Ba tôi muốn cho tôi mảnh đất nhưng tôi chưa có điều kiện để đi làm thủ tục sang tên trong sổ đỏ. Vậy nếu chẳng may ba tôi qua đời trước khi tôi thực hiện việc sang tên thì sau này, tôi có được làm giấy sang tên tôi hay không? Xin cảm ơn.

 

Lời đầu tiên, thay mặt Công ty xin trân trọng cảm ơn Anh/Chị đã quan tâm đến dịch vụ của Website Chúng tôi. Từ thông tin được Anh/Chị cung cấp, chúng tôi hiểu rằng. Anh/Chị/ Quý Công ty đang muốn tìm hiểu về việc sang tên trong sổ đỏ.

Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đưa ra nội dung tư vấn để giải đáp thắc mắc của Anh/Chị đối với vấn đề nêu trên. Sau đây là nội dung tư vấn:

I.              CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Để đưa ra ý kiến tư vấn cho Quý khách hàng, chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

-        Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013.

-        Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015.

-        Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

II.        Ý KIẾN TƯ VẤN:

Trên cơ sở căn cứ pháp lý nêu trên, chúng tôi đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

1.      Điều kiện thực hiện quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

(Điều 188 Luật Đất đai số 45/2013/QH13)

Như vậy: Trường hợp này do người ba đã mất trước khi sang tên nên mảnh đất này sẽ trở thành di sản của người ba và mảnh đất này sẽ được xử lý theo Bộ Luật Dân Sự năm 2015 về di sản.

2.      Trường hợp người ba mất có di chúc và không có di chúc:

Trường hợp ba của anh/chị mất có di chúc và di chúc đó được pháp luật công nhận thì di sản sẽ được phân chia theo di chúc.

Nếu anh/chị không có tên trong di chúc và đồng thời anh/chị là con chưa thành niên hoặc ngoài anh/chị là con chưa thành niên, ba của anh/chị còn có cha, mẹ, vợ hoặc con thành niên không có khả năng lao động thì anh/chị sẽ được hưởng phần di sản ít nhất bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo theo tùy trường hợp (quy định tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự năm 2015).

Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc

1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

(Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015)

Trường hợp ba của anh/chị mất không có di chúc thì việc phân chia tài sản theo quy định của pháp luật. Vì thế, anh/chị thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản bằng với những người thừa kế khác cùng hàng. (quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự năm 2015).

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

(Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015)

Như vậy: Trong các trường hợp trên, phần di sản là mảnh đất chỉ thuộc quyền sở hữu của anh/chị khi các người thừa kế khác thỏa thuận hoặc từ chối nhận phần di sản đó.

II.          LƯU Ý:

Chúng tôi hi vọng những ý kiến tư vấn trên đây sẽ giúp quý khách giải đáp được các thắc mắc của mình. Trong trường hợp Quý khách hàng có thắc mắc khác, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trân trọng cảm ơn!

 

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.