Văn bản "Thông tư 23/1997/TC-TCT hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ Tài chính ban hành" đã HẾT HIỆU LỰC từ ngày 31/01.2005 và được thay thế bởi Thông tư 132/2004/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực từ 31/01/2005

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 23/1997/TC-TCT

Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 23/1997/TC-TCT NGÀY 09 THÁNG 5 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Căn cứ vào Điều 32, Điều 45 và Khoản 2, Điều 64 Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí sở hữu công nghiệp như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG NỘP:

Pháp nhân, cá nhân hoặc chủ thể khác (dưới đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) nộp đơn yêu cầu tiến hành thủ tục xác lập, duy trì, sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ, gia hạn, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp hoặc khiếu nại, yêu cầu cung cấp thông tin và thực hiện các công việc quản lý Nhà nước khác có liên quan đến sở hữu công nghiệp quy định tại Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ thì phải nộp phí, lệ phí (dưới đây gọi chung là phí, lệ phí sở hữu công nghiệp) theo quy định tại Thông tư này.

II- MỨC THU:

1. Mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp được quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mức thu quy định đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam (cột 3, 4, 5, 6, 7 của Biểu mức thu) áp dụng đối với:

a. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, bao gồm các tổ chức Việt Nam và người mang quốc tịch Việt Nam;

b. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các tổ chức hợp tác kinh doanh với nước ngoài (trừ người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc tại các tổ chức này).

3. Mức thu quy định đối với tổ chức, cá nhân nước người (cột 8, 9, 10, 11, 12 của Biểu mức thu) áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân của nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).

4. Trường hợp tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị thực hiện công việc trước thời hạn quy định, yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp phải làm việc ngoài giờ hành chính Nhà nước thì cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp được phép thu thêm 50% mức thu đã quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Mức thu phí, lệ phí quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này đã bao gồm tất cả các chi phí liên quan như: chi phí in hoặc mua mẫu đơn, tiếp nhận đơn, thẩm định (xét nghiệm), in (mua) văn bằng hoặc giấy chứng nhận, vào sổ đăng ký quốc gia và các chi phí liên quan khác.

Các tổ chức, cá nhân đã nộp đủ phí, lệ phí sở hữu công nghiệp theo mức thu quy định tại Thông tư này không phải nộp thêm bất cứ khoản thu nào khác (trừ phí về các dịch vụ cụ thể khác chưa quy định tại Thông tư này).

Khi giá cả thị trường biến động từ 20% (hai mười phần trăm) trở lên thì cơ quan thu có văn bản phản ảnh với Bộ Tài chính điều chỉnh lại mức thu cho phù hợp với thực tế.

III- THỦ TỤC THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ:

1. Cơ quan tổ chức thu phí, lệ phí:

Cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp nêu tại Điều 63, Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thu, nộp và quản lý, lệ phí theo quy định tại Thông tư này (dưới đây gọi chung là cơ quan thu).

2. Thủ tục thu, nộp phí, lệ phí:

a. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, phải nộp đủ số tiền phí, lệ phí tính theo mức thu quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này ngay khi nộp đơn hoặc hồ sơ đề nghị với cơ quan Nhà nước giải quyết công nghiệp tương ứng. Người nộp tiền có trách nhiệm yêu cầu người thu tiền cấp chứng từ thu tiền (biên lai thu phí, lệ phí đối với nộp tiền lệ phí; hoá đơn dịch vụ đối với nộp tiền phí dịch vụ sở hữu công nghiệp) loại chứng từ do Bộ Tài chính phát hành, ghi đúng số tiền thực tế đã nộp.

b. Cơ quan thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp nhận chứng từ (biên lại và hoá đơn) tại Cục Thuế địa phương nơi cơ quan đóng trụ sở. Cơ quan thu phí, lệ phí có trách nhiệm cấp chứng từ cho người nộp tiền và thực hiện quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán chứng từ với Cục Thuế theo đúng chế độ của Bộ Tài chính quy định.

c. Phí, lệ phí quy định tại Thông tư này được thu bằng tiền "đồng" Việt Nam, đối với mức thu quy định bằng đô la Mỹ (USD) thì phải quy đổi theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nộp tiền. Trường hợp người nộp tiền có nhu cầu nộp ngoại tệ thì thu bằng đô la Mỹ (USD) theo mức thu quy định.

Hàng ngày, Cơ quan thu có nhiệm vụ lập bảng kê số tiền lệ phí, số tiền phí dịch vụ sở hữu công nghiệp thu được và nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan thu tại Kho bạc Nhà nước nơi trực tiếp giao dịch. Riêng số tiền lệ phí thu được bằng ngoài tệ phải nộp vào quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước và hạch toán vào số nộp ngân sách Nhà nước bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Cuối tháng, cuối quý phải tổng hợp, thanh toán, quyết toán số tiền lệ phí, số tiền phí dịch vụ thu được và việc sử dụng chứng từ thu tiền (biên lai và hoá đơn) với Cục Thuế địa phương nơi cơ quan thu đóng trụ sở.

d. Nộp ngân sách Nhà nước:

d.1. Lệ phí sở hữu công nghiệp là khoản thu của ngân sách Nhà nước, định kỳ mỗi tháng một lần, cơ quan thu phải kê khai, làm thủ tục tạm nộp ngay 80% (tám mươi phần trăm) tổng số tiền phí, lệ phí thu được trong kỳ (kể cả số thu bằng ngoại tệ nộp vào quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước) vào ngân sách Nhà nước (Cục Sở hữu công nghiệp thu thì nộp vào ngân sách Trung ương, cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp của tỉnh, thành phố tổ chức thu thì nộp vào ngân sách tỉnh, thành phố), ghi vào chương, loại, khoản, nhóm, tiểu nhóm, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách Nhà nước quy định.

d.2. Phí dịch vụ sở hữu công nghiệp thu được phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức.

3. Trích và sử dụng tiền phí, lệ phí:

3.1. Cơ quan trực tiếp thu phí và lệ phí được tạm trích 20% (hai mươi phần trăm) tổng số tiền lệ phí thu được trong kỳ (kể cả số thu bằng ngoại tệ nộp vào quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước) để chi phí cho công việc quy định tại Khoản 1, Điều 32, Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ, theo nội dung cụ thể như sau:

a. In (hoặc mua) mẫu đơn, tờ khai, hồ sơ, giấy chứng nhận (hoặc văn bằng) bảo hộ và các ấn phẩm liên quan khác phục vụ việc quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp và việc tổ chức thu lệ phí;

b. Trả thù lao cho công chức, viên chức Nhà nước chuyên trách thực hiện việc quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp và việc tổ chức thu lệ phí phải làm việc thêm ngoài giờ hành chính Nhà nước (nếu có) theo chế độ Nhà nước quy định.

Trường hợp cơ quan thu không đủ công chức, viên chức chuyên trách, phải tuyển dụng thêm người để thực hiện công việc quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp và việc tổ chức thu lệ phí thì được chi trả tiền công và các khoản chi liên quan khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những người lao động thuê ngoài theo chế độ của Nhà nước quy định.

Việc chi trả tiền thù lao cho công chức, viên chức Nhà nước chuyên trách phải làm việc ngoài giờ và tiền công lao động thuê ngoài nêu trên phải có hợp đồng lao động, bảng chấm công làm thêm giờ hoặc lao động thuê ngoài, bảng thanh toán tiền thù lao hoặc tiền công và các khoản chi khác liên quan có ký nhận của người lao động, kèm theo chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của Nhà nước (trừ chi phí tiền lương của công chức, viên chức Nhà nước và các chi phí khác đã được ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán hàng năm).

c. Trích thưởng để động viên những người trực tiếp thực hiện các công việc thẩm định hồ sơ và thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Mức thưởng khống chế tối đa mỗi người một năm không quá 03 (ba) tháng lương cơ bản chức vụ hoặc cấp bậc theo chế độ Nhà nước quy định.

Toàn bộ số tiền lệ phí được tạm trích theo tỷ lệ quy định tại điểm này, cơ quan thu phải cân đối vào dự toán tài chính của đơn vị hàng năm và phải quản lý, sử dụng đúng mục đích, chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước, kết thúc năm nếu chưa chi hết thì phải nộp tiếp số tiền còn lại vào ngân sách Nhà nước theo thủ tục quy định tại tiết d, điểm 2, mục này.

3.2. Tiền phí dịch vụ sở hữu công nghiệp thu được sau khi nộp đủ thuế theo luật định, phần thu nhập còn lại được phân phối theo quy định tại Thông tư số 25 TC/TCT ngày 28/3/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b, mục 6, phần II, Thông tư số 01 TC/HCVX ngày 4/1/1994 của Bộ Tài chính

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc cơ quan thu phí, lệ phí thực hiện việc thu, nộp phí, lệ phí sở hữu công nghiệp; tổ chức sổ sách kế toán và sử dụng chứng từ, hoá đơn thu, chi theo đúng chế độ Nhà nước quy định và hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Cơ quan thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, có trách nhiệm:

- Đăng ký việc thu, nộp phí, lệ phí với Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở; tổ chức thu, nộp và quản lý phí, lệ phí theo đúng quy định tại Thông tư này; mở sổ kế toán và sử dụng chứng từ, hoá đơn để thực hiện việc thu, nộp, sử dụng tiền phí, lệ phí theo đúng Pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành của Nhà nước và quy định của Bộ Tài chính;

- Hàng năm lập dự toán thu, chi phí, lệ phí đồng thời với dự toán thu, chi tài chính; kết thúc năm tài chính thực hiện quyết toán thu, nộp và sử dụng số tiền phí, lệ phí đồng thời với quyết toán thu, chi tài chính của đơn vị, báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên, đồng gửi cho cơ quan Tài chính và cơ quan Thuế cùng cấp.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế quy định tại Phần III, Thông tư số 99/TC-KHCNMT ngày 2/12/1993 của Liên Bộ Tài chính - Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn quản lý thu chi tài chính trong hoạt động sáng chế và sở hữu công nghiệp. Mọi quy định về phí, lệ phí sở hữu công nghiệp trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

 

Vũ Mộng Giao

(Đã Ký)

 

MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23 TC/TCT ngày 9 tháng 5 năm 1997 của Bộ Tài chính)

I. MỨC THU LỆ PHÍ:

 

 

Mức thu đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam (Nghìn đồng)

Mức thu đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (USD)

Số TT

Lệ phí

Sáng chế

Giải pháp hữu ích

Kiểu dáng công nghiệp

Nhãn hiệu

Tên gọi xuất xứ hàng hóa

Sáng chế

Giải pháp hữu ích

Kiểu dáng công nghiệp

Nhãn hiệu

Tên gọi xuất xứ hàng hóa

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

Lệ phí nộp đơn (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm)

150

150

150

150

150

40

40

40

40

40

 

- Nếu bản mô tả có trên 5 trang, từ trang thứ 6 trở đi phải nộp thêm cho mỗi trang

10

10

 

 

 

3

3

 

 

 

 

- Nếu đơn có trên một đối tượng (hoặc phương án kiểu dáng công nghiệp), từ đối tượng (phương án) thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi đối tượng (phương án)

100

75

50

 

 

30

20

15

 

 

2

Lệ phí xin hưởng quyền ưu tiên (mỗi trường hợp)

250

250

250

250

 

70

70

70

70

 

3

Lệ phí công bố đơn

150

150

150

 

 

40

40

40

 

 

 

- Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình

50

50

50

 

 

10

10

10

 

 

4

Lệ phí chuyển đổi đơn sáng chế thành đơn giải pháp hữu ích

 

150

 

 

 

 

40

 

 

 

5

Lệ phí chuyển giao quyền đối với đơn đang được xem xét

150

150

150

150

150

40

40

40

40

40

6

Lệ phí thẩm định (xét nghiệm) nội dung (đối với mỗi nhãn hiệu cho mỗi nhóm)

350

300

250

250

250

100

90

70

70

70

 

- Mỗi lần yêu cầu thẩm định (xét nghiệm) lại

250

200

200

200

200

70

60

60

60

60

7

Lệ phí đăng bạ và cấp văn bằng bảo hộ

200

200

200

200

200

60

60

60

60

60

8

Lệ phí công bố văn bằng bảo hộ

150

150

150

150

150

40

40

40

40

40

 

- Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình

50

50

50

 

 

10

10

10

 

 

9

Lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ (SC, GPHI), mỗi năm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năm thứ nhất - thứ 2

250

250

 

 

 

70

70

 

 

 

 

- Năm thứ 3 - thứ 4

400

400

 

 

 

120

120

 

 

 

 

- Năm thứ 5 - thứ 6

650

650

 

 

 

200

200

 

 

 

 

- Năm thứ 7 - thứ 8

1000

1000

 

 

 

300

300

 

 

 

 

- Năm thứ 9 - thứ 10

1500

1500

 

 

 

450

450

 

 

 

 

- Năm thứ 11 - thứ 13

2100

 

 

 

 

600

 

 

 

 

 

- Năm thứ 14 - thứ 16

2750

 

 

 

 

800

 

 

 

 

 

- Năm thứ 17 - thứ 20

3500

 

 

 

 

1000

 

 

 

 

10

Lệ phí cấp phó bản văn bằng bảo hộ

200

200

200

200

200

60

60

60

60

60

11

Lệ phí cấp bản sao Đăng bạ quốc gia hoặc quốc tế (mỗi đối tượng)

100

100

100

100

100

30

30

30

30

30

12

Lệ phí chứng thực bản sao (mỗi tài liệu)

75

75

75

75

75

20

20

20

20

20

 

- Nếu có trên 5 trang, từ trang thứ 6 trở đi phải nộp thêm cho mỗi trang

3

3

3

3

3

0,6

0,6

0,6

0,6

0,6

13

Lệ phí phê duyệt hợp đồng chuyển giao quyền được bảo hộ

350

350

350

350

 

100

100

100

100

 

14

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền được bảo hộ (mỗi đối tượng)

300

300

300

300

 

90

90

90

90

 

 

- Trường hợp đã được phê duyệt

150

150

150

150

 

40

40

40

40

 

15

Lệ phí đình chỉ, huỷ bỏ quyền được bảo hộ

150

150

150

150

150

40

40

40

40

40

16

Lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm)

 

 

450

450

450

 

 

130

130

130

17

Lệ phí khiếu nại (mỗi lần khiếu nại, mỗi đối tượng)

200

200

200

200

200

60

60

60

60

60

18

Lệ phí nộp đơn yêu cầu cấp lixăng không tự nguyện

1500

1500

1500

 

 

450

450

450

 

 

19

Lệ phí cấp lixăng không tự nguyện

500

500

500

 

 

150

150

150

 

 

20

Lệ phí sửa đổi tên, địa chỉ người nộp đơn,tác giả hoặc người đại diện sở hữu công nghiệp:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trước khi công bố đơn

100

100

100

100

100

30

30

30

30

30

 

- Sau khi công bố đơn

150

150

150

 

 

40

40

40

 

 

21

Lệ phí sửa đổi nội dung đơn (không làm thay đổi bản chất đối tượng nêu trong đơn)

 

 

 

100

100

 

 

 

30

30

 

- Trước khi công bố đơn

100

100

100

 

 

30

30

30

 

 

 

- Sau khi công bố đơn

150

150

150

 

 

40

40

40

 

 

22

Lệ phí sửa đổi văn bằng bảo hộ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tên, địa chỉ chủ văn bằng bảo hộ người đại diện sở hữu công nghiệp

200

200

200

200

200

60

60

60

60

60

 

- Giới hạn phương án kiểu dáng công nghiệp (mỗi phương án)

 

 

150

 

 

 

 

40

 

 

 

- Giới hạn danh mục sản phẩm (mỗi nhóm) hoặc yếu tố trong mỗi nhãn hiệu

 

 

 

150

 

 

 

 

40

 

23

Lệ phí gia hạn, bổ sung hồ sơ ngoài thời hạn quy định

150

150

150

150

150

40

40

40

40

40

 

 

Mỗi tổ chức (đơn vị tính 1000 đồng)

Mỗi cá nhân (đơn vị tính 1000 đồng)

24

Lệ phí thẩm định hồ sơ xin cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp

500

300

25

Lệ phí cấp giấy phép hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp

300

200

II- PHÍ DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

 

 

Mức thu đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam (Nghìn đồng)

Mức thu đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (USD)

Số TT

Lệ phí

Sáng chế

Giải pháp hữu ích

Kiểu dáng công nghiệp

Nhãn hiệu

Tên gọi xuất xứ hàng hóa

Sáng chế

Giải pháp hữu ích

Kiểu dáng công nghiệp

Nhãn hiệu

Tên gọi xuất xứ hàng hóa

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

Phí dịch vụ cung cấp tài liệu xin quyền ưu tiên

150

150

150

150

 

40

40

40

40

 

2

Phí dịch vụ gửi đơn quốc tế (PCT)

500

 

 

 

 

150

 

 

 

 

3

Phí dịch vụ sao đơn quốc tế (PCT)

200

 

 

 

 

60

 

 

 

 

4

Phí dịch vụ phân loại hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đến 30 từ

 

 

 

100

 

 

 

 

30

 

 

- Sau từ thứ 30 trở đi, mỗi từ thu thêm

 

 

 

5

 

 

 

 

1

 

5

Phí dịch vụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tra cứu trùng lập NH (mỗi nhóm)

 

 

 

100

 

 

 

 

30

 

 

- Tra cứu tương tự NH/KDCN (mỗi nhóm)

 

 

200

200

 

 

 

60

60

 

 

- Tra cứu SC/GPHI (mỗi đối tượng)

300

250

 

 

 

90

70

 

 

 

6

Phí làm thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu

 

 

 

1500

 

 

 

 

450

 

 

THEGIOILUAT.VN
Hết hiệu lực
Hết HL: 31/01/2005

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Thông tư 23/1997/TC-TCT hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 23/1997/TC-TCT Ngày ban hành 09/05/1997
Ngày có hiệu lực 23/05/1997 Ngày hết hiệu lực 31/01/2005
Nơi ban hành Bộ Tài chính Tình trạng Hết hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Thông tư 23/1997/TC-TCT hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
Mục lục

Mục lục

Close