Câu hỏi:

Sau khi mẹ tôi mất, cha tôi đi thêm bước nữa nhưng hai người không đăng ký kết hôn. Trong quá trình chung sống, hai người không phát sinh tài sản, người đó có 01 đứa con gái riêng. Vậy khi cha tôi mất, phần tài sản của cha tôi có phân chia cho người vợ kế và con gái riêng của bà hay không?

Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đưa ra nội dung tư vấn để giải đáp thắc mắc của anh/chị (anh) đối với vấn đề nêu trên. Sau đây là nội dung tư vấn:

I.              CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Để đưa ra ý kiến tư vấn cho Quý khách hàng, chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

-          Bộ luật dân sự 2015 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015;

-         Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

II.          Ý KIẾN TƯ VẤN:

Đối với trường hợp của anh/chị, anh/chị chưa nói rõ việc kết hôn giữa Cha bạn và người vợ sau là diễn ra trước hay sau ngày 01 tháng 3 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 nên chưa xác định được pháp luật có coi 2 người là vợ chồng hay không nên chúng tôi đặt ra giả định trong trường hợp này là việc kết hôn ra sau ngày 01 tháng 3 năm 1987.

Vì việc sống chung giữa cha anh/chị và người vợ thứ hai diễn ra sau ngày 01 tháng 3 năm 1987 theo quy định Tại khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội hướng dẫn về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình quy thực hiện như sau:

“… c) Kể từ ngày 1/1/2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật chấp nhận là vợ chồng…”.

ð  Như vậy, trường hợp của người vợ thứ 2 của cha anh/chị sẽ không được hưởng di sản thừa kế của cha anh/chị

Theo quy định tại Điều 654 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế:

“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.

ð  Như vậy, đối với trường hợp người con riêng này nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con thì vẫn được hưởng di sản thừa kế từ cha bạn để lại.

III.       LƯU Ý:

Ý kiến của chúng tôi chỉ áp dụng riêng cho Quý khách hàng tại thời điểm chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn trên.

Ý kiến của chúng tôi được đưa ra trên cơ sở pháp luật Việt Nam và thông tin do chính Quý khách hàng cung cấp. Trong trường hợp Quý khách hàng có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trân trọng cảm ơn!

 

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.