Văn bản "Thông tư 92/1999/TT-BTC sửa đổi Thông tư 82/1997/TT-BTC hướng dẫn thực hiện giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương do Bộ Tài chính ban hành" đã HẾT HIỆU LỰC từ ngày 20/02.2002 và được thay thế bởi Thông tư 08/2002/TT-BTC hướng dẫn áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thương do Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực từ 20/02/2002

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 92/1999/TT-BTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 92/1999/TT-BTC NGÀY 24 THÁNG 7 NĂM 1999 SỬA ĐỔI BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 82/1997/TT/BTC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ÁP DỤNG GIÁ TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

Nhằm khắc phục tình trạng vướng mắc phát sinh trong thực tế về giá tính thuế nhập khẩu, tạo thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp chủ động tính toán hiệu quả kinh doanh, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 82/1997/TT/BTC ngày 11/11/1997 hướng dẫn thực hiện áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương như sau:

I. THAY THẾ MỤC I, PHẦN C NHƯ SAU:

"I- Đối với các mặt hàng không thuộc Danh mục các mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế nhập khẩu, phải có đủ các điều kiện:

1. Hợp đồng mua bán ngoại thương bằng văn bản, có đầy đủ nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên hàng;

+ Số lượng;

+ Giá cả;

+ Phương thức thanh toán;

+ Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng;

Các hình thức: điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác được in ra giấy, cũng được coi là hình thức văn bản.

Chào hàng và chấp nhận chào hàng bằng các hình thức văn bản cũng có hiệu lực như một hợp đồng thương mại nếu có đủ các nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng được quy định trên đây.

Các nội dung ghi trong hợp đồng được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Thương mại.

Sửa đổi, bổ sung hợp đồng phải được thực hiện theo trình tự và thủ tục phù hợp với từng loại hợp đồng. Riêng về thời gian sửa đổi, bổ sung trong trường hợp này yêu cầu phải được ký kết trước khi bên bán hoàn thành thủ tục gửi hàng cho bên mua.

2. Thanh toán 100% trị giá lô hàng qua Ngân hàng: yêu cầu phải thể hiện rõ trong hợp đồng việc thanh toán 100% giá trị lô hàng nhập khẩu được thực hiện qua Ngân hàng Thương mại bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc bằng một loại ngoại tệ được hai bên thoả thuận theo đúng các phương thức thanh toán Quốc tế L/C, TTR, D/A, D/P.

Riêng đối với hàng hoá nhập khẩu bằng đường bộ, phải thực hiện phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) và loại ngoại tệ thanh toán là loại ngoại tệ tự do chuyển đổi."

3. Tổng cục Hải quan có quyền ấn định trị giá tính thuế nhập khẩu trong các trường hợp:

- Mặt hàng nhập khẩu không thuộc Danh mục quản lý giá tính thuế nhập khẩu, không đủ điều kiện áp dụng giá tính thuế theo hợp đồng.

- Mặt hàng nhập khẩu không thuộc Danh mục quản lý giá tính thuế nhập khẩu, có đủ điều kiện áp dụng giá tính thuế theo hợp đồng nhưng cơ quan quản lý thu thuế có đủ cơ sở xác định giá ghi trên hợp đồng không phù hợp với giá nhập khẩu thực tế và đơn vị nhập khẩu không chứng minh được giá nhập khẩu ghi trên hợp đồng là giá nhập khẩu thực thanh toán.

Việc ấn định trị giá tính thuế nhập khẩu phải được thực hiện theo quy chế thống nhất, chặt chẽ, khách quan, không gây ách tắc và tiêu cực trong việc giải phóng hàng.

II. THAY THẾ ĐIỂM 3, MỤC II, PHẦN C VỀ ĐIỀU KIỆN XEM XÉT THỰC HIỆN ÁP DỤNG GIÁ TÍNH THUẾ THEO HỢP ĐỒNG NHƯ SAU:

"3- Đơn vị, doanh nghiệp nhập khẩu và uỷ thác nhập khẩu không có nợ thuế thuộc diện cưỡng chế (có xác nhận của cơ quan Hải quan);"

III. THAY THẾ PHẦN D VỀ XỬ LÝ VI PHẠM NHƯ SAU:

"Trường hợp phát hiện có sự gian dối trong hợp đồng ngoại thương; không khai báo với cơ quan Hải quan khi có sự thay đổi mục đích sử dụng nguyên liệu vật tư đã được tính thuế theo giá ghi trên hợp đồng ngoại thương hoặc vi phạm các quy định tại Thông tư này thì ngoài việc truy thu đủ thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), sẽ bị xử phạt về hành vi trốn lậu thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành và theo các quy định tại Nghị định số 22/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và Thông tư số 128/1998/TT-BTC ngày 22/9/1998 sửa đổi, bổ sung Thông tư 45TC/TCT ngày 01/8/1996 của Bộ Tài chính".

IV. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/8/1999. Các điểm quy định tại Thông tư số 82/1997/TT/BTC ngày 11/11/1997 của Bộ Tài chính, nếu không trái với Thông tư này vẫn có hiệu lực thi hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

THEGIOILUAT.VN
Hết hiệu lực
Hết HL: 20/02/2002

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Thông tư 92/1999/TT-BTC sửa đổi Thông tư 82/1997/TT-BTC hướng dẫn thực hiện giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 92/1999/TT-BTC Ngày ban hành 24/07/1999
Ngày có hiệu lực 01/08/1999 Ngày hết hiệu lực 20/02/2002
Nơi ban hành Bộ Tài chính Tình trạng Hết hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Thông tư 92/1999/TT-BTC sửa đổi Thông tư 82/1997/TT-BTC hướng dẫn thực hiện giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương do Bộ Tài chính ban hành
Mục lục

Mục lục

Close