CÔNG TY ………….

Số:………/TƯLĐTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                 Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

-            Căn cứ Bộ Luật lao động của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 10/2012/QH13 ban hành ngày 18/06/2012 có hiệu lực ngày 01/05/2013;

-            Căn cứ Luật Công đoàn Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/06/2012;

-            Căn cứ Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật lao động;

-            Để bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Chúng tôi gồm có:

I.         ĐẠI DIỆN BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (gọi tắt là Công ty)
Họ và tên        : ............................................................................................................
chức danh       :.............................................................................................................

II.       ĐẠI DIỆN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG (gọi tắt là Công đoàn)
Họ và tên         :............................................................................................................
chức danh        :............................................................................................................

Cùng nhau ký Thỏa ước lao động tập thể (sau đây được gọi tắt là “Thỏa ước” ) với những điều khoản và điều kiện sau đây:

 

PHẦN 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

ĐIỀU 1. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Thỏa ước này quy định mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động Công ty .................... (sau đây gọi tắt là ”Công ty”) về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên trong thời hạn Thỏa ước có hiệu lực. Thông qua bản Thỏa ước này, người sử dụng lao động và tập thể người lao động mong muốn thiết lập một mối quan hệ tích cực, hữu nghị và lâu dài giữa hai bên.

Mọi vấn đề liên quan đến quan hệ lao động không được quy định trong bản Thỏa ước này sẽ được giải quyết theo các văn bản pháp luật hiện hành, nội quy lao động, các quy chế, quy định do Công ty ban hành trong từng thời kỳ và hợp đồng lao động giữa Công ty và Người lao động.

ĐIỀU 2. ĐỐI TƯỢNG THI HÀNH

1.             Đối tượng thi hành bản Thỏa ước này bao gồm:

-               Ban Giám đốc (BGĐ),

-               Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở (BCHCĐCS), Ban chấp hành công đoàn cấp trên trục tiếp cơ sở (nếu không có BCHCĐCS);

-               Toàn thể người lao động của Công ty, kể cả NLĐ trong thời gian học nghề, tập nghề, thử việc, NLĐ vào làm việc  sau ngày Thỏa ước có hiệu lực đều có trách nhiệm thực hiện những nội dung thoả thuận trong Thỏa ước này;

2.        Thỏa ước này là cơ sở để giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên và là cơ sở giải quyết tranh chấp lao động tại Công ty.

ĐIỀU 3. THỂ THỨC KÝ KẾT – THỜI HẠN CỦA THOẢ ƯỚC

Thỏa ước này có hiệu lực 3 năm kể từ ngày ký. Sau sáu tháng, các bên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung Thỏa ước. Việc sửa đổi, bổ sung phải được tiến hành theo trình tự như khi ký kết.

Thỏa ước này đã được lấy ý kiến của toàn thể người lao động, được BCHCĐCS cùng với BGĐ Công ty thương lượng, thỏa thuận thông qua và ký kết.

ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI BÊN

1.        Quyền của người sử dụng lao động

a.              Soạn thảo và ban hành Thỏa ước áp dụng cho toàn thể nhân viên;

b.             Yêu cầu nhân viên bồi thường nếu nhân viên làm hư hỏng hoặc đánh mất tài sản;

c.              Tự do quyết định chính sách tuyển dụng mà không có sự can thiệp từ Công đoàn;

d.             Quy định hình phạt cho các vi phạm nội quy lao động theo đúng tinh thần nội quy lao động và Luật Lao động Việt Nam hiện hành.

2.             Trách nhiệm của người sử dụng lao động

a.              Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về sử dụng lao động;

b.             Tôn trọng và thực hiện đầy đủ mọi thỏa thuận trong Thỏa ước này;

c.              Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành công việc được giao. Tùy theo yêu cầu công việc, người sử dụng lao động sẽ tạo điều kiện cho người lao động được học tập, đào tạo nhằm phát triển nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ để phục vụ cho công việc sản xuất, kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tốt;

d.             Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;

e.              Bảo đảm và tôn trọng quyền hoạt động của tổ chức Công đoàn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tạo điều kiện cho cán bộ Công đoàn hoạt động theo Luật Công đoàn.

3.        Quyền của người lao động

a.              Nhận lương và tiền phúc lợi như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động và Thỏa ước;

b.             Được cung cấp các dụng cụ làm việc, thiết bị dụng cụ, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c.              Được quyền tham gia Công đoàn.

4.        Trách nhiệm của người lao động

a.              Tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các điều khoản đã ký kết trong Thỏa ước và trong hợp đồng lao động cá nhân, và tất cả các chỉ thị hợp pháp có liên quan đến công việc của họ do người sử dụng lao động yêu cầu;

b.             Tích cực lao động, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy lao động của Công ty, kỷ luật lao động, tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c.              Không thực hiện các yêu cầu vô lý từ Công đoàn và nhân viên liên quan đến việc làm. Từ chối không tham gia đến các vấn đề không liên quan đến việc làm và người lao động;

d.              Bảo vệ tài sản của người sử dụng lao động và chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất, hư hỏng của tài sản đó do người lao động cố ý.

e.              Tuân thủ hoàn toàn các quy định về bảo mật các bí mật công nghệ và kinh doanh của người sử dụng lao động.

f.                Cộng tác chặt chẽ với người sử dụng lao động để hoàn thành các mục tiêu cũng như các sứ mệnh của Công đoàn.

 

PHẦN 2:  NỘI DUNG CỦA THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

 

CHƯƠNG 1: VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM VIỆC LÀM

ĐIỀU 5. BẢO ĐẢM VIỆC LÀM

Công ty sẽ nỗ lực tìm mọi biện pháp để bảo đảm cho tất cả người lao động của Công ty có việc làm thường xuyên và ổn định.

Mặt khác, người lao động cũng có trách nhiệm tự hoàn thiện mình về trình độ, kiến thức, năng lực làm việc, về phẩm chất đạo đức, thái độ hành vi và sức khỏe theo yêu cầu của công việc, coi đó là biện pháp tích cực, chủ động để ổn định và đảm bảo việc làm thường xuyên cho bản thân.

ĐIỀU 6. TUYỂN DỤNG

Việc tuyển dụng lao động vào các vị trí mới phát sinh do mở rộng, bố trí lại tổ chức hoặc chuyển công tác của các lao động hiện hữu sẽ được Công ty thực hiện trên cơ sở “Phỏng vấn và chọn lựa”, và Công ty có toàn quyền đánh giá và quyết định sự phù hợp của các ứng cử viên theo các tiêu chí về bằng cấp học vị, đạo đức, thái độ và hành vi, kiến thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, tuổi tác và sức khoẻ.

ĐIỀU 7. THỬ VIỆC

1.             Người lao động được lựa chọn tuyển dụng sẽ trải qua một thời gian thử việc. Thời gian thử việc như sau:

-        60 ngày đối với các công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật (tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên);

-        30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

-        6 ngày làm việc đối với công việc khác.

2.             Trong thời gian thử việc, Công ty hoặc người lao động thử việc có thể chấm dứt thoả thuận thử việc mà không cần báo trước cho bên kia. Trong trường hợp chấm dứt này, Công ty không phải trả tiền trợ cấp thôi việc, tiền thưởng hay ngày phép cho người lao động đang thử việc.

3.             Trong thời gian thử việc, mức lương của người lao động tối thiểu bằng 85% mức lương của công việc đó.

4.             Ngoài thời gian thử việc, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận thêm về thời gian đào tạo tại Công ty.

ĐIỀU 8. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1.             Sau khi kết thúc thời gian đào tạo (nếu có) và thử việc, nếu người lao động được đánh giá có thể đáp ứng yêu cầu công việc, Công ty sẽ ký kết hợp đồng lao động với thời hạn:

a.              Dưới 12 tháng (đối với công việc mang tính chất thời vụ hoặc một công việc có thời hạn nhất định), hoặc

b.             Từ 12 tháng đến 36 tháng, hoặc

c.              Không xác định thời hạn.

2.             Hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu gồm công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội cho người lao động được soạn thảo theo mẫu hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội và đã được cụ thể hoá theo điều kiện thực tế của Công ty.

ĐIỀU 9. THĂNG TIẾN

1.        Chính sách của Công ty là sẽ xem xét đề bạt người lao động trong Công ty nếu có nhân sự phù hợp. Việc chọn lựa nhân sự để đề bạt cho các vị trí này sẽ được Công ty toàn quyền cân nhắc sau khi xem xét trên cơ sở kết quả công việc, trình độ và năng lực cá nhân phù hợp. Trường hợp không thể lựa chọn ứng cử viên trong nội bộ, Công ty có quyền quyết định việc tuyển dụng thêm người từ bên ngoài vào vị trí đó.

2.        Người lao động được đề bạt vào vị trí mới có thể phải trải qua một thời gian đào tạo (tuỳ vào vị trí công việc) và một thời gian thử việc. Người lao động này sẽ được thông báo xác nhận vị trí mới dựa trên kết quả công việc hoàn thành. Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí mới, người lao động sẽ được chuyển về vị trí ban đầu và sẽ được trả lương theo mức lương trước khi đề bạt.

ĐIỀU 10. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

1.        Hợp đồng lao động giữa các bên chấm dứt trong trường hợp có sự thoả thuận giưã các bên và các trường hợp khác theo quy định pháp luật.

2.        Trước khi chấm dứt hợp đông lao động, người lao động có trách nhiệm bàn giao công việc cho người kế nhiệm vào ngày qui định bởi người sửu dụng lao động.

3.        Trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động ngay lập tức phải hoàn trả đầy đủ các tài sản mà không bị hư hỏng của người sử dụng lao động như máy vi tính xách tay, máy tính cá nhân, thẻ từ,…

4.        Người lao động không được tiết lộ, sử dụng, thu lợi từ bí mật công nghệ và công việc sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động.

5.        Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật.

 

CHƯƠNG 2: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

ĐIỀU 11. THỜI GIỜ LÀM VIỆC

1.        Thời giờ làm việc:

Thời giờ làm việc quy định: 08 giờ/ngày, 48 giờ/tuần (từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7 hàng tuần).

a.    Buổi sáng: từ  ……   giờ đến ………giờ.

b.    Buổi chiều: từ …….. giờ đến  …….. giờ.

2.       Các trường hợp đặc biệt

a.       Đối với nhân viên giao hàng: do đặc thù công việc nên thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi được Công ty bố trí, sắp xếp phù hợp với nhu cầu công việc.

b.      Trường hợp vì lý do cá nhân, hoặc công việc, người lao động đang thực hiện theo giờ làm việc được quy định nêu trên, có nhu cầu thay đổi thời gian làm việc trong một hoặc một số ngày, phải làm đơn đề nghị có xác nhận của cán bộ phụ trách và được phê duyệt của Giám đốc/Tổng Giám Đốc.

c.        Người lao động trước khi đi công tác hoặc đi làm việc với các đơn vị, đối tác phải có trách nhiệm lên kế hoạch và báo cáo với Giám đốc/Tổng Giám Đốc hoặc người quản lý trực tiếp.

ĐIỀU 12. LÀM THÊM GIỜ

1.             Tổ chức làm thêm giờ: 

a.              Người phụ trách các phòng, ban, người lao động chủ động tổ chức làm thêm giờ trong các trường hợp cần thiết, sau khi được Giám đốc/Tổng Giám Đốc yêu cầu/phê duyệt.

b.             Phụ trách các phòng, ban sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, hạn chế tối đa việc làm thêm giờ, trả lương thêm giờ và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc khi làm thêm giờ.

2.             Làm thêm giờ có hưởng lương thêm giờ

a.              Tổng số giờ làm thêm không được vượt quá số giờ làm them theo quy định pháp luật.

b.             Làm thêm giờ chỉ được tính lương thêm giờ khi đáp ứng cả 5 điều kiện sau:

·                Công việc làm ngoài giờ đạt yêu cầu của cấp quản lý (trừ công việc không đạt yêu cầu do lý do khách quan).

·                Đã đủ tổng số giờ làm trong tháng;

·                Còn thời gian làm thêm giờ chênh lệch so với thời gian nghỉ bù;

·                Làm thêm từ 01 giờ trở lên. Số phút lẻ được cộng dồn trong tháng, nếu đủ 30 phút tính 01 giờ, nếu dưới 30 phút không tính.

·                Không thuộc diện khoán công việc/khoán định mức và không thuộc một trong những đối tượng sau:

+           Cán bộ quản lý (Ban Giám đốc, các Trưởng phó phòng, ban, bộ phận)

+           Nhân viên kinh doanh.

c.              Không áp dụng tính lương thêm giờ với các trường hợp đi công tác, đi họp hoặc tham dự các khóa huấn luyện (kể cả thời gian sử dụng cho việc đi và về) và các trường hợp khác ngoài quy định ở trên.

3.             Cách tính lương thêm giờ

a.              Vào ngày thường:

Lương làm thêm giờ = số giờ làm thêm x 150% x tiền công làm việc 1 giờ (ngày thường).

b.             Vào ngày nghỉ hàng tuần:

Lương làm thêm giờ = số giờ làm thêm x 200% x tiền công làm việc 1 giờ (ngày thường).

c.              Vào ngày Lễ, Tết:            

Lương làm thêm giờ = số giờ làm thêm x 300% x tiền công làm việc 1 giờ (ngày thường).

d.             Vào buổi đêm (từ 22h00 – 6h00 sáng hôm sau):

-        Lương làm thêm giờ (ngày thường) = Lương giờ ngày thường x 130% + 20%lương giờ ngày thường.

-        Lương làm thêm giờ (Ngày nghỉ hàng tuần) = Lương giờ ngày thường x 130% + 20% lương giờ ngày nghỉ hàng tuần.

-        Lương làm thêm giờ (ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương) = Lương giờ ngày thường x 130% + 20% lương giờ ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.

ĐIỀU 13. NGHỈ PHÉP NĂM

1.        Thời gian áp dụng:

a.       Tính theo năm dương lịch (từ ngày 01/01 đến hết ngày cuối cùng của tháng 12 dương lịch).

b.       Chỉ áp dụng nghỉ phép năm đối với người lao động có hợp đông lao động từ 12 tháng trở lên.

c.       Số ngày phép năm là 12 ngày đối với người lao động có thời gian làm việc đủ 12 tháng kể từ khi ký hợp đồng chính thức. Nếu chưa đủ 12 tháng, số ngày nghỉ phép được tính tương ứng với số tháng làm việc trong năm (01 ngày phép/01 tháng).

d.      Cứ mỗi 05 (năm) năm làm việc liên tục tại Công ty, được cộng thêm 01 ngày nghỉ phép.

2.        Tổ chức nghỉ phép:

a.         Công ty khuyến khích người lao động nghỉ hết số ngày phép trong năm để tái tạo sức lao động, làm việc hiệu quả. Cấp quản lý trực tiếp sắp xếp công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được hưởng số ngày phép của mình.

b.         Giám đốc Công ty có quyền ấn định thời gian nghỉ phép của người lao động.

c.         Số ngày nghỉ phép năm nào sử dụng hết cho năm đó.

d.         Người lao động có thể xin nghỉ phép quá 03 ngày so với số ngày được nghỉ phép tương ứng với số tháng làm việc (nhưng không quá số ngày phép năm quy định) khi được chấp thuận của Giám đốc.

ĐIỀU 14. NGHĨ LỄ HÀNG NĂM

Người lao động nghỉ Lễ hàng năm theo quy định Nhà nước tại mục 2, Điều 73, Chương VII của Bộ luật Lao động.

1.        Tết Dương lịch 1/1                 : 01 ngày

2.        Tết Âm lịch :                           : 05ngày

3.        Ngày Giỗ tổ Hùng vương       : 01 ngày

4.        Ngày Lễ Chiến thắng 30/4     : 01 ngày

5.        Ngày Quốc tế lao động1/5     : 01 ngày

6.        Ngày Quốc khánh 2/9            : 01 ngày

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được bố trí nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Trong trường hợp pháp luật có thay đổi thì áp dụng quy định pháp luật đang có hiệu lực.

ĐIỀU 15. NGHỈ VIỆC RÊNG

1.       Người lao động được quyền nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương.

2.       Các trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng, hưởng nguyên lương áp dụng theo các quy định pháp luật, cụ thể:

-           Kết hôn: 03 ngày

-           Con kết hôn: 01 ngày

-           Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: 03 ngày.

-           Thai sản: 180 ngày

-           Ngoài ra lao động nữ còn được hưởng thêm chế độ nghỉ ngơi theo điều 115 Chương X của Bộ Luật lao động.

-           Ngoài ra lao động nam còn được nghỉ 05 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh thường; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Trong trường hợp pháp luật có thay đổi thì áp dụng quy định pháp luật đang có hiệu lực.

ĐIỀU 16. NGHỈ KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG:

1.        Vì lý do cá nhân, người lao động có thể đề nghị Công ty chấp thuận để nghỉ không hưởng lương.

2.        Giám đốc hoặc người được Giám đốc ủy quyền có quyền xét duyệt và quản lý việc nghỉ không hưởng lương của người lao động.

3.        Người lao động có nguyện vọng xin nghỉ không lương nộp đơn cho Giám đốc xét duyệt. Người lao động chỉ được nghỉ nếu được cấp có thẩm quyền chấp thuận trên đơn. Trường hợp không được chấp thuận mà người lao động vẫn nghỉ làm việc thì thời gian nghỉ này sẽ xem là nghỉ không lý do và xem xét xử lý vi phạm kỷ luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG III: TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC CHẾ ĐỘ PHÚC LỢI KHÁC

ĐIỀU 17. TIỀN LƯƠNG

1.        Tiền lương của người lao động được thỏa thuận bởi người sử dụng lao động và người lao động, phụ thuộc vào cấp bậc, công việc theo thang lương của người sử dụng lao động.

2.        Tất cả người lao động làm việc tại công ty đều phải qua thời gian thử việc và chỉ được hưởng 85% lương căn bản theo cấp bậc công việc. Sau thời gian thử việc nếu người lao động được chính thức ký hợp đồng tuyển dụng thì sẽ được hưởng 100% lương căn bản theo cấp bậc công việc

3.        Hình thức trả lương chủ yếu của Công ty là lương thời gian và được thanh toán một lần bằng tiền đồng Việt Nam hàng tháng.

ĐIỀU 18: LƯƠNG LÀM THÊM GIỜ

Nếu có nhu cầu làm thêm giờ thì  người lao động được trả lương làm thêm giờ với mức cụ thể như sau:

1.        Vào ngày thường, bằng 150% lương ngày thường;

2.        Vào ngày nghỉ hàng tuần, bằng 150% lương ngày thường;

3.        Vào ngày Lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, bằng 300% bằng 150% lương ngày thường;

ĐIỀU 19. CÁC PHÚC LỢI KHÁC:

1.        Cưới hỏi : …………VNĐ/trường hợp

2.        Ốm đau: …………..VNĐ/trường hợp

3.        Ma chay: ………….VNĐ/trường hợp

Thưởng các ngày Lễ lớn:

4.        Ngày chiến thắng 30/4 + 01/5:…………………… VNĐ/người

5.        Ngày Quốc khánh    2/9:…………………………… VNĐ/người

6.        Tặng quà cho các cháu ( từ 15 tuổi trở xuống là con NLĐ ngày Quốc tế thiếu nhi. Trung thu:…………. VNĐ/ cháu.

7.        Tặng quà cho chị em phụ nữ nhân dịp lễ 8/3 và 20/10 trị giá:……………. VNĐ/ lần /người

8.        Trợ cấp tiền cơm trưa :……………… VNĐ /người //tháng ,căn cứ vào ngày công làm việc thực tế trong tháng của từng người lao động

9.        Hàng năm người sử dụng lao động tổ chức cho người lao động tham quan, nghỉ mát, tuỳ  theo tình hình kinh doanh của công ty.

 

CHƯƠNG 4: AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI

ĐIỀU 20 : TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

1.        Công ty đã xây dựng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và quy trình chuẩn vận hành máy móc, thiết bị của Công ty, của các Phòng/Bộ phận. Người lao động có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc các quy trình chuẩn, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động.

2.        Trong trường hợp người lao động không tuân thủ các quy trình chuẩn hoặc các quy tắc an toàn và gây tai nạn lao động cho bản thân hoặc người khác, người lao động sẽ bị kỷ luật về việc không tuân thủ.

ĐIỀU 21. BẢO HỘ LAO ĐỘNG

1.        Người sử dụng lao động có trách nhiệm chăm lo, cải thiện điều kiện lao động, thực hiện đúng các quy định về bảo hộ lao động, các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường làm việc theo đúng quy định pháp luật và hướng dẫn người lao động thực hiện các quy định đó.

2.       Người lao động có trách nhiệm tuân thủ các quy định về an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy theo đúng nội quy của Công ty.

3.       Hàng năm Công ty cung cấp các trang bị bảo hộ lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động. Người lao động phải mang theo các thiết bị bảo hộ lao động hoặc các phương tiện đảm bảo an toàn khi làm việc ở những vị trí có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Người lao động phải giữ gìn và bảo dưỡng các thiết bị bảo hộ lao động luôn trong tình trạng tốt và phải đền bù nếu làm mất mát, hư hỏng do lỗi của người lao động

ĐIỀU 22. VỆ SINH NƠI LÀM VIỆC

Người lao động có trách nhiệm giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ và gọn gàng. Rác thải và phế liệu phải được người lao động dọn sạch sau khi hoàn thành xong công việc. Rác thải phải được tập trung và đưa tới đúng nơi đổ rác quy định

Máy móc thiết bị và dụng cụ phải được giữ gìn và vệ sinh theo yêu cầu và sau khi dùng xong phải đưa về đúng nới quy định

ĐIỀU 23. PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Người lao động phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về phòng chống cháy nổ của Công ty. Khi phát hiện nguy cơ sự cố xảy ra sự cố, cháy, nổ, người lao động phải tìm cách ngăn chặn và báo cáo kịp thời cho Trưởng/Phụ trách Bộ phận hoặc người có trách nhiệm. Chủ động tích cực tham gia vào việc cấp cứu người bị nạn và khắc phục hậu quả khi có sự cố xảy ra. Tham gia đầy đủ các đợt huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động và phòng cháy chữa cháy do Công ty tổ chức.

ĐIỀU 24.   BẢO HIỂM XÃ HỘI (CĂN CỨ LUẬT BHXH 2014)

Việc đóng các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm ngừoi lao động của người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện theo quy định pháp luật.

 

CHƯƠNG VI: KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT

ĐIỀU 25: KHEN THƯỞNG

Trừ trường hợp có quy định khác trong Thoả ước này, Công ty sẽ khen thưởng đột xuất cho cá nhân hoặc tập thể trong các trường hợp sau:

1.         Hoàn thành công việc một cách xuất sắc.

2.         Tham mưu tốt các biện pháp quản lý hay hoạt động trong các mặt tổ chức, kinh doanh, kế toán… được ban lãnh đạo Công ty đánh giá là có lợi cho Công ty.

3.         Tiết kiệm hay phát hiện các vụ việc gây thất thoát, lãng phí tài sản của Công ty.

ĐIỀU 26:  KỶ LUẬT – XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

1.       Những trường hợp sau đây coi như vi phạm kỷ luật.

-                 Không đảm bảo ngày, giờ công làm việc.

-                 Sổ sách, chứng từ không cập nhật đúng quy định, để thiếu sót, thất lạc tài liệu, sổ sách, chứng từ do mình quản lý.

-                 Không bám sát hoạt động do mình phụ trách gây thiệt hại nghiêm trọng về uy tín hoặc tài chánh, tài sản của Công ty.

-                 Không chấp hành quy chế, nội quy của công ty cũng như điều động của cấp trên, có hành vi, thái độ vô lễ với cấp trên, gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ hoặc cản trở hoạt động của bộ phận mình hay các bộ phận khác.

-                 Có hành vi tham nhũng, tham ô tài chánh, tài sản của Công ty.

-                 Tiết lộ các thông tin bí mật trong các lãnh vực kinh doanh, kế toán, tổ chức… khi phát hiện có phương hại đến hoạt động của Công ty.

-                 Lạm dụng chức danh, danh nghĩa, uy tín của Công ty để mưu lợi cho bản thân.

-                 Các trường hợp khác theo quy định pháp luật hoặc theo nội quy Công ty.

2.       Tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ có mức độ và hình thức kỷ luật như sau:

-                 Khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản;

-                 Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức;

-                 Sa thải.

CHƯƠNG VIII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

ĐIỀU 27: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

1.        Tất cả tranh chấp lao động đều được nổ lực giải quyết, trước tiên bằng phương pháp thương lượng trực tiếp giữa hai bên (người lao động/Ban chấp hành Công đoàn và Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền của Tổng giám đốc), trên tinh thần thiện chí, trung thực, công bằng và tôn trọng lẫn nhau.

2.        Nếu hai bên không thể tự giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, đàm phán, tranh chấp lao động sẽ được giải quyết theo quy định pháp luật.

ĐIỀU 28. THỰC HIỆN

Hai bên cam kết thực hiện đúng và đày đủ Thỏa ước này. Khi một bên cho rằng bên kia thi hành không đúng hoặc vi phạm Thỏa ước thì có quyền yêu cầu thi hành đúng Thỏa ước và hai bên phải cùng nhau xem xét giải quyết. Nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp theo trình tự do Luật pháp quy định.

ĐIỀU 29. CẬP NHẬP

Trong quá trình thực hiện thỏa ước lao động tập thể, nếu một bên nào có yêu cầu sửa đổi hay bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế thì phải báo cho bên kia cụ thể nội dung cần sửa đổi hay bổ sung chậm nhất 7 (bảy) ngày và cả hai bên cùng tiến hành thương lượng, xem xét các nội dung cần sửa đổi hay bổ sung trong bản thỏa ước này. Những thỏa thuận cần sửa đổi hay bổ sung sau khi thống nhất thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thẩm quyền và người lao động được biết.

ĐIỀU 30.  HIỆU LỰC

Bản thỏa ước lao động tập thể được lập thành 4 bản (bốn)  bản và có giá trị pháp lý ngang nhau.

1.        Công ty giữ 1 bản

2.        Ban chấp hành công đoàn giữ 1 bản

3.        Liên đoàn Lao động quận/huyện …………… giữ 1 bản

4.        Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh/TP …………. giữ 1 bản

 

ĐẠI DIỆN TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG

CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CÔNG TY

 

T.M CÔNG TY ………………..

 

 

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.