Thỏa ước lao động tập thể là gì? Đặc điểm pháp lý của thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và NSDLĐ về các điều kiện lao động mà các bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể

Như vậy, TƯLĐTT trước hết là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ. Khác với HĐLĐ, kết quả của quá trình thương lượng có tính chất cá nhân, TƯLĐTT là kết quả của quá trình thương lượng có tính tập thể - thương lượng giữa NSDLĐ và tập thể lao động.

Những điểm khác biệt giữa Thỏa ước Lao động tập thể và Hợp đồng Lao động

Thỏa ước Lao động Tập thể

Hợp đồng Lao động

TƯLĐTT chứa đựng các quy tắc xử sự chung. TƯLĐTT điều chỉnh mọi QHLĐ phát sinh và tồn tại trong doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế thuộc phạm vi áp dụng của nó.

HĐLĐ chỉ chứa đựng các quy tắc xử sự có tính cá biệt áp dụng cho QHLĐ phát sinh trên cơ sở hợp đồng đó.

Thỏa ước lao động có tính tập thể vì TƯLĐTT bao giờ cũng do đại diện của tập thể lao động, thường là tổ chức công đoàn, thương lượng và ký kết

HĐLĐ lại có tính cá nhân vìHĐLĐ là kết quả của sự thương lượng của cá nhân NLĐ với NSDLĐ.

TƯLĐTT không làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân

HĐLĐ là căn cứ pháp lý làm phát sinh QHLĐ

Cá nhân

 

Những điểm khác biệt giữa Thỏa ước Lao động tập thể và văn bản pháp luật nhà nước

Thỏa ước Lao động Tập thể

Văn bản pháp luật nhà nước

TƯLĐTT là sự thỏa thuận giữa tập thể lao động và NSDLĐ, hay nói cách khác, TƯLĐTT là sự thỏa thuận giữa các bên trong QHLĐ tập thể

Văn bản quy phạm pháp luật lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và chỉ thể hiện ý chí của Nhà nước.

TƯLĐTT thường chứa đựng những nội dung có lợi hơn cho NLĐ so với các văn bản quy phạm pháp luật lao động

Văn bản quy phạm pháp luật lao động chỉ đặt ra tiêu chuẩn tối thiểu về quyền lợi của NLĐ khi tham gia vào QHLĐ

TƯLĐTT thường có phạm vi áp dụng hẹp hơn văn bản quy phạm pháp luật lao động

Các văn bản quy phạm pháp luật lao động thường phạm vị áp dụng toàn quốc hoặc một địa phương

 

Các loại thỏa ước lao động tập thể

Hiện nay, pháp luật nước ta ghi nhận hai loại TƯLĐTT là TƯLĐTT doanh nghiệp và TƯLĐTT ngành.

TƯLĐTT doanh nghiệp là TƯLĐTT chỉ có hiệu lực trong phạm vi doanh nghiệp. Trên thực tế, đây là loại TƯLĐTT thông dụng nhất.

TƯLĐTT ngành là TƯLĐTT được ký kết giữa đại diện của NLĐ và đại diện của NSDLĐ trong một ngành kinh tế - kỹ thuật. TƯLĐTT ngành có hiệu lực trong phạm vi của một ngành kinh tế - kỹ thuật. Về nguyên tắc, nội dung của TƯLĐTT doanh nghiệp không được trái với nội dung của TƯLĐTT ngành. Khi TƯLĐTT ngành được ký kết, những nội dung của TƯLĐTT doanh nghiệp thấp hơn những nội dung được quy định tương ứng của TƯLĐTT ngành phải được sửa đổi, bổ sung trong thời hạn ba tháng kể từ ngày TƯLĐTT ngành có hiệu lực. Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của TƯLĐTT ngành nhưng chưa xây dựng TƯLĐTT doanh nghiệp có thể xây dựng thêm TƯLĐTT doanh nghiệp với những điều khoản có lợi hơn cho NLĐ.

 

 

 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC