LOGO CÔNG TY

 

 

 

 

 

 

 

NỘI QUY LAO ĐỘNG

của

CÔNG TY _______________________
MST:____________________________

ĐỊA CHỈ:_________________________
ĐIỆN THOẠI_____________________




















 
MỤC LỤC

CHƯƠNG I: ĐIỀU KHOẢN CHUNG..

Điều 1.  Nội dung và mục đích.

Điều 2.  Phạm vi áp dụng.

Điều 3.  Sửa đổi và bổ sung.

Điều 4.  Áp dụng luật lao động.

Điều 5.  Hiệu lực và thông báo.

CHƯƠNG II: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ NGHỈ PHÉP.

Điều 6.  Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi

Điều 7.    Làm thêm giờ và làm việc trong ngày nghỉ lễ và nghỉ có hưởng lương.

Điều 8.  Ngày nghỉ lê.

Điều 9.  Nghỉ phép năm..

Điều 10. Nghỉ bệnh.

Điều 11. Nghỉ thai sản.

Điều 12. Nghỉ vì việc riêng có hưởng lương.

Điều 13. Nghỉ không hưởng lương.

Điều 14. Nghỉ không có lý do chính đáng.

CHƯƠNG III: TRẬT TỰ NƠI LÀM VIỆC..

Điều 15. Công việc được giao.

Điều 16. Hành vi của người lao động.

Điều 17. Hút thuốc.

Điều 18. Quy định về trang phục và đồng phục.

Điều 19. Đến trễ, về sớm và đi ra ngoài vì mục đích cá nhân.

Điều 20. Ở lại trụ sở Công  ty..

Điều 21. Quan hệ chung và trao đổi

Điều 22. Đại diện

CHƯƠNG IV: BẢO VỆ TÀI SẢN CÔNG TY, BÍ MẬT KINH DOANH VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ  

Điều 23. Quy Tắc Chung.

Điều 24. Sử dụng và bảo vệ tài sản vật chất của Công  ty

Điều 25. Thông tin mật, sáng chế, quyền tác giả.

Điều 26. Bảo mật thông tin và sử dụng cơ sở công nghệ thông tin của Công  ty.

CHƯƠNG V: AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG..

Điều 27. Trách nhiệm của Công ty và ..................................................................................

Điều 28. Trách nhiệm người lao động.

Điều 29. An ninh.

CHƯƠNG VI: VI PHẠM, BIỆN PHÁP KỶ LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THIỆT HẠI 

Điều 30. Vi phạm nội quy lao động.

Điều 31. Khiển trách bằng văn bản.

Điều 32. Chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn hoặc hoãn xem xét tăng lương 

Điều 33. Sa thải

Điều 34. Tạm đình chỉ công việc.

Điều 35. Nguyên tắc, trình tự và thẩm quyền giải quyết vi phạm kỷ luật lao động.

Điều 36. Chấm dứt  hợp đồng lao động.

Điều 38. Trách nhiệm vật chất

 
CÔNG TY

_____________________________

 

 

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỊÊT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

NỘI QUY LAO ĐỘNG

 

-                Căn cứ Bộ luật Lao động nước CHXHCNVN ngày 18 tháng 06 năm 2012 (“Bộ luật Lao động”) và các văn bản hướng dẫn thi hành;

-                Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 (“Luật Bảo hiểm xã hội”)

-                Dựa trên chính sách và tổ chức nhân sự của ___________________________ (“CÔNG TY”);

Công ty ban hành Nội quy lao động (“NQLĐ") như sau:

CHƯƠNG I: ĐIỀU KHOẢN CHUNG 

Điều 1.            Nội dung và mục đích

NQLĐ này quy định kỷ luật lao động cho Người lao động (NLĐ) làm việc tại CÔNG TY phải tuân thủ, những biện pháp giải quyết vi phạm kỷ luật lao động; trách nhiệm vật chất đối với Người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại cho tài sản Công ty.

Điều 2.            Phạm vi áp dụng

NQLĐ được áp dụng cho mọi Người lao động làm việc tại Công ty bao gồm Người lao động trong thời gian được đào tạo, tập sự hoặc học nghề.

Điều 3.            Sửa đổi và bổ sung

Tuỳ thuộc vào sự thay đổi chính sách Công Ty và Luật Lao Động và môi trường kinh doanh, những điều khoản của NQLĐ có thể được sửa đổi, bổ sung tuỳ từng trường hợp. Công ty sẽ đăng ký những sửa đổi này tại Sở Lao động Thương binh Xã hội (“SLĐTBXH”) và thông báo cho tất cả Người lao động.

Điều 4.            Áp dụng luật lao động

Những vấn đề không được quy định trong NQLĐ này sẽ được giải quyết theo những quy định của Luật Lao Động và các văn bản pháp luật khác hướng dẫn Luật lao động.

Khi Luật Lao Động được sửa đổi, bổ sung thì những sửa đổi, bổ sung này sẽ tự động trở thành một phần nội dung của NQLĐ này bất kể việc những sửa đổi, bổ sung đó có tốt hơn cho CÔNG TY hay Người lao động hay không.

Điều 5.            Hiệu lực và thông báo

NQLĐ này và những sửa đổi, bổ sung của nó sẽ có hiệu lực vào có ngày thông báo chấp thuận của SLĐTBXH hoặc sau 15 ngày kể từ ngày SLĐTBXH nhận được hồ sơ đăng ký NQLĐ này. NQLĐ này sẽ được thông báo đến Người lao động và những vấn đề chính sẽ được gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ chính xác của trụ sở CÔNG TY.

CHƯƠNG II: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ NGHỈ PHÉP

Điều 6.            Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi

(a)            Thời Giờ Làm Việc

Thời giờ làm việc là 48 giờ trong một tuần, từ Thứ hai đến Thứ bảy, cụ thể:

- Buổi sáng   : từ 8 giờ đến 12 giờ

- Buổi chiều  : từ 13 giờ đến 17 giờ

(b)           Thời Giờ Nghỉ Ngơi

Thời giờ nghỉ ngơi là một (01) giờ, từ 12:00 giờ đến 13:00 giờ từ Thứ hai đến Thứ sáu. Ngày nghỉ hàng tuần thông là Chủ nhật hàng tuần.

(c)            Tất cả NLĐ phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định giờ làm việc, không đi muộn về sớm, không lãng phí thời gian làm việc, không được sử dụng thời già làm việc để làm các công việc khác không vì quyền lợi của Công ty

Điều 7.            Làm thêm giờ và làm việc trong ngày nghỉ lễ và nghỉ có hưởng lương

7.1        CÔNG TY sẽ thoả thuận với một vài hoặc toàn bộ Người lao động làm việc vào Ngày Nghỉ lễ hoặc làm thêm giờ trong các trường hợp sau đây: xử lý sự cố sản xuất; giải quyết các công việc cấp bách mà việc trì hoãn sẽ gây thiệt hại cho Công ty; đảm bảo hoàn thành tiến độ sản xuất sản phẩm đúng thời gian quy định theo hợp đồng đã ký với khách hàng. Mọi trường hợp làm thêm giờ đều được thông báo trước cho NLĐ. Sau khi thông báo, người làm thêm giờ phải đăng ký với người quản lý trực tiếp, Người quản lý trực tiếpbáo cho Phòng nhân sự để trình lãnh đạo phê duyệt

7.2           Giờ làm việc thêm không vượt quá 4 giờ một ngày hoặc đến mức tối đa được quy định tại Luật lao động tuỳ từng thời điểm.

7.3           Giờ làm việc vượt quá 48 tiếng một tuần sẽ được xem là làm thêm giờ. Khi CÔNG TY tăng giờ làm việc đến trên 48 tiếng một tuần hoặc đến một mức tối đa khác theo luật định thì số giờ vượt quá 48 tiếng hoặc những giờ theo quy định của pháp luật sẽ được xem là làm thêm giờ.

7.4           Lương làm ngoài giờ sẽ được tính như sau:

-          Trong ngày làm việc bình thường, Người lao động sẽ được thanh toán lương là 150% tiền lương của công việc đang làm.

-          Trong ngày Chủ nhật, Người lao động sẽ được thanh toán lương là 200% tiền lương của công việc đang làm.

-          Trong ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ phép có hưởng lương, Người lao động sẽ được thanh toán lương là 300% tiền lương của công việc đang làm.

Điều 8.            Ngày nghỉ lễ

Trừ khi và cho đến khi Luật Lao Động có quy định khác đi, Người lao động có quyền nghỉ và hưởng nguyên lương vào những ngày sau:

(a)      Tết Dương Lịch:              1 ngày(ngày 01 tháng 01 dương lịch)

(b)     Tết Âm Lịch                    5 ngày (01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch).

(c)      Lễ Chiến Thắng               1 ngày (30 tháng 04 dương lịch);

(d)     Ngày Giỗ tổ                    1 ngày (ngày 10/3 âm lịch).

(e)      Ngày Quốc Tế Lao Động:           1 ngày (1 tháng 05 dương lịch); và

(f)      Lễ Quốc Khánh:              1 ngày (2 tháng 09 dương lịch)

Nếu ngày nghỉ lễ rơi vào ngày nghỉ hàng tuần, Người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Điều 9.            Nghỉ phép năm

9.1           Người lao động có quyền nghỉ phép năm được áp dụng theo Cấp Bậc Nghề Nghiệp, với mức ít nhất 12 ngày mỗi năm. Người lao động đang làm việc mà có số ngày nghỉ phép ít hơn hai mươi mốt (21) ngày sẽ được cộng thêm 01 ngày cho mỗi năm làm việc cho đến khi tồng số ngày nghỉ phép tối đa là hai mươi mốt (21) ngày. 

9.2           Khi Người lao động muốn nghỉ phép phải làm đơn xin phép và được phép nghỉ khi có sự đồng ý của Người quản lý trực tiếpcủa mình hoặc của Giám đốc/Tổng Giám đốc.Khi đã xin phép nghỉ và được chấp thuận, Người lao động phải nghỉ theo phép đã yêu cầu. Nếu có bất kỳ thay đổi nào ảnh hưởng đến lịch nghỉ phép, Người lao động phải thông báo ngay cho Người quản lý trực tiếphoặc Giám đốc/Tổng Giám đốc. Bất kỳ sự thay đổi nào về số ngày phép đã được chấp thuận trước đó sẽ phải tuân thủ theo trình tự nộp đơn xin nghỉ phép/duyệt phép giống như lần xin phép ban đầu.

9.3           Nghỉ phép năm không được tính gộp và phải nghỉ trong vòng mười hai (12) tháng dương lịch tiếp theo sau khi kết thúc mười hai (12) tháng dương lịch làm việc liên tục mà ngày phép diễn ra. Nghỉ phép hàng năm buộc phải thực hiện trong năm mà không được chuyển sang năm tiếp theo, khi đợt nghỉ phép hàng năm đó được xem là cần thiết trong việc duy trì năng lực thể chất và tinh thần của Người lao động giúp cho họ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách toàn diện. Bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào đối với quy định này phải có sự đồng ý trước bằng văn bản của Giám đốc/Tổng Giám đốc.

9.4           Nếu Người lao động muốn nghỉ từ năm (5) ngày liên tục trở lên thì phải làm đơn gửi cho Người quản lý trực tiếphoặc Giám đốc/Tổng Giám đốc để được chấp thuận bằng văn bản ít nhất là năm (05) ngày trước khi nghỉ và phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến công việc chung.

9.5           Những ngày nghỉ phép cộng dồn sẽ không được thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào, trừ khi một bên kết thúc, chấm dứt công việc hoặc tạm ngưng công việc do Người lao động  phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hay trong những trường hợp khác do Luật Lao động quy định.

9.6           Người lao động không có con trong độ tuổi đến trường được yêu cầu nghỉ phép năm ngoài thời gian nghỉ hè.

9.7           Khi chấm dứt hợp đồng lao động, nếu thời gian làm việc dưới 12 tháng và Người lao động không sử dụng hết phép năm của mình thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền theo quy định của Bộ luật Lao động.

Điều 10.          Nghỉ bệnh

10.1        Người lao động có quyền nhận tiền trợ cấp nghỉ bệnh bằng 75% mức lương tuyên bố trong Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội. Nếu Người lao động làm việc cho CÔNG TY từ 12 tháng trở lên và có ngày nghỉ bệnh trong một tháng hoặc ít hơn thì người đó có quyền được trả lương cho thời gian nghỉ bệnh đó ngoài những khoản từ Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội.

10.2        Người lao động phải thông báo ngay cho Người quản lý trực tiếphoặc Giám đốc/Tổng Giám đốc khi nghỉ ốm. Nếu nghỉ bệnh hơn 3 ngày liên tục, Người lao động phải trình giấy xác nhận cho nghỉ phép của một bác sĩ y khoa có đăng ký hành nghề cho Người quản lý trực tiếphoặc Giám đốc/Tổng Giám đốc. Nếu Người lao động không trình ra giấy xác nhận này, việc nghỉ của Người lao động sẽ được xem như là nghỉ không có lý do chính đáng và chịu những biện pháp kỷ luật nêu tại đây đồng thời không có quyền nhận lương cho những ngày vắng mặt.

10.3        Người lao động nghỉ ốm có giấy xác nhận của bác sĩ có quyền nghỉ bệnh theo đơn của bác sĩ   nhưng thời gian nghỉ do ốm đau cộng dồn không quá ba (03) tháng.

Điều 11.          Nghỉ thai sản

11.1        Trừ khi luật có quy định khác, Người lao động nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh con là  06 tháng, hưởng trợ cấp Bảo Hiểm Xã Hội. Nếu sinh đôi, tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày

11.2        Người lao động có thể làm việc trở lại trước khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản dự kiến khi người này thông báo cho Người quản lý trực tiếphoặc Giám đốc/Tổng Giám đốc ít nhất trước 7 ngày và được sự chấp thuận của Người quản lý trực tiếpvà Giám đốc/Tổng Giám đốc. Người quản lý trực tiếpvà Giám đốc/Tổng Giám đốc có thể yêu cầu trình những bằng chứng trên giấy tờ rằng Người lao động có đủ sức khoẻ để quay lại làm việc sớm hơn. Trong trường hợp này, người đó được thanh toán đủ lương cho những ngày đi làm việc sớm, ngoài những khoản thanh toán đầy đủ từ Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội cho toàn bộ thời gian nghỉ thai sản theo quy định pháp luật.

11.3        Nếu Người lao động nghỉ thai sản muốn nghỉ thêm một thời gian, người này phải được sự chấp thuận của Người quản lý trực tiếphoặc Giám đốc/Tổng Giám đốc ít nhất trước 30 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ nghỉ thai sản của mình. Những ngày nghỉ phép thêm này không vượt quá 30 ngày và được xem như là nghỉ không hưởng lương.

11.4        Sớm nhất có thể nhưng không muộn hơn 30 ngày, bắt đầu từ ngày nghỉ thai sản, Người lao động được yêu cầu thông báo cho Người quản lý trực tiếphoặc Giám đốc/Tổng Giám đốc về ngày nghỉ sinh cùng với  văn bản xác nhận từ bác sĩ của mình ước lượng về ngày sinh.

11.5        Người lao động nữ cũng có quyền nghỉ cho việc khám trước khi sinh trong suốt quá trình mang thai, tuy nhiên, khoảng thời gian nghỉ này không vượt quá ba (03) ngày làm việc trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu thai nhi hoặc mẹ có bệnh lý thì áp dụng theo quy định về nghỉ ốm đau.

Điều 12.          Nghỉ vì việc riêng có hưởng lương

Người lao động có quyền nghỉ về việc riêng và được thanh toán đủ lương trong những trường hợp sau:

(a)            Người lao động kết hôn: 03 ngày làm việc

(b)           Vợ Người lao động sinh: 05 ngày làm việc

(c)            Con (con đẻ, con nuôi) kết hôn: 01 ngày làm việc

(d)           Người thân trực hệ trong gia đình Thành Viên chết bao gồm cha mẹ, vợ chồng và con cái: 03 ngày làm việc kể từ ngày chết

(e)           Anh em trai, chị em gái, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha chồng/vợ chết; bố hoặc mẹ, anh, chị, em ruột kết hôn: 01 ngày làm việc kể từ ngày chết/kết hôn.

Điều 13.          Nghỉ không hưởng lương

13.1        Người lao động có thể thoả thuận với Người quản lý trực tiếphoặc với Giám đốc/Tổng Giám đốc để nghỉ không hưởng lương. Số ngày nghỉ không hưởng lương tối đa là 14 ngày một năm hoặc số lượng ngày khác nếu Giám đốc/Tổng Giám đốc đồng ý.

13.2        Nếu nghỉ không hưởng lương quá mười bốn (14) ngày một năm dương lịch mà không có sự chấp thuận của Người quản lý trực tiếphoặc Giám đốc/Tổng Giám đốc, tiền lương trả thêm hàng năm, thường gọi là “Thưởng Tết” và thưởng hàng năm sẽ bị khấu trừ tương xứng

Điều 14.          Nghỉ không có lý do chính đáng

14.1        Nếu Người lao động nghỉ phép trái với những quy định của NQLĐ này, việc nghỉ phép được xem là nghỉ không có lý do chính đáng.

14.2        Người lao động không có quyền hưởng bất kỳ khoản lương nào trong suốt thời gian nghỉ không có lý do chính đáng đồng thời phải chịu những hình thức kỷ luật quy định trong NQLĐ này.

CHƯƠNG III: TRẬT TỰ NƠI LÀM VIỆC

Điều 15.          Công việc được giao

15.1        Người lao động được giao việc theo Hợp Đồng Lao Động của họ tại địa điểm do Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc Công Ty chỉ định, có nghĩa vụ và trách nhiệm theo sự phân công của Giám đốc/Tổng Giám đốc, Người quản lý trực tiếphoặc Giám Đốc/Tổng Giám Đốc Công Ty.

15.2        Căn cứ trên nhu cầu của CÔNG TY và kỹ năng, kinh nghiệm và mong muốn trong công việc của Người lao động, trong việc thực hiện những nghĩa vụ ngoài những nghĩa vụ quy định trong Hợp Đồng Lao động, Người lao động luôn được mong đợi làm việc tận tâm, trung thực và thật thà tại CÔNG TY, dành thời gian và sự chú tâm cần thiết cho công việc và lợi ích của Công Ty, thực hiện công việc với khả năng tốt nhất của mình.

Điều 16.          Hành Vi của Người lao động

Người lao động phải tuân thủ nghiêm túc NQLĐ này để duy trì những chuẩn mực thực hiện cả trong số lượng lẫn chất lượng công việc. Việc Người lao động không tuân thủ quy tắc, quy chế và quy trình có thể dẫn đến việc xử lý kỉ luật. Cụ thể, Người lao động phải:

(a)            Làm quen và tuân thủ nghiêm túc những quy định pháp luật, NQLĐ này và chính sách của Công Ty;

(b)           Tuân thủ và thích nghi với những mệnh lệnh đúng đắn của Người quản lý trực tiếphoặc Giám đốc/Tổng Giám đốc và chú trọng đến trách nhiệm nghề nghiệp;

(c)            Tuân thủ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi quy định trong NQLĐ này, không đi làm trễ hoặc vắng mặt mà không có nguyên nhân chính đáng hoặc vắng mặt khi không được phép;

(d)           Luôn ăn mặc sạch sẽ và gọn gàng. Đồ jean, áo thun và quần short không được chấp nhận và không thích hợp trong giờ làm việc, trừ những ngày được quy định là ăn mặc bình thường quy định tại Điều 18;

(e)            Giữ khu vực làm việc ngăn nắp và sạch sẽ;

(f)            Không ngủ trong giờ làm việc hoặc rời khỏi khu vực làm việc mà không được cho phép;

(g)           Không hút thuốc trong khu vực được quy định khu vực không hút thuốc hoặc trong thời gian không hút thuốc ở CÔNG TY theo Điều 17;

(h)           Tuân thủ nghiêm túc mọi yêu cầu liên về an toàn, vệ sinh và phòng cháy của Chính phủ Việt Nam và CÔNG TY, báo cáo ngay cho Giám đốc/Tổng Giám đốc và những người quản lý nếu xảy ra tổn thương hoặc tai nạn liên quan đến công việc có nguy cơ phát sinh;

(i)             Không tham gia vào những chuyện ngồi lê đôi mách ác ý hoặc cáo buộc sai, không cản trở sản xuất hoặc phá vỡ hoặc ngăn cản Người lao động thực hiện công việc của họ; không được bất lịch sự với đồng nghiệp;

(j)             Không lấy, giữ hoặc tàng trữ vũ khí, chất nổ hoặc những vật dụng nguy hiểm hay bị cấm khác trong trụ sở CÔNG TY;

(k)           Không uống rượu hoặc sử dụng trái phép ma tuý trong CÔNG TY;

(l)             Không đánh bạc hoặc tổ chức, tham gia hoặc bất kỳ hình thức các cược nào trong CÔNG TY;

(m)          Chịu trách nhiệm về tài sản cá nhân. CÔNG TY không chịu trách nhiệm về bất cứ mất mát hoặc thiệt hại nào về tài sản cá nhân của Người lao động giữ tại trụ sở CÔNG TY;

(n)           Không được gây thiệt do cố ý hoặc do bất cẩn hoặc trộm cắp tài sản của CÔNG TY hoặc tài sản của Người lao động khác;

(o)           Không quấy rối tình dục hoặc bất cứ hành vi quấy rối nào khác hoặc phân biệt đối xử đối với đồng nghiệp;

(p)           Không cố cưỡng ép, lăng nhục, đe doạ hoặc doạ dẫm Người lao động khác hoặc những người thực hiện các giao dịch với CÔNG TY;

(q)           Tôn trọng và chân thật trong công việc vì Người lao động khác của CÔNG TY và với khách hàng, nhà cung cấp, người góp vốn và liên kết kinh doanh;

(r)            Thực hiện công việc được giao với sự cẩn trọng, trung thực và ngay thẳng và với cách thức chuyên nghiệp để bảo vệ hình ảnh và danh tiếng tốt đẹp của CÔNG TY

(s)            Không được có hành vi trái đạo đức hoặc không đứng đắn tại trụ sở CÔNG TY;

(t)             Tránh những hành vi liên quan hoặc dẫn đến liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây thịêt hại cho danh tiếng hoặc hình ảnh của CÔNG TY;

(u)           Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho thấy Người lao động không thích hợp với công việc hoặc đe doạ sự an toàn hoặc tình trạng tốt của CÔNG TY, khách hàng hoặc tài sản của CÔNG TY;

(v)           Báo cáo ngay cho CÔNG TY về bất cứ hành vi vi phạm pháp luật hoặc NQLĐ này xảy ra taị hoặc xa nơi làm việc hoặc bất kỳ sự kiện, vấn đề nào làm ảnh hưởng đến hoạt động của CÔNG TY hoặc đến danh tiếng của công ty khiến Người lao động phải chú ý;

(w)          Hợp tác đầy đủ trong công tác kiểm toán, kiểm tra, thanh tra, điều tra do Công ty hay CÔNG TY thực hiện.

Điều 17.          Hút thuốc

17.1        Không được hút thuốc trong văn phòng làm việc và những khu vực giới hạn như hành lang, nhà vệ sinh hoặc sân thượng.

17.2        Người lao động chỉ được hút thuốc tại khu vực mở đã quy định.

17.3        Cấm hút thuốc trong khi làm nhiệm vụ. Người lao động chỉ được hút thuốc trong giờ nghỉ hoặc khi không làm nhiệm vụ.

Điều 18.          Quy Định về Trang Phục và Đồng Phục

Quy định về đồng phục cho Người lao động làm việc trong CÔNG TY là trang phục công sở thông thường hoặc đồng phục theo quy định Công Ty.

Điều 19.          Đến Trễ, Về Sớm và Đi Ra Ngoài Vì Mục Đích Cá Nhân

19.1        Trong trường hợp đến trễ hoặc vắng mặt không báo trước vì bệnh hoặc bất kỳ lý do nào khác, Người lao động phải thông báo ngay cho Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc Người quản lý trực tiếpcủa mình qua điện thoại và nói lý do đến trễ hoặc vắng mặt.

19.2        Người lao động phải được Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc Người quản lý trực tiếpcủa mình chấp thuận trước nếu muốn về sớm hoặc ra ngoài vì mục đích cá nhân trong giờ làm việc.

19.3        Trong trường hợp khẩn cấp, nếu Người lao động không tự mình thông báo hoặc thông báo trước thì Người lao động phải thông báo cho Người quản lý trực tiếphoặc Giám đốc/Tổng Giám đốc qua điện thoại hoặc những hình thức trao đổi khác càng sớm càng tốt.

19.4        Nếu vắng mặt mà không thông báo hoặc không được chấp thuận trước như quy định tại Điều này sẽ được xem là nghỉ không có lý do chính đáng và bị xử lý kỷ luật theo quy định.

Điều 20.          Ở lại trụ sở Công ty

Nếu Người lao động muốn vào hoặc ở lại trụ sở CÔNG TY ngoài giờ làm việc, thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Giám đốc/Tổng Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền). Nếu không được sự đồng ý sẽ xem như là vi phạm NQLĐ này và phải chịu biện pháp kỷ luật theo quy định.

Điều 21.          Quan hệ chung và trao đổi

Trừ khi có sự cho phép trước của Giám đốc/Tổng Giám đốc Công Ty,  Người lao động, dù bằng miệng hay bằng văn bản hay bằng bất cứ cách thức nào khác,  không được tuyên bố công khai những vấn đề liên quan tới bất  kỳ chính sách, chương trình hoặc quyết định của CÔNG TY hoặc Công Ty; giải thích công khai về bất cứ sự kiện hay báo cáo liên quan đến CÔNG TY hoặc Công Ty, hoặc tuyên truyền những tuyên bố, thông tin hoặc diễn giải của Người lao động hoặc bất cứ người nào khác.

Điều 22.          Đại diện

Trừ khi được sự uỷ quyền thích hợp của CÔNG TY, Người lao động không được phép ký kết bất cứ hợp đồng kinh tế nào tại Việt Nam nhân danh CÔNG TY. Mọi quyết định cụ thể liên quan đến việc kinh doanh của Công Ty, hoạt động của Công Ty tại Việt Nam phải được thực hiện theo Giấy phép của CÔNG TY và pháp luật hiện hành đang có hiệu lực tại Việt Nam.

CHƯƠNG IV: BẢO VỆ TÀI SẢN CÔNG TY, BÍ MẬT KINH DOANH VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Điều 23.          Quy tắc chung

23.1        Việc sử dụng và bảo vệ đúng đắn tài sản Công Ty bao gồm cả tài sản vật chất và sở hữu trí tuệ mà CÔNG TY cung cấp cho Người lao động là trách nhiệm cơ bản của mỗi Người lao động. Người lao động phải tuân thủ những chương trình bảo mật tại chỗ chống lại việc sử dụng và di dời trái phép cũng như những mất mát do hành vi vi phạm pháp luật hình sự hoặc vi phạm trách nhiệm.

23.2        Người lao động phải tuân thủ nghiêm túc những kỷ luật cơ bản về việc bảo vệ thông tin công ty, đảm bảo và đáp ứng mọi biện pháp và kiểm soát hệ thông và cẩn thận không được công khai thông tin vi phạm việc bảo mật. Người lao động tuân thủ nghiêm túc mọi quy chế và chính sách bảo mật thông tin được áp dụng do CÔNG TY hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Người lao động có nghĩa vụ hiểu biết thông thường đối với mọi quy chế và chính sách bảo mật thông tin thích hợp được CÔNG TY hoặc CÔNG TY quy định hoặc thông báo đến.

Điều 24.          Sử dụng và bảo vệ tài sản vật chất của Công ty

24.1        Nghiêm cấm Người lao động chiếm đoạt bất cứ tài sản nào của CÔNG TY vì mục đích sử dụng cá nhân hoặc bán lại.

24.2        Tuỳ thuộc vào những điều khoản trái với quy định trong NQLĐ này, Người lao động không được sử dụng tài sản của CÔNG TY cho bất cứ lợi ích cá nhân nào. Điều này bao gồm nhưng không giới hạn ở sử dụng thư điện tử, điện thoại, xe cội và máy tính cho những vấn đề cá nhân.

24.3        Người lao động phải quan tâm và giữ gìn đúng mực thiết bị, công cụ, công cụ làm việc, hành hoá và những vật dụng khác thuộc về CÔNG TY.

24.4        Tuỳ thuộc vào những điều khoản trái với quy định trong NQLĐ này, không được mang tài sản của CÔNG TY ra khỏi trụ sở CÔNG TY khi không được sự đồng ý của Giám đốc/Tổng Giám đốc.

Điều 25.          Thông tin mật, sáng chế, quyền tác giả

25.1        Mọi thông tin liên quan đến bí mật thương mại hoặc bí quyết công nghệ của Công Ty, cụ thể là bất cứ dữ liệu liên quan đến việc sản xuất, cơ cấu chi phí, tính toán giá thành, giá, kiểu dáng, bản vẽ, phần mềm và chương trình máy tính, v.v… bất kể có bảo gồm sáng chế, quyền tác giả hoặc những hình thức đăng ký khác hay không và bất kể có thể hiện dưới hình thức lời nói hay văn bản; mọi thông tin và thư từ chuyển đi hay nhận được qua mạng máy tính Công Ty, là tài sản độc quyền của Công Ty và sẽ được xem là “thông tin mật” của Công Ty.

25.2        Công Ty sẽ cung cấp cho người được uỷ thác “thông tin mật” được nhận trong quá trình kinh doanh thông thường bằng lời nói hoặc văn bản, nói thẳng hoặc ngụ ý là bí mật từ đối tác kinh doanh, nghĩa là khách hàng, nhà cung cấp, người cấp phép, nhà tư vấn, v.v… Những thông tin mật này được cung cấp cho Công Ty để sử dụng cho lợi ích của những đối tác kinh doanh khi nó vẫn hoàn toàn là tài sản của họ. Người lao động sẽ sử dụng những thông tin này riêng cho công việc được uỷ thác của Công Ty như quy định tại Điều 25.3 bên dưới.

25.3        Người lao động sẽ tuyệt đối giữ bí mật những thông tin mật như quy định tại Điều 25.1, chỉ sử dụng thông tin đó vì mục đích đã được giao và không tiết lộ cho bên thứ ba mà không có sự uỷ quyền thích hợp, bất kể những thông tin đó khi trao cho người này có thông báo rõ ràng rằng cần bảo mật hoặc dù người này có thông tin đó khi đã hoàn thành nhiệm vụ hay không.

25.4        Mọi khám phá, phát minh, bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật, thiết kế, bản mô tả hoặc việc cải tiến liên quan đến mọi mặt sản phẩm của Công Ty hoặc nhà cung cấp hoặc phần mềm máy tính bao gồm cả chương trình do Người lao động sáng tạo nên trong khi làm việc cho Công Ty hoặc CÔNG TY liên quan đến hoặc bằng cách nào đó ảnh hưởng hoặc liên quan đến công việc kinh doanh của Công Ty hoặc những công ty con sẽ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Công Ty.

25.5        Không được tiết lộ, sao chép, ghi chép lại thông tin như định nghĩa dưới bất cứ định dạng hoặc phương tiện truyền đạt nào; không được bán, cho mượn hoặc cho thuê, chuyển giao cho bên thứ ba trừ khi được sự uỷ quyền và trong các giao dịch kinh doanh hợp pháp của Công Ty.

Điều 26.          Bảo mật thông tin và sử dụng cơ sở công nghệ thông tin của Công ty

26.1        Cơ Sở Công Nghệ Thông Tin của CÔNG TY sử dụng cho hoạt động kinh doanh và nhu cầu thông tin của CÔNG TY để hỗ trợ cho hoạt động của CÔNG TY. Khi sử dụng hệ thống Người lao động phải tuân thủ đầy đủ chính sách Bảo Mật Thông Tin hiện hành của CÔNG TY, hệ thống thư điện tử của CÔNG TY sử dụng cho hoạt động kinh doanh và Người lao động không được soạn, gửi, gửi lại hoặc sao chép thông điệp nói xấu, công kích, gây gổ, phá hoại, xúc phạm, và đảm bảo rằng việc thông tin không vi phạm quy định pháp luật hiện hành.

26.2        CÔNG TY có toàn quyền truy cập vào mọi thông tin lưu trữ trong trong cơ sở công nghệ thông tin của CÔNG TY là dữ liệu và thư từ điện tử cá nhân với quyền như đối với sở hữu trí tuệ của CÔNG TY. Điều này có nghĩa là không có quyền cá nhân.

26.3        Giám Đốc/Tổng Giám Đốc Công Ty có quyền và bằng ý chí của mình giới hạn mức độ Người lao động sử dụng máy tính, truy cập nội dung, truy lục dữ liệu, ghi lại và tiết lộ cơ sở dữ liệu thư điện tử cá nhân của Người lao động vì mục đích riêng mà không cần phải thông báo hay có sự đồng ý.

26.4        Người lao động phải giải thích về việc sử dụng sai trái theo quyết định của Công ty và giữ cho Công Ty vô hại trước những khiếu nại tất yếu phát sinh từ việc sử dụng sai đó.

CHƯƠNG V: AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 27.          Trách nhiệm của Công ty

27.1        CÔNG TY đảm bảo rằng nơi làm việc có không gian, hệ thống thông gió và ánh sáng thích hợp và tuân thủ tiêu chuẩn sức khoẻ hiện hành liên quan đến bụi bặm, tiếng ồn và những vấn đề có hại khác.

27.2        CÔNG TY xây dựng những quy tắc về an toàn,vệ sinh và hướng dẫn, huấn luyện cho Người lao động khi bắt đầu làm việc ở CÔNG TY.

27.3        CÔNG TY sẽ trang bị cho nơi làm việc những thiết bị y tế và sơ cứu thích hợp và cung cấp đủ thiết bị bảo hộ lao động cho Người lao động khi bắt đầu làm việc hoặc suốt thời gian làm việc.

27.4        CÔNG TY sẽ tổ chức và tự chịu chi phí việc kiểm tra sức khoẻ tại phòng khám y khoa được chỉ định cho Người lao động một lần mỗi năm.

27.5        CÔNG TY sẽ bồi hoàn cho Người lao động theo quy định Luật Lao Động trong trường hợp Người lao động bị thương trong giờ làm việc do lao động hoặc tai nạn nghề nghiệp do CÔNG TY lơ đễnh.

Điều 28.          Trách nhiệm người lao động

28.1        Người lao động phải quen và tuân thủ quy tắc an toàn và vệ sinh do CÔNG TY quy định những biện pháp an ninh và an toàn do CÔNG TY hoặc Công ty thông báo cho Người lao động tuỳ từng thời điểm.

28.2        Người lao động phải giữ gìn đồ bảo hộ lao động do CÔNG TY cung cấp khi làm việc, cả trong thời gian làm việc bình thường hoặc làm ngoài giờ.

28.3        Người lao động phải nhanh chóng báo cáo cho Người Quản Lý của Người lao động về những điều kiện độc hại, không hợp vệ sinh hoặc có nguy cơ độc hại hay có nguy cơ không hợp vệ sinh tại nơi làm việc và, đến mức thực tế có thể, tiến hành những biện pháp hạn chết những điều kiện đó và sự nguy hiểm đến người khác hoặc tài sản của người khác.

28.4        Người lao động phải báo cáo về mọi tổn thương trong công việc cho Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc Người Quản Lý Trực Tiếp, những người có trách nhiệm nhận những cảnh báo về y tế và báo cáo những sự kiện lại cho các bên liên quan.

28.5        Khi làm việc, Người lao động phải phát triển và thích nghi với thái độ an toàn về công việc và cẩn thận với những mối đe doạ an toàn có thể xảy ra. Thiết bị an toàn có tại nơi làm việc của Người lao động. Người lao động phải quen với những thiết bị đó. Đại diện về an toàn sẽ giúp cho Người lao động xác định những thiết bị đó, hướng dẫn cách sử dụng và trả lời những câu hỏi được đặt ra.

Điều 29.          An ninh

Mọi chìa khoá văn phòng giao cho Người lao động phải được giữ cẩn thận và an toàn, không được sao lại chìa khoá và không được cho người khác mượn chìa gốc. Chìa khoá được trao cho Giám đốc/Tổng Giám đốc vào ngày làm việc cuối cùng của Người lao động. Người lao động phải báo cáo ngay lập tức về mất mát hay thất lạc chìa khoá.

CHƯƠNG VI: VI PHẠM, BIỆN PHÁP KỶ LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THIỆT HẠI

Điều 30.          Vi phạm nội quy lao động

Người lao động thực hiện những hành vi sau đây sẽ bị xem là vi phạm kỷ luật lao động:

30.1        Vi phạm những quy định của NQLĐ này;

30.2        Gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng xấu cho danh tiếng, lợi ích và tài sản Công Ty;

30.3        Hành động vượt quá khả năng hoặc phạm vi trách nhiệm được uỷ quyền khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao;

30.4        Lừa đảo khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; hoặc

30.5        Vi phạm nhiệm vụ được giao.

Việc vi phạm kỷ luật lao động sẽ bị xử lý kỷ luật như dưới đây.

 

Điều 31.          Khiển trách bằng văn bản

Khi vi phạm lần đầu, ở mức độ nhẹ, một trong những hành vi sau, sẽ bị xử lý dưới hình thức khiển trách bằng văn bản:

(a)            Vi phạm Điều 9, 10, 11, 17, 18, 19, 20, 28 NQLĐ;

(b)           Vi phạm Điều 16 (trừ khoản j, k, l) NQLĐ;

(c)            Hành vi khác vi phạm NQLĐ gây ra hậu quả không nghiêm trọng (giá trị dưới 5.000.000 đồng) theo những quy định luật lao động.

Điều 32.          Chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn hoặc hoãn xem xét tăng lương

32.1        Hình thức kỷ luật này áp dụng chính đối với vi phạm NQLĐ này mà có hậu quả xác định đối với hoạt động hoặc tài sản cũng như danh tiếng của CÔNG TY hoặc Công Ty, với thời hạn tối đa là 6 tháng.

32.2        Các vi phạm sau đây sẽ bị xử lý theo hình thức kỷ luật này:

(a)            Tái phạm quy định tại Điều 31 trên trong vòng 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách bằng văn bản;

(b)           Vi phạm lần đầu Điều 21, 22 NQLĐ với hậu quả được xem là không nghiêm trọng (với giá trị thiệt hại thếp hơn 5.000.000 đồng);

(c)            Vi phạm lần đầu Khoản (a) đến (m) Điều 16 của NQLĐ với hậu quả được xem là nghiêm trọng (với giá trị thiệt hại từ 5.000.000 đồng trở lên);

(d)           [AP1] Vắng mặt mà không có lý do chính đáng ít hơn năm (5) ngày trong vòng 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý nghỉ việc hoặc hai mươi (20) ngày kể từ  ngày đầu tiên tự ý nghỉ việc trong vòng 365 ngày.

Điều 33.          Sa thải

CÔNG TY có quyền sa thải Người lao động, sau khi xem xét cẩn thận, trong trường hợp:

(a)            Người lao động tái phạm những hành vi quy định tại Điều 32.2 bên trên trong vòng 6 tháng kể từ ngày vi phạm;

(b)           Người lao động vi phạm Khoản j, k, l của Điều 16 NQLĐ;

(c)            Người lao động vi phạm Khoản (n) đến (w) Điều 16 NQLĐ này với hậu quả được xem là nghiêm trọng cho tài sản CÔNG TY có giá trị vượt quá 5.000.000 đồng;

(d)           Người lao động có hành vi trộm cắp hay tham ô vi phạm bất cứ điều khoản nào của Điều  23 24;

(e)            Người lao động vi phạm bất kỳ điều khoản nào của Điều 25, 26 của NQLĐ; hoặc  

(f)            Người lao động vắng mặt không có lý do chính đáng năm (5) ngày cộng dồn trong 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý nghỉ việc hoặc hai mươi (20) ngày cộng dồn trong 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý nghỉ việc.

Điều 34.          Tạm đình chỉ công việc

Giám đốc/Tổng Giám đốc của CÔNG TY sau khi cân nhắc cẩn thận, sẽ đình chỉ công việc của Người lao động nếu người này bị phát hiện vi phạm bất cứ Điều nào của NQLĐ. Tuy nhiên, việc đình chỉ này không được vượt quá ba (03) tháng dương lịch. Trong suốt thời gian đình chỉ, Người lao động chỉ được nhận nửa tháng lương cơ bản theo quy định của Luật Lao Động. Trong Thời Gian bị đình chỉ người này không được nhận bất kỳ khoản trợ cấp nào.

Điều 35.          Nguyên tắc, trình tự và thẩm quyền giải quyết vi phạm kỷ luật lao động

35.1        Nguyên tắc giải quyết:

(a)            Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động sẽ bị xử lý bằng một hình thức kỷ luật. Nếu Người lao động có nhiều hành vi vi phạm thì sẽ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất cho hành vi vi phạm nặng nhất. CÔNG TY sẽ không xử lý vi phạm NQLĐ trong khi Người lao động mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

(b)           Người lao động đã bị cảnh cáo và bị hoãn xem xét nâng lương, sau ba (03) tháng và sáu (06) tháng tiếp theo kể từ ngày vi phạm, tự động được xoá mọi hình thức kỷ luật nếu người này không có hành vi vi phạm nào khác nữa.

35.2        Trình tự giải quyết

(a)            Khi tiến hành xử lý vi phạm kỷ luật lao động, Đại diện pháp luật Công ty phải chứng minh được lỗi của Người lao động bằng chứng cứ hoặc người làm chứng (nếu có);

(b)           Trừ trường hợp xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách bằng miệng, phải có sự tham gia của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trong CÔNG TY khi xử lý kỷ luật Người lao động;

(c)            Người lao động bị xử lý kỷ luật lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

(d)           Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

36.3     Thẩm quyền xử lý

Đại diện pháp luật Công ty có thẩm quyền áp dụng mọi hình thức kỷ luật theo quy định tại NQLĐ này. Người được Đại diện pháp luật Công ty uỷ quyền bằng văn bản có quyền giải quyết vi phạm kỷ luật lao động bằng hình thức khiển trách.

Điều 36.          Chấm dứt  hợp đồng lao động

36.1        Chấm dứt hợp đồng lao động

36.1.1   Trừ khi Luật Lao Động quy định khác đi, Hợp Đồng Lao Động sẽ tự động chấm dứt trong những trường hợp sau, mà không cần phải có sự báo trước bởi CÔNG TY hay Người lao động, và ngay lập tức vào bất cứ thời điểm nào của ngày chấm dứt Hợp Đồng Lao Động CÔNG TY sẽ thông báo cho Người lao động được biết:

(a)         ngay khi kết thúc thời hạn của Hợp Đồng Lao Động;

(b)        nhiệm vụ được quy định trong Hợp Đồng Lao Động hoàn thành và thoả mãn yêu cầu của CÔNG TY;

(c)         cả CÔNG TY và NLĐ cùng đồng ý chấm dứt Hợp Đồng Lao Động;

(d)        NLĐ bị tuyên án phạt tù hoặc bị cấm thực hiện nhiệm vụ của mình bởi một bản án hay quyết định của Toà an;

(e)         NLĐ chết hoặc bị Toà án tuyên bố là mất tích.

36.1.2   Trừ khi Luật Lao Động có quy định khác đi, CÔNG TY có thể đơn phương chấm dứt Hợp Đồng Lao Động bằng cách gửi cho NLĐ một thông báo bằng văn bản trước ít nhất 30 ngày ( hoặc có thể trả cho NLĐ 30 ngày lương cơ bản thay cho thông báo) trong những trường hợp sau:

(a)         NLĐ lặp đi lặp lại những sai phạm trong khi thực thi nhiệm vụ của mình quy định trong Hợp Đồng Lao Động và Nội Quy Lao Động mặc dù CÔNG TY, ở mức độ hợp lý,  đã gửi cho NLĐ văn bản cảnh báo về những sai phạm đó với số lần là 02 lần trong vòng một tháng, nhưng vẫn không có sự cải thiện nào từ phía NLĐ;

(b)        NLĐ bị thương hay ốm đau (có thể về mặt thể chất hoặc tinh thần) mà sau khi chữa trị vẫn không thể tiếp tục làm việc được trong 12 liền;

(c)         CÔNG TY phải giảm quy mô hoạt động do hoả hoạn, động đất hay bất cứ sự kiện bất khả kháng nào;

(d)        CÔNG TY ngừng hoạt động hoặc giấy phép hoạt động bị thu hồi hay huỷ  bỏ vì bất cứ lý do gì;

(e)         CÔNG TY, do những thay đổi về kỹ thuật hay tái cơ cấu tổ chức (bao gồm cả những biến động về phát triển kinh doanh), phải cắt giảm công việc bởi không thể cung cấp đủ việc cho NLĐ;

(f)         Công ty đang phải trải qua thời kỳ liên kết, hợp nhất hay chia tách trong kinh doanh, hoặc chuyển giao quyền sở hữu, quyền quản lý hay quyền sử dụng tài sản.

36.1.3   Trừ khi CÔNG TY có quy định khác đi, NLĐ làm việc theo quy định trong Hợp Đồng Lao Động trong thời gian xác định (ví dụ từ 12 đến 36 tháng) có thể đơn phương chấm dứt Hợp Đồng Lao Động bằng cách gửi cho CÔNG TY một thông báo bằng văn bản trước ít nhất là 30 ngày.

36.2        Thanh toán khi chấm dứt Hợp đồng

Trừ khi Luật Lao Động có quy định khác đi, NLĐ nếu làm việc cho CÔNG TY từ 12 tháng trở lên có quyền hưởng trợ cấp chấm dứt hợp đồng phù hợp với quy định hiện hành của Luật Lao Động trong những trường hợp sau:

(a)            Hợp Đồng Lao Động chấm dứt theo Điều 36.1.1 nêu trên, khi đó NLĐ sẽ được trả khoản trợ cấp thôi việc tương ứng nửa tháng lương cho mỗi năm làm việc hay khoản tiền trợ cấp cụ thể do luật quy định.

(b)           Trường hợp CÔNG TY đơn phương chấm dứt Hợp Đồng Lao Động, theo Điều 36.1.2 từ Khoản (a) đến Khoản (d) nêu trên, NLĐ sẽ được lĩnh một khoản trợ cấp thôi việc tương ứng với nửa tháng lương cho mỗi năm làm việc hoặc tương ứng với khoản tiền do luật quy định.

(c)            Khi CÔNG TY buộc phải cắt giảm nhân công theo Điều 36.1.2 Khoản (e), (f) nêu trên, NLĐ có quyền được hưởng trợ cấp mất việc tương ứng với một tháng lương cho mỗi năm làm việc với mức tiền tổi thiểu bằng 02 tháng lương cộng lại.

(d)           NLĐ không được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp bị sa thải theo Khoản từ 33 (a) đến (f) của NQLĐ; hoặc NLĐ vi phạm yêu cầu về việc phải thông báo trước bằng văn bản cho CÔNG TY trước khi thôi việc, hoặc vi phạm nguyên nhân hợp pháp quy định tại Điều 36.1.3 Điều này.

36.3        Thanh toán trợ cấp thôi việc

Đợt thanh toán cuối cùng và bất cứ khoản lương nào còn tồn lại sẽ được chuyển vào tài khoản tại ngân hàng của NLĐ chỉ sau khi:

(a)            NLĐ nộp Đơn thôi việc có đầy đủ chữ ký, phù hợp với quy định Luật Lao động hoặc văn bản khác được CÔNG TY chấp thuận mà NLĐ căn cứ vào đó để nộp Đơn thôi việc.

(b)           Tất cả tài sản của CÔNG TY mà NLĐ nắm giữ phải được hoàn trả lại đầy đủ cho Công ty sau khi NLĐ thôi việc.

(c)            Tất cả những khoản tiền mà NLĐ còn nợ Công ty, bao gồm cả những khoản tiền mà CÔNG TY đã  ứng trước cho việc đi lại của NLĐ cũng phải được NLĐ hoàn lại.        

36.4        Nếu có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hợp đồng lao động hay vi phạm NQLĐ này bởi NLĐ hoặc CÔNG TY, các Bên sẽ cố gắng giải quyết vấn đề qua thương lượng hoà giải. Nếu tranh chấp không thể giải quyết, CÔNG TY và NLĐ sẽ tham chiếu đến các điều khoản của Luật Lao Động để giải quyết.

Điều 37.          Giải quyết tranh chấp lao động      

Trong trường hợp có tranh chấp lao động phát sinh từ hợp đồng lao động hay vi phạm NQLĐ này giữa Người lao động hoặc CÔNG TY, các bên sẽ nỗ lực giải quyết vấn đề thông qua thương lượng hoà giải. Nếu tranh chấp không được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải thì  CÔNG TY và Người lao động sẽ áp dụng những quy định của Bộ luật Lao động để giải quyết.

Điều 38.          Trách nhiệm vật chất

38.1        Người lao động có trách nhiệm thường những thiệt hại do mình gây ra cho CÔNG TY như làm vỡ hoặc mất dụng cụ, trang bị và tài sản của CÔNG TY. Khoản tiền bồi thường này do CÔNG TY xem xét và quyết định trên cơ sở tính nghiêm trọng của vi phạm và thiệt hại phát sinh thực tế. Người lao động sẽ không phải bồi thường cho những thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng.

38.2        Khi Người lao động gây ra thiệt hại mà CÔNG TY định giá dưới 5.000.000 đồng do sự bất cẩn của Người lao động, khoản tiền bồi thường mà Người lao động phải thanh toán không vượt quá ba tháng lương cơ bản và được khấu trừ vào lương của Người lao động nhưng khoản tiền cộng gộp được khấu trừ hàng tháng không vượt quá 30% lương tháng.

38.3        Đối với thiệt hại do Người lao động gây ra cho, khoản tiền bồi thường sẽ do Người Sử Dụng Lao Động quyết định ở mức tương đương với một phần hoặc toàn bộ tài sản phải bồi thường theo giá thị trường và phụ thuộc tính chất từng vụ việc..

38.4        Việc thanh toán tiền bồi thường không làm Người lao động được miễn trừ việc chịu kỷ luật lao động theo Điều 32 đến 34 của NQLĐ này.

 

CHƯƠNG VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1.              NQLĐ này làm cơ sở để CÔNG TY quản lý lao động, điều hành hoạt động của mình, khen thưởng và giải quyết vi phạm nội quy lao động trong những hoạt động của CÔNG TY.

2.              NQLĐ này được phổ biến đến từng Người lao động và mọi người có trách nhiệm thực hiện NQLĐ này trong suốt quá trình làm việc.

3.              NQLĐ này được niêm yết tại nơi làm việc.

 

CÔNG TY ________________

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT



 

___________________________
HỌ VÀ TÊN:________________

CHỨC VỤ:_________________

 

 

 

 

 


 

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.