Bố mẹ tôi được thừa hưởng một miếng đất của ông bà nội để lại từ rất lâu. Sau miếng đất này là nhà của hai Bác tôi, miếng đất được bỏ trống lâu nên hai Bác tôi lấy một phần đất để làm đường đi vì hai bên nhà Bác đều là nhà được xây kín không có đường đi. Nay bố mẹ tôi muốn xây nhà trên mảnh đất đó, gia đình tôi phải làm thế nào để giải quyết lối đi cho hai nhà Bác tôi. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi. Cảm ơn Luật sư.

Lời đầu tiên, thay mặt Công ty xin trân trọng cảm ơn Anh/Chị đã quan tâm đến dịch vụ của Website chúng tôi. Từ thông tin được Anh/Chị cung cấp, chúng tôi hiểu rằng. Anh chị đang muốn tìm hiểu về quyền làm giám hộ của pháp nhân.

Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đưa ra nội dung tư vấn để giải đáp thắc mắc của Anh/Chị đối với vấn đề nêu trên. Sau đây là nội dung tư vấn:

 

I.              CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Để đưa ra ý kiến tư vấn cho Quý khách hàng, chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Căn cứ Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015. 

 

II.          Ý KIẾN TƯ VẤN:

Trên cơ sở căn cứ pháp lý như quy định tại phần I, chúng tôi đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

1.             Quyền lối đi qua

Theo khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 Như vậy, trong trường hợp hai Bác của anh/chị không còn lối đi chung nào khác, nên hai Bác có quyền yêu cầu gia đình anh/chị giành cho một lối đi chung trên miếng đất này và gia đình anh/chị có quyền yêu cầu hai Bác đền bù cho gia đình anh/chị. Nếu các bên có thỏa thuận nào khác thì có thể áp dụng thỏa thuận đó.

2.             Vị trí của lối đi chung

Theo khoản 2 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 254. Quyền về lối đi qua

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Như vậy, các bên có thể thỏa thuận về vị trí cũng như chiều dài, chiều rộng của lối đi sao cho phù hợp với các bên. Việc thỏa thuận này nên lập thành văn bản để có cơ sở giải quyết tranh chấp sau này (nếu có). Trong trường hợp tranh chấp xảy ra, các bên có thể tiến hành hòa giải ở UBND xã, phường, nếu các bên hòa giải không thành thì một trong các bên có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dận quận/huyện nơi có thửa đất để yêu cầu giải quyết.

III.       LƯU Ý:

Ý kiến của chúng tôi chỉ áp dụng riêng cho Quý khách hàng tại thời điểm chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn trên.

Ý kiến của chúng tôi được đưa ra trên cơ sở pháp luật Việt Nam và thông tin do chính Quý khách hàng cung cấp. Trong trường hợp Quý khách hàng có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trân trọng cảm ơn!

 

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.