Gia đình tôi có vay ngân hàng một số tiền để làm ăn kinh doanh, nhưng do làm ăn thua lỗ giờ không có khả năng chi trả. Theo quy định của pháp luật thì ngân hàng sẽ xử lý như thế nào ?

Lời đầu tiên, thay mặt Công ty xin trân trọng cảm ơn Anh/Chị đã quan tâm đến dịch vụ của Website chúng tôi. Từ thông tin được Anh/Chị cung cấp, chúng tôi hiểu rằng. Anh chị đang muốn tìm hiểu về quyền làm giám hộ của pháp nhân.
Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đưa ra nội dung tư vấn để giải đáp thắc mắc của Anh/Chị đối với vấn đề nêu trên. Sau đây là nội dung tư vấn:

I.            CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Để đưa ra ý kiến tư vấn cho Anh/Chị, chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

-     Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015;
-     Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành.

II.          Ý KIẾN TƯ VẤN:

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự quy định về hợp đồng vay tài sản:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”

Theo như mô tả của Anh/Chị, căn cứ Điều 463 Bộ luật dân sự quy định về hợp đồng vay tài sản thì hợp đồng giữa Chị và ngân hàng là hợp đồng vay tay sản.

Đối với Hợp đồng vạy tài sản nghĩa vụ của bên vay là thành toán đúng và đây đủ số tiền gốc và lãi (nếu có) như đã thoả thuận đã cam kết trong hợp đồng.

Như vậy : Anh/Chị có nghĩa vụ phải thanh toán đúng và đầy đủ số tiền lãi và gốc cho ngân hàng theo quy hợp đồng đã ký kết giữa 2 bên

“..Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản…”

Biện pháp bảo đảm hiện tại được sử dụng hiện nay của các cá nhân khi vay ngân hàng đó là biện pháp thế chấp tài sản, Khi mất khả năng thanh toán thì tai sản của Anh/chị thế chấp ngân hàng sẽ được đem ra xử lý để thanh toán nợ ngân hàng theo quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành bên nhận bảo đảm có quyền kê biên tài sản để đảm bảo thi hành nghĩa vụ dân sự. Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm nếu còn dư bên có nghĩa vụ sẽ được nhận lại.

Như vậy: tài sản đảm bảo thực hiện của anh/chị sẽ được kê biên để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng mà cụ thể là sẽ được ngân hàng đưa ra bán đấu giá để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ của ngân hàng.

 III.       LƯU Ý:

Chúng tôi hi vọng những ý kiến tư vấn trên đây sẽ giúp quý khách giải đáp được các thắc mắc của mình. Trong trường hợp Quý khách hàng có thắc mắc khác, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trân trọng cảm ơn!

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.