Tôi muốn hiểu rõ hơn về quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân  trong Bộ luật Dân sự hiện nay có gì khác hơn so với Bộ luật dân sự cũ hay không? Xin cảm ơn

Trả lời

Thân gửi anh/chị
Liên quan đến nội dung anh/chị quan tâm, chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015).
- Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005).

2. Ý kiến tư vấn:

Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định tại  Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

STT

Đối tượng

Hậu quả khi gây thiệt hại

1.

 Người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

 Phải tự bồi thường.






2.






 Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ.

 Cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

 Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

 Trừ trường hợp tại Điều 599 Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý.



3.



 Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

 Phải bồi thường bằng tài sản của mình.

 Nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.






4.






 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại

 

 

 

 Có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường;

 Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình

 Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường".
 


So với Bộ Luật dân sự 2005, BLDS 2015 vẫn giữ nguyên các qui định theo khoản 1,2,3 của BLDS 2005 qui định về đối tượng có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân.
Tuy nhiên tại khoản 3 của Điều 586 BLDS 2015 có qui định thêm về đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ. Qui định này đã làm phát sinh thêm nghĩa vụ của người giám hộ khi người được giám hộ gây thiệt hại so với BLDS 2005.
Chúng tôi hy vọng ý kiến tư vấn trên có thể giải đáp phần nào vướng mắc của anh/chị. Đồng thời, Anh/Chị lưu ý, nội dung tư vấn nêu trên chỉ có giá trị tham khảo, việc áp dụng nội dung tư vấn trên còn phụ thuộc vào từng vụ việc, hoàn cảnh cụ thể.
TRÂN TRỌNG

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.