Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015;
Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

II. NỘI DUNG TƯ VẤN

Để xác định doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không, chúng ta phải căn cứ vào khái niệm và đặc điểm của một pháp nhân theo Điều 74, Bộ luật dân sự 2015, theo đó:

Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy, một tổ chức được công nhận là pháp nhân phải thỏa mãn 4 điều kiện sau:

- Phải được thành lập một cách hợp pháp;

- Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: cấu trúc bên trong của pháp nhân bao gồm cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để hoạt động và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động của pháp nhân;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Điều này có nghĩa là tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của người thành lập, thành viên của tổ chức, pháp nhân tự chịu trách nhiệm tài sản của mình và trong giới hạn tài sản của mình. 

- Pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Trong khi đó:

Doanh nghiệp tư nhân lại là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, tài sản của chủ doanh nghiệp không tách bạch với khối tài sản của doanh nghiệp nên chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước quyền và nghĩa vụ về hoạt động kinh doanh của mình (Khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014):

Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Đồng thời, doanh nghiệp tư nhân không thể tự nhân danh chính mình để tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập, mà lệ thuộc vào tư cách cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp đó. Điều đó thể hiện ở việc trong các quan hệ tố tụng, mà kết quả có thể dẫn đến một bản án hay quyết định về việc chịu trách nhiệm bằng tài sản, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền nghĩa vụ liên quan trước tòa án hoặc trọng tài trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp (Theo khoản 3, Điều 185, Luật doanh nghiệp 2014):

Điều 185. Quản lý doanh nghiệp

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

Đây chính là những biểu hiện cho thấy doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của Anh/Chị về vấn đề nêu trên. Câu trả lời này chỉ mang tính chất tham khảo, việc áp dụng nội dung tư vấn trên còn phụ thuộc vào từng vụ việc, hoàn cảnh cụ thể. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp qua mục Câu hỏi trên Website http://thegioiluat.vn để được giải đáp thắc mắc.

THEGIOILUAT.VN

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.