Ghi mã ngành, nghề kinh doanh là một trong những điều kiện cần thiết để tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ghi mã ngành nghề cho đùng. Thế Giới Luật tóm lượt một số nội dung sau để bạn có thể tham khảo.

Hiện tại có hai văn bản pháp lý quan trọng về ghi mã ngành kinh doanh mà bạn nên biết bao gồm:

Ghi ngành, ngh kinh doanh

1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong H thng ngành kinh tế ca Vit Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ví dụ:

STT

Tên ngành

Mã ngành

01

Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

4651

02

 

 


2. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ:

STT

Tên ngành

Mã ngành

01

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

Chi tiết: Kinh doanh bất động sản.

6810

02

 

 

 

3. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ:

STT

Tên ngành

Mã ngành

01

Hoạt động viễn thông khác

Chi tiết: Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

6190

02

 

 

 

4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

5. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Ví dụ:

STT

Tên ngành

Mã ngành

01

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng

Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến

4663

02

 

 



6. Đối với các ngành nghề được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: doanh nghiệp ghi theo đúng ngành nghề đã được cam kết trong các điều ước quốc tế đó và ghi mã theo Hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu của Liên Hợp Quốc (CPC), Biểu cam kết dịch vụ WTO

7. Đối với các ngành nghề được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành: cột tên ngành doanh nghiệp ghi theo đúng ngành nghề được quy định trong văn bản pháp luật và ghi mã ngành là điều khoản và tên, số, trích yếu của văn bản pháp luật đó.
Doanh nghiệp ghi ngành nghề đã điều chỉnh ngay dưới ngành cấp bốn theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề cấp bốn đã chọn và doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong phạm vi ngành nghề đã điều chỉnh, đồng thời đăng ký ngành nghề kinh doanh chính cho doanh nghiệp:
 
Ví dụ: Hiện nay công ty có ngành nghề kinh doanh: Bán buôn ô tô. Xây dựng nhà các loại. Lắp đặt hệ thống điện. Kinh doanh bất động sản.
Nay chi tiết ngành nghề và căn cứ pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn như sau:
STT Tên ngành Mã ngành
1  Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
Chi tiết: quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn ô tô (thực hiện theo Điều 5 Nghị định 23/2007/NĐ-CP).
4511
2 Xây dựng nhà các loại
Chi tiết: Thi công xây dựng nhà cao tầng (CPC 512).
4530
3 Lắp đặt hệ thống điện
Chi tiết: Dịch vụ mắc và lắp ráp điện (CPC 51641)
4321
4 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
Chi tiết: Kinh doanh bất động sản (thực hiện theo khoản 1 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản)
6810
 

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.