TCTD.

+ Chỉ tiêu 16: Ghi số lượng cổ phiếu của cổ đông theo đơn vị tính đến hàng đơn vị. Ví dụ: cổ đông có 1000 cổ phần thì ghi 1000.

• Các chỉ tiêu 6C “Áp dụng cho Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở”:

+ Chỉ tiêu 1: Ghi số lượng thành viên là pháp nhân hiện có đến thời điểm ngày làm việc cuối cùng của tháng cuối quý báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Ghi tổng số vốn góp của tất cả các thành viên là pháp nhân hiện có đến thời điểm ngày làm việc cuối cùng của tháng cuối quý báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Ghi số lượng thành viên là thể nhân hiện có đến thời điểm ngày làm việc cuối cùng của tháng cuối quý báo cáo.

+ Chỉ tiêu 4: Ghi tổng số vốn góp của tất cả các thành viên là thể nhân hiện có đến thời điểm ngày làm việc cuối cùng của tháng cuối quý báo cáo.

+ Chỉ tiêu 5: Ghi số vốn góp lớn nhất của thành viên là pháp nhân.

+ Chỉ tiêu 6: Ghi số vốn góp lớn nhất của thành viên là thể nhân.

+ Chỉ tiêu 7: Ghi tổng số vốn góp của tất cả các thành viên sở hữu trên 10% vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hiện có đến thời điểm ngày làm việc cuối cùng của tháng cuối quý báo cáo.

7. Nhóm chỉ tiêu 7 “Thị trường tiền tệ”

• Các chỉ tiêu 7A “Áp dụng cho các TCTD (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở)”:

- Các chỉ tiêu 7A.1 “Quan hệ tín dụng, gửi tiền giữa các TCTD”:

v Thống kê các khoản cho vay, gửi tiền giữa các TCTD trong nước (không bao gồm những khoản cho vay, gửi tiền với các TCTD ở nước ngoài, giữa các đơn vị trong cùng hệ thống và giữa TCTD với NHNN).

v TCTD xxx: là mã tên của từng TCTD có quan hệ giao dịch với TCTD gửi báo cáo theo từng món cho vay, gửi tiền.

v Thời hạn xxx: là kỳ hạn của từng món cho vay, gửi tiền được ghi cụ thể theo số ngày.

v Món thứ xx: là số thứ tự khoản cho vay, gửi tiền tương ứng với từng loại tiền phát sinh trong ngày giao dịch.

v Các chỉ tiêu về số dư phản ánh số dư tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

v Loại tiền tệ phải báo cáo: VND, USD quy đổi ra VND, các loại ngoại tệ khác quy đổi ra VND. Riêng các chỉ tiêu về lãi suất chỉ báo cáo theo loại tiền VND, USD. Mã đồng tiền các nước và mã đồng tiền quy đổi được quy định tại Bảng 9, Bảng 10 Phụ lục 5 Thông tư này.

v Đơn vị tính: Triệu VND, Phần trăm/năm (%/năm).

* Ghi chú: Khi báo cáo không ghi dấu (%) bên cạnh.

- Các chỉ tiêu 7A.2 “Mua lại giấy tờ có giá giữa các TCTD”:

v Chỉ báo cáo các giao dịch giữa các TCTD, không báo cáo các giao dịch giữa TCTD với NHNN, Kho bạc Nhà nước.

v Các chỉ tiêu được thống kê theo từng món phát sinh. Món thứ xx: là số thứ tự của từng món phát sinh trong ngày giao dịch tương ứng với giao dịch mua hẳn hoặc giao dịch mua có kỳ hạn (ví dụ: 0001).

v Loại tiền tệ phải báo cáo: VND, EUR quy đổi ra VND, USD quy đổi ra VND, các loại ngoại tệ khác được quy đổi ra VND. Riêng các chỉ tiêu về lãi suất chỉ báo cáo theo 3 loại tiền VND, EUR, USD. Mã đồng tiền các nước và mã đồng tiền quy đổi được quy định tại Bảng 9, Bảng 10 Phụ lục 5 Thông tư này.

v Đơn vị tính: Triệu VND, phần trăm (%)/năm.

+ Chỉ tiêu 1 và 4: Thống kê mệnh giá, trường hợp giấy tờ có giá không ghi mệnh giá thì thống kê theo giá trị đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá mà TCTD mua lại trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2 và 5: Thống kê thời gian tính từ ngày TCTD mua lại giấy tờ có giá đến ngày kết thúc giao dịch mua lại (đối với giao dịch mua có kỳ hạn) hoặc đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá (đối với giao dịch mua hẳn) trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3 và 6: Thống kê lãi suất mua áp dụng trong giao dịch mua lại giấy tờ có giá tính theo năm trong kỳ báo cáo, không phải lãi suất phát hành. Lãi suất này do các TCTD tự thỏa thuận.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê tổng giá trị giấy tờ có giá TCTD đang nắm giữ trong kỳ báo cáo.

* Ghi chú: Khi báo cáo không ghi dấu (%) bên cạnh.

- Các chỉ tiêu 7A.3 “Bản nợ của các TCTD”:

v TCTD báo cáo hoạt động bán nợ của TCTD, kể cả các tổ chức có nhiệm vụ thực hiện bán nợ trực thuộc TCTD.

v Khoản nợ xxx: Là khoản nợ thứ xxx mà TCTD đã bán. Khoản nợ này được đánh số theo thứ tự thời gian.

v Đơn vị tính: Triệu VND.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tên của đơn vị mua khoản nợ được TCTD bán trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tên của khách hàng đã vay vốn của khoản nợ được TCTD bán trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê tổng giá trị các khoản nợ gốc, nợ lãi (kể cả lãi quá hạn) và các chi phí khác có liên quan đến khoản nợ được TCTD bán ghi theo hợp đồng bán nợ trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê trạng thái khoản nợ được TCTD bán là “đang hạch toán nội bảng” hoặc “đang được hạch toán theo dõi ngoại bảng” theo khoản 1 Điều 1 Quy chế mua, bán nợ của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê lãi suất áp dụng đối với khoản nợ được TCTD bán ghi theo hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê thời gian cho vay của khoản nợ được TCTD bán ghi theo hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê thời hạn còn lại của khoản nợ được TCTD bán trong kỳ báo cáo.

Ø Nếu khoản nợ còn trong hạn thì thời hạn còn lại của khoản nợ là thời gian tính từ ngày bán nợ đến ngày hết hạn của khoản nợ ghi trên hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn ký giữa bên cho vay và bên đi vay.

Ø Nếu khoản nợ đã quá hạn thì thời hạn còn lại của khoản nợ là thời gian tính từ ngày đến hạn của khoản nợ đến ngày khoản nợ được TCTD bán.

+ Chỉ tiêu 8: Thống kê số tiền TCTD thu được do bán khoản nợ trong kỳ báo cáo. Số tiền này được ghi theo hợp đồng bán nợ.

+ Chỉ tiêu 9: Ghi biện pháp đảm bảo đối với khoản nợ được TCTD bán trong kỳ báo cáo, bao gồm: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

- Các chỉ tiêu 7A.4 “Mua nợ của các TCTD”:

v Mua hẳn là việc TCTD mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ TCTD khác không kèm theo cam kết bán lại giấy tờ có giá đó.

v Mua có kỳ hạn là việc TCTD mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ TCTD khác, đồng thời TCTD cam kết bán lại và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định.

v Đơn vị tính: Triệu VND.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tên của đơn vị bán khoản nợ do TCTD mua trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tên của khách hàng đã vay vốn của khoản nợ do TCTD mua trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê tổng giá trị các khoản nợ gốc, nợ lãi (kể cả lãi quá hạn) và các chi phí khác có liên quan đến khoản nợ được TCTD mua ghi theo hợp đồng mua nợ trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê trạng thái khoản nợ được TCTD mua là “đang hạch toán nội bảng” hoặc “đang được hạch toán theo dõi ngoại bảng” theo khoản 1 Điều 1 Quy chế mua, bán nợ của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê lãi suất áp dụng đối với khoản nợ được TCTD mua ghi theo hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay trong kỳ báo cáo (Đơn vị tính: Phần trăm/năm).

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê thời gian cho vay của khoản nợ được TCTD mua ghi theo hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê thời hạn còn lại của khoản nợ được TCTD mua trong kỳ báo cáo:

Ø Nếu khoản nợ còn trong hạn thì thời hạn còn lại của khoản nợ là thời gian tính từ ngày bán nợ đến hết ngày hết hạn của khoản nợ ghi trên hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn ký giữa bên cho vay và bên đi vay.

Ø Nếu khoản nợ đã quá hạn thì thời hạn còn lại của khoản nợ là thời gian tính từ ngày bán nợ đến ngày đơn vị mua nợ dự kiến thu hồi được nợ.

+ Chỉ tiêu 8: Thống kê số tiền TCTD trả để mua được khoản nợ trong kỳ báo cáo. Số tiền này được ghi theo hợp đồng mua nợ.

+ Chỉ tiêu 9: Ghi biện pháp đảm bảo đối với khoản nợ được TCTD mua trong kỳ báo cáo, bao gồm: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

• Các chỉ tiêu 7B “Áp dụng cho NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và Sở giao dịch NHNN”:

v TCTD xxx được hiểu là tên của TCTD ghi theo mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng quy định tại Quyết định số 23/2007/QĐ-NHNN ngày 5/6/2007.

v Loại tiền báo cáo:

○ Chỉ tiêu từ 7 đến 14: VND, các loại ngoại tệ quy đổi ra USD. Mã đồng tiền các nước và mã đồng tiền quy đổi được quy định tại Bảng 9, Bảng 10 Phụ lục 5 Thông tư này.

○ Chỉ tiêu từ 1 đến 6: VND.

v Đơn vị tính: Triệu VND và 1000 USD.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số dư tiền gửi bằng VND của từng TCTD tại Sở giao dịch NHNN và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tại cuối ngày báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số dư các khoản tiền gửi bằng VND của Kho bạc Nhà nước tại Sở giao dịch NHNN và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tại cuối ngày báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê số dư Sở Giao dịch NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố hiện còn đang cho TCTD vay tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá tại cuối ngày báo cáo (không bao gồm cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng).

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê số dư Sở Giao dịch NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố hiện đang cho vay hỗ trợ đặc biệt đối với TCTD tại cuối ngày báo cáo.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê số dư Sở Giao dịch NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố hiện đang cho TCTD vay theo các mục tiêu chỉ định của Chính phủ tại cuối ngày báo cáo.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê số dư Sở Giao dịch NHNN đang cho từng TCTD vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tại cuối ngày báo cáo.

+ Chỉ tiêu từ 7 đến 14: Chỉ áp dụng đối với Sở giao dịch NHNN, NHNN chi nhánh TP. HCM và Hà Nội.

§ Chỉ tiêu từ 7 đến 12: Thống kê lượng ngoại tệ NHNN mua/bán với từng TCTD, của tổ chức quốc tế, KBNN theo từng mức tỷ giá phát sinh ngày. Trường hợp trong một ngày làm việc, NHNN mua/bán với một tổ chức theo nhiều mức tỷ giá khác nhau, Sở giao dịch NHNN, NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, NHNN chi nhánh Hà Nội thống kê lượng ngoại tệ mua/bán được theo từng mức tỷ giá đó. Báo cáo vào ngày ký hợp đồng mua/bán.

§ Chỉ tiêu 13: Thống kê các món giao dịch ngoại tệ TCTD mua (bán) với nhau trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo từng món giao dịch (tên TCTD, khối lượng, tỷ giá và ngày phát sinh). Sở giao dịch NHNN, NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, NHNN chi nhánh Hà Nội báo cáo vào ngày ký hợp đồng.

§ Chỉ tiêu 14: Thống kê số lượng lãi ngoại tệ ròng (lãi ngoại tệ thu được trừ đi lãi ngoại tệ phải trả) từ đầu tư dự trữ ngoại hối Nhà nước phát sinh trong ngày. Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với Sở Giao dịch NHNN, NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, NHNN chi nhánh Hà Nội báo cáo.

• Các chỉ tiêu 7C “Tiền gửi của các tổ chức không phải là TCTD hoạt động tại Việt Nam”:

v Loại tiền tệ phải báo cáo: VND, EUR quy đổi ra VND, USD quy đổi ra VND, vàng và các loại ngoại tệ khác được quy đổi ra VND. Mã đồng tiền các nước và mã đồng tiền quy đổi được quy định tại Bảng 9, Bảng 10 Phụ lục 5 Thông tư này.

v Đơn vị tính: Triệu VND.

+ Chỉ tiêu 1, 2: Thống kê số dư tiền gửi của các tổ chức không phải TCTD tương ứng với từng kỳ hạn tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Các tổ chức không phải là TCTD được quy định tại điểm 12 Phần 2 Phụ lục này.

+ Chỉ tiêu 3, 4: Thống kê số dư tiền gửi của công ty chứng khoán tại TCTD tương ứng với từng kỳ hạn tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

• Các chỉ tiêu 7D “Tín dụng đối với các tổ chức không phải là TCTD hoạt động tại Việt Nam”:

v Loại tiền tệ phải báo cáo: VND, EUR quy đổi ra VND, USD quy đổi ra VND, vàng và các loại ngoại tệ khác được quy đổi ra VND. Mã đồng tiền các nước và mã đồng tiền quy đổi được quy định tại Bảng 9, Bảng 10 Phụ lục 5 Thông tư này.

v Đơn vị tính: Triệu VND.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số dư nợ tín dụng ngắn, trung và dài hạn với các tổ chức không phải TCTD tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Các tổ chức không phải là TCTD được quy định tại điểm 12 Phần 2 Phụ lục này.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức không phải TCTD tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Các tổ chức không phải là TCTD được quy định tại điểm 12 Phần 2 Phụ lục này.

8. Nhóm chỉ tiêu 8 “Giám sát, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD”:

• Các chỉ tiêu 8A “Áp dụng cho các TCTD”:

- Các chỉ tiêu 8A.1 “Các chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu”:

v Đơn vị tính: Triệu VND.

+ Các chỉ tiêu từ 1 đến 11 (Xác định tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ): Thống kê số dư tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Cách tính các chỉ tiêu này để xác định tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

+ Các chỉ tiêu từ 12 đến chỉ tiêu 22 (Xác định tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất): Thống kê số dư tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Cách tính các chỉ tiêu này để xác định tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

- Nhóm chỉ tiêu 8A.2 “Các chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ khả năng chi trả”:

v Loại tiền tệ phải báo cáo: VND, EUR quy đổi ra VND, USD quy đổi ra VND, GBP quy đổi ra VND, các loại ngoại tệ khác được quy đổi ra VND. Mã đồng tiền các nước và mã đồng tiền quy đổi được quy định tại Bảng 9, Bảng 10 Phụ lục 5 Thông tư này.

v Đơn vị tính: Triệu VND

+ Các chỉ tiêu từ 1 đến 12 (Các chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ khả năng chi trả): Thống kê số dư tại cuối ngày làm việc của kỳ báo cáo. Cách tính các chỉ tiêu này để xác định tỷ lệ khả năng chi trả được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010, Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

- Chỉ tiêu 8A.3 “Các chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động” 

v Đơn vị tính: Triệu VND

+ Chỉ tiêu 1, 2: Thống kê dư nợ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, tổng nguồn vốn huy động tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Cách tính các chỉ tiêu này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

- Các chỉ tiêu 8A.4 “Các chỉ tiêu xác định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn”:

v Các chỉ tiêu nhóm này được sử dụng khi xác định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009. Các chỉ tiêu này thống kê số dư cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

v Đơn vị tính: Triệu VND

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số dư nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo, được xác định theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số dư nguồn vốn trung hạn, dài hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo, được xác định theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009. Trong đó, các khoản đầu tư vào chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn có thời hạn còn lại trên 12 tháng.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và dân cư tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

- Các chỉ tiêu 8A.5 “Các chỉ tiêu về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng”

v Các chỉ tiêu thuộc nhóm này thống kê theo số dư cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Số tiền dự phòng phải trích cho nợ các nhóm nêu tại chỉ tiêu 1 đến 11 được thực hiện theo quy định hiện hành của NHNN về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD.

v Đơn vị tính: Triệu VND

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng số tiền dự phòng cụ thể tổ chức tín dụng phải trích lập trong kỳ báo cáo theo quy định hiện hành của Thống đốc NHNN về trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích cho nợ nhóm 2;

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích cho nợ nhóm 3;

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích cho nợ nhóm 4;

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích cho nợ nhóm 5;

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê tổng số dư dự phòng cụ thể đã có đang được theo dõi trên các tài khoản tại cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê số tiền dự phòng cụ thể đã sử dụng để xử lý rủi ro trong Quý báo cáo.

Ø Ví dụ: Số tiền dự phòng cụ thể đã sử dụng để xử lý rủi ro trong Quý 2 là số tiền dự phòng cụ thể mà TCTD đã sử dụng để xử lý rủi ro từ ngày 01/4 đến ngày 30/6.

+ Chỉ tiêu 8: Thống kê số dư dự phòng chung phải trích trên cơ sở kết quả phân loại nợ.

+ Chỉ tiêu 9: Thống kê số dư dự phòng chung đã có đang theo dõi trên các tài khoản tại cuối ngày làm việc cuối cùng của Quý báo cáo.

+ Chỉ tiêu 10: Thống kê số tiền dự phòng chung đã được sử dụng để xử lý rủi ro trong Quý báo cáo.

Ø Ví dụ: Số tiền dự phòng chung đã sử dụng để xử lý rủi ro trong Quý 2 là số tiền dự phòng chung mà TCTD đã sử dụng để xử lý rủi ro từ ngày 01/4 đến ngày 30/6.

+ Chỉ tiêu 11: Thống kê số tiền đã trích lập dự phòng chung trong Quý báo cáo.

- Các chỉ tiêu 8A.6 “Tình hình mở L/C trả chậm”:

v Đơn vị tính: 1000 nguyên tệ. Mã đồng tiền các nước được quy định tại Bảng 9 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số tiền TCTD cam kết thanh toán L/C trả chậm theo từng mã đồng tiền các nước quy định tại Bảng 9 Phụ lục 5 Thông tư này còn dư đến ngày làm việc đầu tiên của tháng báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số tiền TCTD cam kết thanh toán L/C trả chậm cho khách hàng phát sinh tăng trong tháng báo theo từng mã đồng tiền các nước quy định tại Bảng 9 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê số tiền TCTD cam kết thanh toán L/C trả chậm cho khách hàng phát sinh giảm trong kỳ báo cáo theo từng mã đồng tiền các nước quy định tại Bảng 9 Phụ lục 5 Thông tư này. Số phát sinh giảm này có thể do khách hàng đã thanh toán hoặc do chính ngân hàng phải thanh toán thay cho khách hàng, hoặc L/C trả chậm còn số dư nhưng hết hạn thanh toán, hoặc sửa đổi giảm trị giá của L/C trả chậm đã được các bên liên quan chấp nhận.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê số tiền đến hạn thanh toán nhưng khách hàng chưa thanh toán cho nước ngoài và TCTD cũng chưa thực hiện trả thay cho khách hàng. Số tiền báo cáo ở chỉ tiêu này theo từng mã đồng tiền các nước quy định tại Bảng 9 Phụ lục 5 Thông tư này. Số báo cáo của chỉ tiêu này là số dư đến hạn thanh toán đến thời điểm ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê số tiền L/C trả chậm đã quá hạn thanh toán mà TCTD đã phải trả thay khách hàng còn dư đến cuối ngày của ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo theo từng mã đồng tiền các nước quy định tại Bảng 9 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê số tiền TCTD đã trả thay cho khách hàng, nhưng khách hàng không hoàn trả ngân hàng đúng hạn đã phải chuyển nợ quá hạn còn dư đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo theo từng mã đồng tiền các nước quy định tại Bảng 9 Phụ lục 5 Thông tư này.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê số dư L/C trả chậm theo từng mã đồng tiền các nước quy định tại Bảng 9 Phụ lục 5 Thông tư này bảo đảm bằng giá trị lô hàng nhập đến thời điểm ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo. Giá trị lô hàng nhập là giá C.I.F.

+ Chỉ tiêu 8: Thống kê số dư L/C trả chậm theo từng mã đồng tiền các nước quy định tại Bảng 9 Phụ lục 5 Thông tư này không có bảo đảm đến thời điểm ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 9: Thống kê tổng số tiền thu được trong kỳ báo cáo từ những khách hàng đang vay TCTD mà số dư nợ tiền vay này đã được TCTD dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý đang trong thời gian theo dõi.

- Các chỉ tiêu 8A.7 “Tín dụng cho các đối tượng được quy định theo Điều 127 Luật các TCTD” (không áp dụng cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài):

v Đơn vị tính: Triệu VND

+ Chỉ tiêu 1, 2: Thống kê rõ tên và địa chỉ của khách hàng thứ xxxx là đối tượng được quy định theo Điều 27 Luật các TCTD được TCTD cấp tín dụng.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê rõ mối quan hệ của khách hàng thứ xxxx là đối tượng được quy định theo Điều 127 Luật các TCTD được TCTD cấp tín dụng.

Ø Ví dụ: Tổ chức kiểm toán, Kế toán trưởng…

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê tổng số tiền mà khách hàng thứ xxxx là đối tượng được quy định theo Điều 127 Luật các TCTD đang được TCTD cấp tín dụng tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

- Các chỉ tiêu 8A.8 “Xử lý tài sản bảo đảm”:

v Đơn vị tính: Triệu VND

+ Chỉ tiêu 1, 2: Thống kê tên, địa chỉ của khách hàng theo giấy Quyết định thành lập, theo giấy chứng minh thư nhân dân, trong trường hợp có thay đổi thì ghi theo sự thay đổi mới nhất trong kỳ báo cáo. Khách hàng ở đây được hiểu là các pháp nhân, thể nhân.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê số dư nợ gốc mà khách hàng còn nợ TCTD tại thời điểm bàn giao tài sản bảo đảm cho TCTD.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê số lãi mà khách hàng còn nợ TCTD đến thời điểm bàn giao tài sản bảo đảm cho TCTD.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng giao cho TCTD được ghi trong biên bản nhận tài sản bảo đảm giữa khách hàng và TCTD phát sinh trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê giá trị tài sản bảo đảm do TCTD nhận của khách hàng đã được bán để thu nợ lũy kế đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ cuối quý kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê giá trị tài sản bảo đảm do TCTD nhận của khách hàng đang được ngân hàng quản lý chờ bán lũy kế đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 8: Thống kê giá trị tài sản bảo đảm do TCTD nhận của khách hàng mà những tài sản này được dùng cho chính bản thân TCTD phục vụ hoạt động kinh doanh, lũy kế đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 9: Thống kê số tiền đã hạch toán giảm nợ gốc cho khách hàng từ việc xử lý tài sản bảo đảm lũy kế đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 10: Thống kê số tiền đã hạch toán thu lãi của khách hàng từ nguồn thu xử lý tài sản bảo đảm lũy kế đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ cuối quý báo cáo.

Ÿ Các chỉ tiêu 8B “Áp dụng cho các công ty cho thuê tài chính”:

v Đơn vị tính: Triệu VND. Các loại ngoại tệ được quy đổi ra VND.

v Khách hàng thứ xxxx được hiểu là khách hàng có giao dịch thuê tài chính tại TCTD ghi theo mã số khách hàng (do TCTD quy định).

+ Chỉ tiêu 1, 2: Thống kê tên và địa chỉ của khách hàng thứ xxxx đang thuê tài chính có số dư đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo từ 1 tỷ VND trở lên.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê số dư nợ thuê tài chính của khách hàng thứ xxxx từ 1 tỷ VND trở lên tính trên thời điểm ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

Ÿ Các chỉ tiêu 8C “Áp dụng cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài”:

v Quan hệ tín dụng là quan hệ cho vay vốn của một TCTD đối với cá nhân và tổ chức khác dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức cho vay khác theo quy định hiện hành của NHNN.

v Cá nhân Việt Nam không có quan hệ tín dụng: là người có quốc tịch Việt Nam, sinh sống và làm việc tại Việt Nam mà TCTD đó không cho vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào.

v Pháp nhân là các tổ chức Việt Nam không có quan hệ tín dụng: là các tổ chức có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ luật dân sự, ngoại trừ các TCTD nước ngoài, mà TCTD đó không cho vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào.

v Đơn vị tính: Triệu VND. Các loại ngoại tệ được quy đổi ra VND.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tiền số dư tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm bằng VND của cá nhân Việt Nam không có quan hệ tín dụng tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số dư tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND của pháp nhân là các tổ chức Việt Nam không có quan hệ tín dụng tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3, 4: Thống kê tên và địa chỉ của từng khách hàng đang vay vốn ở ngân hàng có số dư nợ đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo so với vốn tự có của ngân hàng từ 15% trở lên. Khách hàng ở đây được hiểu là pháp nhân hoặc thể nhân.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê số dư nợ của khách hàng thứ xxxx có dư nợ so với vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% trở lên. Số dư nợ của khách hàng được tính đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê giá trị tài sản bảo đảm cho dư nợ vay của khách hàng thứ xxxx có dư nợ so với vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% trở lên. Số giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng được tính đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê tổng số khách hàng đang vay vốn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài không giới hạn trong phạm vi các khách hàng có dư nợ so với vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% trở lên, các khách hàng này đang còn dư nợ đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 8, 9: Thống kê tên và địa chỉ của khách hàng thứ xxxx đang được chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết bảo lãnh, như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, cam kết thanh toán L/C trả chậm trả ngay… (các cam kết bảo lãnh này đang được theo dõi ở các tài khoản ngoại bảng) có số dư so với vốn tự có của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài từ 15% trở lên.

+ Chỉ tiêu 10: Thống kê số dư của khách hàng thứ xxxx có dư bảo lãnh so với vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% trở lên. Số dư bảo lãnh của khách hàng được tính đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 11: Thống kê giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng thứ xxxx cho các cam kết bảo lãnh có số dư so với vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% trở lên. Số giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng được tính đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 12: Thống kê tổng số khách hàng đang được chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết bảo lãnh không giới hạn trong phạm vi các khách hàng có số dư bảo lãnh so với vốn tự có của chi nhánh NH nước ngoài từ 15% trở lên, các khách hàng này đang còn số dư đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

Ÿ Các chỉ tiêu 8D “Áp dụng cho ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài”:

v Đơn vị tính: Triệu VND. Các loại ngoại tệ được quy đổi ra VND.

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số dư đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo các khoản vay TCTD ở nước ngoài có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số dư đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo các khoản vay TCTD ở nước ngoài có kỳ hạn từ trên 12 tháng trở lên.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê số dư đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo các khoản tiền gửi của TCTD ở nước ngoài có kỳ hạn dưới 12 tháng.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê số dư đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo các khoản tiền gửi của TCTD ở nước ngoài có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê số dư lũy kế đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê số dư đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo các khoản tiền gửi của TCTD ra nước ngoài có kỳ hạn dưới 12 tháng.

+ Chỉ tiêu 7: Thống kê số dư đến cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo các khoản tiền gửi của TCTD ra nước ngoài có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Ÿ Các chỉ tiêu 8E: “Áp dụng cho Quỹ tín dụng nhân dân trung ương”:

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng số thành viên đang vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân trung ương tính đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng số thành viên tham gia Quỹ tín dụng nhân dân trung ương tại thời điểm ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê tổng số thành viên xin ra khỏi Quỹ tín dụng nhân dân trung ương và số thành viên bị khai trừ ra khỏi Quỹ tín dụng nhân dân trung ương tính từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê tổng số cán bộ, nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng nhân dân trung ương tính tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Ÿ Các chỉ tiêu 8G “Áp dụng cho Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở”:

v Đơn vị tính: Triệu VND

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê tổng số thành viên tham gia Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tính đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng số thành viên xin ra khỏi Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và số thành viên bị khai trừ ra khỏi Quỹ tín dụng nhân dân tính từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê số lượt thành viên vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tính từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê tổng số thành viên đang vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tính đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 5: Thống kê dư nợ cho vay đối với hộ nghèo không phải là thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Hộ nghèo được đánh giá theo tiêu chí của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nằm trong danh sách hộ nghèo của Ủy ban nhân dân xã, phường.

+ Chỉ tiêu 6: Thống kê tổng số cán bộ, nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tính tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Ÿ Các chỉ tiêu 8H “Cho vay và tiền gửi của các khách hàng lớn nhất”:

v Đơn vị tính: Triệu VND. Các loại ngoại tệ được quy đổi ra VND

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số dư nợ tín dụng của 10 khách hàng là cá nhân, tổ chức có số dư nợ tín dụng lớn nhất của TCTD tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê tổng số dư tiền gửi (gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng) của 20 khách hàng là cá nhân, tổ chức có số dư tiền gửi lớn nhất tại TCTD tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

 

PHỤ LỤC 4a

CÁC MẪU BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG CHO CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NHNN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010)

 

Biểu số 01-A/DBTKTT

Đơn vị báo cáo:.......

BÁO CÁO VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ DOANH NGHIỆP
(Quý ….. năm ………..)

Đơn vị tính: Triệu USD

 

Số dư đầu kỳ

Thực hiện trong kỳ

Số dư cuối kỳ

Kế hoạch kỳ tiếp theo

Rút vốn

Nợ đến hạn

Trả nợ

Rút vốn

Trả nợ

Nợ đến hạn

Gốc

Lãi

Gốc

Lãi

Gốc

Lãi

Gốc

Lãi

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

I. Các tổ chức tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Các tổ chức khác không phải là các tổ chức tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Doanh nghiệp FDI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Doanh nghiệp khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

Hà Nội, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Vụ Quản lý ngoại hối.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu quý sau ngay sau quý báo cáo

3. Hình thức báo cáo: Bằng văn bản

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ

5. Hướng dẫn lập báo cáo: Tổng hợp số liệu vay, trả nợ nước ngoài trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Cột (8) = Cột (2) + Cột (3) – Cột (6)

Cột (10) = Cột (2) + Cột (3) – Cột (4).

 

Biểu số 02-A/DBTKTT

Đơn vị báo cáo:......

BÁO CÁO VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI NGẮN HẠN  CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ DOANH NGHIỆP
(Quý ….. năm ………..)

Đơn vị tính: Triệu USD

 

Số dư đầu kỳ

Thực hiện trong kỳ

Số dư cuối kỳ

Kế hoạch kỳ tiếp theo

Rút vốn

Nợ đến hạn

Phát sinh tăng (giảm) nợ quá hạn

Trả nợ

Rút vốn

Nợ đến hạn

Trả nợ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

I. Các tổ chức tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Doanh nghiệp FDI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Doanh nghiệp khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

Hà Nội, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Vụ Quản lý ngoại hối.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo

3. Hình thức báo cáo: Bằng văn bản

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ

5. Hướng dẫn lập báo cáo: Tổng hợp số liệu vay, trả nợ nước ngắn hạn của các tổ chức tín dụng (bao gồm vay, trả nợ bằng tiền) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Ghi chú: Cột (4): Bao gồm các khoản trả nợ gốc, lãi và phí vay (nếu có).

Cột (5) = Cột (4) – Cột (6)

Cột (7) = Cột (2) + Cột (3) – Cột (6).

 

Biểu số 03-A/DBTKTT

Đơn vị báo cáo:.......

BÁO CÁO CHUYỂN TIỀN MỘT CHIỀU VÀO VIỆT NAM
(Tháng …….. năm ……….)

Đơn vị: triệu USD

 

Giá trị

Chuyển tiền một chiều vào Việt Nam

 

Trong đó: Chuyển qua hệ thống ngân hàng

 

                Chuyển qua các TCKT

 

                Chuyển qua bưu điện

 

                Chuyển qua hải quan

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

Hà Nội, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Vụ Quản lý ngoại hối.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo

3. Hình thức báo cáo: Bằng văn bản

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ

5. Hướng dẫn lập báo cáo: Thống kê các khoản chuyển tiền của người không cư trú của Việt Nam chuyển cho người cư trú của Việt Nam dưới hình thức cho, biếu, tặng …, không bao gồm các khoản chuyển tiền cho mục đích đầu tư.

 

Biểu số 04-A/DBTKTT

Đơn vị báo cáo:............

BÁO CÁO VỀ VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP THEO LOẠI TIỀN
(Quý ….. năm ………..)

Đơn vị: Triệu USD

Loại tiền

Dư nợ đầu kỳ

Thực hiện trong kỳ (quy USD)

Số dư cuối kỳ

Rút vốn

Nợ đến hạn

Trả nợ

Phát sinh tăng/giảm nợ quá hạn

Quy USD

Tỷ trọng (%)

Gốc

Lãi

Gốc

Lãi

Gốc

Lãi

Quy USD

Tỷ trọng (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

USD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

EUR

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

JPY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoại tệ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số (quy USD)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

Hà Nội, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Vụ Quản lý ngoại hối.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo

3. Hình thức báo cáo: Bằng văn bản

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ

5. Hướng dẫn lập báo cáo: Tổng hợp số liệu vay, trả nợ nước ngoài trung và dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo theo loại tiền.

Ghi chú: Cột (9) = Cột (5) - Cột (7) - các khoản nợ trung và dài hạn được gia hạn nợ;

Cột (10) = Cột (6) - Cột (8);

Cột (11) = Cột (2) + Cột (4) – Cột (7).

 

Biểu số 05-A/DBTKTT

Đơn vị báo cáo: ……………..

BÁO CÁO VỀ SỐ DƯ TIỀN GỬI TẠI NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
(Quý ….. năm ………..)

Đơn vị: Triệu USD

 

Quy USD

Số dư tiền gửi tại nước ngoài của TCKT tại thời điểm cuối ngày cuối cùng của quý báo cáo

 

Trong đó:

 

Để phục vụ cho chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài

 

Tiếp nhận vốn vay nợ nước ngoài

 

Để thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài

 

Thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

Hà Nội, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Vụ Quản lý ngoại hối.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo

3. Hình thức báo cáo: Bằng văn bản

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ

 

Biểu số 06-A/QLNH

Đơn vị báo cáo: ………………..

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NỘP VÀO TÀI KHOẢN
SỐ NGOẠI TỆ TIỀN MẶT THU TỪ XUẤT KHẨU SANG CAMPUCHIA/TRUNG QUỐC

(Quý ….. năm ………..)

Đơn vị: 1000 USD

STT

Tên doanh nghiệp

Tình hình cấp giấy phép

Tình hình thu và nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản

Số giấy phép cấp trong kỳ

Số ngoại tệ được nộp theo giấy phép

Số ngoại tệ được nộp lũy kế từ đầu năm

Số ngoại tệ tiền mặt thu và nộp vào tài khoản trong kỳ

Số ngoại tệ tiền mặt nộp vào tài khoản lũy kế từ đầu năm

Do NHTW cấp

Do NHNN chi nhánh tỉnh, TP cấp

Do NHTW cấp

Do NHNN chi nhánh tỉnh, TP cấp

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng:

a. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, An Giang, Bình Phước, Đắc Lắc, Đồng Tháp, Gia Lai, Kiên Giang, Kon Tum, Long An, Tây Ninh báo cáo tình hình nộp vào tài khoản số ngoại tệ tiền mặt thu từ xuất khẩu sang Campuchia.

b. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh thực hiện báo cáo tình hình nộp vào tài khoản số ngoại tệ tiền mặt thu từ xuất khẩu sang Trung Quốc.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Quản lý ngoại hối.

5. Hướng dẫn lập báo cáo: Các loại ngoại tệ tiền mặt thu từ xuất khẩu sang Campuchia/Trung Quốc được quy đổi ra USD để báo cáo.

Ghi chú: Mẫu biểu này được xây dựng để thay thế các yêu cầu báo cáo quy định tại Quyết định số 17/2004/QĐ-NHNN ngày 5/1/2004 về việc ban hành Quy chế thanh toán mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia, Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.

 

Biểu số 07-A/CSTT

Đơn vị báo cáo: ………………..

BÁO CÁO TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
(Quý ….. năm ………..)

Đơn vị: Tỷ đồng, Phần trăm

Chỉ tiêu

Số dư cuối tháng

% tăng/giảm tổng số dư cuối tháng so với tháng trước

Ngắn hạn

Trung và dài hạn

Tổng số

I. Dư nợ tín dụng tiêu dùng

 

 

 

 

1. Dư nợ tín dụng đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống

 

 

 

 

- Cho vay để xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ chỉ bằng tiền lương của khách hàng vay

 

 

 

 

- Cho vay, cho thuê tài chính để mua sắm phương tiện đi lại

 

 

 

 

- Cho vay để đáp ứng các nhu cầu chi phí học tập và chữa bệnh ở nước ngoài

 

 

 

 

- Cho vay để đáp ứng các nhu cầu chi phí học tập và chữa bệnh ở trong nước

 

 

 

 

- Cho vay, cho thuê tài chính để mua thiết bị nội thất gia đình và đồ dùng gia dụng

 

 

 

 

- Cho vay để thấu chi tài khoản cá nhân

 

 

 

 

- Cho vay để đáp ứng các nhu cầu chi phí cho hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của cá nhân

 

 

 

 

2. Dư nợ cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng của cá nhân

 

 

 

 

II. Tỷ lệ dư nợ xấu tín dụng tiêu dùng so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng

 

 

 

 

III. Tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng so với tổng dư nợ tín dụng

 

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 15 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Chính sách tiền tệ.

Ghi chú: Mẫu biểu này thay thế mẫu biểu báo cáo quy định tại công văn số 1288/NHNN-CSTT ngày 27/02/2009 của Thống đốc NHNN về việc gửi báo cáo lãi suất cho vay thỏa thuận.

 

Biểu số 08-A/PH&KQ

Đơn vị báo cáo: …………

MẬT

DỰ BÁO TÌNH HÌNH THU, CHI TIỀN MẶT
(Quý ….. năm ………..)

1. Dự báo tình hình thu, chi tiền mặt:

Chỉ tiêu

Thực hiện quý …

Dự báo quý …

Tháng …

Tháng …

Tháng …

Tháng …

Tháng …

Tháng …

Tổng thu tiền mặt

 

 

 

 

 

 

Tổng chi tiền mặt

 

 

 

 

 

 

Bội thu (+) hoặc

Bội chi (-)

 

 

 

 

 

 

2. Đề xuất, kiến nghị (nếu có):

...........................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................

 


Lập bảng


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở giao dịch NHNN

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử, thực hiện gửi theo quy định bảo mật.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Cục Phát hành và Kho quỹ.

 

Biểu số 09-A/TD

Đơn vị báo cáo: …………….

BÁO CÁO TỔNG HỢP CHO VAY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
(Quý ………. năm ……….)

Đơn vị: Triệu VNĐ

STT

Loại cho vay

Doanh số phát sinh trong kỳ b/c

Dư nợ cuối kỳ

Số khách hàng còn dư nợ

Tổng số

Trong đó bằng VND

Phân theo thời hạn

Nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ

Nợ xấu

Cho vay

Thu nợ

Ngắn hạn

Trung, dài hạn

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Hộ dân

Doanh nghiệp

Tổng số

Nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

I

CHO VAY THÔNG THƯỜNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cho vay trồng trọt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Cho vay sản xuất cây lương thực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Cho vay chăm sóc cà phê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Cho vay vùng nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d

Cho vay trồng trọt khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cho vay chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chi phí nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Chi phí đánh bắt hải sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Chi phí sản xuất muối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Chi phí xây dựng thủy lợi nội đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cho vay thu mua lương thực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Cho vay nhập khẩu phân bón

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Cho vay thu mua cà phê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Cho vay chế biến, bảo quản nông lâm thủy hải sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Chế biến nông sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Chế biến lâm sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Chế biến thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Cho vay phát triển ngành nghề nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Cho vay chế biến, bảo quản nông lâm thủy hải sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Cho vay sản xuất VLXD, gốm, sứ, thủy tinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Cho vay cơ khí nhỏ và hàng thủ công mỹ nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d

Cho vay xây dựng, vận tải nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

đ

Cho vay ngành nghề khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Làm đường nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Xây dựng trạm điện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

CHO VAY THEO LÃI SUẤT ƯU ĐÃI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phân tổ như mục I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

CHO VAY THEO CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cho vay hộ nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cho vay giải quyết việc làm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cho vay học sinh sinh viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Cho vay xuất khẩu lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cho vay phát triển SX đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Cho vay làm nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ ĐBSCL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Cho vay làm nhà ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Cho vay hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Cho vay đối với cơ sở SX, KD sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Cho vay phát triển ngành lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Cho vay chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Cho vay nông lâm trường quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167/2008/QĐ-TTg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Cho vay chính sách khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CÁC MỤC (I + II + III)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

CHO VAY KINH TẾ TRANG TRẠI (1+2+3+4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trang trại trồng trọt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Trang trại chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Trang trại nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Các loại hình trang trại khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

CHO VAY KINH TẾ HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Hợp tác xã nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Hợp tác xã thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Hợp tác xã công nghiệp dịch vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Các loại hình hợp tác xã khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

2. Thời hạn gửi: Chậm nhất ngày 20 của tháng tiếp theo ngay sau quý báo cáo, NHNN chi nhánh gửi số liệu báo cáo hoạt động quý trước của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho NHNN qua Cục Công nghệ tin học.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Tín dụng.

5. Hướng dẫn lập báo cáo: Như hướng dẫn tại Biểu số 08B/TD tại Phụ lục 4b.

Ghi chú: Báo cáo này thay thế các biểu báo cáo: Tại công văn số 320/CV-NHNN14 ngày 16/4/1999 về việc thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ, công văn số 08/NHNN-TD ngày 4/1/2001 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, công văn số 1467/NHNN-TD ngày 23/12/2003 về việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

 

Biểu số 10-A/TT

Đơn vị báo cáo: …………..

ĐIỆN BÁO SỰ CỐ TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

STT

Chỉ tiêu

Nội dung

(1)

(2)

(3)

1

Thời gian xảy ra sự cố

 

2

Mô tả sự cố

 

3

Nguyên nhân gây sự cố

 

4

Ảnh hưởng (hậu quả) của sự cố

 

5

Phương án, đề xuất xử lý sự cố

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng:

- Các đơn vị NHNN tham gia thanh toán điện (Sở giao dịch NHNN; NHNN Chi nhánh các tỉnh, thành phố; Văn phòng đại diện NHNN tại TPHCM; Cục quản trị NHNN …) báo cáo sự cố xảy ra tại đơn vị mình.

- Cục Công nghệ Tin học (Trung tâm thanh toán Quốc gia) báo cáo sự cố xảy ra đối với toàn hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Ngay khi xảy ra sự cố

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử, hoặc Fax, hoặc Điện thoại.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Thanh toán.

 

Biểu số 11-A/TT

Đơn vị báo cáo: …………..

BÁO CÁO XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ MỞ, THAY ĐỔI TÊN
VÀ/HOẶC ĐỊA ĐIỂM MÁY ATM

STT

Chỉ tiêu

Nội dung

1

Ngày văn bản xác nhận

 

2

Tên gọi (cũ, mới) của máy ATM

 

3

Đại chỉ lắp đặt (cũ, mới)

 

4

Mã TCTD trực tiếp quản lý

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Ngay sau khi phát sinh

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Thanh toán.

 

PHỤ LỤC 4b

CÁC MẪU BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG CHO CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010)

Biểu số 01-B/CSTT

Đơn vị báo cáo: …………..

BÁO CÁO CHO VAY ĐẦU TƯ, KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
(Tháng .............. năm ..........)

Đơn vị: Tỷ đồng, Phần trăm

Chỉ tiêu

Tổng số

% tăng/giảm so với tháng trước

I. Doanh số cho vay

 

 

II. Dư nợ

 

 

1. Phân theo thời hạn

 

 

- Ngắn hạn

 

 

- Trung hạn

 

 

- Dài hạn

 

 

2. Phân theo nhu cầu vốn vay

 

 

- Cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với công ty chứng khoán

 

 

- Cho vay cầm cố bằng chứng khoán và/hoặc bảo đảm bằng tài sản khác đối với khách hàng sử dụng vốn vay để mua các loại chứng khoán

 

 

- Cho vay ứng trước tiền đối với khách hàng đã bán chứng khoán và sử dụng vốn vay để mua chứng khoán

 

 

- Cho vay đối với khách hàng để bổ sung tiền thiếu khi lệnh mua chứng khoán được khớp

 

 

- Cho vay đối với người lao động để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần

 

 

- Cho vay để góp vốn, mua cổ phần của công ty cổ phần, mua chứng chỉ của quỹ đầu tư

 

 

- Chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng sử dụng số tiền chiết khấu mua chứng khoán

 

 

- Các khoản cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá dưới các hình thức khác mà khách hàng sử dụng số tiền đó để mua chứng khoán

 

 

III. Tỷ lệ nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán so với tổng dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán

 

 

IV. Tỷ lệ dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán so với vốn điều lệ

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức tín dụng (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở).

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 12 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo, trụ sở chính các TCTD tổng hợp số liệu toàn hệ thống gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Chính sách tiền tệ.

Ghi chú: Mẫu biểu này thay thế mẫu biểu báo cáo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01/02/2008 của Thống đốc NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán.

 

Biểu số 02-B/CSTT

Đơn vị báo cáo: …………..

BÁO CÁO CÁC GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT ĐANG CÒN HIỆU LỰC THỰC HIỆN
(Tháng …………. năm ……………)

Hợp đồng hoán đổi lãi suất

Tên khách hàng

Đơn vị tính

Số nợ gốc theo hợp đồng

Lãi suất hoán đổi

Thời hạn hợp đồng

Ngày ký hợp đồng

Ngày có hiệu lực của hợp đồng

Kỳ hạn thanh toán lãi ròng

Tích lũy lãi ròng đã thanh toán (-) /đã nhận (+)

Lãi suất được nhận

Lãi suất phải trả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 12 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo, trụ sở chính TCTD tổng hợp số liệu toàn hệ thống gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Chính sách tiền tệ.

Ghi chú: Báo cáo này thay thế biểu báo cáo tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 về ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

 

Biểu số 03-B/CSTT

Đơn vị báo cáo: …………..

BÁO CÁO TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
(Tháng ……. năm …….)

Đơn vị: Tỷ đồng, Phần trăm

Chỉ tiêu

Số dư cuối tháng

% tăng/giảm tổng số dư cuối tháng so với tháng trước

Ngắn hạn

Trung và dài hạn

Tổng số

I. Dư nợ tín dụng tiêu dùng

 

 

 

 

1. Dư nợ tín dụng đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống

 

 

 

 

- Cho vay để xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ chỉ bằng tiền lương của khách hàng vay

 

 

 

 

- Cho vay, cho thuê tài chính để mua sắm phương tiện đi lại

 

 

 

 

- Cho vay để đáp ứng các nhu cầu chi phí học tập và chữa bệnh ở nước ngoài

 

 

 

 

- Cho vay để đáp ứng các nhu cầu chi phí học tập và chữa bệnh ở trong nước

 

 

 

 

- Cho vay, cho thuê tài chính để mua thiết bị nội thất gia đình và đồ dùng gia dụng

 

 

 

 

- Cho vay để thấu chi tài khoản cá nhân

 

 

 

 

- Cho vay để đáp ứng các nhu cầu chi phí cho hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của cá nhân

 

 

 

 

2. Dư nợ cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng của cá nhân

 

 

 

 

II. Tỷ lệ dư nợ xấu tín dụng tiêu dùng so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng

 

 

 

 

III. Tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng so với tổng dư nợ tín dụng

 

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức tín dụng

2. Thời hạn gửi báo cáo:

- Chậm nhất ngày 12 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo, trụ sở chính các TCTD (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) tổng hợp số liệu toàn hệ thống gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

- Chậm nhất ngày 12 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi báo cáo cho NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Chính sách tiền tệ.

Ghi chú: Mẫu biểu này thay thế mẫu biểu báo cáo quy định tại công văn số 1288/NHNN-CSTT ngày 27/02/2009 của Thống đốc NHNN về việc gửi báo cáo lãi suất cho vay thỏa thuận.

 

Biểu số 04-B/CSTT

Đơn vị báo cáo: …………..

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
BẰNG VÀNG, BẰNG VND BẢO ĐẢM GIÁ TRỊ THEO GIÁ VÀNG

(Tháng ……. năm …….)

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu

Số dư

I. Huy động

1. Huy động tiết kiệm bằng VND bảo đảm giá trị theo vàng

2. Huy động bằng phát hành chứng chỉ

- Chứng chỉ huy động VND bảo đảm giá trị theo giá vàng

- Chứng chỉ huy động vàng.

II. Cho vay

1. Cho vay bằng vàng

- Trong đó: nợ xấu

2. Cho vay bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng.

- Trong đó: nợ xấu

III. Chuyển đổi nguồn vốn huy động bằng vàng thành nguồn vốn bằng tiền

1. Số tiền

2. Tỷ lệ phần trăm so với số dư huy động vốn bằng vàng.

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Các TCTD có phát sinh nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng tổng hợp số liệu toàn hệ thống, gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 12 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo, trụ sở chính TCTD tổng hợp số liệu toàn hệ thống gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Chính sách tiền tệ.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- TCTD căn cứ vào số dư các tài khoản tương ứng với các chỉ tiêu báo cáo tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của mỗi tháng để lấy số liệu lập biểu báo cáo.

- Đối với những chỉ tiêu báo cáo không có tài khoản cấp III tương ứng trong hệ thống tài khoản kế toán các TCTD hiện hành: TCTD căn cứ vào từng hình thức huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng, số vàng chuyển đổi thành tiền … để lấy số liệu lập báo cáo.

Ghi chú: Mẫu biểu này thay thế mẫu biểu báo cáo quy định tại Quyết định số 1019/2001/QĐ-NHNN ngày 14/8/2001 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN1 ngày 03/10/2000 về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng của các TCTD.

 

Biểu số 05-B/CSTT

Đơn vị báo cáo: …………..

BÁO CÁO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC ĐẦU TƯ,
KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

(Tháng ……. năm …….)

Đơn vị: Tỷ đồng, Phần trăm

Chỉ tiêu

Số dư cuối tháng

% tăng/giảm so với tháng trước

I. Tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản

 

 

1. Phân theo thời hạn vay

 

 

- Ngắn hạn

 

 

- Trung, dài hạn

 

 

2. Phân theo nhu cầu vốn vay (thống kê toàn bộ chi phí liên quan đến từng nhu cầu vốn vay, bao gồm: Đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai

 

 

- Xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất

 

 

- Xây dựng khu đô thị

 

 

- Xây dựng văn phòng, cao ốc cho thuê

 

 

- Xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho thuê mà các khoản cho vay này khách hàng trả nợ bằng các nguồn thu nhập

 

 

- Xây dựng, sửa chữa và mua nhà để bán, cho thuê

 

 

- Mua quyền sử dụng đất

 

 

- Đầu tư, kinh doanh bất động sản khác

 

 

3. Phân theo địa bàn cho vay bất động sản (thống kê theo địa bàn có bất động sản)

 

 

- Hà Nội

 

 

- Hải Phòng

 

 

- Đà Nẵng

 

 

- TP. Hồ Chí Minh

 

 

- Cần Thơ

 

 

- Các địa phương khác

 

 

II. Tỷ lệ dư nợ xấu đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản so với tổng dư nợ đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản

 

 

III. Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản so với tổng dư nợ tín dụng

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức tín dụng (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở).

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 12 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo, trụ sở chính các TCTD tổng hợp số liệu toàn hệ thống gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Chính sách tiền tệ.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Đối với nhu cầu vốn để xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho thuê: Thống kê các khoản cho vay mà khách hàng trả nợ bằng các nguồn thu nhập, trừ nguồn trả nợ chỉ bằng tiền lương.

- Các nhu cầu vốn cho đầu tư, kinh doanh bất động sản khác không bao gồm các nhu cầu vốn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Ghi chú: Mẫu biểu này thay thế mẫu biểu báo cáo quy định tại công văn số 5659/NHNN-CSTT ngày 25/6/2008 của Thống đốc NHNN về việc báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng.

 

Biểu số 06-B/DBTKTT

Đơn vị báo cáo: …………..

BÁO CÁO CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU
(Tháng ……. năm …….)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Doanh số cho vay

Doanh số thu nợ

Dư nợ

1. Cho vay xuất khẩu

 

 

 

a. Cho vay ngắn hạn

 

 

 

- Cho vay bằng VND

 

 

 

- Cho vay bằng ngoại tệ (quy VND)

 

 

 

b. Cho vay trung và dài hạn

 

 

 

- Cho vay bằng VND

 

 

 

- Cho vay bằng ngoại tệ (quy VND)

 

 

 

2. Cho vay nhập khẩu

 

 

 

a. Cho vay ngắn hạn

 

 

 

- Cho vay bằng VND

 

 

 

- Cho vay bằng ngoại tệ (quy VND)

 

 

 

b. Cho vay trung và dài hạn

 

 

 

- Cho vay bằng VND

 

 

 

- Cho vay bằng ngoại tệ (quy VND)

 

 

 

3. Dư nợ xấu đối với cho vay xuất, nhập khẩu

 

 

 

- Bằng VND

 

 

 

- Bằng ngoại tệ (quy VND)

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức tín dụng (trừ Quỹ tín dụng nhân dân trung ương và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở).

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 12 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo, trụ sở chính TCTD tổng hợp số liệu toàn hệ thống gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Cho vay xuất khẩu: thống kê toàn bộ các khoản doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho tổ chức, cá nhân trong nước vay đáp ứng nhu cầu vốn trực tiếp cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu (không bao gồm phần cho vay để thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, máy móc, thiết bị, dịch vụ … phục vụ nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu).

- Cho vay nhập khẩu: thống kê toàn bộ các khoản doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho tổ chức, cá nhân trong nước vay để thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa (kể cả hàng tạm nhập tái xuất), dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước.

- Tỷ giá quy đổi áp dụng để lập báo cáo:

+ Tỷ giá giữa VND và USD: TCTD áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ khác: TCTD áp dụng tỷ giá do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quy định tại ngày làm việc cuối cùng báo cáo.

Ghi chú: Mẫu biểu này thay thế mẫu biểu báo cáo quy định tại Công văn số 13684/2007/NHNN-CSTT ngày 26/12/2007 của Thống đốc NHNN về việc gửi báo cáo tạm thời bằng văn bản.

 

Biểu số 07-B/DBTKTT

Đơn vị báo cáo: …………..

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO GIẤY TỜ CÓ GIÁ DO CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC
VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÔNG PHẢI TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHÁT HÀNH

(Ngày…… tháng ……. năm …….)

Đơn vị: Triệu VND

Chỉ tiêu

Số dư

Đầu tư vào giấy tờ có giá do các TCTD khác và các tổ chức không phải TCTD phát hành

 

- Bằng VND

 

- Bằng ngoại tệ (quy VND)

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức tín dụng (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở).

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất 14 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày báo cáo, trụ sở chính TCTD tổng hợp số liệu toàn hệ thống gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Thống kê số dư đầu tư vào giấy tờ có giá do các TCTD khác và các tổ chức không phải TCTD phát hành tại thời điểm cuối ngày báo cáo. Tổ chức không phải TCTD được quy định tại Phần 2 Phụ lục 3 Thông tư này.

- Tỷ giá quy đổi áp dụng để lập báo cáo:

+ Tỷ giá giữa VND và USD: TCTD áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố tại cuối ngày báo cáo.

+ Tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ khác: TCTD áp dụng tỷ giá do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quy định tại cuối ngày báo cáo.

 

Biểu số 08-B/TD

Đơn vị báo cáo: …………….

BÁO CÁO TỔNG HỢP CHO VAY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
(Quý ………. năm ……….)

Đơn vị: Triệu VNĐ

STT

Loại cho vay

Doang số phát sinh trong kỳ b/c

Dư nợ cuối kỳ

Số khách hàng còn dư nợ

Tổng số

Trong đó bằng VND

Phân theo thời hạn

Nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ

Nợ xấu

Cho vay

Thu nợ

Ngắn hạn

Trung, dài hạn

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Hộ dân

Doanh nghiệp

Tổng số

Nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

I

CHO VAY THÔNG THƯỜNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cho vay trồng trọt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Cho vay sản xuất cây lương thực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Cho vay chăm sóc cà phê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Cho vay vùng nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d

Cho vay trồng trọt khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cho vay chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chi phí nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Chi phí đánh bắt hải sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Chi phí sản xuất muối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Chi phí xây dựng thủy lợi nội đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cho vay thu mua lương thực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Cho vay nhập khẩu phân bón

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Cho vay thu mua cà phê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Cho vay chế biến, bảo quản nông lâm thủy hải sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Chế biến nông sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Chế biến lâm sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Chế biến thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Cho vay phát triển ngành nghề nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Cho vay chế biến, bảo quản nông lâm thủy hải sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Cho vay sản xuất VLXD, gốm, sứ, thủy tinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Cho vay cơ khí nhỏ và hàng thủ công mỹ nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d

Cho vay xây dựng, vận tải nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

đ

Cho vay ngành nghề khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Làm đường nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Xây dựng trạm điện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

CHO VAY THEO LÃI SUẤT ƯU ĐÃI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phân tổ như mục I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

CHO VAY THEO CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cho vay hộ nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cho vay giải quyết việc làm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cho vay học sinh sinh viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Cho vay xuất khẩu lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cho vay phát triển SX đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Cho vay làm nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ ĐBSCL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Cho vay làm nhà ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Cho vay hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Cho vay đối với cơ sở SX, KD sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Cho vay phát triển ngành lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Cho vay chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Cho vay nông lâm trường quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167/2008/QĐ-TTg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Cho vay chính sách khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CÁC MỤC (I + II + III)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

CHO VAY KINH TẾ TRANG TRẠI (1+2+3+4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trang trại trồng trọt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Trang trại chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Trang trại nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Các loại hình trang trại khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

CHO VAY KINH TẾ HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Hợp tác xã nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Hợp tác xã thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Hợp tác xã công nghiệp dịch vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Các loại hình hợp tác xã khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức tín dụng

2. Thời hạn gửi:

- Chậm nhất ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo, trụ sở chính TCTD (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) truyền số liệu báo cáo hoạt động quý trước của toàn hệ thống, từng sở giao dịch, chi nhánh TCTD trong hệ thống về NHNN qua Cục Công nghệ tin học.

- Chậm nhất ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi số liệu báo cáo hoạt động quý trước cho NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Tín dụng, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

a. Tỷ giá quy đổi áp dụng để lập báo cáo:

- Cho vay bằng USD được quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

- Cho vay bằng ngoại tệ khác và vàng quy đổi theo tỷ giá do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quy định tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

b. Cách ghi:

- Cột 3, 4 báo cáo doanh số phát sinh thực tế trong kỳ báo cáo (đã loại trừ hư số).

- Cột 5 ghi tổng dư nợ (=cột 7 + cột 8)

- Cột 7 ghi số dư nợ ngắn hạn (gồm tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5)

- Cột 8 ghi số dư nợ trung, dài hạn (gồm tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5)

- Cột 9 ghi số dư nợ của các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

- Cột 10, 11, 12 ghi số dư nợ tương ứng được TCTD phân vào các nhóm 3, 4, 5.

- Cột 13 ghi số dư của các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý (thuộc nợ nhóm 5).

c. Phân loại trang trại và hợp tác xã:

- Kinh tế trang trại: Nếu trang trại SXKD tổng hợp thì căn cứ vào giá trị sản lượng, hàng hóa dịch vụ của loại SXKD có tỷ trọng lớn nhất để phân loại.

- Hợp tác xã: Nếu hợp tác xã sản xuất kinh doanh tổng hợp thì căn cứ vào giá trị sản lượng, hàng hóa dịch vụ của loại SXKD có tỷ trọng lớn nhất để phân loại.

Ghi chú: Báo cáo này thay thế các biểu báo cáo: Tại công văn số 320/CV-NHNN14 ngày 16/4/1999 về việc thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ, công văn số 08/NHNN-TD ngày 4/1/2001 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, công văn số 1467/NHNN-TD ngày 23/12/2003 về việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

 

Biểu số 09-B/TD

Đơn vị báo cáo: …………….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP CÓ BẢO LÃNH CỦA
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

(Tháng ………. năm ……….)

Đơn vị: Triệu đồng, nghìn USD

STT

Địa bàn

Số doanh nghiệp được chấp thuận cho vay

Tổng số tiền ký Hợp đồng tín dụng

Số tiền giải ngân trong kỳ báo cáo

Dư nợ cuối kỳ

Số tiền NHPT trả thay lũy kế đến kỳ báo cáo

Số tiền NHPT từ chối trả thay lũy kế đến kỳ báo cáo

Trong kỳ b/c

Lũy kế

VND

Quy USD

VND

Quy USD

VND

Quy USD

VND

Quy USD

VND

Quy USD

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

1

Tỉnh, thành phố A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tỉnh, thành phố B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tỉnh, thành phố C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

(1) + (2) + (3) + …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 12 tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo, trụ sở chính các ngân hàng tổng hợp số liệu của toàn hệ thống gửi báo cáo cho NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Tín dụng.

5. Hướng dẫn lập báo cáo: Cột (6), (8), (10), (12), (14): Bao gồm USD; các loại ngoại tệ khác được quy đổi ra USD theo tỷ giá do Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng quy định tại thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

Ghi chú: Mẫu biểu này thay thế yêu cầu báo cáo quy định tại Thông tư số 12/2009/TT-NHNN ngày 28/5/2009 của Thống đốc NHNN.

 

Biểu số 10-B/CQTTGS

Đơn vị báo cáo: …………….

BÁO CÁO VỀ GIỚI HẠN CHO VAY, BẢO LÃNH ĐỐI VỚI NHÓM KHÁCH HÀNG LIÊN QUAN
(Quý ………. năm ……….)

Đơn vị: Tỷ đồng

Tên khách hàng

Vốn tự có

Giới hạn cho vay, bảo lãnh

Giới hạn cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán

Giới hạn cho thuê tài chính

Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay/vốn tự có

Dư nợ bảo lãnh

Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh

Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh /vốn tự có

Tổng dư nợ cho vay chiết khấu GTCG để đầu tư, kinh doanh chứng khoán

Tỷ lệ dư nợ cho vay, chiết khấu GTCG để đầu tư kinh doanh chứng khoán/vốn tự có

Dư nợ cho thuê tài chính

Tỷ lệ dư nợ cho thuê tài chính/vốn tự có

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

1. Khách hàng A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm khách hàng liên quan đến A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Khách hàng A1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Khách hàng A2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khách hàng B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm khách hàng liên quan đến B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Khách hàng B1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Khách hàng B2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm ….
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức tín dụng (trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở).

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo, trụ sở chính TCTD tổng hợp số liệu của toàn hệ thống, số liệu từng hội sở, chi nhánh trong hệ thống gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Các TCTD căn cứ vào quy định về giới hạn tín dụng theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN (Thông tư 13) ngày 20/5/2010 về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD để lập báo cáo.

- Các giới hạn trên không áp dụng đối với các trường hợp không áp dụng quy định tại Điều 10 Thông tư 13.

- Khi báo cáo giới hạn tín dụng của khách hàng và nhóm khách hàng liên quan, TCTD phải nhóm riêng về dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát; công ty trực thuộc của TCTD là công ty cho thuê tài chính.

- Các loại ngoại tệ và vàng được quy đổi ra VND để báo cáo theo quy định sau:

+ Tỷ giá giữa VND và USD: TCTD áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Tỷ giá giữa VND và các loại ngoại tệ khác: TCTD áp dụng tỷ giá do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quy định tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

 

Biểu số 11-B/QLNH

Đơn vị báo cáo: …………….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THANH TOÁN VỚI LÀO
(Quý ………. năm ……….)

1. Doanh số mua bán LAK:

- Tổng số giao dịch:                            + Mua vào:

                                                               + Bán ra:

- Doanh số giao dịch:                         + Mua vào:

                                                               + Bán ra:

- Tỷ giá (ngày 30 cuối tháng):          + Mua vào:

                                                               + Bán ra:

- Dư cuối kỳ:

2. Tình hình chuyển tiền viện trợ, thực hiện các dự án viện trợ và các dự án khác của Việt Nam với Lào:

Đơn vị: 1000 USD

Mục đích chuyển tiền

VND
(quy USD)

LAK
(quy USD)

USD

Tổng

Chuyển tiền viện trợ (bằng tiền)

 

 

 

 

Chuyển tiền thực hiện các dự án viện trợ

 

 

 

 

Chuyển tiền thực hiện các dự án khác

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

3. Tình hình mở và sử dụng tài khoản VND tại NH liên doanh Lào-Việt tại Lào:

- Số tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản đồng Việt Nam tại NH liên doanh Lào-Việt tại Lào:

- Tình hình sử dụng tài khoản VND tại NH liên doanh Lào-Việt tại Lào:

Chỉ tiêu

Giá trị (VND)

Quy USD

Dư đầu kỳ

 

 

Thu

 

 

 

Xuất khẩu

 

 

 

Các hoạt động viện trợ, đầu tư tại Lào

 

 

 

Bán LAK cho ngân hàng tại Lào

 

 

 

Chuyển tiền từ Việt Nam sang

 

 

Chi

 

 

 

Thanh toán nhập khẩu

 

 

 

Thực hiện các dự án tại Lào

 

 

 

Bán VND cho ngân hàng tại Lào

 

 

 

Chuyển tiền về Việt Nam

 

 

Dư cuối kỳ

 

 

4. Tình hình mở và sử dụng tài khoản LAK tại NH liên doanh Lào-Việt tại Lào

- Số tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản LAK tại NH liên doanh Lào-Việt tại Lào:

- Tình hình sử dụng tài khoản LAK:

Chỉ tiêu

Giá trị (LAK)

Quy USD

Dư đầu kỳ

 

 

Thu

 

 

 

Xuất khẩu

 

 

 

Các hoạt động viện trợ, đầu tư tại Lào

 

 

 

Bán VND cho ngân hàng tại Việt Nam lấy LAK và chuyển sang Lào

 

 

 

Bán VND cho ngân hàng tại Lào lấy LAK

 

 

Chi

 

 

 

Thanh toán nhập khẩu

 

 

 

Thực hiện các dự án tại Lào

 

 

 

Bán LAK cho ngân hàng tại Lào lấy VND

 

 

Dư cuối kỳ

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

……, ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tổng hợp số liệu toàn hệ thống gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Quản lý ngoại hối.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

Tỷ giá quy đổi áp dụng để lập báo cáo:

- Tỷ giá giữa VND và USD: áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

- Tỷ giá giữa VND và LAK, tỷ giá giữa LAK và USD do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quy định tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

 

Biểu số 12-B/QLNH

Đơn vị báo cáo: …………….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THANH TOÁN VỚI LÀO
(Quý ………. năm ……….)

1. Doanh số mua bán LAK:

- Tổng số giao dịch:                            + Mua vào:

                                                               + Bán ra:

- Doanh số giao dịch:                         + Mua vào:

                                                               + Bán ra:

- Tỷ giá ngày cuối tháng:                  + Mua vào:

                                                               + Bán ra:

- Dư cuối kỳ:

2. Tình hình chuyển tiền viện trợ, thực hiện các dự án viện trợ và các dự án khác của Việt Nam với Lào:

Đơn vị: 1000 USD

Mục đích chuyển tiền

VND
(quy USD)

LAK
(quy USD)

USD

Tổng

Chuyển tiền viện trợ (bằng tiền)

 

 

 

 

Chuyển tiền thực hiện các dự án viện trợ

 

 

 

 

Chuyển tiền thực hiện các dự án khác

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

……, ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng:

- Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội.

- Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo, Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tổng hợp số liệu gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Quản lý ngoại hối.

5. Hướng dẫn lập báo cáo: Tỷ giá quy đổi áp dụng để lập báo cáo:

+ Tỷ giá giữa VND và USD: TCTD áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

- Tỷ giá giữa USD và LAK: TCTD áp dụng tỷ giá do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quy định tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

 

Biểu số 13-B/NHNN-CN

Đơn vị báo cáo: …………….

BÁO CÁO THỐNG KÊ THU CHI CÁC LOẠI TIỀN THUỘC QUỸ NGHIỆP VỤ
(Tháng ………. năm ……….)

I- Tiền mặt tại đơn vị:

Đơn vị: Đồng

Loại tiền

Tồn quỹ đầu tư

Thu trong kỳ

Chi trong kỳ

Tồn quỹ cuối kỳ

Tỷ lệ thu, chi

Thu từ NHNN

Thu nội bộ TCTD

Thu từ TCTD khác

Thu từ lưu thông

Thu đổi loại

Cộng thu

Chi nộp NHNN

Chi nội bộ TCTD

Chi từ TCTD khác

Chi cho lưu thông

Chi đổi loại

Cộng chi

Thu

chi

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II- Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý:

Loại tiền

Tồn đầu kỳ

Nhập trong kỳ

Xuất trong kỳ

Tồn cuối kỳ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức tín dụng

2. Thời hạn gửi báo cáo:

- Chậm nhất ngày 15 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo, trụ sở chính TCTD (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) truyền số liệu báo cáo hoạt động tháng trước của từng sở giao dịch, chi nhánh TCTD trong hệ thống về NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

- Chậm nhất ngày 15 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi số liệu báo cáo hoạt động tháng trước cho NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trên cùng địa bàn (để sử dụng tại đơn vị).

5. Hướng dẫn lập báo cáo: Các TCTD lập vào ngày cuối tháng. Số liệu trong mẫu lấy từ tổng số tiền thu, chi qua quỹ nghiệp vụ trong tháng có đối chiếu với số liệu kế toán.

I/ Tiền mặt tại đơn vị:

- Cột (1): Phản ánh các loại tiền (từ tiền lớn đến tiền nhỏ, theo chất liệu đồng tiền)

- Cột (2): Tồn quỹ cuối kỳ tháng trước mang sang

- Cột (3) và cột (9): Phản ánh số tiền thu chi của quỹ nghiệp vụ phát hành với NHNN chi nhánh Tỉnh, TP.

- Cột (4) và cột (10): Phản ánh số tiền thu chi của quỹ nghiệp vụ về điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa các TCTD trong cùng hệ thống với nhau

- Cột (5) và cột (11): Phản ánh số tiền thu chi của quỹ nghiệp vụ về điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa các TCTD khác hệ thống với nhau

- Cột (6) và cột (12): Phản ánh số tiền thu chi từ lưu thông, thu chi chuyển tiền, cho vay.

- Cột (7) và cột (13): Phản ánh các khoản thu chi đổi loại như: đổi cơ cấu các loại tiền thuộc quỹ nghiệp vụ; đổi tiền lành, tiền rách cho dân cư.

- Cột (8) = cột (3) + cột (4) + cột (5) + cột (6) + cột (7)

- Cột (14) = cột (9) + cột (10) + cột (11) + cột (12) + cột (13)

- Cột (15): Phản ánh tồn quỹ nghiệp vụ đến ngày cuối tháng

- Cột (16), (17): Phản ánh tỷ lệ % các loại tiền thu, chi trong kỳ trong tổng số tiền thu, chi trong tháng.

II/ Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý:

Cột (1): Phản ánh các loại tiền (từ tiền lớn đến tiền nhỏ, theo chất liệu đồng tiền)

Cột (2): Tồn quỹ cuối kỳ tháng trước mang sang

Cột (3): Phản ánh số tiền không đủ TCLT nhập trong kỳ

Cột (4): Phản ánh số tiền không đủ TCLT xuất trong kỳ

Cột (5): Phản ánh số tiền không đủ TCLT tồn quỹ cuối kỳ

Cơ sở để thu thập số liệu: sổ quỹ tiền mặt, sổ thu, chi tiền mặt; bảng kê thu chi tiền mặt.

Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông: là tiền thu đổi cho khách hàng theo Quyết định số 24/2008/QĐ-NHNN ngày 22/8/2008 và tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông qua tuyển chọn kiểm đếm.

 

Biểu số 14-B/CQTTGS

Đơn vị báo cáo: …………….

DANH SÁCH DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC TÍN DỤNG NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT
(Quý ………. năm ……….)

Đơn vị: Tỷ đồng

Tên doanh nghiệp

Lĩnh vực hoạt động

Tỷ lệ sở hữu (%)

Số dư cho vay của TCTD đối với doanh nghiệp

Số dư bảo lãnh của TCTD đối với doanh nghiệp

Tổng số dư cho vay, bảo lãnh của TCTD đối với doanh nghiệp

Giá trị tài sản bảo đảm của doanh nghiệp (nếu có)

Tỷ lệ tổng mức cho vay, bảo lãnh/vốn tự có của TCTD

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

………, ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức tín dụng (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở)

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo, trụ sở chính TCTD tổng hợp số liệu toàn hệ thống gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Đơn vị nhận báo cáo: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

4. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

(1) Tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.

(2) Lĩnh vực hoạt động: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát.

(3) Tỷ lệ sở hữu (%): Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của TCTD tại doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát.

(4) Số dư cho vay của TCTD đối với doanh nghiệp: Dư nợ cho vay của TCTD đối với doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát

(5) Số dư bảo lãnh của TCTD đối với doanh nghiệp: Dư nợ bảo lãnh của TCTD đối với doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát

(6) Tổng số dư cho vay, bảo lãnh của TCTD đối với doanh nghiệp: Tổng (4) + (5).

(7) Giá trị tài sản bảo đảm của doanh nghiệp: Giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh của doanh nghiệp (nếu có).

(8) Tỷ lệ tổng mức cho vay, bảo lãnh/vốn tự có của TCTD: Tỷ lệ giữa tổng mức cho vay, bảo lãnh của TCTD đối với doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát và vốn tự có của TCTD.

Tỷ giá quy đổi áp dụng để lập báo cáo:

+ Tỷ giá giữa VND và USD: TCTD áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Tỷ giá giữa VND và các loại ngoại tệ khác: TCTD áp dụng tỷ giá do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quy định tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

 

Biểu 15-B/NHNN-CN

Đơn vị báo cáo…..

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ

A. Vốn tự có, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn:

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Giá trị

I

Vốn tự có:

 

1

Vốn điều lệ

 

2

Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho Quỹ tín dụng

 

3

Vốn đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định (trừ phần chênh lệch giá trị tăng thêm của tài sản cố định do đánh giá lại theo quy định của pháp luật)

 

4

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

 

5

Quỹ dự phòng tài chính

 

6

Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ

 

7

Lợi nhuận không chia (nếu có)

 

8

Giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật

 

9

Dự phòng chung

 

10

Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có

 

A

Giá trị giảm đi của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật

 

B

Tổng số vốn của Quỹ tín dụng góp vốn vào Quỹ tín dụng TW

 

C

Khoản lỗ kinh doanh, kể cả các khoản lỗ lũy kế

 

II

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:

 

1

Giá trị tài sản “Có” rủi ro

 

III

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đã sử dụng để cho vay trung, dài hạn:

 

1

Tổng nguồn vốn trung và dài hạn

 

2

Số tiền đã đầu tư trung, dài hạn dưới các hình thức khác ngoài hình thức cho vay

 

3

Tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn

 

4

Nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn

 

B. Khả năng chi trả:

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Giá trị

1

Tài sản Có có thể thanh toán ngay của ngày làm việc tiếp theo

 

2

Tài sản Nợ phải thanh toán của ngày làm việc tiếp theo

 

3

Tài sản Có có thể thanh toán ngay của 7 ngày làm việc tiếp theo

 

4

Tài sản Nợ phải thanh toán ngay của 7 ngày làm việc tiếp theo

 

 


Lập biểu


Kiểm soát

…, ngày … tháng … năm ….
Thủ trưởng đơn vị

 

1. Đối tượng áp dụng: Các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

2. Định kỳ và thời hạn gửi báo cáo:

a. Nội dung báo cáo tại các mục A:

­- Định kỳ báo cáo: Tháng.

- Thời hạn gửi báo cáo: chậm nhất vào ngày 12 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.

b. Nội dung báo cáo tại mục B:

- Định kỳ báo cáo: 10 ngày (3 kỳ/tháng)

- Thời hạn gửi báo cáo: chậm nhất sau 02 ngày làm việc tiếp theo ngay sau kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.

3. Đơn vị nhận báo cáo: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

4. Hình thức báo cáo: Báo cáo điện tử.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Các chỉ tiêu để tính vốn tự có, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đã sử dụng để cho vay trung, dài hạn được tính toán theo quy định tại Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNH ngày 06/9/2005 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và công văn số 298/TDHT-CVĐL ngày 30/9/2005 về việc hướng dẫn cách xác định vốn tự có đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

- Tỷ giá quy đổi áp dụng để lập báo cáo:

+ Tỷ giá giữa VND và USD: TCTD áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Tỷ giá giữa VND và các loại ngoại tệ khác: TCTD áp dụng tỷ giá do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quy định tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

 

PHỤ LỤC 5

MÃ SỐ THỐNG KÊ ÁP DỤNG TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010)

Bảng 1. MÃ NGÀNH KINH TẾ

STT

Tên ngành

A

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

0101

B

Khai khoáng

0201

C

Công nghiệp chế biến, chế tạo

0202

D

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

0203

E

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.

0204

F

Xây dựng

0301

G

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

0401

H

Vận tải kho bãi

0402

I

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

0403

J

Thông tin và truyền thông

0501

K

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

0601

L

Hoạt động kinh doanh bất động sản

0602

M

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

0701

N

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

0702

O

Hoạt động của đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc

0801

P

Giáo dục và đào tạo

0802

Q

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

0803

R

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

0804

S

Hoạt động dịch vụ khác

0805

T

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

0806

U

Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

0807

Ghi chú: Mã ngành kinh tế nêu tại bảng này là mã ngành kinh tế cấp 1. Các TCTD thực hiện thống nhất phân ngành kinh tế đến cấp 5, nội dung cụ thể của từng ngành kinh tế được quy định tại Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

 

Bảng 2. MÃ LOẠI HÌNH TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN

STT

Loại hình tổ chức và cá nhân

1

Công ty nhà nước

01

2

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

02

3

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có phần vốn góp của nhà nước trên 50% vốn điều lệ hoặc nhà nước giữ quyền chi phối

03

4

Công ty trách nhiệm hữu hạn khác

04

5

Công ty cổ phần có vốn cổ phần của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; hoặc nhà nước giữ quyền chi phối đối với công ty trong Điều lệ của công ty.

05

6

Công ty cổ phần khác

06

7

Công ty hợp danh

07

8

Doanh nghiệp tư nhân

08

9

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

09

10

Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã

10

11

Hộ kinh doanh, cá nhân

11

12

Đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và hiệp hội

12

13

Khác

13

 

Bảng 3. MÃ LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG

STT

Tên

1

Ngân hàng thương mại Nhà nước

01

2

Ngân hàng Chính sách

02

3

Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước

03

4

Ngân hàng thương mại cổ phần khác

04

5

Ngân hàng liên doanh

05

6

Chi nhánh ngân hàng Nước ngoài

06

7

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

07

8

Công ty Cho thuê tài chính 

08

9

Công ty Tài chính

09

10

Tổ chức tín dụng hợp tác

10

 

Bảng 4. MÃ LOẠI HÌNH TÀI SẢN CHO THUÊ TÀI CHÍNH

STT

Tên

1

Phương tiện vận chuyển

01

2

Máy móc, thiết bị

02

3

Các động sản khác

10

 

Bảng 5. MÃ PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN

STT

Tên

1

Séc dùng để rút tiền mặt

101

2

Séc dùng để thanh toán

102

3

Thẻ dùng để rút tiền mặt

201

4

Thẻ dùng để thanh toán

202

5

Lệnh chi dùng để thanh toán

301

6

Nhờ thu dùng để thanh toán

401

7

PTTT khác dùng để rút tiền mặt

901

8

PTTT khác dùng để thanh toán

902

 

Bảng 6. MÃ CÁC LOẠI GIẤY TỜ CÓ GIÁ

STT

Tên giấy tờ có giá

1

Kỳ phiếu kỳ hạn dưới 6 tháng

1011

2

Kỳ phiếu kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng

1012

3

Tín phiếu NHNN kỳ hạn dưới 6 tháng

2011

4

Tín phiếu NHNN kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng

2012

5

Tín phiếu KBNN kỳ hạn dưới 6 tháng

2021

6

Tín phiếu KBNN kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng

2022

7

Tín phiếu NHTM loại dưới 6 tháng

2031

8

Tín phiếu NHTM loại từ 6 tháng đến 12 tháng

2032

9

Trái phiếu NHNN loại từ trên 12 tháng đến 24 tháng

3011

10

Trái phiếu NHNN loại từ trên 24 tháng đến 60 tháng

3012

11

Trái phiếu NHNN loại trên 60 tháng

3013

12

Trái phiếu KBNN loại từ trên 12 tháng đến 24 tháng

3021

13

Trái phiếu KBNN loại từ trên 24 tháng đến 60 tháng

3022

14

Trái phiếu KBNN loại trên 60 tháng

3023

15

Trái phiếu NHTM loại từ trên 12 tháng đến 24 tháng

3031

16

Trái phiếu NHTM loại từ trên 24 tháng đến 60 tháng

3032

17

Trái phiếu NHTM loại trên 60 tháng

3033

18

Chứng chỉ tiền gửi dưới 6 tháng

4011

19

Chứng chỉ tiền gửi từ 6 tháng đến 12 tháng

4012

20

Chứng chỉ tiền gửi từ trên 12 tháng đến 24 tháng

4021

21

Chứng chỉ tiền gửi từ trên 24 tháng đến 60 tháng

4022

22

Chứng chỉ tiền gửi trên 60 tháng

4023

23

Các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác

8000

24

Các loại giấy tờ có giá dài hạn khác

9000

 

Bảng 7. MÃ LOẠI TIỀN ĐỒNG VIỆT NAM ĐANG LƯU HÀNH

STT

Tên loại tiền đồng Việt Nam

A

Tiền giấy cotton

 

1

Loại 10

111

2

Loại 20

121

3

Loại 30

131

4

Loại 50

151

5

Loại 100

112

6

Loại 200

122

7

Loại 500

152

8

Loại 1.000

113

9

Loại 2.000

123

10

Loại 5.000

153

11

Loại 10.000

114

12

Loại 20.000

124

B

Tiền Polymer

 

1

Loại 10.000 đồng

214

2

Loại 20.000 đồng

224

3

Loại 50.000 đồng

254

4

Loại 100.000 đồng

215

5

Loại 200.000 đồng

225

6

Loại 500.000 đồng

255

 

C

Tiền kim loại

 

1

Loại 200 đồng

322

2

Loại 500 đồng

352

3

Loại 1.000 đồng

313

4

Loại 2.000 đồng

323

5

Loại 5.000 đồng

353

 

….

...

Ghi chú:

Chữ số thứ nhất của mã là ký hiệu chất liệu của đồng tiền

Chữ số thứ hai của mã là chữ số đầu tiên của mệnh giá

Chữ số thứ ba của mã là số chữ số “0” trong mệnh giá

 

Bảng 8. MÃ LOẠI TIỀN ĐỒNG VIỆT NAM ĐÃ ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH

STT

Loại

 

Tiền giấy

 

1

0,01 đồng

11x

2

0,02 đồng (cũ)

02x

3

0,02 đồng

12x

4

0,05 đồng

15x

5

0,10 đồng (cũ)

01h

6

0,10 đồng

11h

7

0,20 đồng (cũ)

02h

8

0,20 đồng

12h

9

0,50 đồng (cũ)

05h

10

0,50 đồng

15h

11

1 đồng (cũ)

010

12

1 đồng

110

13

2 đồng (cũ)

020

14

2 đồng

120

15

5 đồng (cũ)

050

16

5 đồng

150

17

10 đồng (cũ)

011

18

10 đồng

111

19

20 đồng 

121

20

30 đồng

131

21

50.000 đồng

154

22

100.000 đồng

115

 

….

 

Tiền Polymer

 

1

…….

201

2

…….

202

3

…….

…….

 

Tiền kim loại

 

1

0,01 đồng

31x

2

0,02 đồng 

32x

3

0,05 đồng

35x

4

0,10 đồng

31h

5

0,20 đồng

32h

6

0,50 đồng

35h

7

1 đồng

310

 

………

………

Ghi chú: Mã loại tiền đồng Việt Nam đã đình chỉ lưu hành gồm 3 ký tự, trong đó:

- Chữ số thứ nhất của mã là ký hiệu chất liệu của đồng tiền, quy ước như sau:

0: Tiền giấy (cũ); 1: Tiền giấy; 2: Tiền Polymer; 3: Tiền kim loại  

- Chữ số thứ hai của mã là chữ số đầu tiên của mệnh giá.

- Chữ số thứ ba của mã là:

Chữ số “0” trong mệnh giá nếu mệnh giá >= 1 đồng

x nếu mệnh giá đồng tiền là xu

h nếu mệnh giá đồng tiền là hào

 

Bảng 9. MÃ ĐỒNG TIỀN CÁC NƯỚC

STT

Tên nước

Tên tiền, đơn vị tiền tệ và đơn vị tiền lẻ

Bằng chữ

Bằng số

1

Việt Nam

Dong

VND

00

2

Đồng tiền chung châu Âu

Euro

EUR

01

3

Mỹ

Dollar/Cents

USD

02

4

Nhật Bản

Yen/Sen

JPY

03

5

Trung Quốc

Yuan/Jiao/Fen

CNY

04

6

Lào

Kip/At

LAK

05

7

Cam-pu-chia

Riel/Sen

KHR

06

8

Các nước khác

Các đồng tiền khác

 

09

 

Bảng 10. MÃ ĐỒNG TIỀN QUY ĐỔI

STT

Tên

I

Quy đổi ra VND

 

1

EUR quy đổi ra VND

11

2

USD quy đổi ra VND

12

3

GBP quy đổi ra VND

13

4

Vàng và các loại ngoại tệ khác quy đổi ra VND

19

II

Quy đổi ra USD

 

1

VND quy đổi ra USD

21

2

EUR quy đổi ra USD

22

3

JPY quy đổi ra USD

23

4

CNY quy đổi ra USD

24

5

LAK quy đổi ra USD

25

6

KHR quy đổi ra USD

26

7

Vàng và các loại ngoại tệ khác quy đổi ra USD

29

 

Bảng 11. MÃ QUỐC GIA

STT

Tên quốc gia

Ký hiệu

Mã số

1

Afghanistan

AFG

001

2

Albania

ALB

002

3

Algeria

DZA

003

4

Andorra

AND

004

5

Angola

AGO

005

6

Antigua and Barbuda

ATG

006

7

Argentina

ARG

007

8

Armenia

ARM

008

9

Australia

AUS

009

10

Austria

AUT

010

11

Azerbaijan

AZE

011

12

Bahamas

BHS

012

13

Bahrain

BHR

013

14

Bangladesh

BGD

014

15

Barbados

BRB

015

16

Belarus

BLR

016

17

Belgium

BEL

017

18

Belize

BLZ

018

19

Benin

BEN

019

20

Bhutan

BTN

020

21

Bolivia

BOL

021

22

Bosnia and Herzegovina

BIH

022

23

Botswana

BWA

023

24

Brazil

BRA

024

25

Brunei Darussalam

BRN

025

26

Bulgaria

BGR

026

27

Burkina Faso

BFA

027

28

Burundi

BDI

028

29

Cambodia

KHM

029

30

Cameroon

CMR

030

31

Canada

CAN

031

32

Cape Verde

CPV

032

33

Central African Republic

CAF

033

34

Chad

TCD

034

35

Chile

CHL

035

36

China

CHN

036

37

Colombia

COL

037

38

Comoros

COM

038

39

Congo

COG

039

40

Costa Rica

CRI

040

41

Cote d’Ivoire

CIV

041

42

Croatia

HRV

042

43

Cuba

---

043

44

Cyrus

---

044

45

Czech Republic

CZE

045

46

Democratic People’s Republic of Korea

PRK

046

47

Democratic Republic of the Congo

COD

047

48

Denmark

DNK

048

49

Djibouti

DJI

049

50

Dominica

DMA

050

51

Dominican Republic

DOM

051

52

Ecuador

ECU

052

53

Egypt

EGY

053

54

El Salvador

SLV

054

55

Equatorial Guinea

GNQ

055

56

Eritrea

ERI

056

57

Estonia

EST

057

58

Ethiopia

ETH

058

59

Fiji

FJI

059

60

Finland

FIN

060

61

France

FRA

061

62

Gabon

GAB

062

63

Gambia

GMB

063

64

Georgia

GEO

064

65

Germany

DEU

065

66

Ghana

GHA

066

67

Greece

GRC

067

68

Grenada

GRD

068

69

Guatemala

GTM

069

70

Guinea

GIN

070

71

Guinea-Bissau

GNB

071

72

Guyana

GUY

072

73

Haiti

HTI

073

74

Honduras

HND

074

75

Hungary

HUN

075

76

Iceland

ISL

076

77

India

IND

077

78

Indonesia

IDN

078

79

Iran (Islamic Republic of)

IRN

079

80

Iraq

IRQ

080

81

Ireland

IRL

081

82

Israel

ISR

082

83

Italy

ITA

083

84

Jamaica

JAM

084

85

Japan

JPN

085

86

Jordan

JOR

086

87

Kazakhstan

KAZ

087

88

Kenya

KEN

088

89

Kiribati

KIR

089

90

Kuwait

KWT

090

91

Kyrgyzstan

KGZ

091

92

Lao People’s Democratic Republic

LAO

092

93

Latvia

LVA

093

94

Lebanon

LBN

094

95

Lesotho

LSO

095

96

Liberia

LBR

096

97

Libyan Arab Jamahiriya

LBY

097

98

Liechtenstein

LIE

098

99

Lithuania

LTU

099

100

Luxembourg

LUX

100

101

Madagascar

MDG

101

102

Malawi

MWI

102

103

Malaysia

MYS

103

104

Maldives

MDV

104

105

Mali

MLI

105

106

Malta

MLT

106

107

Marshall Islands

MHL

107

108

Mauritania

MRT

108

109

Mauritius

MUS

109

110

Mexico

MEX

110

111

Micronesia, Federared States of

FSM

111

112

Monaco

MCO

112

113

Mongolia

MNG

113

114

Montenegro

---

114

115

Morocco

MAR

115

116

Mozambique

MOZ

116

117

Myanmar

MMR

117

118

Namibia

NAM

118

119

Nauru

NRU

119

120

Nepal

NPL

120

121

Netherlands

NLD

121

122

New Zealand

NZL

122

123

Nicaragua

NIC

123

124

Niger

NER

124

125

Nigeria

NGA

125

126

Norway

NOR

126

127

Oman

OMN

127

128

Pakistan

PAK

128

129

Palau

PLW

129

130

Panama

PAN

130

131

Papua New Guinea

PNG

131

132

Paraguay

PRY

132

133

Peru

PER

133

134

Philippines

PHL

134

135

Poland

POL

135

136

Portugal

PRT

136

137

Qatar

QAT

137

138

Republic of Korea

KOR

138

139

Republic of Moldova

MDA

139

140

Romania

ROU

140

141

Russian Federation

RUS

141

142

Rwanda

RWA

142

143

Saint Kitts and Nevis

KNA

143

144

Saint Lucia

LCA

144

145

Saint Vincent and the Grenadines

VCT

145

146

Samoa

WSM

146

147

San Marino

SMR

147

148

Sao Tome and Principe

STP

148

149

Saudi Arabia

SAU

149

150

Senegal

SEN

150

151

Serbia

---

151

152

Seychelles

SYC

152

153

Sierra Leone

SLE

153

154

Singapore

SGP

154

155

Slovakia

SVK

155

156

Slovenia

SVN

156

157

Solomon Islands

SLB

157

158

Somalia

SOM

158

159

South Africa

ZAF

159

160

Spain

ESP

160

161

Sri Lanka

LKA

161

162

Sudan

SDN

162

163

Suriname

SUR

163

164

Swaziland

SWZ

164

165

Sweden

SWE

165

166

Switzerland

CHE

166

167

Syrian Arab Republic

SYR

167

168

Tajikistan

TJK

168

169

Thailand

THA

169

170

The former Yugoslav Republic of Macedonia

MKD

170

171

Timor-Leste

TLS

171

172

Togo

TGO

172

173

Tonga

TON

173

174

Trinidad and Tobago

TTO

174

175

Tunisia

TUN

175

176

Turkey

TUR

176

177

Turkmenistan

TKM

177

178

Tuvalu

TUV

178

179

Uganda

UGA

179

180

Ukraine

UKR

180

181

United Arab Emirates

ARE

181

182

United Kingdom

GBR

182

183

United Republic of Tanzania

TZA

183

184

United States

USA

184

185

Uruguay

URY

185

186

Uzbekistan

UZB

186

187

Vanuatu

VUT

187

188

Venezuela

VEN

188

189

Viet Nam

VNM

189

190

Yemen

YEM

190

191

Zambia

ZMB

191

192

Zimbabwe

ZWE

192

Ghi chú: Các quốc gia trong Bảng 11 là các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc.

 

Bảng 12. MÃ LOẠI HÌNH VAY NỢ NƯỚC NGOÀI

STT

Tên loại hình

1

Vay của tổ chức tín dụng từ Ngân hàng mẹ ở nước ngoài

01

2

Vay của tổ chức tín dụng từ nguồn khác

02

3

Vay của Doanh nghiệp thông qua hình thức mở thư tín dụng của TCTD

03

4

Vay của doanh nghiệp thông qua các hình thức thanh toán quốc tế khác của TCTD (thanh toán bằng điện chuyển tiền, thanh toán nhờ thu…)

04

5

Vay tài chính (vay bằng tiền, trả bằng tiền) của doanh nghiệp có bảo lãnh của TCTD

05

6

Vay tài chính (vay bằng tiền, trả bằng tiền) của Doanh nghiệp không có bảo lãnh của tổ chức tín dụng 

06

 

Bảng 13. MÃ ĐỐI TƯỢNG VAY NỢ NƯỚC NGOÀI

STT

Tên đối tượng

1

Tổ chức tín dụng

01

2

Doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng:

 

a

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI

02

b

Doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

03

c

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

04

d

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có phần vốn góp của nhà nước trên 50% vốn điều lệ hoặc nhà nước có quyền chi phối

05

đ

Công ty cổ phần có vốn cổ phần của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc nhà nước có vốn cổ phần lớn gấp 2 lần cổ đông lớn nhất hoặc nhà nước có cổ phần đặc biệt

06

e

Doanh nghiệp khác và cá nhân

07

 

Bảng 14. MÃ LOẠI HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

STT

Tên đối tượng

1

Hình thức thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài

01

2

Hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

02

3

Hình thức hợp đồng BCC, BOT, BTO, BT

03

4

Hình thức Đầu tư phát triển kinh doanh

04

5

Hình thức mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư

05

6

Hình thức thực hiện sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

06

7

Hình thức đầu tư trực tiếp khác

07

 

Bảng 15. MÃ TỈNH THÀNH PHỐ VÀ PHÂN VÙNG KINH TẾ

STT

Tên tỉnh, Thành phố 

Mã số

 

Vùng đồng bằng sông Hồng

 

1

Thành phố Hà Nội

01

2

Thành phố Hải Phòng

31

3

Tỉnh Vĩnh Phúc

26

4

Tỉnh Bắc Ninh

27

5

Tỉnh Hải Dương

30

6

Tỉnh Hưng Yên

33

7

Tỉnh Hà Nam

35

8

Tỉnh Nam Định

36

9

Tỉnh Thái Bình

34

10

Tỉnh Ninh Bình

37

 

Vùng Đông Bắc

 

11

Tỉnh Hà Giang

02

12

Tỉnh Cao Bằng

04

13

Tỉnh Lào Cai

10

14

Tỉnh Bắc Kạn

06

15

Tỉnh Lạng Sơn

20

16

Tỉnh Tuyên Quang

08

17

Tỉnh Yên Bái

15

18

Tỉnh Thái Nguyên

19

19

Tỉnh Phú Thọ

25

20

Tỉnh Bắc Giang

24

21

Tỉnh Quảng Ninh

22

 

Vùng Tây Bắc

 

22

Tỉnh Điện Biên

11

23

Tỉnh Lai Châu

12

24

Tỉnh Sơn La

14

25

Tỉnh Hòa Bình

17

 

Vùng Bắc Trung Bộ

 

26

Tỉnh Thanh Hóa

38

27

Tỉnh Nghệ An

40

28

Tỉnh Hà Tĩnh

42

29

Tỉnh Quảng Bình

44

30

Tỉnh Quảng Trị

45

31

Tỉnh Thừa Thiên - Huế

46

 

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

 

32

Thành phố Đà Nẵng

48

33

Tỉnh Quảng Nam

49

34

Tỉnh Quảng Ngãi

51

35

Tỉnh Bình Định

52

36

Tỉnh Phú Yên

54

37

Tỉnh Khánh Hòa

56

 

Vùng Tây nguyên

 

38

Tỉnh Kon Tum

62

39

Tỉnh Gia Lai

64

40

Tỉnh Đắc Lắc

66

41

Tỉnh Lâm Đồng

68

42

Tỉnh Đắc Nông

67

 

Vùng Đông Nam Bộ

 

43

Thành phố Hồ Chí Minh

79

44

Tỉnh Ninh Thuận

58

45

Tỉnh Bình Phước

70

46

Tỉnh Tây Ninh

72

47

Tỉnh Bình Dương

74

48

Tỉnh Đồng Nai

75

49

Tỉnh Bình Thuận

60

50

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

77

 

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

 

51

Tỉnh Long An

80

52

Tỉnh Đồng Tháp

87

53

Tỉnh An Giang

89

54

Tỉnh Tiền Giang

82

55

Tỉnh Vĩnh Long

86

56

Tỉnh Bến Tre

83

57

Tỉnh Kiên Giang

91

58

Tỉnh Cần Thơ

92

59

Tỉnh Hậu Giang

93

60

Tỉnh Trà Vinh

84

61

Tỉnh Sóc Trăng

94

62

Tỉnh Bạc Liêu

95

63

Tỉnh Cà Mau

96

 

PHỤ LỤC 6

HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI HÌNH TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010)

Hướng dẫn tại Phụ lục này được soạn thảo phù hợp với các quy định tại Luật Doanh nghiệp (năm 2005), Luật Đầu tư (2005), Luật Hợp tác xã (2003), Luật doanh nghiệp nhà nước (2003).

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

1. Công ty nhà nước: là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 nhưng chưa thực hiện chuyển đổi mô hình theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ: là doanh nghiệp do một tổ chức nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có phần vốn góp của nhà nước trên 50% vốn điều lệ hoặc nhà nước có quyền chi phối: là doanh nghiệp có từ một thành viên trở lên là tổ chức nhà nước có tổng vốn góp trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn khác: là công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng không được xếp vào nhóm công ty trách nhiệm hữu hạn quy định tại điểm 2 và 3 Phụ lục này.

5. Công ty cổ phần có vốn cổ phần của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty; hoặc nhà nước giữ quyền chi phối đối với công ty trong Điều lệ công ty.

6. Công ty cổ phần khác: là công ty cổ phần nhưng không được xếp vào các công ty cổ phần quy định tại điểm 4 Phụ lục này.

7. Công ty hợp danh: là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

8. Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

9. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

10. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tổ chức quản lý và đăng ký thành lập theo Luật Hợp tác xã (năm 2003).

11. Hộ kinh doanh, cá nhân: Bao gồm cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các khu vực nông, lâm, thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ không tham gia hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã và chưa đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Tín dụng cấp cho các cán bộ, sinh viên, các đối tượng đi lao động nước ngoài được phân tổ vào loại hình này.

12. Đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và hiệp hội: bao gồm các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, trường học, hội, hiệp hội,…

13. Khác: là các loại hình tổ chức không được xếp vào các loại hình tổ chức quy định từ điểm 1 đến điểm 12 Phụ lục này.

 

PHỤ LỤC 7

HƯỚNG DẪN PHÂN TỔ CÁC NGÀNH KINH TẾ CẤP 1 THEO 3 KHU VỰC KINH TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010)

STT

Tên khu vực

Ký hiệu

Tên ngành

I

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

A

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

0101

II

Công nghiệp và xây dựng

B

Khai khoáng

0201

C

Công nghiệp chế biến, chế tạo

0202

D

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

0203

E

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.

0204

F

Xây dựng

0301

III

Thương mại và dịch vụ

G

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

0401

H

Vận tải kho bãi

0402

I

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

0403

J

Thông tin và truyền thông

0501

K

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

0601

L

Hoạt động kinh doanh bất động sản

0602

M

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

0701

N

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

0702

O

Hoạt động của đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc

0801

P

Giáo dục và đào tạo

0802

Q

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

0803

R

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

0804

S

Hoạt động dịch vụ khác

0805

T

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

0806

U

Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

0807

 

PHỤ LỤC 8

HƯỚNG DẪN PHÂN TỔ NGƯỜI CƯ TRÚ VÀ NGƯỜI KHÔNG CƯ TRÚ CỦA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010)

1. Người cư trú của Việt Nam gồm tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:

a) Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng);

b) Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);

c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam.

d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài;

đ) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;

e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ.

g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài; 

h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

2. Người không cư trú của Việt Nam gồm các đối tượng không quy định tại khoản 1 Phụ lục này.

THEGIOILUAT.VN
Hết hiệu lực
Hết HL: 01/12/2014

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Thông tư 21/2010/TT-NHNN quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu 21/2010/TT-NHNN Ngày ban hành 08/10/2010
Ngày có hiệu lực 01/07/2011 Ngày hết hiệu lực 01/12/2014
Nơi ban hành Ngân hàng Nhà nước Tình trạng Hết hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Thông tư 21/2010/TT-NHNN quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Mục lục

Mục lục

Close