Văn bản "Thông tư 61/2006/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế đối với hàng nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước do Bộ Tài chính ban hành" đã HẾT HIỆU LỰC từ ngày 03/04.2013 và được thay thế bởi Thông tư 201/2012/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế đối với hàng nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực từ 31/12/2012

BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 61/2006/TT-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2006 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN CHƯA QUA CHẾ BIẾN DO PHÍA VIỆT NAM HỖ TRỢ ĐẦU TƯ, TRỒNG TẠI CAMPUCHIA NHẬP KHẨU VỀ NƯỚC

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/QH11 ngày 14/5/2005; Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 07/2003/QH11 ngày 17/6/2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng số 57/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 478/VPCP-KTTH ngày 25/1/2006 của Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc miễn thuế đối với hàng nông sản chưa qua chế biến do các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại các tỉnh của Campuchia giáp biên giới Việt Nam nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất hàng hoá tại Việt Nam như sau:

1. Đối tượng áp dụng:

Hàng hoá nông sản chưa qua chế biến (theo Danh mục I ban hành kèm theo Thông tư này) do các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng (bằng các hình thức như: bỏ vốn, trực tiếp trồng hoặc đầu tư bằng tiền, hiện vật) tại các tỉnh của Campuchia giáp biên giới Việt Nam (theo Danh mục II ban hành kèm theo Thông tư) nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất hàng hoá tại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu và không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Các trường hợp chỉ mua lại sản phẩm hoặc đầu tư tại các tỉnh của Campuchia không giáp biên giới với Việt nam không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.

2. Thủ tục miễn thuế nhập khẩu:

Các doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu qui định tại Thông tư này phải có đầy đủ các hồ sơ theo qui định sau:

- Công văn đề nghị miễn thuế nhập khẩu của doanh nghiệp trong đó ghi cụ thể số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá nhập khẩu;

- Văn bản xác nhận cho phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền tại Campuchia nơi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư (bản photocopy kèm bản dịch tiếng Việt có đóng dấu và xác nhận của doanh nghiệp);

- Hợp đồng hoặc Thoả thuận ký kết với phía Campuchia về việc hỗ trợ đầu tư, trồng và nhận lại nông sản, trong đó ghi rõ số tiền, hàng đầu tư vào từng lĩnh vực và tương ứng là số lượng, chủng loại, trị giá từng loại nông sản sẽ thu hoạch được. Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng nông sản, doanh nghiệp phải nộp bản sao và xuất trình bản chính Hợp đồng hoặc Thoả thuận ký kết với phía Campuchia về hỗ trợ đầu tư, trồng và nhận lại nông sản nêu trên để cơ quan Hải quan (nơi đơn vị làm thủ tục nhập khẩu hàng) đối chiếu;

- Chứng từ liên quan đến việc hỗ trợ đầu tư, trồng nông sản tại các tỉnh của Campuchia giáp biên giới Việt nam.

Căn cứ hồ sơ nêu trên, cơ quan Hải quan (nơi đơn vị nhập khẩu hàng) kiểm tra, đối chiếu với hàng hoá thực tế nhập khẩu để xử lý miễn thuế nhập khẩu cho từng lô hàng nhập khẩu, đồng thời xác nhận “Hàng miễn thuế” trên Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu.

3. Xử lý vi phạm:

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá đã được xử lý miễn thuế nhập khẩu, nếu phát hiện hàng không thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu sẽ bị truy thu và xử phạt theo các qui định hiện hành. 

4. Tổ chức thực hiện:

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Cơ quan Hải quan xử lý miễn thuế nhập khẩu và mở sổ theo dõi. Định kỳ hàng tháng, hàng quí, năm lập báo cáo (Tên doanh nghiệp, số lượng, chủng loại trị giá mặt hàng miễn thuế) gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan). Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.

Nơi nhận:
- Văn phòng TW Đảng
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
  thuộc Chính phủ;               
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- UBND, Sở Tài chính, Cục thuế, Cục Hải quan
các tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính
- Lưu: VT, CST (TH, CST2).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Chí Trung

 

DANH MỤC II:

CÁC TỈNH GIÁP BIÊN GIỚI VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2006 /TT-BTC ngày 29/6/2006 của Bộ Tài chính)

1/ GIA LAI – RATTANAKIRI

2/ ĐẮC LẮC – MONDONKIRI

3/ BÌNH PHƯỚC – KRATIE

4/ TÂY NINH – KOMPÔNG CHĂM

5/ LONG AN – SVAY RIÊNG

6/ ĐỒNG THÁP – PRÂY VENG

7/ AN GIANG – TA KEO

8/ KIÊN GIANG – CAMPỐT

 

 

THEGIOILUAT.VN
Hết hiệu lực
Hết HL: 03/04/2013

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Thông tư 61/2006/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế đối với hàng nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 61/2006/TT-BTC Ngày ban hành 29/06/2006
Ngày có hiệu lực 26/07/2006 Ngày hết hiệu lực 03/04/2013
Nơi ban hành Chính phủ Tình trạng Hết hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Thông tư 61/2006/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế đối với hàng nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước do Bộ Tài chính ban hành
Mục lục

Mục lục

Close