Tôi hiện làm bảo vệ cho 1 công ty dịch vụ tư nhân. Ca trực của của tôi bị mất tài sản nhưng tài sản đó không được bên chủ và bên công ty bàn giao hoặc phổ biến cho chúng tôi và chúng tôi cũng không biết đến tài sản đó đến khi nhận được tin báo mất. Bên phía công ty tôi làm đã bồi thường thiệt hại cho đối tác khoản tiền 80 triệu và yêu cầu chúng tôi phải bồi thường hoàn toàn số tiền đó. Như vậy có đúng không? Tôi phải làm gì?

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. Ý KIẾN TƯ VẤN

Căn cứ điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần làm rõ 4 vấn đề sau:

  • Nguyên nhân gây ra

  • Lỗi

  • Thiệt hại thực tế xảy ra

  • Mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại xảy ra

1. Nguyên nhân gây ra thiệt hại

Trong trường hợp trên, chúng ta có mối quan hệ một bên là Bên sử dụng dich vụ và Bên cung cấp dịch vụ bảo vệ. Giả thiết cho rằng Bên cung cấp dịch vụ đã ủy quyền cho Người bảo vệ thực hiện nhiệm vụ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Người bảo vệ đã gây thiệt hại cho Bên sử dụng dịch vụ nên Bên sử dụng dịch vụ phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và Người bảo vệ có trách nhiệm bồi hoàn số tiền bồi thường thiệt hại.

Vậy nguyên nhân gây ra thiệt là hành vi xâm phạm tới tài sản hợp pháp của Bên sử dụng dịch vụ.

2. Xác định lỗi

 Để xác định được lỗi của Bên cung cấp dịch vụ chung ta cần xem xét nội dung của Hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ trong đó có quy định, cam kết liên quan đến thiệt hại xảy ra hay không.

Cần lưu ý tới quyền nghĩa vụ, trách nhiệm và phạm vi thực hiện nhiệm vụ của hai bên trong hợp đồng xảy ra.

3. Mối quan hệ giữa lỗi và thiệt hại thực tế xảy ra

Để chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra cần chứng minh được tài sản bị thiệt hại do lỗi của Bên cung cấp dịch vụ. Cụ thể tài sản bị thiệt hại có được đưa vào nội dung hợp đồng bảo vệ hay không.

Vậy Anh/chị nên yêu cầu công ty và bên đối tác đưa ra căn cứ chứng minh rõ ràng trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu sự việc không được giải quyết thì bạn có quyền gửi đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật và để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, bạn nên yêu cầu phía công ty đối tác trình báo cơ quan công an về sự việc trộm cắp này để tìm ra thủ phạm.

III. LƯU Ý

Ý kiến của chúng tôi chỉ áp dụng riêng cho Quý khách hàng tại thời điểm chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn trên.

Ý kiến của chúng tôi được đưa ra trên cơ sở pháp luật Việt Nam và thông tin do chính Quý khách hàng cung cấp. Trong trường hợp Quý khách hàng có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

 

 

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.